Những câu hỏi liên quan
Yein
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Sơn
19 tháng 4 2020 lúc 14:28

Tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là một bức tranh hiện thực rất sinh động ; hiện thực và nó cũng tương phản giữa hai cảnh đời trái nghịch nhau - cuộc sống và sinh mạng của người dân với cuộc sống vô nhân đạo của bọn quan lại, mang đậm giá trị hiện thực, nhân đạo cao cả về tình người.Thật vậy ,hình ảnh đối lập và sự đan xen giữa thực tế gian khổ của người dân đang chống chọi với thiên nhiên nghiệt ngã và cảnh sống hưởng thụ và vô trách nhiệm của bọn quan lại chính là giá trị nghệ thuật góp phần thể hiện giá trị nhân đạo của nhà văn .Như vậy ;bằng nghệ thuật tương phản, tác giả vạch trần và lên án thói vô trách nhiệm, nhẫn tâm, vô nhân đạo của bọn quan lại, chúng coi thường tính mạng nhân dân. Chúng chỉ lo ăn chơi cờ bạc bóc lột dân đen đến tận xương tuỷ.Bài văn ''Sống chết mặc bay'' đã lên án gay gắt thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến, tên quan phủ là đại diện; Sự vô trách nhiệm của tên quan phủ qua việc làm "hộ đê": tư thế, cách ngồi, lời nói, thái độ vô trách nhiệm khi biết tin đê vỡ ...Qua đó ; câu truyện phản ánh nỗi khổ cực của người dân và thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống cơ cực, lầm than của người dân do thiên tai, do thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến đưa đến.

Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Trần Hiệu
Xem chi tiết
Nguyễn Diệu Anh
Xem chi tiết
Yen Nhi
17 tháng 4 2021 lúc 19:33

Có người từng cho rằng " Truyện ngắn sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn đã phản ánh cuộc sống khổ cực của người dân, đồng thời lên án thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến." Liệu điều đó có đúng không ?

Như mọi người biết , ngay từ mở đầu truyện tác giả đã tạo ra một tình huống bất ngờ khiến người đọc tò mò . Đó là tình huống đê sắp vỡ , rất nguy hiểm và khiến người đọc cũng sẽ khiến người đọc hồi hộp . Người dân bên ngoài thì nhốn nháo , mỗi người đều chung tay , luống cuống đắp đê . Tạo nên một tình thế nguy hiểm , nhốn nháo , lo lắng . Qua hình ảnh so sánh " nhân dân " lướt thướt như " chuột lột " khiến ta đau xót về sự mệt nhọc , đói lả của nhân dân . Như vậy , đúng là truyện đã phản ánh chân thực lên cuộc sống khổ cực của nhân dân . Trong khi ngoài kia đang nhốn nháo làm việc thì xin hỏi quan phụ mẫu nơi nào ? Xin thưa là quan đang thong dong , vui sướng và nhàn nã đánh bài trong đình . Nghe qua là biết đây là tên quan vô học và sa vào tệ nạn xã hội là bài bạc . Họ đang ung dung thưởng thức những món cao sang mà quên đi nhiệm vụ dìu dắt , chăm sóc nhân dân . Đây đúng là tên quan " lòng lang dạ thú " và vô trách nhiệm , ăn chơi sa đọa . Đau thương và đáng ghét nhất là hình ảnh đê vỡ . Lúc đó , nước lũ đã nhấn chìm mọi làng mạc , nhấn chìm cả con người . Tình cảnh thật bi thương , đau lòng biết bao ! Cũng chính lúc đó tên quan phụ mẫu đã bộc lộ rõ tính xấu xa của mình . Hắn bỏ ngoài tai tin đê vỡ , hắn còn đỗ trách nhiệm lên đầu người dân đáng thương và tiếđ tục ván bài to của mình . Chao ôi ! Hình ảnh đó thật đáng khinh biết bao . Đây đúng là một xã hội phong kiến thối nát , vô trách nhiệm.

Như vậy quan điểm " Truyện ngắn sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn đã phản ánh cuộc sống khổ cực của người dân, đồng thời lên án thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến." là vô cùng đúng đắn.

Nguồn: https://hoidap247.com/cau-hoi/1028879

Khách vãng lai đã xóa
Haru
30 tháng 4 2021 lúc 21:40

hai hình ảnh tương phản cơ bản trong sống chết mặc bay Phạm Duy Tốn là một bên cạnh người dân khốn khổ vật lộn căng thẳng với nguy cơ vỡ đập, một bên là quan phụ mẫu, cháng phủ đang ung dung vào cuộc tổ tôm ngày trong khi dân đang đắp đê. khi hàng trăm dân làm việc từ sáng tới chiều vật lộn chống chọi với mưa gió, người nào cũng ướt như chuột lột người mệt lử. sức người ngày càng yếu sức nước ngày càng to, nguy cơ vỡ đê đến dần. đỉnh điểm của sự việc: dân phụ báo tin đê vỡ, quan vẫn thờ ơ ung dung quát lạt. đê vỡ mà chúng vẫn trong niềm vui cực Độ: Ù! Thông tôm chi chi nảy của các quan viên phụ mẫu. sự kết hợp của việc học tương phản và tăng cấp đã tố cáo và phê phán hành động ham mê cờ bạc vô trách nhiệm của vien quan mải mê ăn chơi ích kỷ nhẫn tâm đứng nhìn đến mất nhân tính.từ đó tôi càng xót thương cho số phận khổ cực của người dân trong thời đại phong kiến.

Khách vãng lai đã xóa
phan châu anh
30 tháng 4 2021 lúc 22:50

Phạm duy tốn là một bậc thầy về chuyện ngắn.Ông là một tác giả xuất xắc mở đầu cho tráo lưu văn học hiện đại  trong những năm đầu thế kỉ 20.Tác phẩm'sống chết mặc bay'là bông hoa đầu mùa rất đẹp của truyện ngắn việt nam và là tác phẩm thành công nhất của ông.Nhận xét về truyện có ý kiến cho rằng truyện ngắn 'sống chết mặc bay' của tác giả Phạm Duy Tốn đã phản ánh cuộc sống khổ cực của người dân đồng thời lên án thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến.

Sự vô trách nhiệm,vô lương tâm thể hiện trong tình huống gay gấn.Gần một giờ sáng tại làng X phủ X ,trời mưa tầm tã như trút nước khiến nước sông ngày càng dâng cao.Khúc đê nhiều đoạn đã thẩm lậu,núng thế có nguy cơ bị vỡ.Lúc này ai cũng hy vọng quan phụ mẫu-quan cha mẹ dân được cử về hộ đê giúp nhân dân vượt qua cơn nguy khốn này.Nhưng hy vọng của họ đã vụt tắt trước thái độ vô trách nhiệm của quan.Quan được cử đến để coi sóc,đôn đốc việc hộ đê bằng mọi cách để giúp cho khúc đê đã yếu được an toàn giữa trời mưa to nước lớn.Nhưng thay cho việc quan phải ra ngoài đê nơi khúc đê xung yếu nhất để đôn đốc cắt cử người ra cố thêm cho khúc đê vững trãi.Nhưng trái lại,thật nực cười quan phụ mẫu lại ở trên đình cao vững trãi.Cách xa nơi khúc đê thẩm lậu đén bốn,năm trăm thước nước có lên cao đến đâu cũng không việc gì.Quan đi hộ đê mà mang theo đầy đủ các vật dụng quý giá và bày la liệt đến rối cả mắt :trầu vàng,cau đậu,rễ tía,ống thuốc bạc,đồng hồ vàng,dao chuôi ngà,ống vôi chạm,..Hành trang quan mang theo như đi du lịch hay đi thư giãn,chứ không phải xông pha vào nơi nguy hiểm mà tính mạng của cải của người dân đang ngàn cân treo sợi tóc.Chỉ bằng vài nét phác họa,ta đã hiểu mười mươi rằng quan không hề chuẩn bị tâm tư cho việc hộ đe mà hắn đã sắp sẵn cho mình một cuộc du ngoại vui chơi kỳ thú.Đi hộ đê đáng lẽ quan phụ mẫu và bọn tay sai phải có mặt tại nơi khúc đê sung yếu nhất để đôn đốc mọi người cố hết sức giữ lấy khúc đêthì trái laijbonj chúng lại tụ tập trong đình đèn thắp sáng trưng nha lệ kẻ hấu người hạ đi lại tấp nập,rộn ràng.Người gãi chân,đứa đứng quạt,người dâng bát yến hấp đường phèn.Không khí trong đình tĩnh mịch nghiêm trang nhân nhã dường vệ,nghi lễ tôn nghiêm như thần thánh.Nhân dân ngoài đe hàng trăm con người,kẻ thì thuổng,người thì quốc,kẻ đọi đát vác tre nào đắp nào cừ,bì bõm dưới bùn lầy ai nấy lướt thướt như chuột lột.Tình cảnh thật là thảm.ấy trong khi người dân chân lấm tay bùn,trăm lo nghìn sợ đem thân hèn yếu đối mặt với mưa to gió lớn để bảo vệ lấy tính mạng tài sản của mình.Thì lúc này quan cha mẹ đang ở đâu?Ngoái đe tuy mưa to gió lớn vẫn ầm ầm dân phu lo sợ rối rít gội gió tắm mưa như đàn sâu lũ kiến thời quan đang ở trong đình đánh bài,ung dung cười nói vui vẻ khi đê vỡ dân trôi ngài cũng mặc kệ.Đê vỡ mặc đê nước sông không bằng ván bài cao thấp ngồi trong đình sẵn người bốc nọc,chơi bài ăn yến nhiều đường thú vị.Nhìn cách quan ung dung đánh bài thì không ai tin rằng ở đó sắp xảy ra một thảm cảnh nguy hiểm.Ai cũng thấy thương xót chỉ có kẻ lòng lang dạ thú mới dửng dưng như thế.Khi có tin đê vỡ,nghe tiếng dậy trời dậy đất,mọi người đều hoảng sợ thì quan lớn cau mặt gắt:

"Mặc kệ!rồi giục mọi người chơi tiếp"

Tiếng người nhốn nháo sợ hãi,nước chảy ào ào như thác,tiếng súc vật kêu vang.Một người nhà quê tất tưởi chạy vào báo tin thì quan phụ mẫu quát lớn

"Đê vỡ rồi!thời ông cách cổ chúng mày""thời ông bỏ tù chúng mày"

Rồi quay ra giục chơi tiếp.Thê thảm thay khi đe vỡ,nước tràn lênh láng,xoáy thành vực sâu nhà cửa trôi băng,lúa má ngập hết,kẻ sống không chỗ ở người chết không nơi chôn lênh đênh mặt nước tình cảnh thảm sầu không sao kể siết thì lúc này quan đang sung sướng tột cùng vì ù được ván bài to nhất" ù thông tôm chi chi nhảy' 

  truyện ngắn 'sống chết mặc bay'với hai biện pháp nghệ thuật lá tương phản và tăng cấp . Tác giả Phạm Duy Tốn đã phản ánh đòi sống khổ cực của nhân dân đồng thời lên án thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến-những tên sâu bọ khiến người người căm hận

Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Hoàng Ngọc
Xem chi tiết
Selina Moon
6 tháng 3 2016 lúc 21:49

Bản án chế độ thực dân Pháp của lãnh tụ cách mạng Nguyễn Ái Quốc được viết bằng tiếng Pháp, xuất bản tại Pa-ri năm 1925 và xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1946. Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục có tựa đề Gửi thanh niên Việt Nam, nội dung tố cáo và kết án tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân Pháp trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… đồng thời phản ánh tình cảnh tủi nhục khốn cùng của người dân nô lệ ở các xứ thuộc địa trên thế giới. Từ đó, bước đầu tác giả vạch ra đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn để các dân tộc tự giải phóng, giành quyền độc lập.

 

Sự ra đời của Bản án chế độ thực dân Pháp đã giáng một đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân ngay tại sào huyệt của chúng và chỉ ra con đường cách mạng cùng tương lai tươi sáng cho các dân tộc bị áp bức.

 

Đầu thế kỉ XX, một số nước lớn ở châu Âu thi nhau xâm chiếm thuộc địa ở nhiều nơi trên thế giới để vơ vệt của cải và nhân lực. Chính sách cai trị của chế độ thực dân rất hà khắc, dã man nên cuộc sống nhân dân thuộc địa vô cùng cực khổ. Làn sóng cách mạng giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi dâng lên ngày càng mạnh mẽ.

 

Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) mà Nguyễn Ái Quốc mỉa mai gọi là cuộc chiến tranh vui tươi thực chất là cuộc xung đột ác liệt giữa các đế quốc để tranh giành ảnh hưởng và quyền lợi. Nó đẩy nhân dân lao động ở các nước tư bản và dân chúng nghèo khổ ở thuộc địa vào lò lửa chiến tranh thảm khốc.

 

Bản án chế độ thực dận Pháp là tác phẩm được Nguyễn Ái Quốc dành nhiều thời gian và công sức để hoàn thành. Mỗi chương của tác phẩm viết về một chủ đề và tất cả hợp thành bản cáo trạng phong phú, đanh thép về tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân, về cuộc sống khốn cùng của người dân các xứ thuộc địa. Với thiên phóng sự điều tra này, lần đầu tiên trên thế giới, chế độ thực dân bị lên án một cách toàn diện, cụ thể, chính xác và có hệ thống.

 

Bản án chế độ thực dân Pháp thể hiện lòng căm thù mãnh liệt những thế lực thống trị tàn bạo, đồng thời bày tỏ tình yêu thương thắm thiết những kiếp người nô lệ nghèo khổ, phản ánh ý chí chiến đấu giành độc lập, tự do cho các dân tộc thuộc địa của Nguyễn Ái Quốc. Đồng thời tác phẩm cũng thể hiện tài năng văn chương của tác giả qua nghệ thuật trào phúng, đả kích sắc sảo.

 

Thuế máu là chương đầu tiên của Bản án chế độ thực dân Pháp, ở chương này, tác giả tập trung vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa và các thủ đoạn tàn bạo của thực dân Pháp trong việc dùng người dân thuộc địa làm vật hi sinh trong các cuộc chiến tranh thảm khốc để mang lại quyền lợi cho nước Pháp. Lợi dụng xương máu của những con người nghèo khổ để làm giàu, đó là một trong những tội ác ghê tởm nhất của chủ nghĩa thực dân.

Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bản chất xấu xa ấy bằng những lập luận chặt chẽ và tư liệu phong phú, xác thực, nhiều hình ảnh giàu giá trị biểu cảm. Giọng điệu chung của bài văn là vừa kết án đanh thép vừa mỉa mai chua chát, vừa thông cảm, xót thương.

Cái tên Thuế máu bao hàm nhiều ý nghĩa. Nó gợi lên số phận bi thảm của người dân thuộc địa, đồng thời biểu lộ thái độ căm phẫn trước tội ác ghê tởm của chính quyền thực dân. Người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công, vô lí, song có lẽ một trong những thứ thuế tàn ác, dã man nhất là thứ thuế thu bằng xương máu và tính mạng của họ.

Trình tự và cách đặt tên các phần trong chương Thuế máu cũng hàm ý bóc trần các chính sách lừa bịp để bóc lột người dân thuộc địa đến tận xương tủy của chính quyền thực dân cai trị. Từ Chiến tranh và người bản xứ đến Chế độ lính tình nguyện rồi Kết quả của sự hi sinh, qua các phần tiếp nối nhau như thế, Nguyễn Ái Quốc đã từng bước phơi bày bản chất “ăn thịt người” của bè lũ thực dân.

Phần một: Chiến tranh và người bản xứ.

Ở phần này, tác giả nêu bật sự đối lập trong thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm: trước khi xảy ra chiến tranh và khi chiến tranh vừa bùng nổ.

Trước chiến tranh, người dân thuộc địa bị bọn thực dân cai trị coi là giống người hạ đẳng, ngang hàng với súc vật: … họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam-mít" bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, bọn thực dân cần lính, cần người tham gia chiến tranh thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền" của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. 

 

Tác giả đưa ra hai thái độ trái ngược hoàn toàn ấy nhằm tố cáo thủ đoạn lừa bịp bỉ ổi của chính quyền thực dân trong việc biến dân thuộc địa thành vật hi sinh. Luận điệu bịp bợm trơ trẽn của chúng được Nguyễn Ái Quốc nhắc lại với dụng ý châm biếm và đả kích sâu cay.

 

Số phận bi thảm của người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa được tác giả miêu tả rất cụ thể: … họ phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu.

 

Tác giả đã kể ra bao cái chết thảm thương của người lính thuộc địa trên khắp các chiến trường miền Nam nước Pháp bằng giọng văn trào lộng nhưng chất chứa cảm xúc xót xa, ngậm ngùi:

 

Trong lúc vượt biển, nhiều người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái. Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Ban-căng… Một số khác nữa thì anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát trên bờ sông Mác-nơ, hoặc trong bãi lầy miền Săm-pa-nhơ…

 

Nhiều người dân thuộc địa tuy không phải ra trận nhưng ở hậu phương, họ bị bắt buộc làm công việc rất nguy hiểm là chế tạo vũ khí phục vụ chiến tranh: Làm kiệt sức trong các xưởng thuốc súng ghê tởm, tuy không phải hít hơi ngạt của bọn “bô-sơ”, nhưng lại nhiễm phải những luồng khí độc đỏ ối của người Pháp; Họ cũng hứng chịu bệnh tật và những cái chết đau đớn, vì những kẻ khốn khổ ấy cũng đã khạc ra từng miếng phổi, chẳng khác gì hít phải hơi ngạt vậy.

 

Tác giả đã nêu ra một con số khủng khiếp về số người bản xứ đã bỏ mình trôn đất Pháp trong mấy năm chiến tranh thế giới thứ nhất: Tổng cộng cố bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.

 

Phần hai: Chế độ lính tình nguyện.

 

Ở phần này, tác giả vạch trần các mánh khóe và thủ đoạn bắt lính của bọn thực dân. Có thật là người dân thuộc địa tình nguyện hiến dâng xương máu cho “nước mẹ Đại Pháp” như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền hay không? Tác giả kể rằng:

 

Một bạn đồng nghiệp nói với chúng tôi: Dân lao khổ bản xứ ở Đông Dương từ bao đời nay bị bóp nặn bằng đủ mọi thứ thuế khóa, sưu sai, tạp dịch, bằng cưỡng bức phải mua rượu và thuốc phiện theo lệnh quan trên, từ 1915 – 1916 tới nay, lại còn phải chịu thêm cái vạ mộ lính nữa.

 

Những biến cố trong mấy năm gần đây là cái cớ để kẻ thù tiến hành những cuộc lùng ráp lớn về nhân lực trên toàn cõi Đông Dương. Những người bị bắt đều bị nhốt vào trại lính với đủ thứ tên: lính khố đỏ, lính thợ chuyên nghiệp, lính thợ không chuyên nghiệp,… Bọn thực dân coi lính thuộc địa không phải là người mà chỉ là thứ vật liệu biết nói. Cách gọi đó tự nó đã có tác dụng tố cáo mạnh mẽ bản chất dối trá, lừa bịp và dã man của chính quyền thực dân. Những viên công sứ Pháp (đứng đầu một tỉnh) cùng bọn quan lại dưới quyền tiến hành vây bắt và cưỡng bức người dân phải đi lính, lợi dụng chuyện bắt lính để dọa nạt, xoay xở kiếm tiền đối với những nhà giàu:

 

Thoạt tiên, chúng tóm những người khỏe mạnh, nghèo khổ những người này chỉ chịu chết thôi không còn kêu cứu vào đâu được. Sau đó, chúng mới đòi đến con cái nhà giàu. Những ai cứng cổ thì chúng tìm ngay ra dịp để sinh chuyện với họ hoặc với gia đình họ, và nếu cần, thì giam cổ họ lại cho đến khi họ phải dứt khoát chọn lấy một trong hai con đường: “đi lính tình nguyện, hoặc xì tiền ra”.

 

Chúng sẵn sàng trói, xích, nhốt người ta như nhốt súc vật và đàn áp dã man nếu như dám chống đối. Tác giả đã kể ra sự thực phũ phàng là người dân thuộc địa chỉ có hai con đường: hoặc trốn tránh hoặc phải xì tiền ra. Thậm chí họ còn tìm cách tự làm cho mình nhiễm phải những căn bệnh nặng nhất để khỏi phải đi lính.

Trong khi làm những điều độc ác như đã kể trên, chính quyền thực dân vẫn không ngừng rêu rao về tinh thần tình nguyện đầu quân của người dân thuộc địa. Lời tuyên bố trịnh trọng của phủ toàn quyền Đông Dường chỉ làm bộc lộ rõ thêm thủ đoạn lừa bịp trơ trẽn ấy:

 

Ấy thế mà trong một bản bố cáo với những người bị bắt lính, phủ toàn quyền Đông Dương, sau khi hứa hẹn ban phẩm hàm cho những lính sẽ còn sống sót và truy tặng những người sẽ hi sinh “cho tổ quốc”, đã trịnh trọng tuyên bố rằng:

 

“Các bạn đã tấp nập đầu quân, các bạn đã không ngần ngại rời bỏ quê hương xiết bao trìu mến để người thì hiến xương máu của mình như lính khố đỏ, kẻ thì hiến dâng cánh tay lao động của mình như lính thợ”.

 

Tác giả mỉa mai chua chát luận điệu dối trá ấy bằng những câu hỏi tu từ:

 

Nếu quả thật người An Nam phấn khởi đi lính đến thế, tại sao lại có cảnh, tốp thì bị xích tay điệu về tỉnh, tốp thì trước khi xuống tàu, bị nhốt trong một trường trung học ở Sài Gòn, có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn? Những cuộc biểu tình đổ máu ở Cao Miên, những vụ bạo động ở Sài Gòn, ở Biên Hòa và nhiều nơi khác nữa, phải chăng là những biểu hiện của lòng sốt sắng đầu quân “tấp nập" và “không ngần ngại”?
Trong phần Chế độ lính tình nguyện, tác giả đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng thực tố đối lập hoàn toàn với luận điệu bịp bợm của bọn thực dân cầm quyền để lột trần bản chất tham lam và tàn bạo của chúng trong chính sách cai trị đối với người dân thuộc địa.
Phần ba: Kết quả của sự hi sinh.

 

Kết quả sự hi sinh của người lính thuộc địa trong các cuộc chiến tranh và cách đối xử của chính quyền thực dân sau khi đã bóc lột xương máu họ đã được tác giả miêu tả bằng những hình ảnh, chỉ tiết tiêu biểu có sức tố cáo rất lớn:

 

Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi, thì những lời tuyên bố tình tứ của các ngài cầm quyển nhà ta bỗng dưng im bặt như có phép lạ, và cả người Nê-gơ-rô" lẫn người “An nam-mít” mặc nhiên trở lại “giống người bẩn thỉu”.

 

Để ghi nhớ công lao người lính An Nam, chẳng phải người ta đã lột hết tất cả của cải của họ, từ chiếc đồng hồ, bộ quần áo mới toanh mà họ bỏ tiền túi ra mua, đến các vật kỉ niệm đủ thứ,… trước khi đưa họ đến Mác-xây xuống tàu về nước đó sao ? Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao ? Chẳng phải người ta đã cho họ ăn như cho lợn ăn và xếp họ như xếp lợn dưới hầm tàu ẩm ướt, không giường nằm, không ánh sáng, thiếu không khí đó sao ? về đến xứ sở, chẳng phải họ đã được một quan cai trị biết ơn đón chào nồng nhiệt bằng một bài diễn văn yêu nước: “Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!”đó sao?

 

Mỉa mai thay, khi chiến tranh vừa chấm dứt thì các lời tuyên bố tình tứ của các ngài cầm quyền cũng tự dưng im bặt (!) Những người lính từng được tâng bốc bằng bao lời lẽ hoa mĩ thì bây giờ mặc nhiên trở lại “giống người bẩn thỉu" như trước đây.

 

Đối với người dân thuộc địa, sự hi sinh cho chính nghĩa và công lí như lời rêu rao đối trá của lũ thực dân chẳng hề mang lại lợi ích gì cho họ bởi chế độ bản xứ là chế độ không hề biết đến chính nghĩa và công lí.

 

Bộ mặt tráo trở của chính quyền thực dân bộc lộ trắng trợn qua những hành động vô nhân đạo: tước đoạt hết của cải mà người lính thuộc địa mua sắm được, đánh đập họ vô cớ, đối xử với họ thô bỉ như đối với súc vật. Sau chiến tranh, người dân thuộc địa trở về vị trí hèn hạ ban đầu:

 

Thế là những “cựu binh" – đúng hơn là cái xác còn lại – sau khi đã dũng cảm bảo vệ chính nghĩa và công lí nay tay không trở về với chế độ bản xứ của họ, một,chế độ không biết gì đến chính nghĩa và công lí cả.

 

Ba phần của chương Thuế máu được sắp xếp theo trình tự thời gian trước, trong và sau khi xảy ra cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 – 1918. Với cách sắp xếp này, bộ mặt giả nhân giả nghĩa và bản chất độc ác của chính quyền thực dân Pháp xung quanh việc bóc lột xương máu được phơi bày toàn diện, triệt để. Mặt khác, thân phận thảm thương của người dân nô lệ các xứ thuộc địa cũng được phản ánh một cách chân thực và sinh động.

 

Nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo của ngòi bút Nguyễn Ái Quốc thể hiện chủ yếu qua hệ thống hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu, những từ ngữ giàu khả năng gợi tả, gợi cảm và chất chứa sức mạnh tố cáo tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân.

 

Ngôn ngữ tác phẩm mang màu sắc trào phúng rất rõ nét. Những từ mỉa mai như; “con yêu", “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế”, “lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế”, "vật liệu biết nói…” vừa phơi bày bản chất dã man của chủ nghĩa thực dân, vừa tô đậm số phận bi thảm của người dân thuộc địa.

 

Tác giả sử dụng rất thành công nghệ thuật gậy ông đập lưng ông bằng cách nhắc lại những mĩ từ, danh hiệu hào nhoáng mà chính quyền thực dân khoác cho người lính thuộc địa để bóc trần bản chất lừa bịp vô liêm sỉ của chúng. Tác giả dùng liên tiếp các câu hỏi tu từ để phơi bày sự thật trái ngược với lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền. Các câu chuyện, các sự kiện, con số được nêu ra đều lấy từ thực tế nên không thể chối cãi. Để tăng tính thuyết phục của lí lẽ, khi cần, tác giả còn dẫn ra ý kiến của người khác hay của chính đối tượng bị đả kích.

 

Từ hệ thống hình ảnh và giọng điệu chung của tác phẩm, người đọc nhận ra thái độ yêu ghét rõ ràng của tác giả: căm phẫn chính quyền thực dân tàn ác và xót xa thương cảm cho thân phận người dân nô lệ của các nước thuộc địa bị bóc lột đến cả xương máu, tính mạng.

 

Đoạn trích Thuế máu của tác giả Nguyễn Ái Quốc đã giúp người đọc hiểu được bản chất độc ác, dã man và bộ mặt giả nhân giả nghĩa của chính quyền thực dân Pháp qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làm vật hi sinh để bảo vệ quyền lợi của chúng trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Tác phẩm cũng chứng minh Nguyễn Ái Quốc là một cây bút chính luận xuất sắc trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX.

yêu văn học
9 tháng 4 2017 lúc 21:54

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/228565.html Đấy là link có câu trả lời của mình bn vào thAm khảo nhé

Vũ Thị Ngọc
28 tháng 3 2018 lúc 21:10

a. Làm sỏng tỏ” Thuế mỏu” là thứ thuế dó man, tàn bạo của chính quyền thực dân.
Dựa vào ba phần của văn bản:
+ Thủ đoạn phỉnh nịnh của bọn thực dân để mộ lính ở các nước thuộc địa ( trước và khi có chiến tranh).
+ Thủ đoạn dùng vũ lực để bắt lính.
+ Sự bạc đói, trỏo trở của bọn thực dõn sau khi kết thỳc chiến tranh.
b. Tấm lũng của tỏc gỉa Nguyễn Ái Quốc:
+ Vạch trần sự thực vớ tấm lũng của một người yêu nước.
+ Lời văn có vẻ khách quan nhưng vẫn chứa sự căm hờn, sự thương cảm.

Minh Lê
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
16 tháng 1 2023 lúc 15:24

Dàn ý nhé.

Mở bài:

- Giá trị nhân đạo là gì?. 

+ Dẫn dắt ý kiến trên vào bài.

Thân bài:

- Giới thiệu truyện ngắn Lão Hạc.

- Làm rõ số phận của người nông dân trước cách mạng tháng 8:

+ Qua số phận của Lão Hạc:

-> nghèo khổ, khốn khó của người cố nông nghèo không bị tha hóa dù cuộc sống có đẩy bản thân đến bước đường cùng như thế nào.

-> là một người cố nông nghèo mất vợ sớm, không đủ tiền cho con trai cưới vợ.

-> túng quẫn, tài sản chỉ vỏn vẹn mấy thước đất.

+ Qua phẩm chất đáng quý của Lão Hạc:

-> là một người cha vô cùng yêu thương con qua chi tiết không muốn sống vì sợ là gánh nặng cho con.

-> là người vô cùng yêu thương động vật qua chi tiết Lão rất cưng cậu Vàng, đau lòng hối hận day dứt khôn nguôi vì trót lừa một con vật đã tin tưởng mình.

-> sợ làm phiền đến hàng xóm, chỉ nhờ đến chỗ thân cậy nhất là ông giáo lo ma chay cho mình và đưa tiền cho con mình.

- Tổng kết:

+ Truyện ngắn "Lão Hạc" thể hiện thật cảm động cuộc sống cùng quẫn và khẳng định bản chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8.

- Vì sao giá trị nhân đạo của con người là đồng .... quý?

+ Bởi đó là sự chia sẻ, sự cảm thân, sự yêu thương của mình dành cho những con người cùng khổ.

+ Bởi ta phải hiểu được ông cha ta đã sống như thế nào, đã khổ ra sao để biết thương lấy lịch sử nước nhà để biết cố gắng cống hiến cho đất nước mình.

Kết bài:

- Khẳng định lại:

+ Qua "Lão Hạc", phẩm chất và của người nông dân được hiện lên vô cùng thực tế, mang giá trị hiện thực rất cao.

Nguyễn Trà My2
Xem chi tiết
minh nguyet
2 tháng 5 2021 lúc 20:16

Tham khaỏ nha em:

I. Mở bài

-Giới thiệu khái quát về tác giả Phạm Duy Tốn (những nét chính về cuộc đời, đặc điểm truyện ngắn của ông…)

-Giới thiệu về “Sống chết mặc bay” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài

1.Tình hình vỡ đê và sức chống đỡ

-Tình hình vỡ đê:

+Thời gian: gần một giờ đêm

+Địa điểm: Khúc đê làng X, thuộc phủ X

+Thời tiết: trời mưa tầm tã, nước càng ngày càng dâng cao

+Thế đê: hai ba đoạn nước đã ngấm qua và rỉ chảy đi nơi khác

⇒Nghệ thuật tăng cấp, qua đó diễn tả sức hung bạo của mực nước và điều đó đang đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân

-Sức chống đỡ của người dân:

+Thời gian: từ chiều cho đên gần 1 giờ sáng

+Dân phu hàng trăm người vất vả, cố sức giữ đê: kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, người vác tre, nào đắo, nào cừ…

+Tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ nhưng ai cũng đã mệt lử cả rồi

⇒Nghệ thuật: ngôn ngữ miêu tả, liệt kê, sử dụng động từ mạnh..

+Không khí: khẩn trương, gấp gáp (trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi..)

⇒Cảnh tượng nhốn nháo, căng thẳng, con người dường như bất lực hoàn toàn. Qua đó thể hiện tâm trạng lo lắng của tác giả

2.Cảnh quan phụ mẫu đánh tổ tôm khi đi hộ đê

-Địa điểm: đình trên mặt đê, vững chãi, an toàn

-Khung cảnh trong đình:

+Đèn thắp sáng trưng, khói bay nghi ngút

+Nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng

+Quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm: quan phụ mẫu uy nghi chễm chệ ngồi trên sập, say mê đánh tổ tôm

-Khi đê vỡ:

+Không hề lo lắng: “cau mặt, gắt: mặc kệ!”

+Vẫn không ngừng việc chơi bài

⇒Tên quan là kẻ vô trạch nhiệm, thờ ơ trước nỗi khổ của nhân dân

-Nghệ thuật: tương phản giữa cảnh tượng trong đình và ngoài đê, qua đó làm nổi bật sự hưởng lạc, vô trách nhiệm của tên quan phụ mẫu trước tình cảnh khốn khổ của nhân dân

-Thái độ của tác giả: mỉa mai, châm biếm, phê phán bọn quan lại vô trách nhiệm và cảm thương với nối khổ của nhân dân (thể hiện qua các từ: than ôi, ôi…)

3.Cảnh vỡ đê và nhân dân lâm vào cảnh lầm than

-Nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết

-Kẻ sống không có chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn

⇒Tình cảnh thảm sầu, đau thương

III.Kết bài

-Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm:

+Nội dung: lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên

+Nghệ thuật: tăng cấp kết hợp với tương phản, lời văn cụ thể, sinh động..

-Cảm nhận của em về truyện ngắn: giàu giá trị hiện thực và nhân đạo, thể hiện tài năng của tác giả…

Hưng Con
8 tháng 8 2021 lúc 20:20

Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn phản ánh cuộc sống khổ cực của người dân, đồng thời lên án thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến. Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng một bài băn nghị luận.  Cho em một bài mẫu với

SomeoneNeedHelp
Xem chi tiết
SomeoneNeedHelp
Xem chi tiết
Ly K9 MV
Xem chi tiết
Sally
16 tháng 4 2022 lúc 15:49

Thì...