vì sao menđen là người đặt nền móng cho di truyền học
Tư Mã Thiên là người đặt nền móng cho nền sử học Trung Quốc.
A. Đúng
B. Sai.
Vì sao nói, nhà Lý đặt nền móng đầu tiên cho nền giáo dục Việt Nam? Nêu dẫn chứng?
Tham khảo
- Xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua.
- Tổ chức khoa thi để chọn người làm quan.
- Phật giáo rất phát triển, hầu hết các vua thời Lý đều coi trọng Phật giáo.
=> Như vậy, nhà Lý đã bắt đầu quan tâm đến giáo dục, khoa cử song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi.
Người đặt nền móng cho việc nghiên cứu Sử học một cách độc lập ở Trung Quốc là
A. Tư Mã Thiên
B. La Quán Trung
C. Thi Nại Am
D. Ngô Thừa Ân
Phương pháp nghiên cứu di truyền học giúp Menđen phát hiện hiện ra các quy luật di truyền là:
A. phương pháp lai phân tích
B. phương pháp phân tích cơ thể lai.
C. phương pháp lai thuận nghịch.
D. phương pháp phân tích tế bào.
Đáp án B
Phương pháp nghiên cứu di truyền học giúp Menđen phát hiện hiện ra các quy luật di truyền là: phương pháp phân tích cơ thể lai.
Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của Menđen gồm:
+ Tạo các dòng thuần chủng.
+ Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1,F2,F3.
+ Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai
+ Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết
Cho các nhận định về quy luật di truyền Menđen như sau:
(1) Menđen giải thích các quy luật di truyền dựa vào sự phân li của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử.
(2) Quy luật di truyền của Menđen vẫn đúng trong trường hợp nhiều gen quy định một tính trạng.
(3) Quy luật di truyền của Menđen chỉ nghiệm đúng trong trường hợp một gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn.
(4) Trong phép lai một cặp tính trạng, Menđen kiểm chứng lại giả thuyết của mình bằng cách cho F2 tự thụ phấn.
(5) Theo Menđen, cơ thể thuần chủng là cơ thể chỉ mang 2 nhân tố di truyền giống nhau.
(6) Quy luật phân li của Menđen là phân li nhân tố di truyền đồng đều vào giao tử.
(7) Quy luật phân li độc lập của Menđen là sự di truyền của tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của tính trạng khác.
Số nhận định sai là:
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
Chọn B.
Giải chi tiết:
Số nhận định sai là: (2),(3),(4)
Ý (2),(3) sai vì điều kiện nghiệm đúng của quy luật di truyền của Menđen là:
Quy luật phân ly:
- P thuần chủng.
- F2 đủ lớn.
- Trội hoàn toàn.
- Các gen quy định tính trạng ít chịu ảnh hưởng của môi trường.
Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập: Tương tự như trên và thêm 2 ý sau:
- Các gen quy định tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
- Các gen tác động riêng rẽ lên từng tính trạng, mỗi gen quy định 1 tính trạng.
Ý (4) sai vì ông cho F1 tự thụ phấn.
MenĐen cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt (trong thí nghiệm lai đậu Hà Lan), di truyền độc lập là vì:
A. Tỉ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó
B. F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn
C. Tất cả F1 có kiểu hình vàng, trơn
D. Câu A và B đúng
MenĐen cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt (trong thí nghiệm lai đậu Hà Lan), di truyền độc lập là vì: tỉ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó
Đáp án cần chọn là: B
Đối tượng thực vật được Menđen nghiên cứu trong di truyền học là:
A. Cây mía.
B. Cây hoa loa kèn.
C. Cây rau rền.
D. Cây đậu Hà lan.
Chọn đáp án D
Menđen sử dụng đối tượng là cây đậu Hà Lan, đậu Hà Lan có nhiều đặc điểm: thời gian sinh trưởng ngắn, có nhiều cặp tính trạng tương phản dễ quan sát, có khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt.
Người đặt nền móng cho sự hình thành Nho giáo ở Trung quốc là:
Mạnh Tử
Lão Tử
Tư Mã Thiên
Khổng Tử
Người đặt nền móng cho sự hình thành Nho giáo ở Trung quốc là:
Mạnh Tử
Lão Tử
Tư Mã Thiên
Khổng Tử
Vì sao nghiên cứu di truyền học ở người lại gặp nhiều khó khăn hơn sự nghiên cứu di truyền của các loại sinh vật khác ? để nghiên cứu di truyền học ở người , có mấy phương pháp?
* Do con người sinh sản chậm, ít con, bộ NST của người có số lượng nhiều (2n = 46). Kích thước NST bé, giữa các NST ít sai khác về hình dạng và kích thước.
- Do lý do xã hội không thể áp dụng phương pháp phân tích giống lai như đối với TV, ĐV
* Các phương pháp riêng:
- Phương pháp nghiên cứu phả hệ: là phương pháp theo dõi sự di truyền của 1 tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng 1 dòng họ qua nhiều thế hệ. Dùng để xác định đặc điểm di truyền trội - lặn do 1 gen hay nhiều gen quy định, có liên kết với giới tính hay không.
- Nghiên cứu trẻ đồng sinh:
+ Trẻ đồng sinh là những đứa trẻ được cùng sinh ra ở một lần sinh
+ Đồng sinh cùng trứng ra từ 1 trứng thụ tinh với 1 tinh trùng, có cùng kiểu gen nên bao giờ cùng giới tính.
+ Đồng sinh khác trứng tạo ra từ các trứng khác nhau, mỗi trứng thụ tinh với 1 tinh trùng, có kiểu gen khác nhau nên có thể là cùng giới hoặc khác giới tính.