Trong câu: Món ăn này rất Việt Nam. Từ Việt Nam là
Món ăn truyền thống của việt nam là gì
Món ăn truyền thống của người Việt Nam. Món ăn tiêu biểu nhất của người Việt ở nước ngoài được Đất Việt chọn lựa dựa trên các tiêu chí như mức độ phổ biến trong thực đơn của các nhà hàng Việt ở nước ngoài và số bài viết về những món ăn này trên các phương tiện truyền thông quốc tế.
Những năm gần đây, nền ẩm thực Việt Nam ngày càng khẳng định chỗ đứng vững chắc của mình trên phạm vi thế giới. Hệ thống nhà hàng của người Việt đã phát triển mạnh tại nhiều quốc gia và nhiều món ăn Việt đã được biết đến rộng rãi trong cộng đồng cư dân nước sở tại.
Dưới đây là 10 món ăn tiêu biểu nhất của người Việt ở nước ngoài, được Đất Việt chọn lựa dựa trên các tiêu chí như mức độ phổ biến trong thực đơn của các nhà hàng Việt ở nước ngoài và số bài viết về những món ăn này trên các phương tiện truyền thông quốc tế.
Phở là món ăn được nhắc đến đầu tiên. Đây là một món ăn truyền thống và cũng có thể xem là món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam. Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng cùng với thịt bò hoặc gà cắt lát mỏng kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt… Tùy vùng miền mà phở có phương pháp chế biến và hương vị khác nhau ít nhiều. Trên bình diện quốc tế, đã có rất nhiều nhà hàng chuyên về phở của người Việt được mở ra ở Bắc Mĩ, châu Âu và Australia. Riêng tại Mĩ, thống kê không chính thức cho biết doanh thu các cửa hàng phở Việt Nam lên tới 500 triệu USD/năm.
Sau phở phải kể đến nem cuốn, một món “chủ lực” trong thực đơn của nhiều nhà hàng Việt và cũng được rất nhiều người nước ngoài ưa chuộng. Món ăn này được làm từ bánh tráng cuộn với các loại rau thơm, bún, và một số loại thịt như thịt bò, lợn, vịt, tôm, cá, cua, khi ăn thì chấm với nước chấm. Cũng như phở, tùy địa phương, vùng miền mà công thức làm nem cuốn có thể khác nhau.
Bánh xèo là một loại bánh đặc trưng của Việt Nam, có bột bên ngoài, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá đỗ, được rán màu vàng, nặn hình tròn hoặc bán nguyệt. Tuỳ theo từng địa phương tại Việt Nam mà bánh có cách chế biến và hương vị riêng. Thường thì có hai phong cách chính là bánh xèo giòn và bánh xèo dai. Bánh xèo ăn kèm với rau sống và chấm với nước mắm chua ngọt.
Bánh cuốn làm từ bột gạo hấp tráng mỏng, bên trong thường cuốn nhân gồm một ít thịt vai, tôm, băm cùng mộc nhĩ, nấm hương, khi ăn chấm với nước chấm pha nhạt từ nước mắm và có thể ăn kèm thêm chả lợn. Bánh cuốn làm theo kiểu truyền thống thường không thể thiếu tinh dầu cà cuống pha trong nước chấm. Ở nước ngoài, vỏ bánh cuốn thường được tráng trong chảo có láng dầu thay vì hấp trên nồi nước sôi.
Cơm tấm là món đặc sản của miền Nam Việt Nam, được nấu từ hạt gạo tấm. Khi ăn, cơm được bày ra đĩa cùng nhiều thức ăn kèm theo như sườn nướng, chả trứng, trứng ốp-la, bì và đồ chua như đu đủ, cà rốt, củ cải, dưa chuột dấm… Ngoài ra, ăn cơm tấm phải có nước mắm ngọt, là nước mắm pha với nước lọc và thêm đường. Cơm tấm ăn đúng kiểu không dùng đũa mà dùng thìa và dĩa nên khá hợp với phong cách người phương tây. Ngày nay có khá nhiều nhà hàng chuyên về cơm tấm của người Việt ở nước ngoài
Có xuất xứ từ tỉnh Quảng Nam, mỳ Quảng đã trở thành một món ăn đặc trưng của cả miền Trung Việt Nam. Sợi mì được làm bằng bột gạo xay mịn hoặc bột mì và tráng thành từng lớp bánh mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mỏng khoảng 2mm. Dưới lớp mì là các loại rau sống, trên mì là thịt lợn nạc, tôm, thịt gà cùng với nước dùng được hầm từ xương lợn. Ngoài ra, trong bát mì Quảng còn có thể có thêm lạc rang khô và giã dập, bánh đa, hành lá thái nhỏ, rau thơm, ớt đỏ… Thông thường nước dùng rất ít.
Là một đặc sản của xứ Huế, bún bò Huế đã nhanh chóng chiếm lĩnh trái tim của những người sành ẩm thức nước ngoài. Bún có hương vị rất riêng với nước dùng làm từ xương bò hầm chín có cho thêm mắm ruốc và chả lợn hay chả bò quyết nhuyễn. Thịt bò có thể xắt mỏng, được nhúng vào nước dùng đang sôi trước khi cho vào bát bún (gọi là thịt bò tái). Bún bò Huế được ăn kèm với rau sống gồm giá, rau quế, chanh, bắp chuối, rau…
Bánh canh là một món phổ biến ở miền Trung và Nam Việt Nam. Bánh được làm từ bột gạo, bột mì, hoặc bột sắn hoặc bột gạo pha bột sắn, được cán thành tấm và cắt ra thành sợi to và ngắn. Nước dùng được nấu từ tôm, cá, chân giò… thêm gia vị tùy theo từng loại bánh canh. Bánh được bỏ vào nồi nước dùng đã hầm vừa đủ độ và đợi cho chín tới. Gia vị cho bánh canh thay đổi tùy theo món bánh canh và tùy theo khẩu vị mỗi vùng. Bánh canh có thể dùng kèm với cá đã róc xương, chả cá, chân giò, tôm, thịt…
Với hương vị rất đặc thù, bún riêu cua là món khoái khẩu không chỉ của người Việt Nam mà còn cả giới sành ẩm thực quốc tế. Món ăn này gồm bún và riêu cua – được nấu từ gạch cua, thân cua giã, lọc với quả dọc, cà chua, mỡ nước, mẻ ngấu, nước mắm, muối, hành hoa. Bún riêu thường thêm chút mắm tôm để tăng thêm vị đậm đà, thường ăn kèm với rau ghém (rau diếp thái nhỏ hay cọng rau muống chẻ).
Bún chả nem thu hút thực khách bởi thành phần chính là nem rán, gồm hai phần vỏ và nhân nem. Vỏ nem hay bánh đa nem là loại bánh tráng bằng bột gạo xay với nước, tráng mỏng, phơi khô. Nhân nem thường bao gồm thịt lợn hoặc thịt bò băm nhỏ, miến ngâm mềm cắt ngắn, mộc nhĩ, nấm hương, hành, trứng, hạt tiêu và gia vị… Nhân được cuốn trong vỏ thành hình trụ và rán trong chảo ngập dầu đến khi vàng đều. Thưởng thức bún nem không thể thiếu rau sống và nước chấm gồm nước mắm, dấm, ớt, tỏi, đường và hạt tiêu.
Cách ăn của người Việt Nam
Mời các bạn tham khảo bài viết của GS Hà Huy Khôi về Cách ăn của người Việt Nam.
Cách ăn truyền thống của người Việt Nam rất đặc sắc.
Gạo là lương thực chính, ngô khoai cũng sẵn, nhiều loại rau, lắm loại cá và thủy sản. Dọc theo chiều dài đất nước từ Bắc vào Nam, biết bao món ăn, cách ăn khác nhau nhưng có nhiều điểm chung của một cách ăn truyền thống. Trước hết, người Việt Nam có tập quán ăn trộn, trong một món ăn thường phối hợp nhiều loại củ với vừng, lạc và các rau gia vị. Món canh cua nấu với khoai sọ, rau rút, rau muống... Ngay tương, món nước chấm dân tộc cũng là sản phẩm của đậu tương, ngô và gạo. Từ cái bánh chưng, bát phở, đến ăn nem, ăn cuốn, ăn thang cũng đều theo lối ăn hỗn hợp nhiều loại thực phẩm như vậy cả. Ngày nay người ta biết cách ăn hỗn hợp là rất khoa học vì các thực phẩm bổ sung giá trị dinh dưỡng cho nhau, mặt khác đây còn là một phương pháp tạo nên nhiều món ăn độc đáo, ngon lành cho từng địa phương.
Gạo là lương thực chính trong bữa cơm người Việt
Bữa ăn của người Việt Nam thường có nhiều rau, có các loại rau thơm và nước chấm độc đáo khi có món ăn ngon. Cứ mỗi loại thức ăn, nhất là thức ăn nguồn gốc động vật lại có một loại gia vị và nước chấm tương ứng. Phải chăng điều này bên cạnh tính hấp dẫn, ngon miệng người xưa đã quan tâm đến khía cạnh vệ sinh thực phẩm đề phòng các rối loạn tiêu hóa khi sử dụng nhiều thức ăn động vật vì lợn là một loại gia súc hay bị các bệnh ký sinh trùng. Các sản phẩm từ đậu tương (đậu phụ, tào phớ, nước tương) đang được coi là một loại thức ăn có giá trị sinh học cao và có giá trị trong đề phòng nhiều loại bệnh mạn tính.
Người Việt Nam uống nước chè (chè tươi, chè xanh, trà). Trong chè có nhiều chất có hoạt tính sinh học cao, vitamin C, các chất có hoạt tính vitamin P, tính kháng thể và kích thích hoạt động hệ thần kinh.
500 năm trước đây, Tuệ Tĩnh đã cho rằng: “Thức ăn là thuốc, thuốc là thức ăn” và ông đã viết bộ Nam dược thần hiệu trong đó có nhiều vị thuốc là thức ăn. Người Việt Nam khi cảm cúm có bát cháo hành giải cảm, mùa hè nóng nực thích ăn canh hẹ, chè đỗ đen, canh cua cho mát. Khoa dinh dưỡng hiện đại rất quan tâm đến phương diện đó của thức ăn, với thuật ngữ “Thức ăn chức năng” hoặc “Các thức ăn cho các sử dụng đặc hiệu về sức khỏe”. Đây là một lĩnh vực mới của khoa học dinh dưỡng mà ông cha ta đã chú ý từ lâu. Mức sử dụng lượng thức ăn động vật nói chung, sữa, đồ ngọt, dầu mỡ, quả chín sẽ tăng lên theo mức thu nhập. Điều đó góp phần đa dạng hóa bữa ăn, khắc phục tình trạng bữa ăn đơn điệu trước đây và cải thiện tình trạng dinh dưỡng. Người ta không khuyến khích ăn nhiều thịt vì thịt thường kèm theo chất béo và cholesterol. Sữa là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.
Người Việt Nam từ trước tới nay ít ăn sữa nên không quen. Protein của sữa chất lượng cao, lipid của sữa có nhiều vitamin tan trong chất béo, nhất là vitamin A. Sữa có nhiều canxi và riboflavin (B2) là loại vitamin thường thấp ở khẩu phần nghèo sữa. Bơ và phomát là các chế phẩm từ sữa, trong bơ có 83-84% lipid, có nhiều acid béo no, trong phomát có nhiều protein và canxi. Điều đáng chú ý là cả về mọi phương diện sữa các loài động vật và chế phẩm không giống với sữa người, vì thế không thể thay thế cho sữa mẹ. Trẻ em sơ sinh đến 6 tháng nhất thiết phải được bú sữa mẹ, việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ phải triệt để tôn trọng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 307/Ttg ngày 10/6/1994. Nhìn chung, bữa ăn của người Việt Nam còn quá mặn (trung bình 13g muối so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới là 6g) không lợi cho huyết áp.
bánh trưng bánh giầy vào dịp tết. bánh trôi vào ngày lễ nha
k cho mik nha
Món ăn cổ truyền của việt nam là gì vậy các cậu? Người việt nam thường dùng dù hay áo che mưa vậy?
Mình ở hàn quốc và mới sống ở việt nam 1 năm nên chưa quen và mình đang cố gắng học tiếng việt.
Cảm ơn. Mình yêu việt nam
Đang học tiếng việt mà ghi tiếng việt siêu thế. Lên google tra đi bạn nhiều kết quả lắm....
kim bắp và shushi nhé mì cay nữa !! k cho mih
món ăn cổ truyền nhất chắc là bánh trưng đấy .Mình cũng ko chắc.Người việt nam thường dùng áo mưa nhưng vũng có người dùng ô.mình sống ở Việt Nam nên muốn nhưng người nước ngoài đc tìm hiểu hơn về Việt Nam
nói 3 đến 5 câu về phong cảnh, món ăn, trang phục truyền thống của Việt Nam bằng tiếng anh
THAM KHẢO
Vietnam is a country which has a combination of modern and tradition. We can easily see that through the way Vietnamese people dress, and our traditional costume besides the trending fashion is Ao Dai. Ao Dai can be considered as a kind of long dress, but it has some interesting variations. The first thing to mention is the fabric. Unlike many traditional gowns of different nations in Asia, Ao Dai has the lightest choice of fabric. It does not consist of many layer such as the Kimono of Japan, and it is not too big like the Hanbok of Korea. Second, the form of Ao Dai is also simple. It has only two pieces on the front and the back which go together with long big pants. The one for female is usually fits perfectly to the curves of the body, while the one for male is usually large to give a comfortable feeling. Although it seems simple, Ao Dai has many different versions for each occasion. For high school students, they wear white Ao Dai with white or black pants to dignify the innocence of youth. In some traditional events such as Tet holiday, people will wear colorful pieces to mark the joyful atmosphere. At the weddings, both of the broom and the bride put on red or yellow Ao Dai to wish for luck and happiness for their marriage. Wedding Ao Dai is a little bit more complicated with the embroidered details of phoenix, dragon and flowers; and they all go with a matching turban which is made from hard fabric or metal. In my opinion, Ao Dai is the most beautiful clothes for Vietnamese, and I am so proud to put it on whenever I have chance.
món ăn đặc trưng của nhật và việt nam là j \
Tỉnh Đồng Tháp lập kỷ lục Việt Nam và thế giới với 200 món ăn từ nguyên liệu nào?
nói 3 đến 5 câu về phong cảnh, món ăn, trang phục truyền thống của Việt Nam bằng tiếng anh
Các bạn chỉ cần nói 3 đến 5 câu là đủ rồi ko cần nhiều đâu vì cái này mình chỉ làm để nói chuyện với cô giáo người Ấn Độ
Hello teacher
Today I will introduce to you some features of Vietnam
The landscape of Vietnam is rich and beautiful,...
The cuisine is very diverse, rich and eye-catching
costumes, different places will use different traditional costumes.
--end--
đây là bản dịch nha
xin chào thầy
Hôm nay mình sẽ giới thiệu với các bạn một số nét đặc trưng của Việt Nam
Phong cảnh Việt Nam giàu đẹp, ...
Ẩm thực rất đa dạng, phong phú và bắt mắt
trang phục, những nơi khác nhau sẽ sử dụng trang phục truyền thống khác nhau.
--hết--
đây là bản mk tự làm á chứ ko có cop mạng
cậu nhớ tick nhen ;-;
Viết đoạn văn có độ dài khoảng 10 câu giới thiệu một món ăn truyền thống của người Việt Nam, trong đoạn văn có sử dụng từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa. Ghi ra các từ đồng nghĩa, trái nghĩa em đã dùng.
* Không chép trên mạng.
chịu rồi, mà bạn đang chép mạng đấy thôi :):):)
năm nay mình lên lớp 6 nên thuyết minh cơ nhé
Trên mâm cơm mỗi vùng của đất nước lại có những món ăn riêng hấp dẫn và mang phong vị đặc trưng của từng vùng. Nếu như đến Huế bạn sẽ được thưởng thức món canh hến Huế ngọt thanh thơm thơm mùi mắm ruốc của người miền Trung thì đến với miền Nam chắc hẳn chúng ta sẽ không quên được hương vị thanh thanh chua chua của các món canh chua miền Nam.
Cũng giống như các món gỏi, canh chua Nam bộ mang một vị chua chua ngọt ngọt hòa quện với mùi của rau thơm tạo nên một hương vị hấp dẫn đặc biệt.
Để làm món canh chua cá lóc cũng rất đơn giản trước hết là việc chuẩn bị nguyên liệu. Trước hết không thể thiếu được cá lóc, bên cạnh đó cần chuẩn bị những loại nguyên liệu khác như: cà chua, bạc hà, đậu bắp, một quả dứa, giá đỗ, me chua, ràu mùi, ớt, sả, tỏi. Những gia vị cho món canh chua cá lóc bao gồm: đường, mắm, dầu ăn, bột ngọt, hạt nêm.
Để chế biến món canh chua cá lóc thì bước đầu tiên cần làm sạch cá lóc, sau đó ướp qua với các gia vị như: muối, ớt, bột ngọt để cho cá ngấm gia vị và bớt mùi tanh. Những loại nguyên liệu như: đậu bắp, rau bạc hà thì cần rửa sạch, xắt thành khúc vừa ăn, cà chua xắt theo múi, dứa và ớt xắt lát. Me dầm lấy nước, đối với me chín thì có thể tách vỏ và lấy phần thịt me, loại bỏ hạt.
Tiếp đó, cho me nấu với một bát nước để me tan. Ăn kèm với món canh chua cá lóc có món rau sống và giá đỗ, nên nhặt sạch giá đỗ, để ráo nước, những loại rau khác nhặt sạch, ngắt lấy phần non, đối với đậu bắp thì xắt lát, bạc hà tước vỏ…
Đặt nước lên bếp, cho nước me vào đun sôi, khi nước sôi cho cá lóc vào nấu chín, sau đó cho thêm dứa, đậu bắp, cà chua, lá bạc hà và tắt bếp. Tùy theo sở thích của mỗi gia đình mà có thể nêm nếm cho món canh chua cá lóc cho phù hợp. Bước cuối cùng là trình bày món ăn.
Canh chua cá lóc cho ra bát, để cho món ăn đúng vị và được trang trí đẹp mắt hơn thì có thể rắc lên trên món ăn rau mùi, ớt xắt lát và tỏi phi lên bên trên. Ăn kèm với món canh chua cá lóc là bún hoặc cơm, tùy theo khẩu phần ăn của từng người mà có sự lựa chọn khác nhau.
Món canh chua cá lóc rất thích hợp ăn trong những ngày hè nắng nóng, vị chua dịu của cạnh giúp bạn xua đi cái nóng, mang đến cảm giác ngon miệng cho bữa cơm gia đình. Món canh chua cá lóc khi ăn cùng cơm trắng và món thịt kho nước dừa hay cá kho sẽ mang đến cảm giác vô cùng đặc biệt.
Cách thức làm món canh chua cá lóc rất đơn giản, vì vậy mà ai cũng có thể tham khảo và nấu cho gia đình một món canh chua cá lóc đúng vị. trong những ngày hè,món canh chua cá lóc không chỉ xua đi cái nóng mà còn gắn kết tình cảm của những người thân trong bữa ăn gia đình.
Món canh chua cá lóc là món ăn dân tộc phổ biến có ở mọi vùng miền, tuy nhiên, đặc trưng văn hóa ẩm thực ở các vùng có sự khác nhau nên cách nấu món canh chua cá lóc cũng khác nhau. Đây là món ăn dân giã nhưng lại mang đến cho bạn một cảm giác đặc biệt, hãy cùng gia đình thưởng thức món ăn thơm ngon này nhé.
~ Đề cô mình giao chứ đâu có chép trên mạng ~
Giới thiệu về một món ăn Việt Nam :)
Tham Khảo
Ngày Tết có vô số những món ăn, bánh kẹo trái cây rất ngon. Đối với những món mặn em rất thích thịt kho tàu đậm đà hương vị miền Nam trong những ngày tết nguyên đán.
Tên gọi thịt kho tàu hay còn gọi là thịt kho hột vịt có nguồn gốc từ Trung Quốc thường được nhiều gia đình miền Nam chế biến trong bữa cơm gia đình, ưu điểm là thịt giữ được lâu dùng trong nhiều ngày.
Nguyên liệu chuẩn bị thực hiện món ăn này rất dễ kiếm, đó là thịt ba rọi, phèn chua, trứng gà hoặc vịt, nước dừa, gia vị cơ bản. Chuẩn bị thịt ba rọi rửa sạch bằng nước có pha muối. Thái thịt từng khúc tầm 4cm, đổ thịt vào nước sôi trụng cho thịt chín, trong nước sôi có pha thêm phèn chua giúp thịt săn chắc hơn, sau khi vớt thịt ra nhớ rửa lại nhiều lần với nước sạch để tẩy đi phèn chua nhé.
Sau khi hoàn thành sơ chế thịt hãy ướp thịt với gia vị như muối, đường, tỏi, hành tím, ớt, nước mắm… chờ trong 15 phút để gia vị ngấm đều vào thịt mới ngon. Trứng vịt cho vào nồi nước luộc chín, bỏ vỏ. Chuẩn bị một cái nồi, cho nồi lên bếp, đổ dầu ăn vào làm nóng, thịt cho vào nồi xào nhẹ, thêm một ít nước màu và nước mắm vào giúp tạo độ mặn mà cho món thịt kho tàu, đợi khi nào nước sôi lên hãy cho nước dừa rồi trộn đều. Lúc này để ngọn lửa vừa và quan sát khi thịt mềm cho trứng vịt vào nồi, vặn nhỏ lửa và đợi trong khoảng 1- 2 tiếng thịt sẽ chín hoàn toàn.
Món thịt kho tàu thường có trong mâm cơm ngày Tết của người miền Nam, với món thịt kho tàu dùng kèm cơm với dưa kiệu ăn nhiều mà không có cảm giác ngán. Thịt kho tàu chắc chắn là món ăn ngon ngày Tết của nhiều gia đình Việt.
- Tham khảo:
Bánh xèo là một trong những món ăn đậm đà hương vị miền Nam. Đây là loại bánh vừa rẻ vừa ngon, được người bình dân ưa chuộng. Có thể nói bánh xèo hiện diện khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn. Giờ đây, nó đã thành món ăn quen thuộc đối với người dân thành phố và bước đầu chiếm được cảm tình của du khách nước ngoài.
Nguyên liệu chính để làm bánh xèo là bột gạo xay nhuyễn pha với nước cốt dừa và bột nghệ. Ngoài ra còn có thịt heo, tôm tươi, giá đỗ, đậu xanh hấp chín…
Các loại rau ăn kèm gồm có xà lách, cải bẹ xanh, rau thơm các loại. Nước chấm được pha bằng nước mắm ngon, ớt tỏi giã nhuyễn, chanh, đường cát trắng, bột ngọt cùng với đồ chua là củ cải, cà rốt xắt nhỏ ngâm dấm.
Bánh được tráng trong chiếc chảo sâu lòng đặt trên bếp than hồng. Người tráng múc bột đổ vào chảo nóng đã thoa dầu (hoặc mỡ), nhanh tay láng bột rộng ra sao cho ngoài mỏng, trong dày. Xếp thịt heo luộc xắt mỏng, tôm hay tép bạc, đậu xanh đãi sạch vò hấp chín và giá sống lên trên. Khi bánh chín giòn thì gập chiếc bánh làm đôi, xúc ra đĩa. Mỗi đĩa để ba, bốn cái xếp liền nhau. Đĩa bánh xèo vàng tươi, thơm phức đặt lên bàn cùng với đĩa rau sống xành mướt và chén nước chấm màu ớt đỏ tươi trông vô cùng hấp dẫn.
Cách ăn bánh xèo của người Nam Bộ thể hiện rất rõ phong thái tự nhiên, phóng khoáng. Dùng tay xé một miếng bánh xèo nóng hổi đặt vào lá cải, thêm xà lách, rau sống, cuốn chặt rồi chấm nước mắm pha đủ vị chua, cay, mặn, ngọt; thêm vài sợi cà rốt, củ cải, rồi vừa ăn vừa xuýt xoa khen ngon quá! Điều đặc biệt của bánh xèo là càng đông người ăn càng cảm thấy ngon. Lúc nông nhàn hay những ngày mưa gió, cả nhà quây quần bên bếp lửa. Bánh tráng đến đâu ăn đến đấy, vừa ăn vừa chuyện trò rôm rả, thú vị vô cùng!
Giờ đây, bánh xèo gốc gác miền Tây đã có mặt ở Sài Gòn, Hà Nội. Tối tối, các quán bánh xèo đông nghịt khách. Vợ chồng, con cái, anh em, bè bạn mời nhau, đãi nhau một bữa bánh xèo. Trong không khí vui vẻ, nhộn nhịp, hương vị đặc biệt của món ăn dân dã này tưởng chừng như tăng lên gấp bội.
Câu nào sau đây là câu ghép?- M3 (0,5điểm)
A. Truyền thông quốc tế đánh giá Việt Nam là “hình mẫu”, là “tấm gương” trong cuộc chiến khó khăn chống lại đại dịch nguy hiểm.
B. Vì nhân dân Việt Nam luôn đoàn kết một lòng để ứng phó với đại dịch Covid-19 nên Việt Nam đã giành được những thắng lợi to lớn trong “chiến dịch” này.
C. Với kinh nghiệm chống dịch sau cả 3 đợt dịch bùng phát của năm 2020, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển và đẩy mạnh kinh tế trong giai đoạn này.