trình bày cảm nhận của em về cái hay của câu thơ ''Đồng chí! ''trong bài thơ cùng tên của Chính Hữu
Viết đoạn văn từ 6 - 8 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật Lượm trong bài thơ cùng tên của nha thơ Tố Hữu. Có sử dụng cụm danh từ
Nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài Lượm vào năm 1949, in trong tập thơ Việt Bắc. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Lượm là bài thơ tự sự - trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chu bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Hình ảnh nhân vật Lượm xuyên suốt trong bài thơ.
Trong năm khổ thơ đầu, bằng cái nhìn trìu mến thân thương, tác giả đã miêu tả một chú bé rất đáng yêu:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca nô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
con chim chích
Nhảy trên đường vàng...
Nhắc đến Lượm, người đọc nhớ đến hai khổ thơ này, bởi đây là hai khổ thơ đầy ấn tượng về một chú bé liên lạc nhỏ nhắn, xinh xinh, nhanh nhẹn hồn nhiên, nhí nhảnh vui tươi. Những từ láy loát choắt, xinh xinh, thoăn thoát, nghênh nghềnh được dùng rất gợi hình gợi cảm, cùng với thể thơ bốn chữ và nhịp thơ nhanh, tạo âm hưởng vui tươi, nhí nhảnh rất phù hợp với một chú bé như Lượm. Một hình ảnh so sánh đẹp như con chim chích - nhảy trên đường vàng... gợi lên trước mắt chúng ta một chú bé hồn nhiên yêu đời. Thật thú vị! Nhà thơ Lê Đức Thọ cũng có bài thơ Em bé liên lạc, ông cũng hình dung em như một con chim non vui tươi ở những câu kết:
Ngày mai trên quãng đường trắng
Có em bé lại dẫn đường bên anh.
Miệng cười chân bước nhanh nhanh,
Như con chim nhỏ trên cành vui tươi.
Có lẽ không còn hình ảnh nào có thể thay thế cho được hình ảnh con chim nhỏ và chỉ có hình ảnh này mới thể hiện được vẻ đẹp trẻ thơ của chú bé liên lạc. Bao trùm lên tất cả là cái tình của nhà thơ, cái nhìn trìu mến, thân thương của tác giả đối với chú bé. Phải yêu quí Lượm lắm thì mới miêu tả Lượm hay đến như vậy!
Người đọc yêu biết bao cái cười híp mí, má đỏ bồ quân của chú, nhưng càng yêu hơn niềm vui được tham gia kháng chiến của chú bé:
Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà!
Nhà thơ miêu tả Lượm vui như con chim sổ lồng. Cái ý đi làm liên lạc thích hơn ở nhà, đúng là niềm vui của con chim sổ lồng. Đó là niềm vui chung của cả thế hệ trẻ sau Cách mạng tháng Tám, chứ không riêng gì của chú bé Lượm
Đáng yêu hơn là tiếng chào: Thôi chào đồng chí vừa tinh nghịch dí dỏm, lại vừa đứng đắn nghiêm trang, bởi em đã tham gia kháng chiến như mọi người, như chú của em vậy. Trong tiếng chào ấy ta thấy vang lên một niềm tự hào kiêu hãnh rất trẻ con, và rất đáng yêu-của Lượm.
Ấn tượng của cuộc gặp gỡ vẫn còn giữ nguyên vẹn nét đẹp đẽ, vui tươi, ấm áp trong lòng tác giả, thì bỗng nhiên có tin Lượm hy sinh. Câu thơ bốn tiếng được ngắt làm hai dòng, bị gãy đôi như một tiếng nấc:
Ra thế
Lượm ơi!
Đó là nỗi sửng sốt, xúc động đến nghẹn ngào. Và nhà thơ hình dung ngay ra cảnh tượng chú bé hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ:
Một hôm nào đó Như bao hôm nào Chú đồng chí nhỏ Bỏ thư vào bao Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo Thư để “thượng khẩn”
Sợ chi hiểm nghèo?
Để rồi lại nghẹn ngào gọi em một lần nữa:
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!
Lượm đã hy sinh anh dũng như một chiến sĩ thực thụ ở trên, nhà thơ còn gọi em bằng cháu, và ở đây khi kể lại cảnh Lượm hy sinh. Tố Hữu đã gọi chú bàng những lời xưng hô trang trọng: Chú đồng chí nhỏ và có tới hai lần gọi như thế. Việc làm của em, sự hy sinh cao đẹp của em khiến em xứng đáng được nhà thơ gọi như thế. Phải chăng đó là lòng cảm phục của một cán bộ cách mạng đối với một em thiếu nhi anh hùng.
Nhưng rồi cuối cùng, tình cảm công dân ấy lại quay về tình chú - cháu. Nhà thơ lại gọi Lượm bằng tiếng cháu thân thương khi miêu tả cái chết đẹp đẽ cua em giữa đồng lúa quê hương:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng...
Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt:
Lượm ơi còn không?
Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy sâu vào lòng người đọc. Nếu không có cái tình với Lượm thì nhà thơ làm sao lại day dứt thế được!
Câu hỏi ngân vang ấy, tưởng chừng như không có câu trả lời, nhưng chính tác giả đã trả lời bằng hai khổ thơ cuối khép lại bài thơ:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng.
Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.
Với thể thơ bốn chữ, một thể thơ dân gian truyền thống phù hợp với lối kể chuyện có nhịp kể nhanh. Với cách ngắt đôi câu thơ đột ngột, và nghệ thuật tách câu thơ thành một khổ thơ riêng rất độc đáo, kết hợp với cách sử dụng câu hỏi tu từ, câu cảm thán... Lượm thật sự là một bài thơ hay, cảm động về một tấm gương bé bỏng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Nêu cảm nghĩ của em về 7 câu thơ trong bài: "Đồng chí " của Chính Hữu
Tham khảo!
Hai câu thơ đầu cấu trúc song hành, đối xứng làm hiện lên hai “gương mặt" người chiến sĩ rất trẻ, như đang tâm sự cùng nhau. Giọng điệu tâm tình của một tình bạn thân thiết:
"Quê hương anh nước mặn, đồng chua,
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá".
Quê hương anh và làng tôi đều nghèo khổ, là nơi "nước mặn, đồng chua", là xứ sở "đất cày lên sỏi đá". Mượn tục ngữ, thành ngữ để nói về làng quê, nơi chôn nhau cắt rốn thân yêu của mình, Chính Hữu đã làm cho lời thơ bình dị, chất thơ mộc mạc, đáng yêu như tâm hồn người trai cày ra trận đánh giặc. Sự đồng cảnh, đồng cảm và hiểu nhau là cơ sở, là cái gốc làm nên tình bạn, tình đồng chí sau này.
Năm câu thơ tiếp theo nói lên một quá trình thương mến: từ "đôi người xa lạ" rồi "thành đôi tri kỉ", về sau kết thành "đồng chí". Câu thơ biến hóa, 7, 8 từ rồi rút lại, nén xuống 2 từ, cảm xúc vần thơ như dồn tụ lại, nén chặt lại. Những ngày đầu đứng dưới lá quân kì: "Anh với tôi đôi người xa lạ - Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau". Đôi bạn gắn bó với nhau bằng bao kỉ niệm đẹp:
"Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!"
"Súng bên súng" là cách nói hàm súc, hình tượng: cùng chung lí tưởng chiến đấu, "anh với tôi" cùng ra trận đánh giặc để bảo vệ đất nước quê hương, vì độc lập, tự do và sự sống còn của dân tộc. "Đầu sát bên đầu" là hình ảnh diễn tả ý hợp tâm đầu của đôi bạn tâm giao. Câu thơ "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ" là câu thơ hay và cảm động, đầy ắp kỉ niệm một thời gian khổ. Chia ngọt sẻ bùi mới "thành đôi tri kỉ". "Đôi tri kỉ" là đôi bạn rất thân, biết bạn như biết mình. Bạn chiến đấu thành tri kỉ, về sau trở thành đồng chí! Câu thơ 7, 8 từ đột ngột rút ngắn lại hai từ "đồng chí” làm diễn tả niềm tự hào xúc động ngân nga mãi trong lòng. Xúc động khi nghĩ về một tình bạn đẹp. Tự hào về mối tình đồng chí cao cả thiêng liêng, cùng chung lí tưởng chiến đấu của những người binh nhì vốn là những trai cày giàu lòng yêu nước ra trận đánh giặc. Các từ ngữ được sử dụng làm vị ngữ trong vần thơ: bên, sát, chung, thành - đã thể hiện sự gắn bó thiết tha của tình tri kỉ, tình đồng chí. Cái tấm chăn mỏng mà ấm áp tình tri kỉ, tình đồng chí ấy mãi mãi là kỉ niệm đẹp của người lính, không bao giờ có thể quên.
Tham khảo
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
Họ là những người xuất thân từ nông dân, hình ảnh đó được tác giả mô tả rất chân thực, giản dị mà đầy cao đẹp. Với giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như đang kể chuyện, giới thiệu về quê hương của anh và tôi. Họ đều là những người con của vùng quê nghèo khó, nơi “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”. Dù cuộc sống nơi quê nhà còn nhiều khó khăn, đói nghèo nhưng vì tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc mà họ sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vệ đất nước. Đó là sự đồng cảnh ngộ, là niềm đồng cảm sâu sắc giữa những người lính ngày đầu gặp mặt.
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
Mỗi người một quê hương, một miền đất khác nhau, họ là những người xa lạ của nhau nhưng họ đã về đây đứng chung hàng ngũ, có cùng lí tưởng và mục đích chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tình đồng chí đã nảy nở và bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ những gian khổ của cuộc sống chiến trường, tác giả đã sử dụng một hình ảnh rất cụ thể, giản dị và gợi cảm để nói lên tình gắn bó đó:
“Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
Hoàn cảnh chiến đấu nơi khu rừng Việt Bắc quá khắc nghiệt, đêm trong rừng rét đến thấu xương. Cái chăn quá nhỏ, loay hoay mãi cũng không đủ ấm, chính từ hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn ấy họ đã trở thành tri kỉ với nhau. Những vất vả, khắc nghiệt và nguy nan đã gắn kết họ lại với nhau, khiến cho những người đồng chí trở thành người bạn tâm giao gắn bó. Chính tác giả cũng đã từng là một người lính, nên câu thơ đã chan chứa, tràn đầy tình cảm trìu mến sâu nặng với đồng đội.
Câu thơ cuối cùng, chỉ 2 tiếng đơn giản “Đồng chí” được đặt riêng, tuy ngắn gọn nhưng ngân vang, thiêng liêng. Tình đồng chí không chỉ là chung chí hướng, cùng mục đích mà hơn hết đó là tình tri kỉ đã được đúc kết qua bao gian khổ, khó khăn. Chẳng còn sự ngăn cách giữa những người đồng chí, họ đã trở thành một khối thống nhất, đoàn kết và gắn bó.
tham khảo:
Chỉ với 7 câu thơ đầu bài Đồng chí đã cho ta thấy tình cảm thiêng liêng của những người chiến sĩ, đó là những tình cảm vô cùng đáng quý. Chi tiết mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để tích lũy thêm vốn từ, ngày càng học tốt môn Văn hơn!
Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai bài thơ: Đồng chí (Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).
Người lính trong bài Đồng chí, mang vẻ đẹp bình dị mà cao cả của anh bộ đội cụ Hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp
+ Xuất thân từ những vùng quê nghèo khó, sẵn sàng hi sinh hạnh phúc cá nhân để gia nhập quân đội
+ Là những người lính đoàn kết, chia sẻ, yêu thương đồng đội trong mọi hoàn cảnh
+ Can trường, dũng cảm trước mọi hiểm nguy
- Người lính trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Vẻ đẹp của chàng trai có tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, xem thường hiểm nguy
+ Là những người lính có tâm hồn sôi nổi, yêu đời, lạc quan
+ Ý chí chiến đấu mãnh liệt vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Bài thơ“Đồng chí”của Chính Hữu có ba câu thơ cuối:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
1. Em hãy giải thích rõ và nêu tác dụng ý nghĩa đối với văn cảnh của từ “sương muối” và từ “chờ ” trong khổ thơ trên? (2điểm)
2. Hãy ghi lại tên một tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 có thời điểm sáng tác cùng năm với bài thơ “Đồng chí”(ghi rõ tên tác giả)? (1 điểm)
3. Viết đoạn quy nạp khoảng 12 câu trình bày những cảm nhận của em về chủ đề: Ba câu kết thúc bài thơ “Đồng chí” là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ”, trong đó có sử dụng một câu rút gọn và phép thế? (gạch chân và chú thích rõ câu rút gọn và phép thế)(7 điểm)
câu1:truyện ngắn chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng có những tình huống nào?Nêu suy nghĩa của những tình huống âý
câu 2:Chép chính xác ba cau thơ cuối bài thơ đồng chí của Chính Hữu.Viết đoạn văn diễn dịch trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ ấy?
câu 1:
- Tình huống 1: Đó là cuộc gặp gỡ của hai cha con ông Sáu sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải lên đường.
- Tình huống 2: Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và lòng mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái.
=> Như vậy, nếu ở tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha, thì tình huống thứ hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc, thắm thiết của ông Sáu với con. Tình huống truyện ở đây mang đầy kịch tính chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ. Đó là những tình huống ngẫu nhiên song lại rất phổ biến, những tình huống đầy éo le mà chúng ta thường gặp trong chiến tranh. Song đặt các nhân vật của mình vào các tình huống ấy, nhà văn muốn khẳng định và ngợi ca:tình cha con thiêng liêng, sâu nặng như một giá trị nhân bản sâu sắc. Tình cảm ấy càng cao đẹp trong hoàn cảnh chiến tranh.
câu 2:
Chính Hữu là nhà thơ cả cuộc đời sáng tác gắn bó với đề tài ngươì lính. Ông sáng tác không nhiều nhưng ngưòi đọc biết đến những thi phẩm của ông với những bài thơ cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ với hình ảnh hàm súc. Bài thơ Đồng chí được sáng tác những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đc coi là 1 trong những bài thơ hay nhất về cuộc kháng chiên chống Pháp.
" Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo."
Bài thơ khép lại với hình ảnh những ng lính đứng giữa rừng hoang sương muối. Câu thơ tự do dài đã mở ra 1 không gian núi rừng rộng lớn, hoang vu, vắng vẻ. Núi rừng Việt Bắc lạnh giá, sương dày đặc trắng xóa. Khí hậu núi rừng khắc nghiệt, cái lạnh thấu da thấu thịt khi các anh chỉ có quần vá, chân không giày, khó khăn, thiếu thốn, giá rét, thiếu quần áo, đói ăn,,, biết bao nhiêu thử thách. Nhưng chính những gian nan ấy càng khiến cho tình cảm của họ thêm gắn bó, khiến cho tình người, tình đồng đội của họ càng ấm áp hơn. Họ đứng bên nhau như truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội. Tình cảm ấy như xua bớt cái lạnh lẽo của sương muối.
" Đứng cạnh bên nhau chơ giặc tới"
Giờ phút trước trận chiến đấu, rất căng thẳng, họ sắp bước vào cuộc chiến đấu, ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Những giây phút ấy có đồng đội ở bên cạnh quả thật là sự động viên, 1 nguồn tiếp sức, giúp họ vững tâm và bình thản hơn.
Người lính đứng gác nòng súng hướng lên trời cao, nhìn lên như trăng treo đầu súng. Một hình ảnh khôg thực trong đời sống nhưng rất thực trong cảm giác của con ng. Ánh trăng như soi sáng cả khi rừng, đầu súng trăng treo. Ngươì lính trong những phút giây thanh thản hiếm hoi, họ bình thản ngắm vầng trăng cao. Chính sức mạnh của tình đồng đội đã đem lại sự bình yên trong tâm hồn. Họ ngắm trăng, cảm nhận vẻ đẹp của trăng trog hoàn cảnh áo rách quần áo. Sự hòa quyện giữa chất chiến sĩ và nghệ sĩ. Súng là biểu tượng cho chiến tranh, trăng là biểu tượng hòa bình. Cây súng ấy bảo vệ cho vầng trăng hòa bình. Cuộc chiến đấu của ngày hôm nay là để cho ánh trăng hòa bình ngày mai mãi tỏa sáng trên quê hương của n~ ng lính. Súng còn là hiện thực, trăng là lãng mạn. Súng và trăng cũng là một cặp đồng chí. Cặp đồng chí này soi tỏ cho cặp đồng chí kia.Bài thơ khép lại trong hình ảnh giản dị mà vô cùng đẹp. Có lẽ bởi thế, câu thơ cuối cùng đã đc chọn làm nhan đề cho cả tập thơ.
Đề bài : viết 1 đoạn văn từ 4 - 6 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật Lượm trong bài thơ cùng tên của nhà thơTố Hữu. Trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn ko có từ là . Gạch chân và chỉ ra tác dụng của câu trần thuật đơn đó.
Lượm là một chú bé liên lạc hồn nhiên, vô tư, nhí nhảnh, yệu đời và có lòng yêu nước sâu sắc. Tuy còn nhỏ nhưng lượm rất gan dạ,dũng cảm như 1 chiến binh thực sự. Lượm luôn hoàn thành xuất xắc nhiệm vụ của mình. Em rất khâm phục. Lượm đã hy sinh anh dũng nhưng hình ảnh Lượm vẫn sống mãi trong lòng chúng ta. Lượm xứng đáng là tấm gương sáng cho em và cho mọi thế hệ người Việt học tập và noi theo.
Câu trần thuật đơn: câu đầu tiên e nhé!
Lượm là một chú bé liên lạc nhỏ tuổi.Dáng người chú bé nhỏ nhắn nhưng Lượm rất nhanh nhẹn .Cái chân thoăn thoắt trên đường đạn lửa để chuyển thư liên lạc.Bộ trang phục là bộ quần áo của những người đi liên lạc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Cái xắc xinh xinh luôn đeo bên mình. Cái đầu nghênh nghênh đội chiếc mũ trắng tinh khôi. Chú bé luôn yêu đời, luôn huýt sáo, luôn đáng yêu và tinh nghịch. Lời nói giản dị, chân thật. Chú bé đã hi sinh trên đường đi liên lạc. Nhưng hình ảnh Lượm sẽ vẫn còn mãi trong lòng mọi người, còn mãi với quê hương, đất nước.
TK#
Ngày chiến tranh chống giặc Pháp bắt đầu, Lượm vào Huế và tình cờ gặp được người chú của mình. Tuy chỉ mới mười. mười một tuổi nhưng cậu đã xin được theo các chú bộ đội đi làm nhiệm vụ liên lạc và đã được các chú đồng ý. Lượm có vóc người nhỏ nhắn gầy gò nhưng lại dẻo dai, linh hoạt. Nhiệm vụ đi liên lạc là 1 nhiệm vụ nguy hiểm nhưng Lượm lúc nào cũng giữ được vẻ hồn nhiên yêu đời. Lượm mặc bộ đồ đội viên đã sờn cũ, bám bẩn bao nhiêu là khói bom, bụi đường.
Chiếc túi xắc Lượm đeo trên vai lúc nào cũng phồng lên vì đựng nhiều giấy tờ thư từ quan trọng. Chiếc mũ ca-lô được Lượm đội lệch sang một bên trông rất đáng yêu nhưng đồng thời cũng tôn thêm vẻ chững chạc cho cậu. Làn da của Lượm ngăm đen bởi những ngày chạy giữa trời nắng, vượt qua bao nhiêu mặt trận khói đạn mịt mù để giao những bức thư quan trọng cho đồng chí ta. Bởi thế, mái tóc đen của Lượm giờ đây cũng cháy vàng đi. Lượm có đôi mắt to, đen láy với ánh nhìn hồn nhiên, trong sáng nhưng cũng không kém phần thẳng thắn, chững chạc. Mỗi khi cười, đôi mắt ấy híp lại làm vẻ lạc quan, yêu đời của Lượm càng hiện thêm rõ. Lượm có đôi má gầy gò, lại đỏ lên như trái bồ quân mỗi khi cậu cười. Nụ cười của Lượm rất tươi khoe ra hàm răng đã bị súng, bị sâu vài chỗ. Và hình như lúc nào nụ cười đó cũng hiện diện trên môi Lượm.
Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai bài thơ: Đồng chí( Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính( Phạm Tiến Duật)
Giúp tui nhoa!!!!!!!!
Từ buổi đầu dựng nước đến nay, dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Trong đó phải kể đến hai cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ vô cùng gian khổ. Cứ mỗi lúc đất nước gặp hiểm nguy, thanh niên Việt Nam lại nô nức lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc. Và họ đã trở thành những biểu tượng người lính dũng cảm, kiên cường được khắc hoạ chân thực trong hai tác phẩm Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
Ở hai thời kì khác nhau, dưới hai ngòi bút khác nhau, những người lính cách mạng trong hai bài thơ đều mang trong mình phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, anh dũng, gan dạ và lòng yêu Tổ quốc sâu nặng. Họ là những người cùng chung lí tưởng, cách mạng cao đẹp là nguyện phấn đấu, hi sinh vì Tồ quốc, vì độc lập tự do của dân tộc. Đặc biệt, sau hơn hai mươi năm từ khi Đồng chí được ra đời thì lớp đàn con, đàn cháu của những người lính thời chống Pháp từng súng bên súng, đầu sát bên đầu hay thương nhau tay nắm lấy bàn tay vẫn giữ trong mình truyền thống, tình đồng đội thiêng liêng, cao cả. Từ trong mưa bom, bão đạn của chiến tranh, những chiếc xe không kính lại hội tụ về đây họp thành tiểu đội xe không kính:
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua của kính vỡ rồi.
Từ những cái bắt tay ấy, họ trao cho nhau cả niềm tin, hi vọng và sức mạnh. Nhưng, điểm khác ở họ là ý thức giác ngộ cách mạng. Những năm đầu chống Pháp, chính quyền ta vừa thành lập còn non trẻ nên về nhận thức chiến tranh của những người lính còn đơn giản, chưa sâu sắc như thời chống Pháp.
Và nếu như trong Đồng chí thì trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính những chiến sĩ lái xe phải tắm trong mưa bom, bão đạn, phải chịu sự dày vò của thời tiết trên tuyến đường Trường Sơn hiểm trở: Bụi phun tóc trắng như người già, Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời. Nhưng họ vẫn bất chấp, hiên ngang để vượt qua tất cả, họ vẫn thật lạc quan, yêu đời, và tinh nghịch, vẫn giữ trong mình một phong cách rất lính. Và gia đình của họ là ở nơi chiến hào, với đồng đội thân yêu, chứ không phải là ở hậu phương, nơi có mẹ già, vợ dại, con thơ như những chiến sĩ trong tác phẩm Đồng chí.
Vậy là dù có ở đâu, trong thời điểm nào ta vẫn cảm thấy sự anh dũng đáng khâm phục, bất chấp khó khăn gian khổ của chiến tranh. Chính Hữu và Phạm Tiến Duật đã hoá thân vào các chiến sĩ Việt Nam để khắc hoạ thật sinh động hình ảnh của họ, để lại cho đời những bức chân dung tuyệt đẹp.
Học tốt.
E nêu 1 vài ý đc ko ak?
* Đồng chí:
- Bình dị , cao cả
- Xuất thân từ nông dân
- Nặng lòng gắn bó với làng quê thân yêu
- Cùng trải qua những gian lao, thiếu thốn
- Có tình đồng chí, đồng đội sâu sắc xuất phát từ tình yêu nước
* Bài thơ tiểu đội xe không kính:
- Tư thế: hiên ngang, ung dung
- Tầm nhìn: phóng khoáng, mở rộng
- Bất chấp khó khăn, nguy hiểm, luôn dũng cảm và kiên cường
- Có tâm hồn trẻ trung, sôi nổi, lãng mạn, yêu đời:
(+) Vẫn tạo ra được thú vui khi lái xe không kính
(+) Tếu táo, vui tính
(+) Lạc quan, yêu đời
=> Hiện lên với tình đồng đội chân thành, thắm thiết. Hiện lên với ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam.
(Đây chỉ là 1 vài ý nhỏ thôi ak, có j sai mong mọi người bỏ qua)
Viết đoạn văn (10 - 15 câu) trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ cuối của bài thơ “Ngắm trăng” – Hồ Chí Minh.
Câu 1. Trong bài thơ “Quê hương”
Bằng một đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu, hãy trình bày cảm nhận của em về cái hay trong nghệ thuật, nội dung của đoạn thơ trên, gạch chân và chú thích rõ một câu cảm thántrong đoạn văn.
Câu 2. Vì sao câu thơ thứba của khổthơ trên lại được đặt trong dấu ngoặc kép ?
Có một câu chuyện kể về du học sinh ở Pháp, rằng cô học rất giỏi, tốt nghiệp xuất sắc một trường đại học danh giá. Cô tràn đầy tự tin đến các công ty lớn để xin việc. Nhưng lạ thay, họ hào hứng chào đón cô rồi sau đó lại chối từ. Mãi cô mới biết được lí do họ từ chối là vì qua thẻtín dụng, họbiết cô bị phạt ba lần trốn vé tàu điện. Cô bị phạt ba lần tức cô phải gian lận rất nhiều lần. Phía tuyển dụng cho rằng cô không xứng đáng được tin tưởng. Cô chua xót nhận ra bài học: Đạo đức có thểbù đắp cho sựthiếu hụt vềtrí tuệnhưng trí tuệ mãi mãi không thểbù đắp cho sựthiếu hụt vềđạo đức. Thật tiếc cho cô gái! Vì thiếu tựtrọng, thiếu trung thực, không kiềm chế được bản thân mà làm điều gian dối. Việc tưởng nhỏnhưng cô đã đánh mất cơ hội lớn của cuộc đời.
Câu chuyện trên cho em suy nghĩ gì về:
1.Lòng trung thực
2. Lòng tựtrọng
3. Ý chí, nghịlực
Em hãy viết một bài văn nghị luận bàn về một trong ba vấn đề trên.