Những câu hỏi liên quan
Huỳnh Đức Linh
Xem chi tiết
Linh Phương
9 tháng 11 2016 lúc 21:08

Lòng yêu thương là một trong những phẩm chất cao đẹp của không chỉ mỗi cá nhân mà của cả nhân loại. Đối với tuổi trẻ, những con người đang bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, cần trau dồi trí tuệ nhưng nhất định không thể bỏ quên một giá trị cơ bản nhất khi làm người, đó là biết trân trọng giá trị của tình yêu thương.

Tình yêu thương là những xúc cảm phát ra tự đáy tâm hồn biểu hiện sự chia sẻ, thấu hiểu, đồng cảm với đồng loại. Nếu không biết yêu thương những cảnh đời bất hạnh; nếu không biết trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp và không biết nghiêm khắc rèn luyện, trau dồi nhân phẩm mình; không biết để cho trái tim mình trỗi lên những xúc cảm yêu thương thì đó là người có trái tim “tật nguyền” về cảm xúc hay nói cách khác là vô cảm.

Từ muôn đời nay, mối quan hệ giữa mẫu tử, phụ tử bao giờ cũng thiết lập bởi tình yêu thương và vì thế nó trở thành những tình cảm thiêng liêng bậc nhất của nhân loại. Cũng chính vì thế, mà mối tình cảm ấy đã đi vào đời sống văn chương và nó trở thành những vần thơ, những câu chuyện giàu tính nhân văn nhất. Bài thơ “Thư gửi mẹ” của Ê-xê-nhin – thi hào Nga đã lay động biết bao nhiêu trái tim con người. Câu chuyện Chử Đồng Tử trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam làm ta nhớ mãi về tấm lòng của Chử Cù Văn – người cha hết mực thương còn. Và còn biết bao câu chuyện về tình yêu thương khác nữa đã làm ngời sáng giá trị của tình người, tình đời. Mỗi mùa hè đến, những sinh viên với chiếc áo xanh của niềm tin và hi vọng đã lặn lội khắp nơi giúp đỡ những đồng bào khó khăn trên khắp dải đất này đã trở thành biểu tượng sáng đẹp về tình yêu thương, biết sống vì yêu thương. Câu chuyện Nguyễn Hữu Ân đã chia "Chiếc bánh thời gian" của mình để chăm sóc những bệnh nhân là hình ảnh đẹp mà tuổi trẻ cần học tập. Bên cạnh những thanh niên biết vun đắp, biết đối nhân xử thế bằng tình yêu thương, thì vẫn còn một số ít đang sống hờ hững, lạnh lùng, vô cảm với xung quanh. Lối sống ích kỉ ấy là một hiện tượng cần lên án, vì nó đi ngược lại với truyền thống trọng tình, quý nghĩa của cha ông ta. Ngày nay, sống trong xã hội. vân minh hơn, thì tình thương càng phải được, đề cao hơn. Đó là điều tuổi trẻ cần ý thức và nhận ra trách nhiệm sống của mình.

Tuổi trẻ là đối tượng phải mang cho mình nhiều trọng trách nhất đối với chính bản thân, gia đình và xã hội. Vì thế, trong muôn vàn điều phải học trong kho tàng tri thức của nhân loại phải nhận thức đúng đắn tình thương là đỉnh cao của văn minh nhân loại. Hãy biết sống sẻ chia, cảm thông, thấu hiểu và hướng về cộng đồng, để hoàn thiện nhân cách mình và trở thành những công dân có ích.

 

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 11 2017 lúc 3:06

Văn bản được chia thành bốn đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu… em chỉ khóc hoài): nỗi tuyệt vọng của Xi- mông

- Đoạn 2 (tiếp… một ông bố): bác Phi-líp gặp Xi-mông và an ủi em

- Đoạn 3 (tiếp… bỏ đi rất nhanh): bác Phi-líp đưa Xi-mông về với mẹ và nhận làm bố của em

- Đoạn 4 (còn lại) Xi- mông đến trường, khoe với các bạn em có ông bố là Phi-líp

Bình luận (0)
El Vi
Xem chi tiết
Linh Linh
8 tháng 5 2021 lúc 21:46

- Bài học được rút ra là: nhắc nhở chúng ta về lòng yêu thương bạn bè, mở rộng ra là lòng thương yêu con người, sự thông cảm với những nỗi đau hoặc lầm lỡ của người khác. Nhắc nhở chúng ta về thái độ ứng xử với người xung quanh, cần có một tấm lòng nhân hậu, không nên dửng dưng trước những đau khổ bất hạnh của người khác.

Bình luận (0)
Duyên
Xem chi tiết
Luận nguyễn
Xem chi tiết
việt lee
Xem chi tiết
Keiko Hashitou
1 tháng 3 2022 lúc 9:40

●    Xi-mông là cậu bé độ 7-8 tuổi, có hoàn cảnh đáng thương và thường bị lũ bạn trêu chọc vì không có bố.

●    Xi-mông định ra bờ sông tự tử nhưng trước cảnh đẹp của bầu trời, nỗi nhớ mẹ khiến em khóc và không thực hiện được ý định.

●    Khi gặp bác Phi- líp em đã trút hết nỗi lòng, mắt đẫm lên, cảm giác buồn tủi. Đó là sự bất lực, tuyệt vọng của đứa trẻ.

●    Khi gặp mẹ, em òa khóc, đau đớn.

●    Khi bác Phi- líp đồng ý làm bố, em vui mừng phấn khích.

●    Hôm sau gặp bạn bè, em đã không còn sợ chúng trêu vì em biết bây giờ mình đã có bố.

Bình luận (5)
cao duong tuan
Xem chi tiết
Trần Trà My
7 tháng 3 2022 lúc 15:20

E nghĩ việc hòa bình là rất quan trọng, vì dịch nó bùng phát ghê lắm, mà nước như Trung Quốc đi đánh nước khác thì dồi ôi, dịch lây kinh

Bình luận (1)
Nữ Xử
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Oanh
11 tháng 12 2017 lúc 20:29

TH1: việc làm của Tân không thể hiện tính tự lập vì việc đi xa sẽ khiến cho ba mẹ lo lắng, mình không nên tự quyết đinh những việc như vậy, cần phải xin phép bố mẹ . có những việc chúng ta cần tự lập nhưng cũng không phải hoàng toàn có thể làm bất cứ việc gì mình muốn.

TH2: cách sống của bạn An như thế thể hiện tính giản dị, biết tự lập, biết cố gắng học tập và luôn giúp đỡ bạn bè, An không ăn mặc cầu kì, kiểu cách, thể hiện tính giản dị. em cần học tập ở An về tính tự lập, chăm chỉ, luôn giúp đợ bạn bè.

Bình luận (0)
7/9 Phạm Anh Nguyên
6 tháng 12 2022 lúc 14:37

TH1: việc làm của Tân không thể hiện tính tự lập vì việc đi xa sẽ khiến cho ba mẹ lo lắng, mình không nên tự quyết đinh những việc như vậy, cần phải xin phép bố mẹ . có những việc chúng ta cần tự lập nhưng cũng không phải hoàng toàn có thể làm bất cứ việc gì mình muốn.

TH2: cách sống của bạn An như thế thể hiện tính giản dị, biết tự lập, biết cố gắng học tập và luôn giúp đỡ bạn bè, An không ăn mặc cầu kì, kiểu cách, thể hiện tính giản dị. em cần học tập ở An về tính tự lập, chăm chỉ, luôn giúp đợ bạn bè.

Đúng 0Bình luận (0)
Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hiiiii~
1 tháng 5 2017 lúc 17:14

Câu 1. Đoạn trích chia thành bốn phần.

- Các tiêu đề có thể là: “Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông”, “Xi-mông gặp bác Phi-líp”, “Bác Phi-lip đưa Xi-mông về nhà”, “Ngày hôm sau ở trường”.

- Trong bài văn này có ba nhân vật có tên, đó là em bé Xi-mông, mẹ em là Blăng-sốt, và bác Phi-líp. Ngoài ra còn có những nhân vật nhà văn không đặt tên là các bạn của Xi-mông và thầy giáo. Thầy cá trò sẽ theo dõi các nhân vật chính, có thể lần lượt từ Xi-mông, rồi đến Blăng-sốt và cuối cùng là Phi-líp.

Câu 2.

+ Nhân vật Xi-mông.

- Trong bài này không có chi tiết nào nói về tuổi tác, dáng dấp của Xi-mông, nhưng ở một đoạn khác của truyện, tác giả cho biết: “Nó độ bảy, tám tuổi. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát, gần như vụng dại”. Dáng dấp ấy phần nào thể hiện hoàn cảnh đau đớn của em. Em ang tiếng là đứa trẻ không có bố và thường bị các bạn bè trêu chọc.

- Nỗi đau đớn bộc lộ qua ý nghĩ và hành động của em. Em bỏ nhà ra bờ sông, định nhảy xuống sông cho chết đuối vì không có bố. May mà cảnh vật thiên nhiên (trời ấm dễ chịu, ánh nắng êm đềm, trên mặt cỏ, chú nhái con làm em nghĩ tới một thứ đồ chơi…) khiến em nghĩ đến nhà, nghĩ đến mẹ.

- Nỗi đau thể hiện ở những giọt nước mắt của em. Em khóc. Nhà văn nhiều lần kể chuyện em khóc: “cảm giác uể oải thường theo sau khi khóc lóc…”, “… và thấy buồn bã vô cùng, em lại khóc, người em rung lên”, “những cơn nức nở lại kéo đến”, “em chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa và em chỉ khóc hoài”, “em trả lời, mắt đậm lệ, giọng đầy nước mắt”, “ôm lấy cổ mẹ và em lại khóc”.

- Nỗi đau đớn còn biểu hiện ở cách nói năng của em. Nhà văn diễn tả em nói không nên lời, cứ bị ngắt quãng, thể hiện trong bài bằng những dấu chấm lửng “…” hoặc lặp đi lặp lại. Ví dụ: “Chúng nó đánh cháu … vì … cháu … cháu … không có bố … không có bố”.

+ Nhân vật Blăng-sốt.

- Nhân vật Blăng-sốt là cô gái một thời lầm lỡ khiến cho Xi-mông trở thành đứa con không có bố. Nhưng thực ra chỉ là người phụ nữ đức hạnh, chẳng qua bị lừa dối, chị từng là “một trong những cô gái đẹp nhất vùng”.

- Bản chất của chị được nhà văn chú ý thể hiện qua hình ảnh ngôi nhà chị: “Một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ”. Điều đó nói lên rằng tuy nghèo nhưng sống đúng đắn, nghiêm túc.

Bản chất của chị bộc lộ qua thái độ của chị đối khách. Phi-líp là một người lạ, chị chưa gặp bao giờ. Phi-líp thấy chị, “Bỗng tắt nụ cười, vì bác hiểu ra ngay là không còn bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa…”.

Bản chất tốt còn bộc lộ ở nỗi lòng của chị khi con nói bị bạn đánh vì không có bố: “Đôi má thiếu phụ đỏ bừng, và tê tái đến tận xương tủy… nước mắt lã chã tuôn rơi”. Khi nghe con hỏi Phi-líp: “Bác có muốn làm bố cháu không” thì chị “lặng ngắt và quằn quại vì hổ thẹn, dựa người vào tường, hai tay ôm ngực”.

Câu 4. Nhân vật Phi-líp.

- Phi-líp là một người thợ cao lớn, râu tóc đen, quăn vẻ mặt nhân hậu. Mới đầu, gặp Xi-mông, bác rất thương em.

Đến khi đưa Xi-mông về nhà, Phi-líp nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị Blăng-sốt, “nghe đồn chị là một trong những cô gái đẹp nhất vùng” và “ tự nhủ thầm rằng một tuổi xuân đã lầm lỡ, rất có thể lỡ lầm lần nữa”.

Khi gặp chị Blăng-sốt, ý nghĩ kia không còn nữa. Bác hiểu ra chị là người tốt, nên không thể đùa giỡn với chiij được nữa.

Cuối cùng, khi đối đáp với Xi-mông, phần vì thương Xi-mông, phần vì cảm mến Blăng-sốt, bác nói nửa như thật, nửa như đùa là bác vui lòng làm bố của Xi-mông.

- Tâm trạng của Xi-mông diễn biến từ buồn đến vui, tâm trạng của Blăng-sốt từ ngượng ngùng đến đau khổ, rồi quằn quại hổ thẹn. Trong bài này, nhà văn chú ý nhiều hơn đến diễn biến tâm trạng của bác thợ rèn Phi-líp.

Bác thợ Phi-líp là người có lòng nhân hậu. Bác thương Xi-mông, bác cứu Xi-mông khỏi cái chết. Bác vui lòng nhận làm bố của Xi-mông, phần vì cảm mến Blăng-sốt, song cũng vì muốn đem lại niềm vui cho Xi-mông. Các bạn bè của Xi-mông thật đáng trách khi trêu chọc em.

Bình luận (0)
Thảo Phương
21 tháng 4 2019 lúc 15:10

1)+Phần 1 (từ đầu đến "em chỉ khóc hoài"): nỗi tuyệt vọng của Xi-mông
+Phần 2 (tiếp ... một ông bố): bác Phi-líp gặp Xi-mông và an ủi em.
+Phần 3 (tiếp ... bỏ đi rất nhanh): bác Phi-líp đưa Xi-mông về với mẹ và nhận làm bố của em.
+Phần 4 (còn lại) : Xi-mông tin tưởng và nới với các bạn rằng em có bố Phi-líp.

2)

Xi-mông đau đớn vì bạn bè trêu chọc và đánh em vì em không có bố.

Nỗi đau đớn đó được bộc lộ qua ý nghĩ và hành động của em:

+Ý nghĩ bỏ nhà ra bờ sông định tự tử, cảnh vật khiến em nghĩ đến nhà, đến mẹ.
+Nỗi đau thể hiện ở những giọt nước mắt của em. Em khóc nhiều, buồn bã vô cùng, “em lại khóc, người em rung lên”,...
+Nỗi đau đớn tủi hơn còn biểu hiện ở cách nói năng của em. Em nói không nên lời, cứ bị ngắt quãng, các tiếng cứ lặp đi lặp lại.

3)

Qua hình ảnh ngôi nhà của chị Blăng-sốt, thái độ của chị đối vơi khách và nồi lòng của chị khi nghe con nói, chứng minh chị Blăng-sốt chẳng qua vì lầm lỡ mà sinh ra Xi-mông, chứ căn bản chị là người tốt:

+Blăng-sốt là cô gái một thời lầm lờ khiến cho Xi-mông trở thành đứa con không có bố. Nhưng thực ra chị là người phụ nữ đức hạnh, đứng đắn, chẳng qua bị lừa dối.
+Ngôi nhà của chị tuy nhỏ, quét vôi trắng, sạch sẽ, cuộc sống có khó khăn, nghèo đói nhưng chị sống đúng đắn, nghiêm túc.
+Bản chất của chị còn được bộc lộ qua thái độ của chị đối với khách. Chị khiến người lạ cảm giác không thể bỡn cợt được với vẻ nghiêm nghị “như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa”.
+Bản chất tốt còn bộc lộ ở nỗi lòng của chị khi nghe con nói bị bạn đánh vì không có bố, thương con chị “nước mắt lã chã”, đau đớn lặng ngắt.

4)

Diễn biến tâm trạng của Phi-lip:

+Mới đầu, gặp Xi-mông, bác rất thương em, lựa lời an ủi em và có những suy nghĩ khá thú vị.
+Khi đưa Xi-mông về nhà, Phi-líp nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị Blăng- sốt nhưng đó là một suy nghĩ mang ẩn ý không được trong sáng lắm nhưng lại làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn.
+Khi gặp chị Blăng-sốt: nhận ra ý nghĩ sai lầm của mình, lúng túng.
+Cuối cùng, khi đôi đáp với Xi-mông, phần vì thương Xi-mông, phần vì cảm mến Blăng-sốt, bác nói nửa như thật là bác vui lòng làm bố của Xi-mông. Phi-líp quyết định mở lòng mình đón nhận chú bé, bác đã mang lại cho Xi-mông niềm vui, niềm tin, niềm hạnh phúc trong cuộc sống.

Bình luận (0)