Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Bích Huê
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Ngân
12 tháng 4 2022 lúc 19:49

tham khảo

- Trạm Lin-tơn A-mê-ri-can (nằm ở phần đông lục địa): nhiệt độ cao nhất là -10°c, thấp nhất là -42°C; biên độ nhiệt lớn: -32°c. Có 2 cực tiểu về nhiệt độ (vào tháng IV và tháng IX).

 - Trạm Vô-xtốc (nằm ở phần tây lục địa): nhiệt độ cao nhất là -42°c, thấp nhất là -74°C; biên độ nhiệt lớn: -32°c. Có 3 cực tiểu về nhiệt độ (vào các tháng V, VII, X).

Cả hai phần của châu Nam Cực đều có nhiệt độ quanh năm rất thấp. Trong năm, nhiệt độ có sự dao động, biên độ nhiệt lớn.

Kudo Shinichi AKIRA^_^
12 tháng 4 2022 lúc 21:21

Refer

 

- Trạm Lin-tơn A-mê-ri-can (nằm ở phần đông lục địa): nhiệt độ cao nhất là -10°c, thấp nhất là -42°C; biên độ nhiệt lớn: -32°c. Có 2 cực tiểu về nhiệt độ (vào tháng IV và tháng IX).

 - Trạm Vô-xtốc (nằm ở phần tây lục địa): nhiệt độ cao nhất là -42°c, thấp nhất là -74°C; biên độ nhiệt lớn: -32°c. Có 3 cực tiểu về nhiệt độ (vào các tháng V, VII, X).

Cả hai phần của châu Nam Cực đều có nhiệt độ quanh năm rất thấp. Trong năm, nhiệt độ có sự dao động, biên độ nhiệt lớn.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
31 tháng 8 2019 lúc 14:04

Sự khác nhau

-       Sông ngòi Bắc Bộ:

+       Có chế độ nước theo mùa, thất thường, lũ tập trung nhanh và kéo dài do có mưa theo mùa, các sông có dạng nan quạt.

+       Mùa lũ kéo dài năm tháng (từ tháng 6 đến tháng 10).

-       Sông ngòi Trung Bộ: Thường ngắn và dốc, lũ muộn, do mưa vào thu đông (từ tháng 9 đến tháng 12); lũ lên rất nhanh và đột ngột, nhất là khi gặp mưa và bão, do địa hình hẹp ngang và dốc.

-       Sông ngòi Nam Bộ:

+       Lượng nước chảy lớn, chế độ nước theo mùa và khá điều hòa, do địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu điều hòa hơn vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ,...

+   Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
9 tháng 5 2019 lúc 9:16

Nền nhiệt độ trung bình năm của nước ta cao, trên  20 o C  

Dựa vào bản đồ nhiệt độ trung bình năm: phần lớn diện tích lãnh thổ nước ta có nền nhiệt độ trung bình năm trên  20 o C , chỉ có một bộ phận nhỏ ở vùng núi cao là có nền nhiệt độ dưới  20 o C .

Dựa vào các trạm khí hậu: Hà Nội có 9 tháng nhiệt độ trên  20 o C ; các trạm ở đồng bằng từ Đà Nẵng trở vào không có tháng nào có nhiệt độ dưới  20 o C .

Giải thích: Do vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nửa cầu Bắc nên mọi nơi trên lãnh thổ nước ta trong năm đều có hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.

Chế độ nhiệt có sự phân hóa rõ rệt theo không gian và thời gian

Phân hóa theo thời gian

Thế hiện qua việc so sánh nền nhiệt độ tháng 1 và nền nhiệt độ tháng 7 hoặc xác định nhiệt độ trên đường biểu diễn nhiệt độ của các trạm khí hậu:

Tháng 1, phần lớn lãnh thổ nước ta có nhiệt độ dưới 24 o C , còn vào tháng 7 thì phần lớn lãnh thổ nước ta có nhiệt độ trên  24 o C .

Trạm Lạng Sơn trong năm có 5 tháng nhiệt độ dưới  20 o C  (từ tháng 11 đến tháng 3) và 7 tháng có nhiệt độ trên  20 o C .

   Giải thích:

Do ảnh hưởng bởi chế độ gió mùa, vào mùa đông có gió mùa Đông Bắc lạnh hoạt động mạnh ở miền Bắc nước ta.

Do sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời nên có sự thay đổi góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng trong năm.

Phân hóa theo không gian

Phân hóa theo chiều bắc - nam (thể hiện qua bản đồ nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1, tháng 7 và đường biểu diễn nhiệt độ của các trạm khí hậu):

Miền Bắc: Trạm Hà Nội có nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 o C , biên độ nhiệt trong năm khoảng 12 o C .

Miền Trung: Trạm Đà Nẵng có nhiệt độ trung bình năm khoảng 26 o C , biên độ nhiệt trong năm khoảng 8 o C .

Miền Nam: Trạm TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ trung bình năm khoảng 27 o C , biên độ nhiệt trong năm khoảng 3 o C .

♦   Giải thích:

Do càng vào Nam càng gần Xích đạo, xa chí tuyến nên góc chiếu của tia sáng mặt trời và thời gian chiếu sáng trong năm tăng dần.

Do miền Bắc chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc, còn miền Nam gần như không bị ảnh hưởng bởi gió mùa Đông Bắc.

Phân hóa theo độ cao (thể hiện qua bản đồ nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1, tháng 7 và đường biểu diễn nhiệt độ của các trạm khí hậu).

So sánh trạm khí hậu Hà Nội với Sa Pa hoặc Nha Trang với Đà Lạt (lấy dẫn chứng nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất, thấp nhất).

So sánh nền nhiệt độ trung bình năm giữa vùng núi Hoàng Liên Sơn với vùng Đồng bằng Bắc Bộ hoặc vùng cao nguyên Nam Trung Bộ với bộ phận duyên hải).

♦   Giải thích: Do ảnh hưởng của quy luật đai cao: trung bình lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0 , 6 o C .

Phân hóa theo hướng sườn (thể hiện ở nhiệt độ tháng nóng nhất, tháng lạnh nhất). Dẫn chứng: so sánh chế độ nhiệt của trạm Lạng Sơn (nơi đón gió mùa Đông Bắc) với trạm Điện Biên (nơi khuất gió mùa Đông Bắc).

Giải thích:

Đối với gió mùa Đông Bắc thì khu vực đón gió sẽ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ, nhiệt độ xuống thấp, còn khu vực khuất gió sẽ có nhiệt độ cao hơn.

Đốì với gió mùa Tây Nam thì khu vực khuất gió sẽ có nhiệt độ cao hơn so với khu vực đón gió do hiệu ứng phơn.

Nguyễn Thị Mai Hiên
Xem chi tiết
Tài Lê Văn
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
26 tháng 10 2023 lúc 1:37

- Bắc Bộ: Sông ngòi ở Bắc Bộ thường có chế độ nước phong phú và ổn định. Với hệ thống sông ngòi phân bố đồng đều, chúng thường có nguồn nước từ các dãy núi phía Bắc và từ biển Đông. Chế độ lũ ở đây thường không quá mạnh mẽ và thường xảy ra vào mùa mưa.

- Trung Bộ: Sông ngòi ở Trung Bộ có chế độ nước và lũ khá đa dạng. Với địa hình đồi núi và sự ảnh hưởng của hệ thống sông ngòi từ Bắc Bộ và Nam Bộ, chúng thường có nguồn nước từ nhiều nguồn khác nhau. Chế độ lũ ở đây có thể biến đổi từ mạnh đến yếu và thường xảy ra vào mùa mưa và bão.

- Nam Bộ: Sông ngòi ở Nam Bộ có chế độ nước và lũ phức tạp. Với hệ thống sông ngòi phân bố không đồng đều và ảnh hưởng của biển Đông, chúng thường có nguồn nước từ các dãy núi phía Tây và từ biển Đông. Chế độ lũ ở đây có thể rất mạnh mẽ và thường xảy ra vào mùa mưa và bão.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
18 tháng 2 2017 lúc 14:33

HƯỚNG DẪN

a) Tổng lượng mưa

- Pleiku (2273mm) lớn hơn Quy Nhơn (1694mm).

- Nguyên nhân:

+ Pleiku có độ cao lớn hơn; đồng thời mưa trong suốt mùa hạ; mùa mưa kéo dài 6 tháng.

+ Quy Nhơn ở độ cao thấp hơn; chỉ có mưa vào giữa và cuối mùa hạ, đầu mùa hạ có phơn khô nóng. Mùa đông tuy có mưa nhưng lượng mưa lớn chỉ tập trung vào hai tháng X và XI, các tháng còn lại có lượng mưa không lớn. Mặt khác, mùa mưa chỉ kéo dài 4 tháng.

b) Tháng mưa cực đại ở Pleiku là tháng IX, tháng có gió mùa Tây Nam thổi mạnh nhất gặp địa hình chắn gió; ở Quy Nhơn là tháng X, tháng có mặt của nhiều nhân tố gây mưa: dải hội tụ nhiệt đới, gió Đông Bắc gặp dãy Trường Sơn, áp thấp và bão...

c) Mùa mưa ở Quy Nhơn 4 tháng (tháng IX - XII) trùng với thời gian hoạt động của các nhân tố gây mưa ở trên; các tháng còn lại là mùa khô, do hoạt động của Tín phong Bán cầu Bắc (tháng I - IV) và tác động của gió phơn Tây Nam khô nóng saú khi đã gây mưa lớn ở Tây Nguyên.

Mua mưa ở Pleiku dài 6 tháng (tháng V - X) trùng với thời gian hoạt động của gió mùa mùa hạ (Tây Nam TBg đầu mùa, gió mùa Tây Nam vào giữa và cuối mùa).

lê minh khuê
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
1 tháng 3 2018 lúc 13:00

HƯỚNG DẪN

So sánh hai vùng khí hậu (tìm dẫn chứng từ các bản đồ và biểu đồ ở các địa điểm thuộc hai vùng) và giải thích (căn cứ vào các nhân tố tác động đến chế độ nhiệt và chế độ mưa: vị trí địa lí và lãnh thổ, hoàn lưu khí quyển, địa hình) về:

- Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm; tháng nhiệt độ cực đại, cực tiểu; biên độ nhiệt độ trung bình năm, biến trình nhiệt.

- Chế độ mưa: lượng mưa trung bình năm; tháng mưa cực đại, cực tiểu; sự phân mùa mưa, khô.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
19 tháng 7 2018 lúc 7:02

HƯỚNG DẪN

- Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ trung bình tháng V - X (mùa hạ) ở trang 9 (Khí hậu) để làm sáng rõ nhận định nhiệt độ trung bình về mùa hạ của Nam Bộ thấp hơn nền nhiệt độ vào mùa hạ ở Bắc Trung Bộ, đồng bằng Bắc Bộ và nam Tây Bắc.

- Do sự khác nhau về góc nhập xạ, nên khu vực ở gần Xích đạo thường có nhiệt độ trung bình cao hơn ở những nơi xa Xích đạo.

- Tuy nhiên, ở nước ta về mùa hạ, gió Tây Nam TBg thổi đến gặp dãy Trường Sơn, gây mưa ở sườn Tây. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, trở nên khô nóng, làm nhiệt độ tăng cao hơn hẳn sự thay đổi nhiệt độ theo chiều từ bắc vào nam, dẫn đến nhiệt độ trung bình trong những tháng đầu mùa hạ tăng cao hơn nhiều so với Nam Bộ. (Cứ xuống thấp 100m, nhiệt độ tăng 1°C; trong khi đó, khi đi về phía Xích đạo, cứ cách 1 vĩ độ, nhiệt độ chỉ tăng lên khoảng 0,1°C.