Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hải Dương , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 63
Số lượng câu trả lời 72
Điểm GP 5
Điểm SP 51

Người theo dõi (56)

Đang theo dõi (103)

Khôi Bùi
Dũng Nguyễn
Thiên Hàn
Đoreamon

Câu trả lời:

Nếu có 1 người hỏi bạn rằng:"Bạn học để làm gì?" thì bạn sẽ trả lời thế nào? " Học để kiếm việc làm" , "học để vừa lòng bố mẹ" "Học cho vui"...bạn sẽ chọn câu trả lời nào? Mục đích học tập của bạn là gì? Nếu còn phân vân chưa tìm được câu trả lời đúng đắn, hãy tham khảo lời đề xướng sau đây : " Học để biết, học để làm, học để chung sống học để tự khẳng định mình"

Thức ra nếu ta quyết tâm với việc học thì chúng ta sẽ không cảm thấy băn khoăn khi trả lời câu hỏi đó. Học hay còn gọi là học tập, học hành, học hỏi là quá trình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung trau dồi kiến thức, kỹ năng kinh nghiêm, giá trị nhận thức hoặc sở thích có thể liên quan tới việc tổng hợp các loại thông tin khác nhau. Học tập cũng như học tập bài bản không bắt buộc , tùy theo hoàn cảnh . Nó không xảy ra cùng 1 lúc nhưng xây dựng dưa trên và được định hình bởi những gì chúng ta đã biết. Học tập có thể coi như 1 quá trình chứ không phải là 1 tập hợp những kiến thức thực tế và các hủ tục giáo điều. Việc học tập của con người có thể xảy ra như là 1 phần của giáo dục, đào tạo phát triển cá nhân

Mục đích học tập được đề xướng:" Học để biết,học để làm, học để chung sống , học để tự khẳng định mình" là vô cùng đúng đắn và sâu sắc. Tại sao lại nói " học để biết" ? Tại sao phải học mới biết, không học có biết được không? Xin thưa là không ; bởi không ai bẩm sinh đã biết tường tận hết mọi điều trong cuộc sống. Không ai hoặc không có gì có thể cho ta tất cả tri thức của nhân loại được. Tri thức cũng không có chân để tự chạy đến với ta được. Nó chỉ làm bạn với những ai chủ động đến tìm nó. Nhà bác học Ê-đi-xơn đã từng nói " Thiên tài chỉ có 1 phần trăm là bẩm sinh còn chín mươi chín phần trăm còn lại là khổ luyện học tập, rèn luyện bản thân mà thành". Học tập là cách tốt nhất để điền đầy những thiếu sót trong tư duy, khỏa lấp những lỗ hổng trong nhận thức. Không học sẽ không bao giờ biết " Muốn biết phải hỏi muốn giỏi phải học". Không học làm sao chúng ta biết từ những cái đơn giản nhất. Như đâu là chữ "a", đâu là chữ "b" ;không phân biệt được "ô", "ơ"; không biết khi nào dùng"c" , "k". Bài toán hóc búa sẽ không giải được nếu không được học. Sẽ không biết dùng máy tính để tìm kiếm thông tin...và sẽ trở thành 1 con người lạc hậu và ngu dốt.

Tri thức của con người vốn đã rất đờ sộ, phong phú. Những cuốn " bách khoa toàn thư" dày cộm của thế giới cũng không thể gói hết trong nó tất cả tri thức của nhân loại. Cùng với sự phát triển của xã hộ loài người, nguồn tri thức đó ngày càng khổng lồ hơn. Nếu không chủ động học tập, con người sẽ tự biến mình trở thành lỗi thời, lạc hậu. Vào thời điểm năm 1997, internet thế giới đã phát triển mạnh những vào tháng 11 năm đó Việt Nam mới mở internet. Và chính những lợi ích mà internet mang lại đã cho thấy nếu cứ đóng của mà không chịu học tập, tiếp thu thành tựu khoa học hiện đại của thế giới thì Việt Nam mãi mãi sống trong lạc hậu, nghèo đói.

Học tập là bắt chước nhưng không phải máy móc nhắc lại như con vẹt học nói mà phải luôn sáng tạo. Người học phải biến những kiến thức thu lượm lại thành của mình. Điều đó dường như chỉ thực hiện được khi con người biết kết hợp giữa "học" với "hành". Đó chính là "học để làm". Mà "làm" là " hành", là biết lao động từ công việc cụ thể nhất , nhỏ nhất cũng phải học. " Học ăn, học nói, học gói, học mở " đó là những cái nhỏ nhất cơ bản nhất những cũng cần phải qua sự học thì mới biết làm được. Học là cả 1 quá trình. Kết quả đầu tiên của quá trình ấy là chúng ta có được kiến thức cho chính bản thân mình. Nhưng nếu chỉ học để lấy bằng tốt nghiệp THPT rồi bỏ đó thì công lao bao năm đèn sách coi như đổ sông đổ bể. Cùng với việc tiếp thu kiến thức, người học phải luôn có ý thức thực hành vận dụng kiến thức để phục vụ cuộc sống, từng bước hoàn thiện nhân cách. Như học cách nấu cơm, dọn nhà phụ giúp cha mẹ mọi người; học cách biết lắng nghe và thấu hiểu người khác ..v..v. Từ đó cho thấy việc học như ngọn hải chiếu sáng cho ta thoát ra khỏi đại dương bao la tăm tối của việc kém hiểu biết để dẫn ta tới với ánh sáng của thế giới văn minh hòa bình và phát triển ngoài kia.

Học để làm gì? Học để hành, có nghĩa là học để làm cho tốt. Thực tế cho thấy có học có hơn. Ông cha ta ngày xưa đã nói" Bất học bất tri lí" ( không học thì không biết đâu là đúng) Mục đích cuối cùng của sự học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao hơn. Nếu học được lí thuyết dù sao siêu đến đâu đi chăng nữa mà không đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian công sức mà thôi. Xin nói thêm về thực tế, có 1 số sinh viên sau khi ra trường nói thì cứ thao thao bất tuyệt mớ lí thuyết suông rỗng tuếch. Còn thực nghiệm thì ôi thôi, kĩ sư không vặn nổi con ốc, không ghép được giống cây trồng .... vậy thì bao nhiêu năm học tập để làm gì để rồi không làm nổi chuyên môn của mình. Tất cả chỉ vì có học mà không có hành mà ra hết. Để giờ họ còn thất nghiệp không bằng những con người tuy không học cao cấp chuyên nghiệp nhưng họ có ý chí tiến thủ, chăm sáng tạo chăm thực hành nên vừa có kiến thức vừa có kinh nghiệm kĩ thuật nên mới thành công. Xã hội bây giờ chính là cần những con người như thế.

Quá trình thực hành và vận dụng sẽ giúp ta tích lũy nhiều khinh nghiệm. Dù thành công hay thất bại cũng để lại cho ta nhiều bài học quý báu. Mỗi bài học đều giúp ta thích nghi với cuộc sống, với những va đập, biến động trong xã hội. " Học để chung sống" nghĩa là học để thích nghi với mọi hoàn cảnh , vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống mà hòa nhập với mọi người xung quanh.Cuộc sông con người không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Con người chỉ lớn lên khi biết vượt qua chính bản thân mình, vượt qua chính sự rụt rè của bản thân, dũng cảm đối mặt với mọi khó khăn trong cuộc đời, hòa nhập với đồng loại của mình. Trong quá trình học chúng ta phải biết hội nhập giao lưu với mọi người xung quanh. Biết thích nghi với môi trường, quy định nề nếp của môi trường và mọi người xung quanh thì chúng ta mới hòa nhập được. Không biết viết báo tường thì làm sao có thể tham gia vào viết bài, không diễn đạt thì làm sao có thể truyền tải được suy nghĩ thông điệp của mình đến cho mọi người... Muốn sống hòa hợp, không muốn bị đào thải ra ngoài thì chúng ta phải học. Không ai có thể nói " tôi chỉ cần có mình tôi là đủ không cần ai khác" thì quả đúng là sai làm nghiêm trọng. Không ai có thể sống mà không cần có sự giúp đỡ từ người khác. Con người chúng ta là những thực thể sống nương tựa vào nhau, cùng nhau sống, cùng nhau phát triển, cùng nhau xây dựng lên thế giới. Thử hỏi rằng nếu chỉ với một con người nhỏ bé thì làm sao có thể xây dựng lên 1 thế giới phát triển như bây giờ. Hãy luôn biết học cách chung sống với mọi người để không bao giờ bị cô đơn, lẻ loi, để không bao giờ phải có cảm giác " thèm" người. Vì " 1 cây làm chẳng lên non/ 3 cây chụm lại lên hòn núi cao" mà.

Học không đơn thuần chỉ là để biết, để làm, để chung sống mà còn để là tự khẳng định bản thân mình nữa. Khi biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn 1 cách nhuần nhuyễn, biết thích nghi với mọi hoàn cảnh thì thành công tất yếu đến với chúng ta. Vị trí của mỗi người trong cộng đồng trong tập thể hiển nhiên sẽ được xác định. Trên cơ sở kiến thức và những kĩ năng, để thể hiện trước tự nhiên trước mọi vật nghĩa là thể hiện bản thân mình, khẳng định vị trí vai trò của mình trong xã hội. Sống không chỉ là chỉ bản thân biết là đủ mà cần phải sống sao cho mọi người biết đến mình, biết mình là 1 thực thể của xã hội. Học tập mang lại cho ta danh vọng , chỗ đứng trong phạm vi xã hội, và không có học chúng ta chỉ là 1 kẻ nhỏ bé đối với mọi người xung quanh thôi. Chỉ nói trong phạm vi lớp học, kết quả rèn luyện của mỗi học sinh được xác định dựa vào thành tích học tập và rèn luyện đạo đức, từ đó phân chia thứ hạng để có cách học tập , rèn luyện tốt nhất. Với những kiến thức, kinh nghiệm có sẵn chúng ta sẽ tự tin khẳng định mình trong công việc. Ở bất kì xã hội nào người có học đều được tôn trọng bởi họ biết sống, biết xử sự, họ có đạt được những chuẩn mực nhất định về đạo đức và trí tuệ. Những người có học và mang trí tuệ của mình cống hiến cho nhân loại như giáo viên, các bác sĩ, kĩ sư, doanh nhân ... là những con người được mọi người tôn vinh. Người được tôn vinh là người biết khẳng định vị trí của mình bằng con đường học tập và tu dưỡng đạo đức. Nhân cách của họ được xây dựng lên bởi những kiến thức khoa học và kinh nghiệm xã hội mà họ dày công tích lũy.

Học để làm người, lời dạy của Bác Hồ kính yêu luôn có trong tư tưởng của mọi con người Việt, mọi giáo viên, học sinh , phụ huynh đều hướng tới. Họ mong muốn con em, học sinh của mình sẽ trưởng thành vừa có đức vừa có tài để chủ động trong cuộc sống, mang sức mình phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân. Mỗi học sinh 1 tính cách, có nhận thức và sự phấn đấu khác nhau,vậy nên 1 lớp sẽ có cả học sinh xuất sắc và không xuất sắc. Giỏi như vị giáo sư nào đó ở tận...nước ngoài nhưng nhận thức và sự đóng góp cho đất nước chắc gì đã bằng người bình thường yêu nước mà mọi người cứ hay lấy ra so sánh mà ví dụ.

Soi vào thực tế cuộc sống hiện nay cho ta thấy ,trong hơn 45 năm nền giáo dục của nước ta từ thượng tầng đến hạ tầng đều có ý niệm học làm quan. Giống như tôi đã nói ở trên, lúc nào cũng thao thao bất tuyệt mớ lý thuyết trong sách nhưng đến khi thực nghiệm thì lại chẳng ra cái thể thống gì, miễn có nhiều bằng, còn bằng đó thực hư thế nào không quan trọng. Nhưng rồi có nhiều bằng cấp để làm gì, vẫn thất nghiệp đầy rẫy đó thôi. Bởi những cái bằng họ có trong tay đó chưa chắc đã thể hiện đúng thực lực thật sự của họ, đó chỉ là những thứ huyễn hoặc bản thân họ thôi. Rất nhiều người giao lưu quan hệ nhiều nhưng tham gia 1 số công việc tập thể thì không có khả năng tham gia vào. Nhiều người chỉ biết nhốt mình vào 1 cái giếng nông cạn như 1 chú ếch, vì không có trí, không có tài. Nhiều người có bằng cấp cao những không chiến thắng nổi bản thân mình nên vẫn thất bại đó thôi. Vì vậy không có ai có thể giúp chúng ta ngoại trừ chính mình thay đổi. Cả thế giới không thể thay đổi vì bạn nhưng nếu bạn chịu thay đổi chính mình thì cả thế giới sẽ thay đổi.

Thực trạng của học sinh THCS hiện nay rất nguy hiểm, bên cạnh những học sinh nhận thức được vai trò học tập, hăng say hăng hái học tập thì bên cạnh đó còn nhiều bạn vẫn chưa nhận thức rõ được hướng đi cho mình.Chưa nhận thức tốt được vai trò to lớn của việc học mang lại,từ đó mà sinh ra chán nản, học chống chế. Khi lên lớp thì không tập trung chú ý , mặc kệ mọi thứ xung quanh, có bạn ngủ, bạn không chép bài, lơ đễnh suy nghĩ gì đó mà không tập trung. Ở nhà thì cũng không chịu ôn tập, sách vở không đụng tới, bài tập không làm...Ra ngoài xã hội thì lúc nào cũng thích dao du, tụ 5 tụ 7 đi phá làng phá xóm những cái tốt đẹp thì khó tiếp thu nhưng những thứ vô bổ, không tốt thì lại được các bạn ấy tiếp thu nhanh 1 cách chóng mặt...vì vậy có nhiều học sinh học rất là yếu nhưng lại vẫn không có ý chí tiến thủ, cứ dậm chân tại chỗ không chịu tiến lên. Có nhiều bạn còn nguy hiểm hơn, ảo tưởng sức mạnh không hề nhẹ. Họ luôn có ý nghĩ ảo tưởng rằng mình hơn mọi người mà không biết thực ra mình đang ở vị trí nào. Luôn tưởng mình là hơn người, luôn nghĩ mình học quá giỏi, quá đủ rồi nên tự kiêu, không cần học thêm gì nữa cũng đủ vượt xa mọi người. Đó chính là 1 bệnh cực kì nguy hiểm, điều đáng sợ nhất đối với học sinh- Bệnh chủ quan.

Họ chưa nhận thức được học để làm gì. Có thể chỉ là học để cho mai sau có công việc làm kiếm tiền ăn tiêu, hay học cho vui, cho thỏa lòng bố mẹ, để giết thời gian,... những suy nghĩ như thế thật là ấu trĩ , nông cạn. Học không chỉ như vậy mà học còn cho ta tri thức, công danh, địa vị xã hội, còn để cho ta có thể giúp đỡ cho những người xung quanh và báo đáp cha mẹ , quê hương đất nước nữa chứ.

Theo tôi được biết, trường chúng ta là 1 trường thuộc "vùng sâu vùng xa" cách xa với khu trung tâm văn hóa. Thông tin ở đó của họ nhanh và nhiều hơn chúng ta, kinh tế ở họ phát triển hơn nhưng không vì thế mà xã nhà, trường chúng ta lại cho mình là nhỏ bé, tự ti trước các trường khác như Thành Nhân, Tân Quang,Hồng Phúc, các trường thị trấn... Chúng ta vẫn vươn lên cạnh tranh, thi đua với họ, vẫn 3 năm liền đứng top 3 mặc dù huyện ta có tới 11 huyện 1 thị trấn. Tuy không được về nhiều mặt như Thành Nhân, Tân Quang nhưng trường ta vẫn không thua kém gì với họ về chất lượng cả. Tôi vẫn luôn tự hào mình là con em xã Văn Giang huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương, vẫn luôn vinh hạnh mình là học sinh trường THCS Văn Giang - 1 ngôi trường chuẩn quốc gia. Tuy nói vậy nhưng trường chúng ta vẫn có những bạn ham chơi hơn ham học, vẫn hững hờ với nhiều hoạt động của lớp, của trường, đến cả việc ở nhà cũng không màng tới. Không chỉ riêng trường chúng ta đâu mà thực chất ở đâu cũng có những thành phần học sinh như vậy. Đó không còn chỉ đơn thuần là lười nữa mà chính là vô cảm, vô trách nghiệm. Vì thế nên thi đua học tập vẫn trùng xuống, mọi thứ cứ thế mà theo các bạn ấy đổ bể ảnh hưởng theo cả kết quả chung.Học không chỉ học kiến thức mà còn là học văn hóa, học đạo đức, ứng xử ngoài đời , trong lễ nghĩa, cách xử sự với mọi người... Có nhiều bạn đã lười học cả trong nghiên cứu bài mới lẫn làm bài về nhà. Số các bạn học sinh giỏi thì ít, trung bình, yếu thì nhiều; hạnh kiểm tốt thì chưa nhiều nhưng vẫn còn trung bình ,yếu.

Tất cả đều do tính chủ quan của các bạn, cái tính trẻ con ham chơi lười học, thích ăn chơi đua đòi bắt chước người lớn, chưa nhận thức tốt vào học tập học tập và bản thân chưa nhận thức được vai trò trọng trách của mình với đất nước. Vẫn còn thái độ lạnh nhạt thờ ơ với việc học, chỉ ham hố vào những trò chơi vô bổ để thỏa mãn cái dục vọng tầm thường của cá nhân mà không chịu suy nghĩ đến hậu quả, đến đại cục sau này. Nhiều bạn không xác định được mục đích học tập của mình là gì, không có ước mơ hoài bão để hướng tới.Nguyên nhân khách quan có thể nhắc đến ở đây có thể là môi trường sống, hoàn cảnh gia đình, xã hội,muốn thể hiện mình bằng những hành vi lời nói khiếm nhã, những hành động khác thường.Những học sinh cá biệt, hay bị kì thị hoặc ít được sự quan tâm từ chính gia đình và xã hội khi đến lớp lại bị bạn bè xa lánh, không hòa đồng, thầy cô không biết để quan tâm sẽ dần trở lên sống khép mình hơn có những suy nghĩ lệch lạc,sẽ dễ trở lên trầm cảm hoặc kinh khủng hơn là sa đọa vào những con đường sai trái.Còn có thể ở cả chính những phụ huynh vô cảm chỉ mải mê kiếm tiền mà không màng tới con cái hay những phụ huynh ép buộc gò bó con mình theo con đường đã định sẵn mà không có chủ kiến riêng của chúng, cứ như con rối ưng thuận theo mọi sắp đặt của người khác mất đi tự do, mất đi tiếng nói riêng của mình. Hoặc theo tư tưởng hạn chế cho rằng con cái không cần học nhiều, chỉ cần biết đọc biết viết là đủ. Điều đó rất sai lầm và có tác hại vô cùng to lớn đối với cuộc sống lâu dài của con cái. Các hiện tượng trên vẫn không ngừng diễn ra do con người học không xác định đúng mục đích học tập cho mình.

Các biện pháp giải quyết thực trạng trên có thể nêu ra như tuyên truyền giáo dục thông qua các phương tiện truyền thông cùng với chủ trương, chính sách giáo dục đúng đắn. Cần định hướng ước mơ, hoài bão để có mục tiêu hướng tới trong tương lai. Học thì luôn phải đi đôi với thực hành để rút ra kinh nghiệm thực tiễn, áp dụng vào thực tế đời sống. Mở nhiều trường định hướng dạy nghề cho học sinh . Quan tâm thường xuyên tới tất cả học sinh, nhất là những bạn học sinh cá biệt hoặc có hoàn cảnh khó khăn để tìm ra biện pháp khắc phục và giúp đỡ.Phải biết thay đổi cách học tập để biết được giá trị to lớn đích thực mà việc học mang tới cho mỗi chúng ta.

Tóm lại, mục đích học tập đúng đắn cũng như ngọn hải đăng dẫn đường cho tàu thuyền băng qua đại dương trong đêm đen. Hãy không chỉ dừng lại ở việc học ở trong sách vở mà hãy không ngừng học tập từ mọi người xung quanh, từ xã hội và từ những gì có thể coi như nhỏ bé nhất. Là học sinh, chúng ta hãy luôn biết cố gắng học tập bởi không con đường nào dẫn ta tới thành công ngắn hơn con đường học. Từ đó có thể trở thành 1 con người tốt sống có ích, mang lại cho cuộc đời nhiều điều tươi đẹp hơn. Và quan trọng nhất là " HỌC ĐỂ BIẾT, HỌC ĐỂ LÀM, HỌC ĐỂ CHUNG SỐNG, HỌC ĐỂ TỰ KHẲNG ĐỊNH MÌNH"