Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
25 tháng 8 2023 lúc 13:00

- Các phương pháp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi:

   + Vệ sinh khu vực chuồng trại: Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ.

   + Thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi:

    • Thu gom chất thải triệt để và sớm nhất có thể.

    • Thu phân để ủ làm bón phân hữu cơ.

    • Xây hầm biogas để xử lí chất thải cho trại chăn nuôi.

- Vai trò của nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi: Vai trò rất quan trọng, có ảnh hưởng tới hiệu quả chăn nuôi.

   + Vật nuôi được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt sẽ phát triển, tăng khối lượng, kích thước cơ thể và có sức khoẻ, sức đề kháng.

   + Tiêm phòng hoặc cho uống đầy đủ các loại vaccine, giữ vệ sinh thân thể và vệ sinh chuồng trại, giúp đàn vật nuôi phỏng ngừa được bệnh dịch. 

   + Điều trị đúng bệnh và kịp thời giúp đàn vật nuôi luôn khoẻ mạnh, phát triển tốt.

Nguyen An Khanh
Xem chi tiết
laala solami
12 tháng 4 2022 lúc 22:09

tham khảo

– Mục đích của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng ở nước ta: + Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có. + Tạo điền kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản lượng cao  chất lượng tốt nhất. + Tạo hoàn cảnh thuận lợi để những nơi đã mất rừng phục hồi  phát triển thành rừng có sản lượng, chất lượng cao.

Mai Thanh Thái Hưng
12 tháng 4 2022 lúc 22:09

REFER

– Mục đích của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng ở nước ta:

+ Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có.

+ Tạo điền kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản lượng cao và chất lượng tốt nhất.

+ Tạo hoàn cảnh thuận lợi để những nơi đã mất rừng phục hồi và phát triển thành rừng có sản lượng, chất lượng cao.

1- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và mọi người dân đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng; thấy rõ được vai trò đặc biệt quan trọng của rừng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu. Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhất là đối với các địa phương có rừng; tăng cường sự giám sát của người dân, cộng đồng, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

2- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của các ngành, các cấp từ Trung ương tới cơ sở về lâm nghiệp; xây dựng lực lượng kiểm lâm đủ mạnh để thực thi hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, khắc phục sự chồng chéo, bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả, khả thi; thực hiện các chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng. Gắn mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng với hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống, việc làm, an sinh xã hội cho người dân địa phương, đồng bào dân tộc miền núi, biên giới, nhất là cho người dân làm nghề rừng. Đẩy mạnh xã hội hoá, có cơ chế, khuyến khích, tạo thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành Trung ương và địa phương để thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, thiết lập trật tự, kỷ cương trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Chủ động, nâng cao năng lực, xử lý kịp thời, hiệu quả công tác phòng, chống cháy, chữa cháy và sạt lở đất rừng để hạn chế thấp nhất số vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng. Quản lý chặt chẽ tình trạng dân di cư tự do tại cả nơi đi và nơi đến.

3- Khẩn trương rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế, xã hội có tác động tiêu cực đến diện tích, chất lượng rừng, đặc biệt là đối với rừng tự nhiên, rừng phòng hộ; có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, nhất là đối với các dự án phát triển thuỷ điện, khai thác khoáng sản, xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ du lịch... Rà soát, đánh giá lại kết quả thực hiện và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường đối với các dự án cải tạo rừng tự nhiên; dự án chuyển đổi rừng sang trồng cao su, sản xuất nông nghiệp.

Kiên quyết đình chỉ, thu hồi đất đối với dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng có sai phạm, hoặc có nguy cơ gây thiệt hại lớn về rừng, môi trường sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và đời sống người dân vùng dự án; đồng thời xử lý nghiêm minh, công khai, minh bạch các tổ chức, cá nhân vi phạm, thiếu trách nhiệm trong công tác thẩm định, phê duyệt, cấp phép đầu tư.

4- Đẩy nhanh tiến độ điều tra, đo đạc, xây dựng hồ sơ quản lý, phân định, đánh mốc ranh giới các loại rừng trên bản đồ và thực địa đến đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn; ranh giới lâm phận quốc gia và ranh giới quản lý rừng của các chủ rừng. Khắc phục và giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật; hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng vào năm 2018. Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá XI.

5- Xác định rõ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương. Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân cần coi đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được xác định trong các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương phải chịu trách nhiệm chính đối với các vụ phá rừng, cháy rừng, mất rừng thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn mình quản lý, hoặc để cho các tổ chức, cá nhân cấp dưới vi phạm các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, ven sông, rừng đầu nguồn; trồng rừng mới, trồng lại rừng sau khai thác; khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh phục hồi, bổ sung rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng. Bảo vệ và quản lý nghiêm, kết hợp với tăng cường các biện pháp trồng mới, phục hồi, tái sinh rừng tự nhiên; có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ việc chuyển đổi diện tích rừng phòng hộ tại các khu vực ít xung yếu sang rừng sản xuất, tránh để lợi dụng nhằm trục lợi; không chuyển diện tích rừng tự nhiên hiện có sang mục đích sử dụng khác (trừ các dự án phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, hoặc các dự án đặc biệt, cấp thiết do Chính phủ quyết định); dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên trên phạm vi cả nước; nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường đối với rừng sản xuất; ngăn chặn kịp thời, hiệu quả tình trạng suy thoái rừng.

6- Chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện có trách nhiệm các cam kết quốc tế phù hợp với lợi ích quốc gia và thông lệ quốc tế. Đẩy mạnh hợp tác song phương với các nước có chung đường biên giới nhằm tăng cường trao đổi thông tin, bảo đảm công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản hiệu quả, chặt chẽ. Tranh thủ tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tài trợ nước ngoài (vốn ODA, vay ưu đãi và hỗ trợ quốc tế…) cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
13 tháng 5 2019 lúc 14:26

Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng

Phấn đấu nâng độ che phủ rừng lên 45 – 50%, vùng núi dốc phải đạt 70 – 80%.

Thực hiện những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với 3 loại rừng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.

+ Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi trọc.

+ Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Đối với rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.

Triển khai luật bảo vệ và phát triển rừng. Nhà nước đã tiến hành giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
3 tháng 8 2019 lúc 15:19

Những biểu hiện suy giảm: suy giảm về số lượng loài, các hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm.

Biện pháp bảo vệ:

+ Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Ban hành Sách đỏ Việt Nam nhằm bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chúng.

+ Quy định trong việc khai thác để sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước.

Đăng Hey Bro
Xem chi tiết
Trương Văn Châu
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hà
5 tháng 2 2016 lúc 10:49

- Những biểu hiện suy giảm : Suy giảm về số lượng loài, các hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm

- Biện pháp bảo vệ :

   + Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên

   + Ban hành Sách đỏ Việt nam nhằm bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

   + Quy định trong việc khai thác để sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước.

Vi Đức Minh
Xem chi tiết
Phong badboy
15 tháng 4 2022 lúc 21:25

thằng nào đập vợ anh đập nó =))

tham khảo :

– Mục đích của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng ở nước ta: + Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có. + Tạo điền kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản lượng cao và chất lượng tốt nhất. + Tạo hoàn cảnh thuận lợi để những nơi đã mất rừng phục hồi và phát triển thành rừng có sản lượng, chất lượng cao.

Văn Bảo Nguyễn
15 tháng 4 2022 lúc 21:29

▬▬ι═══════ﺤuống vitamin ko một ngày 2 viên𒈞 

Vi Đức Minh
Xem chi tiết
Tokito Nezuko
15 tháng 4 2022 lúc 22:23

tham khảo

Khi bảo vệ rừng cũng là góp phần chống lại thiên tai. Rừng giúp ngăn nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng. Ví dụ như ở Việt Nam, lũ lụt gây ra sạt lở đất ở các vùng miền núi đều do rừng đầu nguồn bị tàn phá.

Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc. Bảo vệ rừng phòng hộ, các vườn quốc gia và khu dự trữ thiên nhiên. Khai thác hợp lý rừng sản xuất, hạn chế khai hoang chuyển rừng thành đất nông nghiệp, hạn chế di dân tự do.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
14 tháng 9 2018 lúc 15:25

Đáp án A

Vùng đồi núi có địa hình dốc, lại phổ biến loại đất feralit có tầng phong hóa dày  =>  Mưa lớn dễ bị rửa trôi, xói mòn đất. Do vậy biện pháp có ý nghĩa tích cực nhất để bảo vệ đất ở vùng đồi núi nước ta là phát triển mô hình nông – lâm kết hợp nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế quá trình rửa trôi xói mòn đất.