Các bạn giúp mình soạn bài Con gái của Đỗ Thị Thu Hiên,Tiếng Việt 5 tập 2
Các bạn soạn hộ mình bài 2: từ ngữ địa phương(tiếng việt) trong quyển tài liệu học tập ngữ văn hải dương
Lớp mình nổi tiếng trong trường là nghịch , học kém . Nhưng mình nghĩ là còn 1 số bạn cũng đâu đến nỗi kém . Lúc thì kì 1 , mỗi người riêng phòng . Mình phòng số 7 , chữ N . Kiểm tra toán , tiếng việt , tiếng anh , bọn con gái lớp 5a2 còn giở cả đề cương ra chép . Tiếng anh tuy khác đề nhưng bọn nó vẫn bắt mình trả lời hộ trong lúc cô ra ngoài . Lúc thi xong thì lại " ăn cháo đá bát " sang lớp mình khoe như đúng rồi . Nhưng bọn nó đâu có biết mình , mấy bạn con trai và con gái lớp mình toàn điểm cao , toàn 9 với 10 . Không tin thì thôi nhưng đó là sự thật . Điểm của mình 9 hết , mỗi tiếng việt 10 nhưng may ra không có điểm 8 như cái bọn vô ơn đấy . Giờ nghĩ lại thì biết thế không giúp đỡ bọn nó . Thôi thì rút kinh nghiệm ở kì thi tới vậy .
Tiện thể mình chúc các bạn lớp 5 học giỏi , thi đỗ cấp 1 lên cấp 2 . Điểm trên 8 nhé !
ồ, hay nhờ! 1 bài văn n lại k phải 1 bài văn. Một kinh nghiệm n cx k phải kinh ngiệm
Mấy bạn cho mình hỏi : Bài 32 : Tổng kết phần Văn và Tập làm văn và Bài 34 : Tổng kết phần tiếng Việt, 2 bài đó có cần phải soạn ra không ?
Bài 32 thì phải soạn nhưng bài 34 thì không cần đâu nha bạn!
Mấy bài này mình học rùi nên bít!!
Đọc lại bài Con gái - Tiếng Việt 5 - Trang 112 - 113 - Tập 2 . Rồi tra lời câu hỏi
Em hãy viết 2-3 câu nói leensuy nghĩ của em sau khi đọc xong câu chuyện : " Con gái "
Đọc câu chuyện này, em suy nghĩ sinh con là trai hay gái không quan trọng. Điều quan trọng là người con đó phải ngoan ngoãn, hiếu thảo làm vui lòng cha mẹ. Đúng như câu ca dao: Trai mà chi, gái mà chi. Sinh con có nghĩa có nghì là hơn*
*"Trai mà chi, gái mà chi/Sinh con có nghĩa có nghì thì hơn": Phản đối quan niệm trong nam khinh nữ. Sinh con là trai là gái không quan trọng, quan trọng là các con ngoan ngoãn và hiếu nghĩa với cha mẹ
ngay chỗ ca dao :.... sinh con có nghĩa là gì là hơn nha
Dựa vào bài tập đọc Chuyện một khu vườn nhỏ (SGK Tiếng Việt 5 – Tập 1 – Trang 102) Em hãy vào vai nhân vật Thu để kể lại câu chuyện đó.
Giúp tui đi, các bạn!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Tôi rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.
Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó cuốn chặt một cành. Những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng, rồi một chùm ti gôn hé nở.
Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. Khi đủ lớn, nó xòe ra những chiếc lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra cái búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng… Có điều tôi cảm thấy chưa vui: Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà tôi không phải là vườn!
Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuống, tôi phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu. tôi vội xuống nhà Hằng mời bạn lên xem để biết rằng: Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi! Chẳng ngờ, khi chúng tôi lên đến nơi thì chú chim đã bay đi. Sợ Hằng không tin, tôi cầu viện ông:
Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!
Ông nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa:
-Ừ, đúng rồi! Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu?
BÀI TẬP VỀ NHÀ ĐẦY NHÂN VĂN
Đó là bài tập về nhà cuối năm học của thầy Đỗ Đức Anh (giáo viên bộ môn ngữ văn Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM) dành cho học sinh lớp mình chủ nhiệm - 10A9. Đáng chú ý, bài tập về nhà này lại được thầy Đức Anh soạn và đựng trong những bao thư, gửi phụ huynh trong buổi họp cuối năm để phụ huynh trao cho học sinh. Bài tập về nhà đặc biệt gồm có 6 bài tập nhỏ, đó không phải là những bài tập làm văn thầy Đức Anh vẫn thường ra mà là những lời dặn dò, nhắn nhủ của thầy dành cho học sinh lớp mình. Cụ thể, bài số 1: Hãy để ai đó trong gia đình ôm em nếu kết quả học tập vừa rồi không được như ý; bài số 2: Hãy tận hưởng mùa hè của mình với tất cả năng lượng tuổi trẻ; bài số 3: Hãy tranh thủ trau dồi ngoại ngữ và các kỹ năng mềm cần thiết; bài số 4: Các bạn nam hãy luôn biết cách vượt qua giông bão cuộc đời với tinh thần của một chiến binh. Các bạn nữ hãy đứng dậy, tô thêm son, mỉm cười và kiêu hãnh tiến về phía trước. Bởi vì, nếu em không phải là một cái cây thì chẳng lý gì chúng ta lại cứ phải đứng im một chỗ; bài số 5: Một buổi tối nào đó trong đời, nếu em cảm thấy cô đơn hay buồn tủi, hãy hồi tưởng lại những ký ức dịu dàng của thầy trò mình. Hoặc lúc nào đó muốn một ai đó lắng nghe nỗi thất vọng cùng cực của mình, hãy cứ gọi cho thầy, thầy vẫn luôn ở đây; bài số 6: Hãy luôn là một người tử tế và hạnh phúc, nghe.
Thời gian nộp bài dành cho bài tập về nhà đặc biệt này lại được thay bằng lời căn dặn:
“Em sẽ có rất nhiều thời gian để hoàn thành 6 bài tập về nhà đặc biệt này, hãy cứ thong thả, đừng vội nộp bài. Bởi thầy biết, có những bài tập mà các em phải mất cả tuổi trẻ, thậm chí cả cuộc đời mới có thể làm xong”.
Cuối bài tập về nhà, thầy Đức Anh không quên nhắn nhủ học sinh: “Người ta thường nói, trưởng thành không phải là lúc ta làm được những điều lớn lao mà là lúc ta hiểu được những điều nhỏ bé. Con đường trưởng thành sẽ luôn có sự rời xa theo cách này hay cách khác. Nhưng hãy tin, lời tạm biệt thực ra không phải là lời từ biệt mà là một lời hứa hẹn gặp lại. Thầy rất vui vì những năm tháng tuổi trẻ chúng ta đã gặp nhau”.
[...] Theo thầy Đức Anh, một năm học không chỉ kết thúc bằng một lễ tổng kết mà người giáo viên sẽ vẫn có thể dạy học sinh những bài học về sự tử tế và chân thành, bằng cách này hay cách khác. “Bài tập đầu tiên về cái ôm, tôi cũng chia sẻ với phụ huynh rằng hãy tạo điều kiện và cùng con hoàn thành bài tập đó. Phụ huynh đọc xong rất cảm xúc. Về phía học sinh, tôi tin rằng các em sẽ thực hiện những điều mình nhắn gửi”, thầy Đức Anh bày tỏ.
(Yến Hoa – Báo “Giáo dục” – Thứ tư, 3/6/2019)
Câu 1. Chỉ ra hai phép liên kết được sử dụng trong những câu in đậm ở đoạn trích.
Câu 2. Xác định lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn văn cuối.
Câu 3. Tìm và gọi tên một thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 4. Theo em, vì sao thầy Đức Anh không trực tiếp giao bài tập cho học sinh mà lại đựng bài tập trong những bao thư và gửi phụ huynh trong buổi họp cuối năm để phụ huynh trao cho học sinh?
Câu 5. Trong 6 bài tập của thầy Đức Anh, em tâm đắc với bài tập nào nhất? Vì sao? (Trả lời khoảng từ 3 – 5 dòng)
Tham khảo:
Câu 1
- Phép lặp: trưởng thành
- Phép nối: Nhưng
Câu 2
Lời dẫn trực tiếp: “Bài tập đầu tiên về cái ôm, tôi cũng chia sẻ với phụ huynh rằng hãy tạo điều kiện và cùng con hoàn thành bài tập đó. Phụ huynh đọc xong rất cảm xúc. Về phía học sinh, tôi tin rằng các em sẽ thực hiện những điều mình nhắn gửi”
Câu 3
Thành phần biệt lập thành phần phụ chú ( giáo viên bộ môn ngữ văn Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM)
Câu 4
Đó là bởi thầy giáo muốn tạo bất ngờ cho học sinh, đồng thời để cho các phụ huynh có thể thấu hiểu con cái mình hơn và có những hành động tích cực, đúng đắn
Câu 5
Bài tập mà em ấn tượng nhất đó là bài tập số 1: Hãy để ai đó trong gia đình ôm em nếu kết quả học tập vừa rồi không được như ý. Bởi vì điểm số chỉ phả ánh nhất thời chứ không thể hiện hết quá trình học tập của con người. Chỉ cần mỗi người học sinh cố gắng hết sức mình, khi đó điểm số không còn là thứ quá to tát nữa. Và cũng bởi gia đình là nơi ta tìm về, là nơi ta sẻ chia, trao nhau những cái ôm, những lời động viên tinh thần. Gia đình sẽ là nơi chữa lành những tổn thương, nỗi buồn trong mỗi con người.
Các bạn giúp mình soạn bài Phó từ(SGK 6 trang 12 tập 2)
PHÓ TỪ
Đọc các câu sau đây và thực hiện yêu cầu:
(1) Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người, tuy mất nhiều công mà vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.
(Theo Em bé thông minh)
(2) Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng.
(Tô Hoài)
- Xác định các cụm từ có chứa những từ in đậm;
- Nhận xét về nghĩa của các từ in đậm trên. Chúng bổ sung ý nghĩa cho những từ nào, thuộc từ loại gì?
- Xếp các cụm từ có các từ in đậm vào bảng sau và nhận xét về vị trí của chúng trong cụm từ?
phụ trước | động từ, tính từ trung tâm | phụ sau |
… | … | … |
Gợi ý:
- Các cụm từ: đã đi nhiều nơi , cũng ra những câu đố , vẫn chưa thấy có người nào , thật lỗi lạc; soi gương được, rất ưa nhìn, to ra, rất bướng;
- Các từ in đậm không chỉ sự vật, hành động hay tính chất cụ thể nào; chúng là các phụ ngữ trong các cụm từ, có vai trò bổ sung ý nghĩa cho các động từ và tính từ: đi, ra(những câu đố), thấy, lỗi lạc, soi (gương), ưa nhìn, to, bướng;
- Về vị trí của các từ: Những từ in đậm trên là phó từ, đứng trước hoặc đứng sau động từ, tính từ.
phụ trước | động từ, tính từ trung tâm | phụ sau |
đã | đi | nhiều nơi |
cũng | ra | những câu đố |
vẫn chưa | thấy | |
thật | lỗi lạc | |
soi | (gương) được | |
rất | ưa nhìn | |
to | ra | |
rất | bướng |
2. Phân loại phó từ
a) Tìm các phó từ trong những câu dưới đây:
(1) Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
(Tô Hoài)
(2) Em xin vái cả sáu tay. Anh đừng trêu vào … Anh phải sợ …
(Tô Hoài)
(3) [...] không trông thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang.
(Tô Hoài)
Gợi ý: Các phó từ: lắm (1); đừng, vào (2); không, đã, đang (3).
b) Các phó từ vừa tìm được nằm trong cụm từ nào, bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong cụm ấy?
Gợi ý:
- Các cụm từ chứa phó từ: chóng lớn lắm; đừng trêu vào; không trông thấy; đã trông thấy; đang loay hoay;
- Xác định các từ trung tâm của cụm: lớn, trêu, trông thấy, loay hoay.
c) Nhận xét về ý nghĩa mà các phó từ bổ sung cho động từ, tính từ trong cụm rồi xếp chúng vào bảng phân loại sau:
Ý nghĩa bổ sung | Vị trí so với động từ, tính từ | |
Đứng trước | Đứng sau | |
Chỉ quan hệ thời gian | ||
Chỉ mức độ | ||
Chỉ sự tiếp diễn tương tự | ||
Chỉ sự phủ định | ||
Chỉ sự cầu khiến | ||
Chỉ kết quả và hướng | ||
Chỉ khả năng |
d) Điền các phó từ trong bảng ở mục 1 vào bảng phân loại trên.
Gợi ý: đã, đang – chỉ quan hệ thời gian; thật, rất, lắm – chỉ mức độ; cũng, vẫn – chỉ sự tiếp diễn tương tự;không, chưa – chỉ sự phủ định; đừng – chỉ sự cầu khiến; vào, ra – chỉ chỉ kết quả và hướng; được – chỉ khả năng.
đ) Dựa vào bảng phân loại trên, hãy cho biết những phó từ đứng trước động từ, tính từ thường là những phó từ mang nghĩa gì? Thực hiện yêu cầu này đối với các phó từ đứng sau động từ, tính từ.
Gợi ý: Căn cứ vào vị trí của phó từ so với động từ, tính từ, người ta chia phó từ thành hai loại: đứng trước và đứng sau. Các phó từ đứng trước động từ, tính từ thường là các phó từ chỉ quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến. Các phó từ đứng sau động từ, tính từ thường là các phó từ chỉ mức độ, khả năng, kết quả và hướng.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. a) Trong các câu sau đây có những phó từ nào? Chúng nằm trong cụm từ nào?
(1) Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông toả ra những tàn hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ.
Mùa xuân xinh đẹp đã về! Thế là các bạn chim đi tránh rét cũng sắp về!
(Tô Hoài)
(2) Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.
(Em bé thông minh)
Gợi ý: Các cụm từ có phó từ: đã đến; không còn ngửi thấy; đã cởi bỏ hết; đều lấm tấm màu xanh;đương trổ lá lại sắp buông toả ra; cũng sắp có nụ; đã về; cũng sắp về; đã xâu được sợi chỉ.
b) Nhận xét về ý nghĩa mà các phó từ trong những câu trên bổ sung cho động từ và tính từ.
Gợi ý:
- Xem gợi ý trong mục (I.2.d);
- Lưu ý thêm các phó từ:
+ không còn: phủ định sự tiếp diễn tương tự (không: chỉ sự phủ định; còn: chỉ sự tiếp diễn tương tự);
+ đều: chỉ sự tiếp diễn tương tự;
+ đương (đang), sắp: chỉ quan hệ thời gian;
+ cũng sắp: chỉ sự tiếp diễn tương tự trong tương lai gần (cũng: chỉ sự tiếp diễn tương tự; sắp: chỉ quan hệ thời gian – tương lai gần)
2. Bằng một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu), hãy thuật lại sự việc Dế Mèn trêu chị Cốc. Chỉ ra ít nhất một phó từ đã được dùng trong đoạn văn ấy và cho biết em đã dùng nó để làm gì.
Gợi ý: Chú ý đến diễn đạt, không gò ép khi sử dụng phó từ; xem lại bảng phân loại để nắm chắc nghĩa của từng loại phó từ.
Tham khảo đoạn văn và cách phân tích sau:
Vốn tính nghịch ranh, vừa nhìn thấy chị Cốc, Dế Mèn đã nghĩ ngay ra mưu trêu chị. Bị chọc giận chị Cốc bèn giáng ngay tai hoạ lên đầu Dế Choắt bởi lúc này, Choắt ta vẫn đang loay hoay ở phía cửa hang. Sự việc diễn ra bất ngờ và nhanh quá, Choắt trở tay không kịp, thế là đành thế mạng cho trò nghịch tai quái của Mèn.
- Các phó từ trong đoạn văn là những từ in đậm.
- Tác dụng của các phó từ:
+ Các từ vừa, ngay, đã, vẫn đang: chỉ quan hệ thời gian.
+ Cụm từ ở ngay phía cửa hang: chỉ hướng.
+ Các từ bất ngờ, quá: chỉ mức độ.
+ Từ không kịp: chỉ khả năng.
bn hk đến đó rồi hả!!!,mk chưa hk
I. Phó từ là gì ? 1. a. Đã bổ sung ý nghĩa cho đi (động từ) Cũng ‘’ ra (động từ di chuyển có hướng) Vẫn chưa ‘’ thấy (động từ) Thật ‘’ lỗi lạc (tính từ) b. Được ‘’ soi gương (động từ) Rất ‘’ ưa nhìn (tính từ) Ra ‘’ to (tính từ) Rất ‘’ bướng (tính từ) 2. Các từ in đậm bên trái có thể đứng trước hoặc sau động từ, tính từ. II. Các loại phó từ. 1. Đó là các phó từ: a. Lắm b. Đừng (trêu) vào c. Không ; đã ; đang. 2. Điền các phó từ đã tìm thấy. CÁC PHÓ TỪ STT Phó từ đứng trước Phó từ đứng sau 1 Chỉ quan hệ thời gian Đã, đang 2 Chỉ mức độ Thật, rất, lắm 3 Chỉ sự tiếp diễn tương tự Cũng, vẫn 4 Chỉ sự phủ định Chưa, không 5 Chỉ sự cầu khiến Đừng 6 Chỉ kết quả và hướng Ra 7 Chỉ khả năng Được 3. Kể thêm một số phó từ. (1) Sẽ, từng… (2) Hơi, khí, cực kì, quá… (3) Đều, ử, lại, mãi… (4) Chẳng… (5) Hãy, chớ… III. Luyện tập 1. Theo thứ tự ta có các phó từ. a. Đã đến -> không còn ngủ - > đã cởi bỏ - > đều lấm tấm -> đương trổ lá lại sắp buông tỏara -> cũng sắp có nụ đã về -> cũng sắp về. b. Dã xâu được sợi chỉ xuyên qua. Dựa vào bảng phân loại trên, các em hãy chỉ ra các loại phó từ. 2. Thuật lại : Một hôm, tôi nhìn thấy chị Cốc đang rỉa canhs gần hang mình. Tôi nói với Choắt trêu chọc chị cho vui. Choắt rất sợ, chôi đây đẩy. Tôi hát cạnh khóe khiến chị Cốc điên tiết và tìm ra Dế Choắt. Chị Cốc đã mổ cho Choắt những cú trời giáng khiến cậu ta ngắc ngoải vô phương cứu sống. - Những phó từ được gạch chân.
+ đang chỉ thời gian hiện tại
+ rất chỉ mức độ đi kèm với động từ cảm nghĩ là sợ.
+ ra chỉ kết quả công việc tìm kiếm của chị Cốc.
các bạn ơi mình cần các bạn trả lời hết câu ở bài tập đọc
hành trình của bầy ong, sách giáo khoa tiếng việt lớp 5 tập 1_ trang 119
các bạn ơi mình cần các bạn trả lời hết câu ở bài tập đọc
hành trình của bầy ong, sách giáo khoa tiếng việt lớp 5 tập 1_ trang 119