Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trần Quang Hiếu
Xem chi tiết
Kẹo dẻo
23 tháng 8 2016 lúc 20:42

Vào tháng 10/2014, tiểu thuyết gia người Pháp- Patrick Modiano đã vinh dự được nhân giả Nobel Văn chương. Ông là nhà văn thứ 15 của Pháp dành giải thưởng danh giá này. Trước đó, vào năm 2008, một người đồng hương của Patrick Modiano là Jean-Marie Gustave Le Clézio cũng nhận giải thưởng tương tự.

Kết quả của Viện hàn lâm Thụy Điển năm đó là bất ngờ đối với giới văn học và ngay cả bản thân tác giả. Bởi trong danh sách đề cử của giải Nobel Văn chương 2014, hai cái tên được nhiều kỳ vọng hơn cả là Haruki Murakami và Ngugi Wa Thiong'o. Nhưng may mắn lại đến với Patrick Modiano vào phút cuối, khi ông đã ghi tên mình vào giải thưởng danh giá bậc nhất của nền văn chương thế giới ở tuổi 69 và gắn thêm vào “bộ sưu tập” của mình một ngôi sao sáng chói.

Nói như vậy bởi Patrick Modiano là một người khá có duyên với các giải thưởng. Và câu nói “tuổi trẻ tài cao” hoàn toàn xứng đáng để ngợi khen tác giả. Năm 1968, khi chỉ mới 23 tuổi, Patrick Modiano đã giành được “cúp đúp” khi đạt cùng lúc hai giải thưởng Roger Nimier và Fenéon cho cuốn tiểu thuyết đầu tay Quảng trường ngôi sao. Năm 1970, nhà văn tiếp tục khẳng định tên tuổi của mình với giải Goncourt cho Phố những cửa hiệu u tối (tựa tiếng Pháp: Rue des boutiques obscures) cho đến nay cuốn tiểu thuyết này vẫn được xem là tác phẩm nổi tiếng nhất của Patrick Modiano. Năm 2000, ông được nhận giải thưởng Paul- Morand ở hạng mục “Thành tựu trọn đời”.

Patrick Modiano – Nha tham hiem qua khu cua van hoc Phap hinh anh 1

Nhà văn Pháp Patrick Modiano. 

Hai đề tài xuyên suốt trong sáng tác của Patrick Modiano là đi tìm bản ngã và sự bất lực của cá nhân trước những hỗn mang của thời đại. Các nhân vật trong tiểu thuyết của Patrick Modiano phần lớn đều không có quá khứ và luôn muốn đi tìm quá khứ của chính mình như cách xác định căn cước bản thân. Chính sự “say mê khám phá quá khứ” của tác giả đã khiến Thư kí thường trực của Viện hàn lâm Thụy Điển- Peter Englund phải thốt lên: “Patrick Modiano có thể được coi là Marcel Proust trong thời đại của chúng ta”. Chính tuổi thơ bất hạnh, thiếu tình thương đã khiến nhà văn coi quá khứ như nguồn cảm hứng bất tận.

Bố của Patrick Modiano là Albert Modiano- người Pháp gốc Do Thái, một kẻ lang bạt kỳ hồ, không nghề nghiệp, từng trốn đi lính trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Còn mẹ của nhà văn là Louisa Colpeyn, một diễn viên người Bỉ. Họ gặp nhau trong thời kỳ Pháp bị chiếm đóng và nhanh chóng kết hôn. Con trai đầu lòng của họ là cậu bé Patrick ra đời năm 1945.

Trong khi Albert Modiano bận nay đây mai đó cho những kế hoạch buôn bán vốn toàn mang lại thất bại. Còn Louisa Colpeyn suốt ngày bận rộn với những chuyến lưu diễn. Vậy nên tuổi thơ của Patrick thiếu vắng tình cảm của cha mẹ. Ban đầu cậu bé được ông bà ngoại chăm sóc, nhưng sau đó liên tục bị gửi đến các khu ký túc xá trong trường nội trú.

Em trai Rudy là người duy nhất đem lại cho Patrick Modiano cảm giác ấm áp của tình thân. Nhưng thật không may khi Rudy đã qua đời vào năm 1957, khi mới 10 tuổi, do bệnh bạch cầu. Cái chết của em trai đã trở thành vết thương lớn trong tâm hồn của nhà văn. Cái chết, sự chia ly, nỗi cô đơn, hay cảm giác trống trải được Patrick Modiano nhắc đi nhắc lại trong các tiểu thuyết ở thời kỳ đầu sáng tác như một cách tưởng nhớ đến em trai.

Patrick Modiano – Nha tham hiem qua khu cua van hoc Phap hinh anh 2

Một số tiểu thuyết của Patrick Modiano được xuất bản tại Việt Nam gần đây. 

Các tiểu thuyết của Patrick Modiano khá mỏng, chưa có cuốn nào dày tới 300 trang nhưng khiến người đọc phải suy ngẫm và khắc khoải khi gấp cuốn sách lại. Bao trùm lên toàn bộ tác phẩm là một âm điệu buồn đến nao lòng được thể hiện bằng lối văn chậm rãi, đẹp mà giàu chất thơ.

Độc giả Việt Nam tiếp cận với các tác phẩm của nhà văn người Pháp từ cuối những năm 1980, đầu những năm 1990 với các tiểu thuyết như Phố những cửa hiệu u tối, Quảng trường ngôi sao, Những đại lộ ngoại vi… thông qua các bản dịch của dịch giả Dương Tường.

Gần đây một số tiểu thuyết mới của ông cũng đã được dịch sang tiếng Việt. Ngoài sáng tác tiểu thuyết, Patrick Modiano còn viết kịch bản phim, viết lời cho ca khú

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
7 tháng 10 2023 lúc 4:13

Gợi ý: 

Ma-gien-lăng đi vòng quanh thế giới

Hoa Lê Thị
25 tháng 11 2023 lúc 10:38

 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 1 2018 lúc 17:28

Hướng dẫn giải:

- Vùng đất mới mà nhà thám hiểm tìm ra không hoang sơ bở vì ở đó đã sử dụng cả internet.

Văn Tấn Long
25 tháng 4 2021 lúc 16:32

50% là có, 50% là không vì một phần người ta chưa có đồ dùng của người thời hiện đại, một phần là họ đã biết được intonet

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Quỳnh Mai
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hoàng Ánh
28 tháng 3 2018 lúc 18:41

LÊ LỢI

Hồi ấy, giặc Minh sang xâm chiếm nước ta, đối đãi với dân ta vô cùng tàn ác. Không một ai là không nghiến răng chau mày. Bấy giờ có Lê Lợi nổi quân đánh bại lại chúng; nhưng trong lúc mới khởi nghĩa, quân ít lương thiếu, mấy lần bị giặc đánh đuổi, mỗi người chạy một nơi. Nhưng ông không ngã lòng nản chí. Ít lâu sau, được mọi nơi giúp của giúp người nên thanh thế lại dần nổi lên.

Một hôm, đội quân của Lê Lợi bị thua nặng. Một mình ông thoát được vòng vây chạy về một xóm kia. Nhưng một toán quân Minh đã phát hiện ra, đuổi theo rất gấp.Khi đi qua một lùm cây,ông bỗng thấy hai vợ chồng một ông lão đang be bờ bắt cá ở ruộng. Ông liền chạy xuống nói với ông lão:

- Cụ làm ơn cho tôi bắt cá ở đây với, lũ chó Ngô sắp tới bây giờ!

Ông lão cởi ngay chiếc áo đang mặc ném cho ông, và ra hiệu bảo ông cứ xuống mà bắt.

Lê Lợi vừa thò tay xuống bùn thì cả toán quân giặc đã sồng sộc chạy tới. Một đứa trong bọn nhìn quanh nhìn quất rồi dừng lại bên cạnh đám ruộng:

- Này lão kia có thấy Lê Lợi chạy qua đây không?

Ông lão lắc đầu:

- Từ khi chúng tôi tát cá ở đây chả có người nào chạy qua cả.

Trong lúc những tên giặc khác đang lục soát bờ bụi, thì Lê Lợi cũng ngẩng đầu lên nhìn theo. Ông lão quát:

- Thằng bé kia, mày không bắt đi để còn về ăn cơm, nhìn ngó cái gì?

Lê Lợi biết ý, lại cúi xuống bắt cá như cũ. Quân giặc đứng trên bờ tưởng người nhà ông lão nên không hỏi thêm gì nữa. Một chốc sau, chúng rút đi nơi khác.

Tối hôm ấy, ông lão đưa Lê Lợi về nhà mình. Một đám quân bị lạc chủ tướng lúc này cũng tìm được đến đây với Lê Lợi. Đây là một thôn ở gần núi, dân cư rất nghèo, thường ngày ăn uống rất kham khổ. Trong nhà ông lão có nuôi một con khỉ. Thấy không có gì đãi quân khởi nghĩa, mà đi mua bán thì sợ không giữ được kín tiếng, hai ông bà bàn nhau giết thịt con khỉ kho lên cho mọi người làm thức ăn, riêng Lê Lợi thì có thêm một đĩa cá chép vừa bắt được lúc chiều. Cơm dọn ra. Cả tướng lẫn quân vừa mệt vừa đói nên ăn rất ngon lành. Mờ sáng hôm sau trước khi từ giã, Lê Lợi nắm lấy tay ông lão, nói:

- Chúng tôi không bao giờ quên ơn lão. Sau này lúc nước nhà hưng phục, sẽ mong có dịp báo đền.

*

Lần thứ hai, Lê Lợi lại bị thua to, quân sĩ không chống nổi với lực lượng hùng hậu của giặc nên xiêu bạt mỗi người một nẻo. Lê Lợi một mình trốn về rừng già, có ba tên giặc đuổi theo sát nút. Qua một đoạn đường rẽ ông bỗng bắt gặp thây một cô gái bị giặc hãm hiếp và giết chết. Ông vẫn còn đủ thì giờ dừng lại khấn: -"Xin vong hồn nàng hãy cứu ta lúc này, ta sẽ vì nàng ra sức báo thù lúc khác".

Khấn đoạn lại chạy, nhưng bấy giờ nguy cấp quá, ông đành chui liều vào một bụi cây. Quân Minh đuổi theo đến khoảng đó thì dừng lại nhìn ngó quanh quất, chưa biết nên tìm ngả nào, chúng xuỵt chó đi sục sạo. Thấy con chó cắn vang ở phía bụi có Lê Lợi nấp, chúng liền lấy giáo thọc vào bụi, đâm phải đùi ông. Lê Lợi cắn răng để khỏi phải kêu lên, và trước khi ngọn giáo rút ra, ông vẫn không quên dùng vạt áo lau máu dính ở giáo.

Nhưng chó vẫn cứ nhằm bụi cây cắn inh ỏi. Lũ giặc tin chắc có người nấp trong đây; chung toan lao giáo vào một lần nữa, thì bỗng trong bụi nhảy vụt ra một con chồn. Chó thấy chồn lập tức đuổi theo cắn râm ran. Lũ giặc thấy vậy đánh chó và mắng: -"Chúng tao nuôi mày để săn người An-nam chứ có phải săn chồn đâu?". Và rồi chúng kéo nhau bỏ đi nơi khác. Nhờ thế Lê Lợi lại được thoát nạn.

*

Sau những ngày chiến đấu gian khổ, quân đội khởi nghĩa bắt đầu thu hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, quân Minh cũng tiếp tục mất hết thành nọ đến thành kia. Cuối cùng bọn giặc phải bỏ giáp quy hàng. Lê Lợi lên ngôi vua ở Thăng Long. Nhưng ông chẳng bao giờ quên những người đã cứu giúp mình và nghĩa quân ngày trước. Ông mới sai đại thần mang một mâm vàng bạc về tận nhà hai ông bà già để tặng. Song bấy giờ cả hai vợ chồng đều đã chết cả. Ông bèn sai dựng một ngôi đền ở ngay trên nền nhà cũ. Hàng năm ông bắt các quan phải tới đây làm lễ quốc tế. Cỗ cúng rất đơn giản, chỉ có một đĩa xôi, một bát thịt khỉ và một đĩa cá chép nướng, đúng như lúc hai vợ chồng lão dọn cỗ cho nghĩa quân ăn.

Còn chỗ có thây cô gái chết, ông cũng sai lập một miếu thờ vì nghĩ rằng chỉ có hồn thiêng của nàng đã hóa làm chồn đánh lạc hướng bầy chó của giặc thì ngày ấy mình mới qua cơn hiểm nghèo. Không biết tên của nàng, ông sai gọi nàng là Hộ quốc phu nhân, nghĩa là bà phu nhân giúp nước. Người ta cũng gọi là Hồ Ly phu nhân.[1]

KHẢO DỊ

Người Nghệ-An có truyền thuyết Núi Phù Lê:

Ở một hòn núi thuộc huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) ngày ấy có một cây đa sống lâu đến tám, chín trăm năm, ruột rỗng thành lỗ. Bị giặc Minh đánh đuổi, Lê Lợi chui vào cái lỗ ấy ẩn nấp. Giặc xuỵt chó đi tìm. Đến cây đa, chó đánh hơi và sủa mạnh. Từ trong lỗ bỗng vụt nhảy ra một con chồn. Chó đuổi theo và giặc cũng theo chân chó, nhờ vậy Lê Lợi thoát nạn. Khi bước ra khỏi lỗ một quãng thì thấy có thây một đàn bà chết. Lê Lợi nghĩ rằng chính người đàn bà ấy đã hóa thành chồn để cứu mình, bèn bảo quân chôn cất. Và khi dẹp xong giặc nước, vua phong cây đa ấy là cây Phù Lê, núi cũng mang tên ấy. Người đàn bà được phong thần, sau dân lập đền thờ.[2]

Người Nghệ- an còn có một truyện khác cắt nghĩa nguồn gốc cái tên làng Cẩm-bào (nay thuộc xã Diễn- trường, Diễn-châu, Nghệ An):

 Khi đánh quân Minh, Lê Lợi có lần bị giặc đuổi, chạy qua đây. Lúc này có một người đang làm ngoài đồng. Người ấy bảo:-"Hãy cởi áo bào tôi cứu cho". Nói xong người ấy đổi áo cho Lê Lợi. Giặc đến thấy người mặc áo bào tưởng là người mà mình đang tìm bèn giết chết. Còn Lê Lợi thì lẩn vào trong xóm thoát được. Khi lên ngôi vua, ông sai đặt tên làng ấy là Cẩm-bào để nhớ ơn. Nay còn cái cầu gần ga Yên-lý mang tên ấy.[3]

[1] Theo Phạm Đình Hổ. Vũ trung tùy bút, đã dẫn.

[2] Theo Bản khai xã Thanh-tân. Cũng có người cho núi này sở dĩ mang tên Phù Lê là do công lao mẹ con bà Bạch Ngọc, hoàng hậu nhà Trần khai thác điền trang ở vùng Hương-sơn, giúp vua Lê nên có tên ấy.

[3][3] Theo lời kể của người Nghệ-an.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
20 tháng 9 2023 lúc 0:56

* Nhiệm vụ 1: Khí hậu ở châu Âu hiện nay

- Đại bộ phận lãnh thổ châu Âu có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa, chỉ một diện tích nhỏ ở phía bắc có khí hậu hàn đới và phần phía nam có khí hậu địa trung hải.

- Các nước ven biển Tây Âu và một số nước Bắc Âu (Anh, Pháp, Ireland, Na Uy...) có khí hậu ôn đới hải dương, mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 0oC. Mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn (khoảng 800 – 1000 mm/năm), có nhiều sương mù, đặc biệt là về mùa thu đông. Dòng hải lưu nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới có vai trò lớn làm cho khí hậu các nước này ấm hơn so với các nơi khác cùng vĩ độ.

- Các nước ở phía đông Bắc Âu (Thụy Điển, Phần Lan) có khí hậu ôn đới lục địa lạnh, rất lạnh vào mùa đông, tuyết rơi nhiều và dày, mùa hè mát mẻ.

- Khu vực Đông Âu có khí hậu ôn đới lục địa. Ở phía bắc của Đông Âu, mùa đông kéo dài và có tuyết phủ. Càng đi về phía nam mùa đông càng ngắn dần, mùa hạ nóng hơn, lượng mưa giảm dần. Vào sâu trong đất liền, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều hơn, mùa hạ nóng và có mưa.

- Ở các nước Nam Âu, ven biển Địa Trung Hải vào mùa thu đông thời tiết không lạnh lắm và có mưa, thường là những trận mưa rào. Mùa hè nóng, khô.

Hà Quang Minh
20 tháng 9 2023 lúc 0:56

* Nhiệm vụ 2: Hình ảnh về sông ngòi châu Âu

 Sông Đa-nuýp  Thác nước sông Rai-nơ (Thụy Sỹ)  Sông Von-ga (Nga)
datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
9 tháng 10 2023 lúc 10:25

Câu chuyện giúp em hiểu gì các nhà thám hiểm là những con người dũng cảm và tinh thần khám phá cao, vượt qua các khó khăn, trở ngại. 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 12 2018 lúc 14:07

Qua câu chuyện cho em biết các nhà thám hiểm là những con người ham hiểu biết, ham khám phá thế giới và họ có một tinh thần dũng cảm không sợ hi sinh quyết tâm đạt được mục đích đặt ra: khám phá những điều mới lạ của thế giới đặt nền móng, cơ sở cho các thế hệ sau tiếp tục tìm hiểu khám phá thế giới một cách đầy đủ hơn.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 9 2017 lúc 16:47

Qua câu chuyện cho em biết các nhà thám hiểm là những con người ham hiểu biết, ham khám phá thế giới và họ có một tinh thần dũng cảm không sợ hi sinh quyết tâm đạt được mục đích đặt ra: khám phá những điều mới lạ của thế giới đặt nền móng, cơ sở cho các thế hệ sau tiếp tục tìm hiểu khám phá thế giới một cách đầy đủ hơn.

Nguyễn Trọng An
Xem chi tiết
Thỏ Rubby
16 tháng 6 2021 lúc 19:56

Câu chuyện đã cho ta thấy các nhà thám hiểm là những người ham muốn khám phá thế giới xung quanh nên bất chấp hiểm nguy, họ đã dũng cảm dấn thân vào các cuộc dò tìm đầy khó khăn nguy hiểm.

Khách vãng lai đã xóa