Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Minh Quân
Xem chi tiết
phạm quang lộc
18 tháng 1 2022 lúc 20:33

Gia đình em gồm ba người. Đó là bố mẹ em và em. Bố em năm nay ba mươi hai tuổi. Bố làm nghề thợ mộc. Bố làm mộc rất khéo và giỏi. Mẹ em gần ba mươi tuổi. Mẹ bán hàng tại nhà. Mẹ nấu thức ăn rất ngon. Em là học sinh lớp 2 Trường Tiểu học Kiền Bái. Em thấy gia đình em thật hạnh phúc và tràn ngập tiếng cười. Em rất yêu gia đình em.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Quỳnh Anh
18 tháng 1 2022 lúc 20:34

ko biết mô hahaha

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Tiến  Lộc
18 tháng 1 2022 lúc 21:04

Gia đình em có 5 người đó là bố, mẹ, anh trai, em gái và em. Bố em năm nay 35 tuổi, mẹ em 30 tuổi, bố mẹ em đều là nông dân. Công việc đồng áng rất vất vả. Bố mẹ phải đi ra đồng từ rất sớm. Đến khi về đầy mồ hôi và bùn đất. Mỗi khi bố mẹ đi làm đồng về em thường rót nước cho bố mẹ uống. Bố mẹ khen em ngoan em rất vui. Anh trai em 13 tuổi. Anh rất cao lớn, anh có thể giúp bố mẹ nhiều việc nặng hơn. Anh em là học sinh giỏi của lớp, anh còn đá bóng rất giỏi nữa. Em rất tự hào mỗi khi kể về anh cho các bạn. Em năm nay 8 tuổi, học lớp 3C trường Tiểu học Hà Thanh. Ở nhà em thường giúp mẹ quét nhà, nhặt rau, phơi lúa và trông em. Em gái em mới tròn 3 tuổi. Đó là một cô bé rất dễ thương. Cả nhà em đề rất yêu bé và cùng nhau chăm sóc bé. Mặc dù vất vả nhưng gia đình em luôn sẻ chia, chăm sóc nhau. Em rất quý trọng gia đình em.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyen Ngoc Diem Quynh
Xem chi tiết
Mai Anh
27 tháng 11 2017 lúc 19:35

“Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” là mong đợi của nhiều người trong thời hội nhập này bởi trong đời sống gia đình, bữa cơm là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó gắn kết các thành viên, tạo tình cảm yêu thương gắn bó.Bữa cơm gia đình không chỉ cung cấp năng lượng vật chất cần thiết cho sự sinh tồn của các thành viên, bồi dưỡng sức khoẻ mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần tâm lý, tình cảm sâu sắc. Đó là những hạnh phúc đơn sơ, mộc mạc nhưng vô cùng ấm áp và đáng quý. Đó cũng là viên gạch hồng xây dựng nên mái ấm gia đình.

Sooya
27 tháng 11 2017 lúc 19:35

Tôi là một đứa đi học xa nhà từ bé nên tôi thường không ăn cơm trưa ở nhà mà chỉ chỉ đến buổi tối tôi mới có dịp quây quần bên gia đình . Đối với tôi những giây phút bên gia đình luôn làm cho tôi cảm thấy được gần gũi hơn với tất cả mọi người trong nhà và bữa ăn tối là những dịp tốt để mọi người trong gia đình có thể vui vẻ bên nhau.
Hôm nay tôi không phải đi học nên buổi chiều tôi và mẹ đã cùng nhau chuẩn bị mâm cơm cho cả gia đình. Hôm nay đặc biệt hơn mọi ngày vì chị tôi và anh rể sẽ cùng xuống ăn tối với gia đình. Điều này càng làm tôi phấn trấn thêm vì đã lâu rồi chị tôi không xuống, tôi nhớ chị lắm nhớ cả thằng cháu trai kháu khỉnh của tôi nữa. Vì chị xuống nên hôm nay mẹ tôi bảo bố tôi đi bắt một con gà cho hai mẹ con làm thịt. Khoảng sáu giờ tối là mâm cơm đã được tươm tất và chỉ đợi mọi người về. Bố tôi hôm nay cũng nghỉ làm sớm hơn mọi ngày và xuống bếp chặt gà giúp mẹ. Một lúc sau thì anh chị tôi cũng xuống tới nơi. Khi tôi và mẹ chuẩn bị sắp cơm thì thằng cháu trai của tôi nhanh nhẹn dọn chiếu ra . Dáng vẻ của nó sao mà đáng yêu đến thế. Một lúc sau thì mâm cơm cúng được dọn ra.

Thắng  Hoàng
27 tháng 11 2017 lúc 19:35

Tôi là một đứa đi học xa nhà từ bé nên tôi thường không ăn cơm trưa ở nhà mà chỉ chỉ đến buổi tối tôi mới có dịp quây quần bên gia đình . Đối với tôi những giây phút bên gia đình luôn làm cho tôi cảm thấy được gần gũi hơn với tất cả mọi người trong nhà và bữa ăn tối là những dịp tốt để mọi người trong gia đình có thể vui vẻ bên nhau.
Hôm nay tôi không phải đi học nên buổi chiều tôi và mẹ đã cùng nhau chuẩn bị mâm cơm cho cả gia đình. Hôm nay đặc biệt hơn mọi ngày vì chị tôi và anh rể sẽ cùng xuống ăn tối với gia đình. Điều này càng làm tôi phấn trấn thêm vì đã lâu rồi chị tôi không xuống, tôi nhớ chị lắm nhớ cả thằng cháu trai kháu khỉnh của tôi nữa. Vì chị xuống nên hôm nay mẹ tôi bảo bố tôi đi bắt một con gà cho hai mẹ con làm thịt. Khoảng sáu giờ tối là mâm cơm đã được tươm tất và chỉ đợi mọi người về. Bố tôi hôm nay cũng nghỉ làm sớm hơn mọi ngày và xuống bếp chặt gà giúp mẹ. Một lúc sau thì anh chị tôi cũng xuống tới nơi. Khi tôi và mẹ chuẩn bị sắp cơm thì thằng cháu trai của tôi nhanh nhẹn dọn chiếu ra . Dáng vẻ của nó sao mà đáng yêu đến thế. Một lúc sau thì mâm cơm cúng được dọn ra.

Nguyễn Mai Chi
Xem chi tiết
nguyen le duy ngoc
10 tháng 1 2017 lúc 19:47

 Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các bài toán hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

Long Nguyen
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
10 tháng 8 2016 lúc 17:13

Ai về tôi gửi buồng cau

Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.

Ai về tôi gửi đôi giày,

Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi.

Anh em cốt nhục đồng bào

Kẻ sau người trước phải hầu cho vui.

Lo là ăn thịt ăn xôi

Quý hồ ở nết tới lui bằng lòng.

Anh em ăn ở thuận hòa

Chớ điều chếch lệch người ta chê cười.

Anh em hiền thậm là hiền

Đừng một đồng tiền mà đấm đá nhau.

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận , hai thân vui vầy

Anh em trai ở với nhau mãn đại

Chị em gái ở với nhau một thời

Dù ai nói ngược nói xuôi

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

Trịnh Thị Thúy Vân
10 tháng 8 2016 lúc 18:52

- Ân cha lành cao như núi Thái,

Đức mẹ hiền sâu tựa biển khơi,

Dù cho dâng trọn một đời,

Cũng không trả hết ân người sinh ta.

- Có cha có mẹ thì hơn

Không cha không mẹ như đàn đứt dây

Còn cha gót đỏ như son,

Đến khi cha mất gót con đen sì.

- Con có cha như nhà có nóc

Con không cha như nòng nọc đứt đuôi.

- Con ho lòng mẹ tan tành,

Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi.

- Công cha nghĩa mẹ cao dày

Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ

Nuôi con khó nhọc đến giờ

Trưởng thành con phải biết thờ hai thân

Thức khuya dậy sớm chuyên cần

Quạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con.

Xubiano Le
11 tháng 8 2016 lúc 21:01

Chồng em áo rách em thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người

Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ, trăm đường con hư.

Chàng ơi phụ thiếp làm chi

Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng.

Chim quyên ăn trái nhãn lồng

Lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi.

Chồng giận thì vợ làm lành

Miệng cười hớn hở rằng anh giận gì

Chồng giận thì vợ làm lành

Cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê.

Hà Trúc Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Đăng Nhân
7 tháng 7 2023 lúc 16:09

Tôi luôn có tình cảm sâu sắc và tri ân với gia đình của mình. Họ là nguồn động viên và niềm tự hào lớn nhất trong cuộc sống của tôi. Tôi cũng trân trọng và yêu quý thầy cô giáo, những người đã dành thời gian và kiến thức để hướng dẫn tôi trở thành người trưởng thành. Bạn bè của tôi là những người hỗ trợ, chia sẻ niềm vui và khó khăn trong cuộc sống. Tôi biết ơn tình cảm mà tôi được nhận và sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng những mối quan hệ quý giá này.

Đỗ Tuệ Lâm
7 tháng 7 2023 lúc 21:37

Những người may mắn nhất trên đời với em là khi họ có một gia đình dù hoàn chỉnh hay không. Mẹ cho em một cảm giác được yêu thương, trân trọng, nuông chiều và nhiều lúc là sự quan tâm về tương lai của em mà rầy mắng đủ điều. Ba cho em cảm giác được bảo vệ và an toàn. Em trai cho em cảm giác mệt mỏi của người làm chị. Mỗi khi ba mẹ em đi làm thì lập tức nó sẽ biến thành một thứ gì đó rất phiền hà, nhưng khi có ai bắt nạt em ấy thì em lại muốn bảo vệ hết mực cho nó. Có lẽ đó là tình yêu thương mà chỉ máu mủ ruột rà mới có. Để có thể chia sẻ hết tình cảm, em xin bày tỏ rằng Người phụ nữ xinh đẹp nhất trong mắt em là mẹ, luôn luôn chăm lo từng cái ăn miếng mặc cho em. Hi sinh thanh xuân đẹp đẽ của mình khi mới 22 tuổi, sinh thành em và nuôi nấng, mẹ kể lại lúc đó vất vả mệt mỏi lắm!. Em càng thương mẹ nhiều hơn; còn ba rất khó khăn nhưng lúc nào cũng quan tâm em từng cái nhỏ nhặt đơn giản nhất. Tất cả làm cho em có một cảm nhận: Gia đình mình thật hạnh phúc!

TLam

Nguyễn Nguyên Ngọc Nhi
7 tháng 7 2023 lúc 16:13

Như bạn biết đây, trên đời này không có tình cảm nào thiêng liêng, cao quý và đáng trân trongj như tình cảm gia đình cả. Ai cũng phải có gia đình, gia đình là nơi nương tựa cho chúng ta, khi ta cần. Khi ốm đau, bệnh tật, gặp những chuyện không hay thì gia đình là nơi nương tựa vững chắc cho chúng ta. Người thân trong gia đình là một phần rất quan trọng trong cuộc sống ta. Với ta, tình cảm gia đình là điều bình thường, hiển nhiên? Nếu một ngày nó không còn tồn tại thì liệu ta có cảm thấy cô đơn không? Họ là nơi mà chúng ta về khi gặp rắc rối, cho những lời khuyên chân thật, bổ ích nhất để ta giải quyết vấn đề. Vì vậy, đối với tôi, tình cảm mà tôi trân trọng nhất đó là tình cảm gia đình.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 8 2018 lúc 9:44

Bài làm:

    Gia đình em có bốn người. Bố em làm bác sĩ thú y. Mẹ em làm kế toán cho công ty. Chị Hân đang học lớp 7 tại trường chuyên Lê Quý Đôn. Còn em học lớp Hai - Trường Tiểu học Kim Đồng. Mọi người trong gia đình em rất yêu thương nhau. Em mong gia đình mình luôn ngập tràn tiếng cười và hạnh phúc.

ROBFREE DUTY
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Hải
14 tháng 3 2021 lúc 15:27

a) Câu nói của linh là hoàn toàn không đúng, vì nếu có nhiều tiền mà gia đình bất hoà thì cũng không đáng để hãnh diện. Gia đình tuy bình thường mà giàu tính thương mới là đáng quý

b) Nếu là Nam, em sẽ giải thích cho bạn nghe và khuyên bạn không nên kiêu căng vi gia đình mình giàu

Hồ Triệu Đô
Xem chi tiết

Bài làm

Với người Việt Nam, từ già tới trẻ, dù đi làm ăn xa mấy cũng cố gắng về sum họp với gia đình mấy ngày Tết. Và đêm giao thừa là một trong những giờ phút quan trọng mà mỗi thành viên trong gia đình mong chờ. Cũng chính bởi lý do đó, trước giao thừa, mọi người thường chuẩn bị đón Tết rất kỹ để có được một cái Tết thật vui vẻ và đầm ấm. Khoảng 20 tháng chạp, các gia đình đã đi xem đào, quất, nhà nào cũng rất cẩn thận để chọn cho được một cây đào, một cây quất thật đẹp, có nhiều lộc hay một bình hoa thuỷ tiên mang về nhà chơi mấy ngày Tết. Điều quan trọng nhất đối với mỗi gia đình là phải có một mâm cỗ cúng đêm giao thừa thật đầy đủ để tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Và bánh chưng là một thứ không thể thiếu trong mâm cỗ cúng. Bởi thế ngay từ 23 tháng Chạp, nhiều nhà đã chuẩn bị mua lá dong, lạt về gói bánh chưng. Và tới khoảng 25, 26 Tết bắt đầu tiến hành gói bánh. Cảm xúc được cùng cả nhà chuẩn bị gói bánh chưng đối với mỗi người cũng thật khác nhau, có người nhớ cảm giác khi còn nhỏ được tự gói riêng cho mình một cái bánh chưng bé, có người lại nhớ cảm giác được cùng cả nhà quây quần bên nồi bánh, chờ tới khi bánh chín, vớt ra, nhìn những chiếc bánh vuông vức với màu xanh mướt của lá thật thú vị … Có nhà ngoài nấu bánh chưng, vẫn quen nếp xưa: mua thịt lợn về gói giò. Và trong mâm cỗ cúng trời đất ngoài gà (nhà ai không cúng gà thì thay bằng chân giò lợn), rượu, bánh chưng, xôi gấc, còn có gạo, muối. Trên bàn thờ tổ tiên thường có mâm ngũ quả. Chiều 30 Tết cả nhà thường quây quần bên nhau ăn bữa cơm tất niên. Đây là một phong tục tốt đẹp từ xưa đến nay của người Việt. Các thành viên trong nhà, dù đi làm xa cũng cố gắng có mặt trong bữa cơm tất niên bởi đây là thời gian mọi thành viên trong gia đình được quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong một năm. Cũng bởi thế mà có người đã từng chia sẻ cảm xúc về bữa cơm tất niên như thế này: “Tết đến, được trở về ngôi nhà thân yêu, cùng ăn bữa cơm chiều 30 với cả nhà, tôi cảm thấy sung sướng vô bờ… sung sướng nào hơn được sống giữa tình thương yêu, đùm bọc của những người mà mình hằng yêu quí”. Quả thực người Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa nên khoảnh khắc trước và sau giao thừa đối với mỗi người thật quan trọng và khó quên. Bữa cơm tất niên còn là thời gian tất cả mỗi thành viên trong gia đình ngồi ôn lại những gì đã và chưa làm được trong một năm. Những điều tốt sẽ được tiếp tục phát huy, còn những điều chưa tốt sẽ đựợc khắc phục trong năm tới. Tới khoảng 10 giờ tối, mâm cỗ cúng bắt đầu được sửa soạn để đúng đến thời khắc 12 giờ đêm, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, một thành viên trong gia đình, thường là đàn ông – người trụ cột của gia đình sẽ thắp hương cúng tổ tiên, trời đất cầu xin ông bà tổ tiên phù hộ cho cả gia đình một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc, con cái trong nhà học hành giỏi giang, nghe lời ông bà cha mẹ. Chờ cho tới khi hết hương cũng là lúc những giây phút đầu tiên của năm mới tới, cả nhà cùng nâng chén rượu, dù có ai không uống được rượu nhưng cũng cố gắng nhấp môi để cùng chúc các thành viên trong gia đình một năm mới tràng đầy hạnh phúc và may mắn. Một nét đẹp nữa của người Việt sau thời khắc giao thừa là cả nhà cùng quây quần bên nhau để nghe lời chúc Tết của Chủ tịch nước. Thông thường nhà nào có ba thế hệ cùng chung sống thì con cháu thường chúc ông bà sống lâu trăm tuổi. Ông bà, cha mẹ lì xì cho các con, các cháu, mong các con hay ăn chống lớn và sống có ích cho xã hội. Thời xưa, trẻ con thường được lì xì bằng tiền màu đỏ cho may mắn. Thời nay, người lớn thường để tiền lì xì cho trẻ con vào những phong bao màu đỏ in nhiều hình rất ngộ nghĩnh. Người Việt có thói quen lên chùa xin lộc, cầu may sau những khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Những cành lộc khi đêm về thường được cho vào lọ cắm để trên bàn thờ, mong cho mọi may mắn sẽ tới với gia đình trong một năm. Bên cạnh đó mọi người còn có tục lệ xin chữ của ông đồ về treo trong nhà, thường mọi người thường hay xin chữ: Phúc , Lộc , Thọ… mong cho may mắn sẽ tới với gia đình trong năm mới. Những người hàng xóm thường qua nhà nhau chúc Tết ngay sau giao thừa, mọi người cùng chúc nhau đón một năm mới với tất cả sự may mắn và hạnh phúc. Xưa, khi Tết đến nhà nhà được đốt pháo, giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua tiếng pháo nổ đì đùng, thời nay giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua những chùm pháo hoa sáng trên bầu trời với đủ màu sắc. Với những người ngoại quốc, được đón Tết ở Việt Nam là cả một niềm hạnh phúc và thú vị, đặc biệt hơn khi họ đón giao thừa, được cảm nhận hương vị ấm cúng của Tết Việt. Bởi không phải ở đâu giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới lại được đón nhận trong không khí ấm áp và nồng nhiệt như ở Việt Nam. Có những người ngoại quốc dù chỉ đón giao thừa một lần ở Việt Nam thì cảm xúc đêm giao thừa dường như vẫn còn nguyên vẹn trong họ: đầm ấm và hạnh phúc khó tả.

# Chúc bạn học tốt #

Ú
11 tháng 2 2019 lúc 21:45

Khi những nụ hoa đào chớm nở và vườn quất nặng trĩu qủa cũng là lúc báo hiệu một mùa xuân tới. Xuân về, trăm hoa khoe sắc, cảnh vật, con người dường như cũng hoà vào sức xuân, tất cả đều bừng lên một sức sống mãnh liệt. Và thời khắc giao thừa – tiễn một năm cũ, đón chào một năm mới bao giờ cũng đem lại cho mỗi người những cảm xúc thật khó tả.

Với người Việt Nam, từ già tới trẻ, dù đi làm ăn xa mấy cũng cố gắng về sum họp với gia đình mấy ngày

Tết. Và đêm giao thừa là một trong những giờ phút quan trọng mà mỗi thành viên trong gia đình mong chờ. Cũng chính bởi lý do đó, trước giao thừa, mọi người thường chuẩn bị đón Tết rất kỹ để có được một cái Tết thật vui vẻ và đầm ấm.

Khoảng 20 tháng chạp, các gia đình đã đi xem đào, quất, nhà nào cũng rất cẩn thận để chọn cho được một cây đào, một cây quất thật đẹp, có nhiều lộc hay một bình hoa thuỷ tiên mang về nhà chơi mấy ngày Tết.

Điều quan trọng nhất đối với mỗi gia đình là phải có một mâm cỗ cúng đêm giao thừa thật đầy đủ để tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Và bánh chưng là một thứ không thể thiếu trong mâm cỗ cúng.

Bởi thế ngay từ 23 tháng Chạp, nhiều nhà đã chuẩn bị mua lá dong, lạt về gói bánh chưng. Và tới khoảng 25, 26 Tết bắt đầu tiến hành gói bánh. Cảm xúc được cùng cả nhà chuẩn bị gói bánh chưng đối với mỗi người cũng thật khác nhau, có người nhớ cảm giác khi còn nhỏ được tự gói riêng cho mình một cái bánh chưng bé, có người lại nhớ cảm giác được cùng cả nhà quây quần bên nồi bánh, chờ tới khi bánh chín, vớt ra, nhìn những chiếc bánh vuông vức với màu xanh mướt của lá thật thú vị … Có nhà ngoài nấu bánh chưng, vẫn quen nếp xưa: mua thịt lợn về gói giò. Và trong mâm cỗ cúng trời đất ngoài gà (nhà ai không cúng gà thì thay bằng chân giò lợn), rượu, bánh chưng, xôi gấc, còn có gạo, muối.

Trên bàn thờ tổ tiên thường có mâm ngũ quả. Chiều 30 Tết cả nhà thường quây quần bên nhau ăn bữa cơm tất niên. Đây là một phong tục tốt đẹp từ xưa đến nay của người Việt.

Các thành viên trong nhà, dù đi làm xa cũng cố gắng có mặt trong bữa cơm tất niên bởi đây là thời gian mọi thành viên trong gia đình được quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong một năm. Cũng bởi thế mà có người đã từng chia sẻ cảm xúc về bữa cơm tất niên như thế này: “Tết đến, được trở về ngôi nhà thân yêu, cùng ăn bữa cơm chiều 30 với cả nhà, tôi cảm thấy sung sướng vô bờ… sung sướng nào hơn được sống giữa tình thương yêu, đùm bọc của những người mà mình hằng yêu quí”.

Quả thực người Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa nên khoảnh khắc trước và sau giao thừa đối với mỗi người thật quan trọng và khó quên. Bữa cơm tất niên còn là thời gian tất cả mỗi thành viên trong gia đình ngồi ôn lại những gì đã và chưa làm được trong một năm. Những điều tốt sẽ được tiếp tục phát huy, còn những điều chưa tốt sẽ đựợc khắc phục trong năm tới.

Tới khoảng 10 giờ tối, mâm cỗ cúng bắt đầu được sửa soạn để đúng đến thời khắc 12 giờ đêm, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, một thành viên trong gia đình, thường là đàn ông – người trụ cột của gia đình sẽ thắp hương cúng tổ tiên, trời đất cầu xin ông bà tổ tiên phù hộ cho cả gia đình một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc, con cái trong nhà học hành giỏi giang, nghe lời ông bà cha mẹ. Chờ cho tới khi hết hương cũng là lúc những giây phút đầu tiên của năm mới tới, cả nhà cùng nâng chén rượu, dù có ai không uống được rượu nhưng cũng cố gắng nhấp môi để cùng chúc các thành viên trong gia đình một năm mới tràng đầy hạnh phúc và may mắn.

Một nét đẹp nữa của người Việt sau thời khắc giao thừa là cả nhà cùng quây quần bên nhau để nghe lời chúc Tết của Chủ tịch nước.

Thông thường nhà nào có ba thế hệ cùng chung sống thì con cháu thường chúc ông bà sống lâu trăm tuổi.

Ông bà, cha mẹ lì xì cho các con, các cháu, mong các con hay ăn chống lớn và sống có ích cho xã hội.

Thời xưa, trẻ con thường được lì xì bằng tiền màu đỏ cho may mắn. Thời nay, người lớn thường để tiền lì xì cho trẻ con vào những phong bao màu đỏ in nhiều hình rất ngộ nghĩnh.

Người Việt có thói quen lên chùa xin lộc, cầu may sau những khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Những cành lộc khi đêm về thường được cho vào lọ cắm để trên bàn thờ, mong cho mọi may mắn sẽ tới với gia đình trong một năm. Bên cạnh đó mọi người còn có tục lệ xin chữ của ông đồ về treo trong nhà, thường mọi người thường hay xin chữ: Phúc , Lộc , Thọ… mong cho may mắn sẽ tới với gia đình trong năm mới.

Những người hàng xóm thường qua nhà nhau chúc Tết ngay sau giao thừa, mọi người cùng chúc nhau đón một năm mới với tất cả sự may mắn và hạnh phúc. Xưa, khi Tết đến nhà nhà được đốt pháo, giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua tiếng pháo nổ đì đùng, thời nay giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua những chùm pháo hoa sáng trên bầu trời với đủ màu sắc. Với những người ngoại quốc, được đón Tết ở Việt Nam là cả một niềm hạnh phúc và thú vị, đặc biệt hơn khi họ đón giao thừa, được cảm nhận hương vị ấm cúng của Tết Việt.

 

Bởi không phải ở đâu giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới lại được đón nhận trong không khí ấm áp và nồng nhiệt như ở Việt Nam. Có những người ngoại quốc dù chỉ đón giao thừa một lần ở Việt Nam thì cảm xúc đêm giao thừa dường như vẫn còn nguyên vẹn trong họ: đầm ấm và hạnh phúc khó tả.

Dù là ai, làm gì, ở đâu, vào khoảnh khắc giao thừa, mọi người cũng mong được có mặt ở nhà để được cùng nâng chén rượu chúc sức khoẻ ông bà, cha mẹ, được nhận từ ông bà cha mẹ tiền lì xì đầu năm cùng lời chúc mừng năm mới – một năm tràng đầy hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.

Lê Văn Nam
Xem chi tiết
nthv_.
1 tháng 10 2021 lúc 16:48

Tham khảo:

Khi tìm hiểu về ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố, ta thấy Tức nước vỡ bờ một nhan đề có sức gợi hình cao, nhan đề do chính tác giả đặt tên đã bao quát toàn bộ nội dung của đoạn trích. Giải thích nhan đề tức nước vỡ bờ ta thấy, nhan đề này được tác giả dùng chính thành ngữ của người Việt để nói lên ở đâu có áp bức ở đó có sự đấu tranh, chống cự. Đối tượng nghèo đói, khổ cực nhiều nhất trước Cách mạng tháng 8 chính là người nông dân. Và đối tượng bị áp bức và bóc lột cũng là người nông dân. Đây cũng là những con người hiền lành chất phác, lương thiện chăm chỉ nhưng nếu bị áp bức quá đến mức đường cùng giữa sự sống và cái chết thì họ sẽ vùng dậy, đánh bại mọi thế lực áp bức.