Những câu hỏi liên quan
le thi minh hong
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Linh Phương
6 tháng 10 2016 lúc 13:34

cây sen được không bạn? hay fai là cây thân gỗ?

Bình luận (6)
Trần Đình Trung
6 tháng 10 2016 lúc 13:44

Đề bài: Biểu cảm về loài cây em yêu: cây bàng. Trước sân nhà em có một cây bàng. Truờng em cũng rất nhiều bàng. Hai bên hè phố nơi em ở lại là những dãy bàng xanh ngút ngái. Những cây bàng đứng đó, nhìn em lớn lên và lưu giữ bao kỷ niệm ấu thơ. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn gần gũi nhất, thân thương nhất và không bao giờ vắng mặt trong cuộc sống của em. Vào mùa nào, cây bàng cũng có một vẻ đẹp riêng, khi trẻ trung xanh mướt khi già cỗi, sắt siu. Cây bàng lúc tươi tắn, lúc trầm ngâm, lúc vui, lúc buồn như con người vậy. Em thích nhất là ngắm nhìn cây bàng vào xuân. Đó là mùa hồi sinh của vạn vật. Trong làn mưa bụi, hơi lạnh se se, những chồi non chúm chím hé nở trên những nhành cây gầy mảnh vươn dài, xoè rộng. Màu xanh non nớt, mượt mà ấy làm dãy phố sáng bừng lên sau một mùa đông dài xanh xám. Có lúc em thấy cây bàng đang cháy lên những ngọn nến xanh. Có lúc em lại thấy dường như bàng là một cô gái đang múa đèn duyên dáng. Cây bàng biến hoá với bao hình dáng kỳ diệu. Những chồi bàng lớn rất nhanh. Khi trong những vòm lá bắt đầu lấp ló nhánh hoa li ti ấy là lúc mùa xuân sắp tàn nhường quyền tạo hoá cho mùa hè rực rỡ. Mùa hè sang mang đến cho cây bàng một sức sống mạnh mẽ. Cả phố phường ngợp bóng mát xanh um của những tán bàng toả rợp. Em lại được nô đùa chơi đồ hàng, chơi nhảy dây với lũ bạn dưới gốc bàng. Cây bàng đu đưa, rì rào hiền như một người bạn lớn tốt bụng xoè rộng cánh tay cầm ô che nắng cho chúng em vui chơi. Và mỗi buổi trưa hè, em lại mở cửa sổ ngủ dưới tiếng ve bàng râm ran êm ả, dưới vòm hương lá bàng nồng dịu và những chùm quả xanh non chao chao trong nắng. Lũ trẻ trong xóm em bao giờ cũng háo hức đón cây bàng vào thu. Bởi khi ấy những chùm quả bàng bắt đầu chín toả hương thơm nồng nàn ngai ngái phảng phất quyến rũ khắp phố phường . Em còn nhớ một buổi chiều đi lao động ở trường, cả cô trò tụ tập dưới gốc bàng to nhất sân trường đẩy bàng chín ăn. Cô cứ đẩy được chùm nào cả bọn lại xúm xút tranh nhau. Em cắn ngập răng vào quả chín cảm nhận cái vị ngọt rất riêng, bùi ngùi như vị của nắng thu mà thêm yêu da diết cây bàng thân quen ấy. Cây bàng sần sùi, nâu xám. Mỗi vết nám là một kỷ niệm học trò được lưu giữ . Một ngày nào đó, khi em xa rời mái trường yêu dấu, em sẽ về đây đặt tay lên những vết chai sần này để tìm lại bao ký ức đẹp tuổi thơ. Thương nhất là khi cây bàng vào đông. Dãy bàng ngoài phố thỉnh thoảng lại rùng mình khi cơn gió lạnh lướt qua. Trong nắng đông hao hao, những chiếc lá bàng đỏ sạm buồn buồn. Bà bán xôi đầu ngõ gói xôi bằng chiếc lá đỏ ấy cầm gói xôi vừa thổi vừa ăn, em mới thấy cây bàng dù khi tươi tốt hay khi tàn úa vẫn luôn luôn có ích cho đời. Dưới gốc bàng đơn côi, trơ trọi khẳng khiu ngoài phố, quán cóc mọc lên nhiều hơn, lũ trẻ xóm em ít ngồi chơi hơn. Còn ở sân trường thì thật vắng vẻ. Chúng em chẳng muốn ra ngoài vì lạnh. Lúc ấy trông cây bàng thật tội. Cái dáng gầy guộc, khô se thỉnh thoảng lại lay lay như muốn gọi chúng em “Lại đây chơi với tôi đi, tôi buồn lắm”! Nhưng chắc chắn bàng sẽ vượt qua mùa đông buốt giá một cách dễ dàng thôi. Trong cái giá rét ấy, những nhánh cây ngày nào cũng giơ ngón tay gầy gom nắng đông lại chăm chút, ấp ủ một cái gì đó để khi mùa xuân về thì tách lên những búp nõn xanh tươi. Cây bàng lại hồi sinh, lại bắt đầu một vòng sống mới đẹp đẽ hơn, rực rỡ hơn. Em rất khâm phục sức sống bất diệt của cây bàng. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn lặng thầm bình dị và gần gũi. Người bạn ấy lúc nào cũng ở bên cạnh em, có mặt trong cuộc sống của em. Một ngày nào đó, em không còn được ăn trái bàng chín thơm nồng, không được cầm gói xôi bọc lá bàng đỏ đầu đông nóng hổi, không được nghe tiếng ve bàng rộn rã thì cuộc sống khi ấy sẽ tẻ nhạt biết bao. Cây bàng là nhà ở, là phố phường, là trường học, là kỷ niệm...là tất cả những gì mà em gắn bó và yêu quý.

Bình luận (0)
Hồ Nguyễn Ngọc Trang
Xem chi tiết
the loser
17 tháng 2 2019 lúc 20:44

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống nhân nghĩa thuỷ chung son sắt. Lòng biết ơn đôi với người khác - người có công ơn với mình là một biểu hiện của truyền thống nhân nghĩa đó. Đểghi nhớ và nhắc nhở con cháu đời sau, cha ông xưa đã đúc kết và lưu truyền trong những câu tục ngữ vô cùng ý nghĩa:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Uống nước nhớnguồn

Tuylà hau câu tục ngữ khác nhau, cách diễn đạt cũng khác nhau nhưng cả hai đều chứa đựng bài học luân lí về cách sống, về tình nghĩa cao đẹp của người Việt Nam với nhau. Khi ăn trái ngon ngọt, ta phải nhớ ơn người đã dàv công vun trồng, chăm sóc từ khi cây còn con đến lúc ra quả ngọt trái chín. Được uống ngụm nước trong lành, mát lạnh, nhất định ta không được quên cội nguồn - nơi dòng nước chảy tới. Vẫn là đặc điểm quen thuộc của tục ngữ, vẫn là những hình ảnh tượng trưng độc đáo và hàm súc, cha ông ta gửi gắm vào đó lời răn dạy về lòng biết ơn: người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Đểcó được cuộc sống như ngày hôm nay, ta không được quên ơn những người đã mang đến cho ta sự ấm no hạnh phúc.

Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” vốn đã đi vào đời sống, là nét đẹp trong phẩm chất của người Việt. Gần gũi làthờ cúng ông bà tổ tiên mỗi khi tết, giỗ trong mỗi gia đình để tỏ lòng biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của con cháu, rầm rộ hơn là những lễ hội được tổ chức hàng năm tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc. Bác Hồ đã dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Vì thế mà:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.

Cứ đến dịp lễ hội đền Hùng (Phú Thọ), nhân dân cả nước lại nô nức kéo nhau về nơi quê cha đất tổ để tưởng nhớ công lao dựng nước của vua Hùng, ởmỗi làng, mỗi thôn xóm vẫn diễn ra hoạt động hội làng đều đặn nhằm ghi tạc công lao của các vị thành hoàng làng, tổ nghề, tổ sư.

Để có được cuộc sống ấm no như ngày hôm nay, cha ông ta đã phải đổ mồ hôi, xương máu và cả tính mạng của mình để giữ vững bình yên cho đất nước. Từ thời “mang gươm đi mở cõi” lịch sử của Việt Nam đã là lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước. Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... đều trở thành những tên phố, tên đường, tên trường học... luôn nhắc nhở chúng ta về sự đóng góp to lớn của họ cho đất nước. Khắp các địa phương trên cả nước, đền thờ các vị anh hùng dân tộc đều là những di tích lịch sử, trở thành nơi thăm viếng của cả khách trong nước và ngoài nước. Toàn thểnhân dân Việt Nam một lòng biết ơn Đảng, cách mạng và Bác Hồ. Hàng năm, chúng ta có ngày 27/7 - ngày Thương binh liệt sĩ đểtỏ lòng biết ơntới những anh hùng có công với cách mạng, lòng biết ơn được thể hiện bằng hành động rất cụ thể như phong trào “đền ơn đáp nghĩa”,, “nhà tình nghĩa”... Xã hội cũng có nhiều chính sách ưuđãi, hỗ trợ, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Gần gũi với học sinh nhất là ngày 20-11 - ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam. Tục ngữ có câu “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “không thầy đố mày làm nên” là để nói về công lao to lớn của thầy cô giáo đối với các thế hệ học trò. Vì thế cứ mỗi dịp 20-11 hàng năm, học sinh cả nước lại hân hoan bày tỏ lòng biết ơn, yêu kính của mình đối với thầy cô. Trong tình cảm ấy, lòng biết ơn ấy không chỉ thể hiện vào dịp lễ tết, ngày nhà giáo Việt Nam mà phải thực hiện bằng sự tôn trọng, vâng lời thầy cô mỗi giờ lên lớp, bằng kết quả học tập tốt và trong suốt cả cuộc đời.

Những phong tục, lễ hội đáng quý ấy đã trở thành hoạt động không thểthiếu hàng năm của người Việt Nam. Bởi, nhớ ơn Người mang lại cho mình cuộc sống ấm no hạnh phúc trở thành lễ tự nhiên, trở thành nếp sống, nếp nghĩ và phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta. Đó cũng là một trong những đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam. Đối với người học sinh thể hiện lòng biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô bằng hành động cụ thể chính là đang thực hiện đạo lí làm người ấy.

Bình luận (0)
Hồ Nguyễn Ngọc Trang
17 tháng 2 2019 lúc 20:46

đừng chép mạng nha,mí bạn chép mạng thì mk hỏi làm j nx

Bình luận (0)
nguyễn ánh hằng
17 tháng 2 2019 lúc 20:56

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều truyền thống quí báu được gìn giữ và lưu truyền. Một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp nhất được thể hiện qua câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn", câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta, đây là lời dạy mà mỗi người Việt Nam phải luôn ghi nhớ. Đến ngày nay, lời dạy của người xưa càng sâu sắc hơn.

Vậy "Uống nước nhớ nguồn" là như thế nào?

"Uống nước" ở đây là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước, thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra, để có được. "Nguồn" chính là nơi xuất phát, nơi khởi đầu của dòng nước, và ở đây "nguồn" chính là những thế hệ trước, những con người mà đã tạo ra "dòng nước" hay nói cách khác là tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay. Câu tục ngữ chính là lời răn dạy, nhắc nhở chúng ta, những lớp người đi sau, những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước.

Trong vũ trụ, thiên nhiên và xã hội, mọi sự vật đều có nguồn gốc. Của cải, vật chất, tinh thần đó chính là công sức do con người làm ra. Như việc chúng ta thưởng thức một chén cơm, ta cảm thấy vị ngọt, nhưng thực ra thì chúng thật mặn, mặn vì những giọt mồ hôi, mặn vì những ngày dầm mưa dãi nắng. Họ đã phải sáng nắng chiều mưa làm việc ở ngoài đồng, nhổ mạ cấy lúa, gặt lúa, đập lúa...Bên cạnh đó, còn có sự hi sinh xương máu của các vị anh hùng dân tộc, các chiến sĩ yêu nước vì sắc áo của dân tộc để rồi xây dựng đất nước giàu đẹp phát triển đến ngày hôm nay. Lòng biết ơn phải xuất phát từ tình cảm, từ ý thức ghi nhớ công ơn của những người tạo ra thành quả phục vụ cuộc sống của chúng ta, đó chính là "nhớ nguồn", là đạo lý làm người tất yếu mà mỗi người cần có. Có câu:

"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba thì về..."

Đó là lòng biết ơn của nhân dân nên hằng năm cả nước ta làm lễ "Giỗ tổ Hùng Vương" để ghi nhớ công lao của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước, hay hằng năm, để mừng sinh nhật Bác, cả nước đã cùng ôn lại chặng đường mà Bác đã đi qua, ca ngợi sự hy sinh của Bác để giành lại độc lập tự do cho nước nhà, đó cũng là một hình thức "nhớ nguồn" của chúng ta, thể hiện một tình cảm đẹp, một đạo lý đẹp của dân tộc ta.

Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước, sẽ trân trọng những thành quả và công sức của tiền nhân, gần gũi hơn với tập thể...và từ đó sẽ tạo nên một xã hội đoàn kết, thân ái hơn giữa mọi người. Điều đó cho ta thấy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" là một truyền thống vô cùng cao đẹp. Nếu con người không có lòng biết ơn thì sẽ trở nên rất ích kỉ, không hiểu biết, thờ ơ với mọi người xung quanh và có thể sẽ trở thành con người ăn bám xã hội. Ví dụ một con người không có lòng biết ơn, không nhớ đến cội nguồn, chỉ biết hưởng thụ mà không làm, không hiểu được lao động là như thế nào về lâu dài sẽ thành kẻ ăn bám, ngồi một chỗ mà hưởng thành quả lao động.

Bình luận (0)
thanh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Phương My
Xem chi tiết
Linh Phương
22 tháng 10 2016 lúc 16:43

lp mấy bn?

Bình luận (1)
Jina Hạnh
22 tháng 10 2016 lúc 19:27

- Truyện cổ tích là gì ?

- Ta đã học bao nhiêu bài học ( đọc thêm ) là thể loại cổ tích ?

- Viết đoạn văn ngắn cảm nghĩ của em về nhân vật Thánh Gióng .

Bình luận (1)
Xem chi tiết
Thảo Phương
1 tháng 9 2016 lúc 13:17

MB

Cô giáo em tre trẻ

Dạy em hát rất hay

Mỗi lần nghe bài thơ dó lòng em vô cùng nhớ dến cô Hằng dạy em hồi lớp 6

TB;

Thân bài:

   - Cô gần ba mươi tuổi, dáng người nhỏ nhắn, cân đối, cô thường đến trường với tà áo dài màu xanh nước biển, có lẽ đâv là màu mà cô ưa thích nhất.

   - Mái tóc: mượt, xoã dài ngang lưng. Trên trán lất phất vài cọng tóc mai khiến cô càng duyên dáng hơn.

   - Khuôn mặt: trái xoan, nối bật lá đôi mắt lúc nào cũng mở to, sáng long lanh.

   - Giọng nói của cô: ấm áp, cô giảng bài rất hay, đặc biệt khi nghe cô kể chuyện ai cũng muốn câu chuyện mãi mãi không đến hồi kết thúc.

   - Cô nhắc nhớ chúng em từng li từng tí. Chẳng bao giờ cô lớn tiếng la rầy chúng em cả. Cô thương yêu chúng em vậy nhưng cô cũng rất nghiêm khắc, thưởng phạt phân minh. Bạn nào nghịch ngợm, lười học, cô phê hình ngay. Bạn nào ngoan, học giỏi, chăm chi cô khen ngợi và tuyên dương trước lớp. Chúng em ai cùng yêu quý cô Thương.

   *  Kết bài:

   Nêu suy nghĩ, tình cảm của em đối với cô. (Em rất vêu và tự hào về cô giáo của mình. Cô là người dìu dắt cho em bước vào cuộc đời học sinh. Em luôn nhớ đến cô, luôn học tốt để cô vui lòng).


 

Bình luận (6)
Thế giới của tôi gọi tắt...
1 tháng 9 2016 lúc 13:19

Bài viết số 1 - Văn lớp 7Bài viết số 1 - Văn lớp 7

Bình luận (10)
Thế giới của tôi gọi tắt...
6 tháng 9 2016 lúc 14:09

Ảnh này nek chj ơiMai Phương aNHundefined

Bình luận (11)
SonInu
Xem chi tiết
Ahwi
5 tháng 3 2018 lúc 20:43

Mở bài: Bác Hồ có rất nhiều thú vui tao nhã: ngâm thơ, viết bài,…
Nhưng trong số đấy, trồng cây là việc làm Bác yêu thích hơn cả vì thiên nhiên cũng là một phần tâm hồn Bác
Thân bài: Bác Hồ rất yêu thiên nhiên, yêu cỏ cây hoa lá. Nhà thơ Tố Hữu đã khái quát chính xác phẩm chất này của Hồ Chí Minh - nhà nhân văn chủ nghĩa, trong câu thơ: “Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa”. Sinh thời có lần Bác đã từng nói Bác không tham danh vọng mà muốn sống hòa cùng thiên nhiên nơi có núi cao rừng biếc và làm bạn với các cụ phụ lão và các cháu thiếu niên nhi đồng.
Thời gian rảnh rỗi, Bác vẫn sống như 1 người dân bình thường, hòa mình vào thiên nhiên “Việc quân việc nước đã bàn/ Xách bương dắt trẻ ra vườn tưới rau”
Nơi Bác sống và làm việc luôn hòa trong thiên nhiên, cây cối, cỏ hoa. Nếu ai đã được đến thăm lăng Bác thì ta có thể thấy cây cối xung quanh rất xanh và đẹp. Bên dưới nhà sàn nơi Bác ở, cây cối cũng um tùm tươi tốt. Chung quanh đâu đâu cũng là một màu xanh lá thể hiện được bao yêu thương Bác dành cho cỏ cây. 
Chính Bác đã nhờ 1 đồng chí cuộn tròn trước rễ đa đã lìa khỏi cành và chôn xuống đất. Ít lâu sau, chiếc rễ đa đã bám rễ và phát triển rất tốt. Và có một sự kỳ thú là đoàn thiếu nhi nào vào thăm vườn Bác, không ai bảo ai, bạn nào cũng thích chơi chui qua chui lại chiếc rễ đa mọc thành hình tròn xinh xẻo kia. Bác chẳng những yêu thiếu nhi mà còn yêu cà chiếc rễ đa, không lỡ vứt nó đi.
Bác yêu cây cỏ với tất cả tấm lòng. Bác gửi gắm nơi cây những hình ảnh đẹp đẽ nhất: Hoa râm bụt là một hình tượng về tấm lòng yêu nước của Bác. Cây vú sữa là một hình tượng của tấm lòng Bác luôn nhớ thương đồng bào Nam bộ. Năm 1955, đồng bào miền Nam gửi biếu Bác một cây vú sữa và một quả dừa. Cây vú sữa được Bác trồng giữa bờ ao cạnh ngôi nhà Bác ở đầu tiên trong Phủ Chủ tịch. Ngày ngày, tuy bận trăm công nghìn việc của Chủ tịch nước, nhưng trước giờ làm việc buổi sáng hay sau giờ làm việc buổi chiều, Bác Hồ đều chăm sóc tưới cho cây vú sữa. 
Nhìn vào Bác, chúng ta có thể hiểu cây cối chính là người bạn chân tình của Bác và của cả chúng ta.
Kết bài: Bác đã yêu thiên nhiên như yêu chính bản thân mình. Cũng vì vậy, chúng ta phải biết giữ gìn cây cối, bảo vệ môi trường vì Bác và vì chúng ta.

hok tốt

Bình luận (0)
Huỳnh Quang Sang
5 tháng 3 2018 lúc 20:42

Thiếu niên nhi đồng Việt Nam và cảnhững bạn thiếu niên nhi đồng thế giới luôn dành cho Bác Hồ một tình yêuthương bao la rộng lớn. Ngược lại Người cũng rất yêu thương thiếu niên nhi đồng, không chỉ những con người sống trên đất nước Việt Nam chung một nguồn gốc conRồng cháu Tiên mà cả những em nhỏ thiếu niên nhi đồng quốc tế.

Tuy phải gánh vác rất nhiều công việc cùng một lúc nhưng lúc nào Bác cùng dành tình ywwu thương cho các em nhỏ, quan tâm đến đời sống, điều kiện học tập của thiếuniên nhi đồng cả nước. Trong những năm tháng còn hoạt động bí mật hoặckhi phải lập căn cứ cách mạng ở chiến khu Việt Bắc, Bác rất chú ý đến việcnhắc nhở các cô chú cùng làm việc chăm lo cho con cháu của họ. Có lần,thấy các cháu chơi đùa mà người lấm đất cát, mồ hôi Người đã tự tay múcnước tắm cho từng cháu một. Kháng chiến thành công, Bác càng quan tâmđến thiếu nhi hơn nữa. Chỉ vài ngày sau Cách mạng tháng Tám, Bác đã kísắc lệnh thành lập cơ quan phụ trách việc học tập của thiếu niên nhi đồng cảnước. Trong ngày khai trường đầu tiên Bác đã gửi thư chúc mừng tới cácem. Trong bức thư ấy có những dòng thật cảm động: “Non sông Việt Namcó trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước lên đài vinhquang được hay không chính là một phần lớn ở công học tập của các cháu”.Những câu nói ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho hàng triệu người cháu nhỏ,động viên thiếu niên Việt Nam học tập, thi đua. Vào ngày Tết Trung thu,Người cũng viết những dòng thơ cảm động gửi tặng các cháu:

“Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu tỏ lòng mến thương”.

Cách quan tâm tận tình, tỉ mỉ ấy thật lớn lao như tình cảm người cha đối với con, như người ông dành cho những đứacháu ruột thịt của mình. Chuyện còn kể rằng, một lần trên đường đi côngtác, Bác đang ngồi trên xe ô tô đi qua một cổng trường. Lúc ấy đúng giờ tanhọc, các bạn học sinh ùa ra, Bác đã yêu cầu chú lái xe đỗ xe lại để nhườngđường cho các cháu học sinh đi trước. Chuyện lại kể rằng một lần Bác đếnthăm trại thiếu niên, Bác muốn tặng kẹo cho các cháu. Đến lượt bạn Tộ, bạnrụt rè không dám nhận vì “Thưa Bác cháu vẫn chưa ngoan ạ”. Bác cười xòanói rằng như vậy Tộ vẫn xứng đáng được nhận kẹo vì biết nhận ra lỗi củamình… Lòng bao dung của Bác đối với các cháu thật vĩ đại nhường nào…

Đến khi sắp hoàn thành sứ mệnh cao cả của Người, đến lúc sắp nhắm mắt xuôi tay, trong di chúc thiêng liêng của mình, Người cũng để lại muôn vàn lời yêuthương, quý mến cho thiếu niên. Nhà thơ Tố Hữu khi về “Thăm cõi Bácxưa” từng nghẹ ngào thốt lên:

“Ô vẫn còn đây của các em
Chồng thư mới mở Bác đang xem
Chắc Người thương lắm lòng con trẻ
Nên để bâng khuâng gió động rèm”.

Điều đáng trân trọng là tấm lòng yêu thương thiếu nhi của Bác đã vượtkhông gian để chia sẻ cho thiếu nhi thế giới. Trong những năm bôn ba tìmđường cứu nước, Người luôn dành những tình cảm nồng ấm nhất cho nhữngcháu nhỏ Người gặp. Trong những câu chuyện về Bác, ta còn nhớ lá thư màcậu bé Pôn – con một đồng chí người Pháp – đã gửi cho Bác gọi Bác là “chúNguyễn” đầy trìu mến kèm theo đó là “một cái hôn thật kêu” vô cùng thânthiết. Pôn cũng kể lại bao kỉ niệm thân thương giữa hai chú cháu: cùng ngồitâm sự, cùng ngồi chơi, cùng vui đùa với con chó Ma-ri-uýt… Đáng kinhngạc là có những giây phút, tình thương thiếu nhi của Bác vượt qua cả nỗithương mình. Trong những năm 1940, khi Bác bị giam trong nhà lao TưởngGiới Thạch, được chứng kiến cảnh một em bé phải cùng mẹ vào nhà laongồi tù thay bố, Người đã vô cùng xúc động viết nên thơ:

“Oa… oa… oa, cha trốn không đi lính nước nhà
Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi
Phải theo mẹ đến ở nhà pha”

Lại có lần Bác đến một thành phố của Pháp, rời khỏi bàn tiệc, Người cócầm theo một quả táo. Điều đó khiến không ít người ngạc nhiên. Nhưngngay khi gặp các cháu thiếu niên ùa ra đón, Bác đã bế lên tay cháu bé nhỏnhất và tặng cháu trái táo. Mọi người cảm thấy vô cùng thú vị và vỗ tay tánthưởng. Cậu bé này sau đó về nhà đã giữ trái táo rất lâu, ai giục ăn cũngkhông ăn: em ấy muốn giữ “trái táo Bác Hồ” để làm kỉ niệm!

Tình thương của Bác đối với thiếu niên nhi đồng thật cao cả, mênhmông. Nhớ đến tình Bác, chúng cháu không chỉ yêu quý Người hơn mà cònbiết chăm chỉ học hành xây dựng đất nước để đưa đất nước đi lên “sánh vaicùng các cường quốc năm châu” như điều mà Người hằng mong mỏi.

Người đã đi xa, rất xa so với chúng ta nhưng tình yêu thương dành cho thiếu niên nhi đồng vẫn còn nguyên vẹn. Tình cảm của Bác thể hiện từ những cử chỉ nhỏ nhất nhưng ấm áp, thiêng liêng đến vô cùng. Mỗi khi nhớ đến Bác không chỉ có các em thiếu nhi mà cả người lớn cũng trào dâng một nỗi nhớ thương đến nghẹn ngào, khôn xiết.

2. Mở bài: Bác Hồ có rất nhiều thú vui tao nhã: ngâm thơ, viết bài,…
Nhưng trong số đấy, trồng cây là việc làm Bác yêu thích hơn cả vì thiên nhiên cũng là một phần tâm hồn Bác
Thân bài: Bác Hồ rất yêu thiên nhiên, yêu cỏ cây hoa lá. Nhà thơ Tố Hữu đã khái quát chính xác phẩm chất này của Hồ Chí Minh - nhà nhân văn chủ nghĩa, trong câu thơ: “Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa”. Sinh thời có lần Bác đã từng nói Bác không tham danh vọng mà muốn sống hòa cùng thiên nhiên nơi có núi cao rừng biếc và làm bạn với các cụ phụ lão và các cháu thiếu niên nhi đồng.
Thời gian rảnh rỗi, Bác vẫn sống như 1 người dân bình thường, hòa mình vào thiên nhiên “Việc quân việc nước đã bàn/ Xách bương dắt trẻ ra vườn tưới rau”
Nơi Bác sống và làm việc luôn hòa trong thiên nhiên, cây cối, cỏ hoa. Nếu ai đã được đến thăm lăng Bác thì ta có thể thấy cây cối xung quanh rất xanh và đẹp. Bên dưới nhà sàn nơi Bác ở, cây cối cũng um tùm tươi tốt. Chung quanh đâu đâu cũng là một màu xanh lá thể hiện được bao yêu thương Bác dành cho cỏ cây.
Chính Bác đã nhờ 1 đồng chí cuộn tròn trước rễ đa đã lìa khỏi cành và chôn xuống đất. Ít lâu sau, chiếc rễ đa đã bám rễ và phát triển rất tốt. Và có một sự kỳ thú là đoàn thiếu nhi nào vào thăm vườn Bác, không ai bảo ai, bạn nào cũng thích chơi chui qua chui lại chiếc rễ đa mọc thành hình tròn xinh xẻo kia. Bác chẳng những yêu thiếu nhi mà còn yêu cà chiếc rễ đa, không lỡ vứt nó đi.
Bác yêu cây cỏ với tất cả tấm lòng. Bác gửi gắm nơi cây những hình ảnh đẹp đẽ nhất: Hoa râm bụt là một hình tượng về tấm lòng yêu nước của Bác. Cây vú sữa là một hình tượng của tấm lòng Bác luôn nhớ thương đồng bào Nam bộ. Năm 1955, đồng bào miền Nam gửi biếu Bác một cây vú sữa và một quả dừa. Cây vú sữa được Bác trồng giữa bờ ao cạnh ngôi nhà Bác ở đầu tiên trong Phủ Chủ tịch. Ngày ngày, tuy bận trăm công nghìn việc của Chủ tịch nước, nhưng trước giờ làm việc buổi sáng hay sau giờ làm việc buổi chiều, Bác Hồ đều chăm sóc tưới cho cây vú sữa.
Nhìn vào Bác, chúng ta có thể hiểu cây cối chính là người bạn chân tình của Bác và của cả chúng ta.
Kết bài: Bác đã yêu thiên nhiên như yêu chính bản thân mình. Cũng vì vậy, chúng ta phải biết giữ gìn cây cối, bảo vệ môi trường vì Bác và vì chúng ta.

Bình luận (0)
thanh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Minh
Xem chi tiết
lã thanh hiền
15 tháng 10 2016 lúc 20:45

bạn tham khảo về hai đg thẳng vuông góc và song song

 

Bình luận (0)
Linh Phương
13 tháng 10 2016 lúc 19:28

mk có đề kt toán hình lớp 8 thôi à

Bình luận (1)