Những câu hỏi liên quan
Đặng Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Linh Phương
2 tháng 9 2016 lúc 14:37

      Tớ thấy bài này hay bạn tham khảo nhé!

Tích góp được nhiều của cải chưa hẳn sẽ mang tới cho con người hạnh phúc. Mưa nhiều chưa chắc mùa màng sẽ bội thu. Bồi bổ nhiều chất dinh dưỡng chưa chắc làm cho cơ thể cường tráng. Học hành thật cao chưa chắc được xếp vào những người có trí thức. Ngược lại, vấn đề nào cũng ở một mức độ vừa phải. Học hành nhiều mà không mang kiến thức để giúp ích cho đời thì cũng trở nên vô nghĩa. Bồi bổ quá nhiều chất bổ dưỡng mà không hiểu sự thích nghi của cơ thể thì cũng chẳng ích chi. Mưa nhiều sẽ sinh ra lụt lội. Của cải nhiều mà không biết chia sẻ chỉ khư khư giữ cho riêng mình thì sẽ bị người đời khinh chê. Trong chiều hướng đó, nhà văn Nam Cao đã nói: “Kẻ mạnh là kẻ không phải giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai mình”. Vậy ta hiểu câu nói này thế nào? Triết lý nhân sinh mà nhà văn Nam Cao lồng vào ở câu nói là tư tưởng nào?

Trong cuộc sống, ai cũng muốn tích góp được nhiều của cải, ai cũng muốn được người khác tôn trọng. Trong công việc ai cũng muốn là người lãnh đạo. Trong học hành ai cũng muốn mình là người đứng đầu. Trong các cuộc thi ai cũng muốn mình là người đoạt được giải quán quân. Quả thật, những quan niệm như thế thường diễn ra ở hai mức độ khác nhau. Mức độ thứ nhất, dùng mọi thủ đoạn, bất chấp luân thường – đạo lý để chiếm hữu. Mức độ thứ hai dùng chính khả năng của bản thân để đạt được. Và một khi chiếm được vị trí cao nhất thì người ta gọi họ là “kẻ mạnh”.

Xét ở mức độ thứ nhất thì những người này bất chấp tất cả để trở thành kẻ mạnh. Trong chừng mực nào đó, có thể nói ở mức độ này con người ngày nay gặp phải rất nhiều, nghĩa là cái tôi, sự ích kỷ của con người ngày nay đang len lỏi vào trong mọi ngõ ngách của cuộc sống. Những người này chỉ biết mưu cầu cho bản thân hơn hướng đến tha nhân, tìm kiếm tư lợi cho mình hơn đi phục vụ người khác. Điều này được thể hiện rõ trong mọi lãnh vực. Trong công việc thì người ta mua vị trí. Trong học hành thì người ta mua điểm. Trong buôn bán thì người ta gian xảo. Trong kinh doanh thì người ta lạm phát. Trong chăn nuôi người ta dùng thức ăn tăng trọng. Trong trồng trọt người ta sử dụng chất kích thích. Đó là chưa kể đến vấn nạn tham nhũng, sử dụng quỹ công để bỏ vào quỹ tư. Tất cả những hành động như thế nhằm tạo cho bản thân thật nhiều của cải để xếp được vào “tóp ten” những kẻ mạnh. Tuy nhiên, chúng ta không thể “vơ đũa cả nắm”, bởi bên cạnh tốp người vừa nêu ở mức độ thứ nhất thì đâu đó trong cuộc sống vẫn có những người xếp vào “tóp ten” những kẻ mạnh qua con đường cố gắng cũng như những nỗ lực của mình nhằm khẳng định giá trị của bản thân. Qua con đường chính nghĩa này họ bỏ ra chính mồ hôi cũng như nước mắt, sức lao động để tạo nên “kẻ mạnh”. Đây cũng chính là cách hiểu theo mức độ thứ hai.

Người ta thường “định giá” một “kẻ mạnh” theo hai mức độ vừa nêu trên. Còn nhà văn Nam Cao lại cho rằng: “Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai mình”. Nếu hiểu theo mức độ thứ nhất hướng tiêu cực thì các động từ như: “giẫm” “mua” là những hành động yếu thế và có một chút tàn nhẫn thì động từ “giúp đỡ” thấy gần gũi và thân thương. Bởi ý nghĩa của “giúp đỡ” thường mang ích lợi cho tha nhân hơn là mưu cầu cho bản thân. Như thế, phải chăng ý hướng của nhà văn Nam Cao “kẻ mạnh” phải là người giàu tình thương và tràn đầy lòng trắc ẩn? Còn kẻ mạnh giẫm lên vai người người khác thì không có giá trị và bị người đời khinh chê?

Trở về quá khứ, ngược dòng thời gian, hai nhân vật nổi tiếng trong thế kỷ XX là những “kẻ mạnh” nhưng được nhìn ở hai bộ mặt khác nhau. Nếu Hitler dùng tiền để mua sắm vũ khí, củng cố quân đội nhằm “giẫm lên vai” quân địch, thì mẹ Têrêxa Canculta dùng tình yêu để băng bó vết thương những người khốn cùng, bao bọc những người không nơi tựa nương. Nếu Hitler dùng bạo lực để gây nên chiến tranh thì mẹ Têrêxa dùng tình thương để xây dựng hòa bình. Nếu Hitler xem nước Đức là dân tộc hùng mạnh nhất thì mẹ Têrêxa coi hết thảy mọi người là anh em với nhau. Qua hai nhân vật vừa nêu trên có thể nói Hitler và mẹ Têrêxa đều là những “kẻ mạnh”. Nhưng điểm khác biệt ở chỗ cái mạnh nơi Hitler mang tính ích kỷ, phá hoại nền hòa bình và đang bị con người ngày nay lên án, phẫn nộ. Còn cái mạnh nơi mẹ Têrêxa có sự hiện hữu của tấm lòng bao dung, giúp đỡ người khác, tạo nên một nền văn minh tình thương và được người đời ngưỡng mộ, biết ơn. Hay khi đọc lại tác phẩm “Đời Thừa” của Nam Cao cũng phản ánh cho ta rõ nét ở điểm này. Những lúc nhậu say về nhân vật Hộ vẫn thường đuổi vợ con ra khỏi nhà bởi những người trong gia đình đã làm cho anh quá mệt mỏi, không thể thực hiện được ước mơ của riêng mình. Nhưng mỗi lúc tỉnh dậy, thấy khuôn mặt khắc khổ trên nhân vật Từ cùng sự đói nghèo trong gia đình thì Hộ lại ân hận vì đã xử sự như thế. Cũng chính lúc Hội xin lỗi vợ con và thấy niềm vui được thể hiện nơi khuôn mặt nhân vật Từ thì một niềm hạnh phúc len lỏi trong trái tim bé nhỏ của Hộ, đó chính là động lực để anh tiếp tục sống và làm việc vì gia đình bé nhỏ của mình. Rồi Hội nhận ra rằng cuộc sống không phải lo tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình nhưng còn hệ tại ở thái độ giúp cho người khác được vui vẻ. Qua đó thấy được rằng, kẻ mạnh giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình có một giá trị rất lớn trong cuộc sống. Nghĩa là, những người có hành động như thế thì sẽ làm cho cuộc sống vơi đi những niềm đau, nỗi khổ của bao kiếp người đang vất vả, lầm than trong kiếp nhân sinh.

Nếu nhạc sĩ Phanxicô đã dùng những ca từ rất hay trong bài hát “Kinh Hòa bình” để diễn tả một triết lý cao sâu “chính lúc cho đi là khi được nhận lãnh, chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân, và khi biết thứ tha là khi được tha thứ….” mà ngày nay nhiều người đang mang triết lý này áp dụng trong cuộc sống, thì nhà văn Nam Cao cũng đưa ra một triết lý không thua kém “Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai mình”. Nó không chỉ phản ánh đúng sự thật với xã hội đương thời mà còn đúng cho tận hôm nay. Xã hội ngày nay cung ứng đầy đủ cho con người đủ mọi tiện nghi, ngay cả chuyện “phòng the” người ta cũng có thể tạo ra những người mẫu búp bê tình dục nam cũng như nữ để thỏa mãn nhu cầu tính dục của xác thân. Vì thế, lối sống ích kỷ dường như trở thành một chuyện bình thường không đáng để quan tâm, thực trạng đặt lợi ích của bản thân lên ích lợi của người khác là chuyện không xa lạ, chiếm đoạt những thứ không phải do mình làm ra trở nên bình thường. Nhất là khi nhìn vào số bạn trẻ ngày nay, dường như họ đã quên đi trách nhiệm của mình với cộng đồng, suốt ngày chỉ lao mình vào những trò chơi vô bổ, những trang website đen trên mạng internet nhằm thỏa mãn cho cái tôi ưa thích hưởng thụ của mình. Đành rằng, không ai ngăn cấm những trò chơi như thế nhưng phải biết sử dụng ở mức độ cho phép, bởi tuổi trẻ cần phải trau dồi những đức tính như lòng trắc ẩn, sự chân thành, lòng bao dung….Vì thế, quan niệm của nhà văn Nam Cao mang một chân lý cao vời trong cuộc sống. Nó thúc đẩy con người sống đúng với tính cách được phú bẩm thuở ban đầu “nhân chi sơ tính bản thiện”. Giá trị của một con người mạnh thực sự không phải giẫm đạp lên kẻ khác để tích góp được nhiều của cải, chà đạp lên tha nhân để nâng tầm ảnh hưởng của bản thân. Ngược lại giá trị đích thực của một con người hệ tại ở chỗ giúp đỡ người với tất cả khả năng của mình. Chắc chắn chúng ta chẳng ai muốn mình là một Hitler thứ hai, nhưng với tất cả lòng thành cùng, sự bao dung của con tim và lòng trắc ẩn luôn có sẵn trong con người ta hãy tin chắc rằng mình sẽ là Têrêxa thứ hai nếu biết hạ mình xuống để phục vụ mọi người mà không cần mưu cầu cho bản thân.

Cuộc sống sẽ buồn biết mấy nếu ai cũng cứ lo tích góp của cải, kiếm cái lợi cho bản thân nhằm tạo nên những “kẻ mạnh” chiến đấu không ngừng. Nhưng sẽ hạnh phúc nếu ai cũng biết giúp đỡ và trao ban cho người khác để tạo nên những “kẻ mạnh” ngập tràn niềm vui. Bởi hiện hữu của con người trên trần gian chỉ một lần là hết. Một đời người chỉ như bóng câu vụt qua cửa sổ, như cánh hoa sáng nở chiều tàn một cơn gió thoảng là xong, chỗ xưa mình ở nay cũng chẳng biết mình. Vì thế, lựa chọn cảm giác hạnh phúc hay buồn sầu đều do quyết định của mỗi người. Thiết nghĩ triết lý kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai mình là một kim chỉ nan để ta lựa chọn.

Bình luận (0)
Phương Trần
Xem chi tiết
Vy Lê
Xem chi tiết
Vy Lê
3 tháng 5 2022 lúc 20:42

giúp mình plsssss

 

Bình luận (0)
Bùi Khánh Linh
Xem chi tiết
Van
27 tháng 2 2022 lúc 22:40

Câu nói của ông john

Câu nói của haibara

Câu nói của shinichi 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Rùa Con
Xem chi tiết
Dương Thị Huyên
29 tháng 3 2016 lúc 17:58

 Điều kiện gây nên tiếng cười :

          1.Không có nét hài hước nào là không thuộc về tính chất thực thụ của con người hoặc không mang tính người. (Một cảnh vật, một động vật hay một đồ vật chỉ có thể gây cười khi chúng khiến ta liên tưởng tới vẻ hài hước của con người mà thôi).

          2.Yếu tố ngăn cản tiếng cười là sự xúc động, lòng thương xót sự trìu mến. Tiếng cười bao giờ cũng cần có sự tê liệt tạm thời của xúc cảm.

          3. Tiếng cười bao giờ cũng là tiếng cười của cộng đồng, theo tiêu chuẩn chung của mọi người.

          4.Người cười có thể chính là kẻ chủ mưu gây cười cho người quan sát. Người ta khiến ta buồn cười cũng thường không tự viết. học chỉ có thể biết khi họ đã tự gián cách với bản thân mình. Nếu họ tự biết thì họ đã không như thế.

          5.Nguyên nhân gây cười càng tự nhiên, càng dễ hiểu, thì hiệu quả càng mạnh.

          Các loại hài hước, gây cười.

          1.Hài hước, gây cười có thể là do hình thù, dáng dấp. Mọi dáng dấp, hình thù không bình thường, méo mó, dị dạng so với 1 người vốn dĩ bình thường cũng có thể gây cười.

          2.Những tư thế, điệu bộ, hoạt động hình thể gợi cho thấy sự máy móc như một cố tật, máy móc lấp đi lấp lại, hoặc là diễu nhạy kẻ khác, sự rập khuôn giống nhau (số lượng càng nhiều thì tiếng cười càng mạnh).

          3.Sự trùng lập nhiều lần của một từ, một lớp kịch, một dạng nhân vật. Mọi xử lý về hình thức trong khi cái cần thiết lại chính là nội dung. Dáng dấp của con người nhưng lại gợi ra hình thù của một vật. Hài hước của tình huống và của từ ngữ.

          4.Mọi xử lý hành động và sự kiện đan xen hay lồng vào nhau một cách máy móc.

          5.Một từ hay một câu quen miệng lắp đi lắp lại như bị dồn nén và bật ra một cách máy móc không suy nghĩ.

          5.Bị giật dây mà cứ tưởng là mình tự do, chủ động.

          7.Làm rất nhiều nhưng đâu vẫn hoàn đó. Loanh quanh mãi nhưng vẫn chỉ dẫn tới điểm xuất phát. Cố gắng nhiều nhưng kết quả chỉ là số không. Càng bắt càng hụt, càng cố tránh càng gây tai hại.

          8.Sự trùng lặp, điệp lại một lớp kịch, cùng một nhân vật trong một tình huống khác hoặc một nhân vật khác nhưng cùng một tình huống.

          9.Gậy ông đập lưng ông, kẻ ăn cắp bị mất cắp, kẻ đặt lưới bị sa lưới.

          10. Một tình huống nhưng đồng thời lại là hai sự kiện độc lập diễn ra hai chiều hướng khác nhau.

          11. Những tình huống hiểu lầm, sự kiện và ngôn ngữ nhầm lẫn.

Hài hước của ngôn từ

          Cần phân biệt sự khác nhau giữa một tinh tế với một từ hài hước và mối tương quan giữ hai loại từ đó.

          1.Cách gây cười từ một câu hài hước. Vì nói nhanh, nhịu, lúng túng mà bật ra một từ hoặc một câu không đúng ý muốn của mình. Quy luật này cũng có thể vận dụng cho hành động. Sử dụng một ngạn ngữ nhưng không đúng lúc và ý nghĩa. Sữ dụng một câu theo nghĩa đen thì đúng ra nó là nghĩa bóng. Nói ngược trình tự của câu làm cho câu nói thành vô nghĩa. Nói một câu bình thường một cách quá trịnh trọng. Đối sử với một đối tượng không đúng với thân phận của họ.

          Hài hước của tính cách

          Đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc gây tiếng cười.

1.Máy móc theo ý định hoặc tính cách của mình bất chấp hoàn cảnh không thích ứng với lẽ phải thông thường, phong tục, tập quán, quan niệm chung của xã hội … máy móc cứng nhắc…

          2.Những lệch lạc nhưng không gây sợ hãi, thương xót…

          3.Những tật bệnh mà nhân vật không tự biết. Ví dụ : Phê phán tính nóng nảy trong khi chính mình nổi xung, chê thơ người khác khi thơ mình là thơ con cóc…

          4.Mang tính một dạng, một loại người nhiều hơn là một cá nhân riên lẻ như bi kịc.

5.Có thể có nhiều nhân vật đồng dạng trong một vở hài, ở bi kịch thì không.

6.Nói chung tính cách nhân vật hài và lệch lạc. Hướng lệch lạc rất đa dạng. Những lệch lạc trái với quan niệm, lô gích chung của xã hội.

Tóm lại :

Nhân vật bi kịch mang tính cá biệt.

Nhân vật hài kịch mang tính một dạng người.

Tầm vóc nhân vật bi kịch cao hơn ta.

Tầm vóc nhân vật hài kịch thấp hơn ta nhưng nó là một dạng nên ta cũng thường thấy trong nó ít nhiều có nét của ta.

Cái hài 

1. Bản chất của cái hài

Các nhà mỹ học Hy lạp cổ đại như Platông, Arixtốt đã xem xét và nêu lên những tư tưởng sâu sắc về cái hài. Quan niệm của Cantơ, Hêghen, Điđrô, Sinle, Tsecnưsépxki về cái hài tuy ở mức độ khác nhau nhưng đều chứa đựng những kiến giải độc đáo về bản chất của cái hài.

Platông thừa nhận cái hài nhưng đồng thời cũng phản đối cái hài trong nhà nước lý tưởng của ông. Ông sợ cái hài làm cho công dân trong nhà nước lý tưởng của ông thiếu nghiêm túc, hay chọc ghẹo bề trên (Thần linh). Nhưng ông lại khẳng định thiếu hài hước không nhận thức được cái nghiêm túc… cái đối lập được nhận thức nhờ cái đối lập.

Arixtốt cho rằng, cái hài là tương phản của đẹp và xấu. Hài kịch nhằm miêu tả những người xấu nhất. Tuy nhiên, không có nghĩa là hoàn toàn độc ác, xấu xa mà chỉ có nghĩa là đáng cười – đó là một sự sai lầm, và cái xấu nào đó không gây nên nỗi thống khổ và nguy hại cho ai cả.

Cantơ lại cho rằng hài là sự mâu thuẫn giữa cái thấp hèn và cái cao cả. Tình huống hài là sự chờ đợi căng thẳng về cái gì đó mà hiệu quả không có gì cả – mà chỉ có tiếng cười, mặc dầu nó có tính phê phán. Còn Hêghen lại cho rằng hài là mâu thuẫn giữa cái giả dối, cái cơ sở hư ảo – cái có ý nghĩa, cái bền vững – cái chân lý.

Tsécnưsepxki thì cho rằng ấn tượng mà cái hài tạo ra trong con người là hỗn hợp giữa cảm giác dễ chịu và khó chịu, song ở đó, sức nặng nghiêng về phía cảm giác dễ chịu. Đôi khi nghiêng hẳn đến mức cảm giác khó chịu như không còn nữa. Cảm giác này biểu hiện thành tiếng cười.

Người ta thường nhầm lẫn giữa cái hài với tiếng cười mặc dầu cái hài gắn liền với tiếng cười song không phải cái cười nào cũng là cái hài. Như vậy, tiếng cười trước hết là một hiện tượng sinh lý (do thọc lét gây ra), thậm chí ở châu Phi có bệnh dịch cười (bệnh cười – cười mãi không ngớt). Có tiếng cười như của trẻ thơ vui đùa với cha mẹ, hoặc những cái gây cười bởi khuyết tật của bản năng cũng không phải là cái cười của cái hài. Cái cười của trẻ thơ thể hiện sự ngây thơ, trong trắng khi mới chập chững bước vào đời chưa có ý nghĩa xã hội sâu sắc, còn cái cười bởi sự khuyết tật của bản năng thường trở thành tiếng cười rẻ rúng.

Cái hài gắn liền với tiếng cười với tính cách là một phạm trù mỹ học thể hiện nội dung và ý nghĩa xã hội của nó. Chẳng hạn như Ghécxen đã cho rằng cái cười có ý nghĩa thẩm mỹ là một công cụ. Ông viết: “Tiếng cười là một công cụ phá hoại hùng mạnh nhất. Nó đánh và thiêu cháy như sét. Do tiếng cười mà những thần tượng bị sụp đổ”.

Cái cười mang tính hài đòi hỏi, trước hết, phải có một đối tượng cười, tức là cái có thể gây cười và bị cười. Trong cuộc sống có rất nhiều hiện tượng có thể gây cười, mỗi thứ một vẻ hết sức đa dạng. Song nói chung những cái cười, xét về bản chất là có mâu thuẫn hiểu như sự đối lập, không cân xứng không hài hoà.

Có cái có thể gây cười (đối tượng) lại còn có chủ thể cuời. Đây là mặt thứ hai mặt chủ quan của cái hài, không có nó không có cái hài. Bản thân đối tượng cười không thể gây cười nếu chủ thể không thể nhận thức được những mâu thuẫn chứa đựng trong nó. Điều này giải thích tại sao có nhiều người xem tranh biếm họa, tranh vui, đọc chuyện cười mà vẫn không cười, đến lúc hiểu ra thì mới bật cười. Cái hài do vậy là một kiểu nhận thức gắn với tiếng cười khi phát hiện ra những mâu thuẫn nào đó của sự vật hiện tượng ở góc độ thẩm mỹ.

Cái hài là những cái xấu không đành phận xấu, là những cái xấu đội lốt cái đẹp, bị phát hiện bất ngờ và gây ra tiếng cười tích cực mang ý nghĩa xã hội sâu sắc để phê phán cái xấu dưới ánh sáng của một lý tưởng thẩm mỹ nhất định.

2. Đặc điểm của cái hài

Nói như C. Mác con người có nhiều hình thức kế thừa và phủ định bản thân mình. Chính tiếng cười, sự hài hước, châm biếm, đả kích là một trong những phương tiện tự phát triển của con người dùng để từ giã quá khứ một cách vui vẻ.

Cái hài có những đặc điểm sau đây:

– Cái hài trước hết phải là cái xấu của con người hoặc con người có điểm xấu. Nói đến cái hài trước hết phải là cái xấu, không có nghĩa mọi cái xấu đều là yếu tố của cái hài. Cái xấu chỉ trở thành yếu tố của cái hài khi nó có ý nghĩa xã hội về mặt thẩm mỹ. Ví dụ cái xấu của trong bước đi lạch bạch của con vịt, nhẩy chồm chồm của con cóc, nếu không liên quan gì đến tính cách của con người thì nó không phải là yếu tố của cái hài.

Cái hài là cái xấu thuộc về đạo đức, về đời sống, về lý tưởng xã hội thể hiện ở quan hệ thẩm mỹ. Thí dụ như tính hay xu nịnh, tính gia trưởng, trưởng giả, đua đòi, bon chen, tham ăn, tục uống, dối trá, lươn lẹo, tồn tại trong từng con người và cả trong các quan hệ xã hội, những tổ chức xã hội như sự dốt nát, thiếu dân chủ, thái độ quan liêu, hống hách, cửa quyền đều là những yếu tố góp phần tạo nên tổng thể của cái hài.

Cái xấu, cái đáng cười là chưa đến nỗi xấu quá, chưa đến kinh tởm cũng là đối tượng của cái hài. Cho nên, Arixtốt cho rằng cái xấu đã đến mức đê tiện mà ai cũng biết, không giấu nổi thì nó không còn của tiếng cười hài hước, mà cái với tính cách là đối tượng của cái hài, tiếng cười thẩm mỹ của cái hài, thực ra chỉ là một bộ phận của cái xấu, lại không đành phận xấu, mặt khác nó cố tình che đậy bản chất bản chất xấu xa của nó.

– Cái hài là cái xấu đột lốt cái đẹp. Cũng như trên chúng ta đã phân tích không phải cái xấu nào cũng là yếu tố của cái hài. Sự tàn bạo, đê tiện và ghê tởm lại thuộc về các phạm trù chính trị, đạo đức. Cái xấu là yếu tố của cái hài là là cái xấu giả dạng cái đẹp, đột lốt cái đẹp, cái xấu chưa biết mình là xấu, đó mới là cái hài với tư cách là một phạm trù mỹ học.

Cái xấu được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ một tên quan huyện ăn đút lót vẫn tưởng mình là thanh liêm và những kẻ xu nịnh cũng cho mình là thanh liêm. Một người tham quyền lực nhưng lại phê phán người khác hám danh. Một xã hội mất tự do nhưng luôn tô điểm những hình thức bên ngoài của biểu tượng tự do. Vì vậy, nhân tố mâu thuẫn là nhân tố cơ bản của cái hài và mâu thuẫn đó thể hiên như lời nói – việc làm, nội dung – hình thức phải có yếu tố che đậy, giấu diếm, ngộ nhận.

Cái xấu giả danh cái đẹp dù có ý thức hay vô ý thức đều đặt trên các vấn đề xã hội, ý nghĩa xã hội sâu rộng của nó. Chẳng hạn, nhân vật Đôngkisốt lại đưa một người nông dân Xangxô lên làm đảo trưởng khi mà xã hội đã có chủ nghĩa tư bản, có thị trưởng các thành phố, các đảo. Sự vô ý thức đầy lòng tốt của đôngkisốt lại phản ánh sự ngu dốt lịch sử đến cực độ của giai cấp nông dân tư hữu muốn làm cuộc cách mạng tư sản, đại diện cho một phương thức sản xuất tiên tiến.

Thật mỉa mai trong cuộc sống thường nhật có những ngưới đàn bà bề ngoài tỏ ra mình cũng chính chuyên như ai, nhưng bên trong lại là kẻ ngoại tình phản bội chồng như cơm bữa và không quên một kẻ điếm đàng. Hơn nữa, sự điếm đàng được nhân danh bởi đức hạnh. Thậm chí, bởi cái hình hài tri thức có vẻ kiều diễm, cao sang. Chỉ biết rằng, họ không ngượng mồm khi khoe mẽ cái chính chuyên mà mình vốn không có để bẫy tình, bẫy người, bẫy cái sự đời ngang trái éo le.

Đời lẳng lơ có thiếu phụ chê chồng,

Đã mấy lần mê ái tình vụng trộm.

Mặc dư luận trêu ngươi cùng nhật nguyệt,

Cứ tồng ngồng rao bán cái chính chuyên.

Đời chính chuyên đi tìm cái chính chuyên,

Méo hay tròn nông sâu hay vô tận?

Chuyện tình riêng sao lòng ai uất hận,

Chuyện tình người sao nặng nỗi đa đoan?

(Đào Duy Thanh)

– Cái hài có yếu tố bất ngờ. Mâu thuẫn và sự xung đột trong cái xấu phát triển đến đỉnh cao rồi đột ngột bất ngờ bị phát hiện, bị bộc lộ, bị phơi bày bản chất của nó. Hay nói lại một cách khác một tình huống của cuộc sống của nghệ thuật điễn ra một cách căng thẳng giữa cái đẹp và cái xấu (trong bản thân cái xấu – cái xấu giả danh cái đẹp), cái xấu tưởng đã chiến thắng, bất ngờ bị vạch trần, bị đánh bại đúng lúc đó nó tạo nên yếu tố của cái hài. Có một truyện kể về Niutơn, vì quá bận trong công việc nên đôi khi ông cũng không để ý nhiều đến trang phục. Có lần do sơ xuất ông để chiếc khăn mùi xoa lòi ra khỏi túi quần ở chỗ đông người. Một kẻ ghen ghét, hám danh đã nhân sự việc này liền nói to: Xin mời mọi người hãy xem cái đuôi thông minh của nhà bác học đã lòi ra. Niutơn hóm hỉnh trả lời: Xin lỗi mọi người không phải như vậy, mà chính đó là cái nhìn của sự dốt nát.

Tính bất ngờ của cái hài đều gắn với tiếng cười đều xoáy vào những điểm yếu của con người và con người có điểm yếu. Ở đây cái hài sẽ có ý nghĩ thẩm mỹ xã hội sâu rộng nếu nó có tính giá trị nhân loại và văn hoá.

– Cái hài gắn với tiếng cười – tiếng cười tích cực. Cái hài có chủ thể là tiếng cười và tiếng cười là bộ phận tạo thành tính toàn vẹn của các yếu tố hài. Trong đó yếu tố bất ngờ và từ sự bất ngờ này đến sự bất ngờ khác đều hướng tới mục đích khêu gợi tiếng cười. Tiếng cười thẩm mỹ của cái hài là tiếng cười tích cực chống lại và phê phán cái xấu, cái thấp hèn ủng hộ cái đẹp, đón đỡ cái đẹp, xây dựng cái đẹp và khẳng định tính tất thắng của cái đẹp.

Tiếng cười thẩm mỹ của cái hài là cái cười của sự hài hước, dí dỏm, châm biếng, mỉa mai, đả kích, một cách nhẹ nhàng, thanh cao nhưng lại có một mạnh to lớn chống lại như thói hư tật xấu nói chung của con người.

Trong lịch sử mỹ học và nhất là mỹ học hiện đại, liên quan đến yếu tố cười của cái hài, ít nhiều, trực tiếp và gián tiếp đều gắn với yếu tố tục, – cái tục. Trong rất nhiều dạng của cái hài đều có sự đan xen một cách tinh tế tính bất ngờ pha trộn yếu tố dung tục. Người ta thường gắn cái hài với cái bộ phận sinh dục của con người để tìm ra tiếng cười. Trong đó có yếu tố thanh – tục – thanh. Chẳng hạn:

Trời cho cái mẽ bên ngoài

Để che đậy cái sơ sài bên trong!

(Tú Mỡ)

Như vậy, yếu tố tục có tham gia vào tiếng cười của cái hài, nó cũng có ý nghĩa tích cực nhất định, song nó không phải là yếu tố cơ bản, Nhiều sự tồn tại của cái hài không có yếu tố tục vào yếu tố bất ngờ, nhưng cái hài không thể không có yếu tố bất ngờ.

Bình luận (0)
Selina Moon
30 tháng 3 2016 lúc 20:43

Không biết sẽ thế nào nếu trên đời này không có tiếng cười? Không biết thế giới này sẽ như thế nào nếu mặt người nào cũng khó đăm đăm, buồn rười rượi? Nếu không có tiếng cười, chắc hẳn toàn thế giới sẽ là một cuộc chiến tranh, cả nhân loại sẽ đau buồn khôn cùng.

Không, không thể như thế được! Hãy giữ lấy tiếng cười! Hãy nâng niu chăm chút cho tiếng cười nở mãi, tươi thắm mãi, vang xa mãi. Mùa xuân! Mùa xuân lại càng cần có tiếng cười. Hơn bất cứ mùa nào, hơn bất cứ ở đâu, mùa xuân – mùa xuân đất Việt không thể thiếu vắng tiếng cười.

Cười là bản chất của loài người. Con người đã được mụ dạy cho biết cười, biết khóc từ thuở trong nôi. Cười là biểu hiện của tình thân, tình yêu thương, là niềm vui… ngay từ khi loài người chưa có tiếng nói thống nhất, chưa có chữ viết. Theo sự phát triển của xã hội, tiếng cười ngày càng đa dạng và phong phú. Không chỉ  là biểu hiện của tình thân thiện, tình yêu thương, tiếng cười – theo dòng lịch sử đã trở thành vũ khí sắc bén của con người trong cuộc sống, trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên, với mọi loại kẻ thù.

Cười làm cho người ta quên đi mọi nỗi nhọc nhằn trong cuộc sống. Cười xua được nỗi buồn đi xa, gọi được niềm vui trở lại. Cười chiến thắng được khổ đau, chiến thắng được bệnh tật. Cái cười dưỡng nuôi ý chí, dưỡng nuôi niềm tin, tạo điều kiện cho con người vượt lên hoàn cảnh, vượt lên số phận, phấn đấu cho tương lai hạnh phúc của đời mình.

Một nhà văn đã nói: Tiếng cười là vũ khí của kẻ mạnh. Tiếng cười là vũ khí của người anh hùng.

Thật vậy, tiếng đàn và tiếng cười của Thạch Sanh, ngựa sắt và tiếng cười của Thánh gióng, Hịch tướng sĩ và tiếng cười của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo và tiếng cười của Nguyễn Trãi, cọc Bạch Đằng và tiếng cười của Ngô Quyền, bước chân thần tốc và tiếng cười của quan quân Quang Trung Nguyễn Huệ trong lịch sử đã chiến thắng kẻ thù xâm lược. Bản Tuyên ngôn Độc lập và tiếng cười của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những lời lẽ của chính nghĩa đanh thép của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ở hội nghị Giơ ne vơ 1954, của Bộ trưởng Xuân Thủy và Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình ở Hội nghị Pari 1973 đã trở thành sức mạnh vô địch.

Sức mạnh quân sự của chiến tranh nhân dân và tiếng cười kháng chiến của quân dân ta đã đánh thắng hai đế quốc to, giành lại độc lập tự do, thống nhất cho non sông đất nước. 

Trong hòa bình, tiếng cười đã động viên khích lệ muôn triệu bàn tay hăng say cần mẫn xây dựng đất nước, thúc giục muôn triệu bàn chân vượt lên để chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, vươn tới ấm no, văn minh, hạnh phúc.

Trên mặt trận ngoại giao và trên thương trường quốc tế, tiếng cười biểu hiện tinh thần quốc tế, biểu hiện mối giao bang thân thiện láng giềng, mối giao bang hữu hảo giữa các dân tộc vì một thế giới hòa bình và phát triển, vì một thế giới không có chiến tranh, không còn đói nghèo, bệnh tật…

Trong bất cứ một việc công hay một việc tư nào của đời người, nếu ai không mang trong mình tình yêu và tiếng cười thì người ấy không thể thành công được. Dẫu có chịu khó mấy, tài giỏi mấy, kỳ công mấy, cẩn thận mấy, nhiều tiền lắm của mấy – nhưng không có tình yêu và tiếng cười – thì chắc hẳn sẽ thất bại.

Tiếng cười nuôi dưỡng ý chí, vun bồi nghị lực, củng cố lòng tin tăng thêm sức mạnh khích lệ con người đi lên, bước tới giành lấy những đỉnh cao của vinh quang và hạnh phúc.
Bình luận (0)
Hà Như Thuỷ
29 tháng 3 2016 lúc 18:02

Chẳng liên quan gì tới câu hỏi cả

Bình luận (0)
Nguyễn Duy Minh
Xem chi tiết
võ phạm anh kiêt
13 tháng 11 2023 lúc 20:19

Trong mấy năm đi học, em đã có rất nhiều kỉ niệm buồn vui dưới mái trường thân yêu. Nhưng kỉ niệm mà em sẽ chẳng bao giờ quên đó là kỉ niệm hồi lớp 1, khi em tập viết và cô giáo đã tận tình cầm tay em viết từng nét.

Tròn 6 tuổi, em bước vào lớp một với tất cả sự háo hức. Em học đọc rất nhanh, chỉ nghe cô giáo đọc một lần, em có thể đọc theo vanh vách. Nhưng viết với em quả là một hành trình gian nan. Em thuận tay trái, từ nhỏ mẹ đã rèn cho em cầm bút tay phải. Nhưng cứ khi nào không có ai nhìn là em lại đổi tay. Cô giáo đầu tiên của em tên là Ngọc. Đúng như cái tên, cô xinh xắn và rạng rỡ, lại trìu mến, hiền dịu. Cô biết em thuận tay trái nên thường xuống bàn quan sát tôi viết. Bước vào học kì hai, chúng em tập viết chữ nhỏ, lại viết những bài chính tả dài hơn. Chữ em dần nguệch ngoạc. Trong giờ chính tả hôm đó, cô chép những dòng chữ tròn trịa lên bảng, chúng em chép vào vở của mình. Vì thấy cô không để ý, em lại đổi tay để viết.

Đến cuối buổi học, cô Ngọc trả vở chính tả cho chúng em. Cô bắt đầu nhận xét. Bỗng, cô nhắc tới em: "Bạn Gia Bảo hôm nay viết có tiến bộ. Tuy nhiên, cô nghĩ là con đang quên một điều.". Em hoảng hốt cúi mặt xuống. Trong tà áo dài thướt tha, cô bước xuống bàn em và tiếp lời: "Cả lớp nhớ cô dặn khi viết, tay chúng ta cầm bút thế nào không?". Lớp em đồng thanh nhắc lại lời cô dặn. Cô lại nói: "Tuy vậy, bạn Gia Bảo vẫn quên. Cô phê bình Gia Bảo trong buổi học ngày hôm nay.". Rồi cô nhìn thẳng em và nói: "Cô hi vọng Gia Bảo sẽ nhớ lời cô dặn.". Một vài bạn cất tiếng cười chê bai. Nghe thấy vậy, khuôn mặt em nóng bừng, nước mắt ứa ra và bàn tay vò trang vở vừa viết. "Cô thấy hôm nay chữ con viết tròn, đều đúng khoảng cách. Con viết đẹp hơn rất nhiều bạn." - cô lại nhẹ nhàng nói. Cả lớp im phăng phắc. Em được cô khen lại thấy êm lòng nên trút bỏ được cơn tức giận của một cậu con trai hiếu thắng.

Từ đó, em kiên trì rèn viết bằng tay phải. Lên lớp 2, em đã viết được những dòng chữ vô cùng sạch đẹp. Dù bây giờ, em không còn được học cô nữa, nhưng những bài học lí thú hay lời dạy ân cần của cô vẫn còn in đậm trong tâm trí em.

Bình luận (0)
Nguyễn Duy Minh
14 tháng 11 2023 lúc 21:10

mình cảm ơn bạn là vị cứu tinh của mình

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 9 2017 lúc 13:54

Từ quan điểm đúng đắn của Thân Nhân Trung : “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, học sinh liên hệ đến lời dạy của Bác : “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.

+ Câu nói của Người đề cao vai trò của giáo dục. Người đặt giáo dục là một trong nhiệm vụ hàng đầu để chấn hưng đất nước.

+ Người kêu gọi mọi người Việt Nam có quyền lợi và bổn phận học kiến thức mới để xây dựng nước nhà; nhất là các cháu thiếu niên phải ra sức học tập để cho non sông Việt Nam, dân tộc Việt Nam được vẻ vang sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

+ Ngày nay, Đảng và Nhà nước đã thực hiện quan điểm giáo dục đúng đắn : Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong đó, cần tập trung đầu tư cho giáo dục, coi trọng hiền tài, có chính sách đãi ngộ hợp lí để bồi dưỡng nhân tài, phát huy nhân lực ; tránh tình trạng chảy máu chất xám…

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 1 2018 lúc 13:04

Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng đảm bảo tính logic chặt chẽ trong lập luận, nội dung phù hợp với đạo lí và pháp luật. (Gợi ý: viết được những ưu điểm và hạn chế của việc thực hiện pháp luật của giới trẻ).

Bình luận (0)
văn 24 quốc
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
11 tháng 3 2022 lúc 15:47

hay quá ạ 

Bình luận (0)
lê min hy
11 tháng 3 2022 lúc 19:34

hay quá

mình ko báo cáo đâu

Bình luận (0)