em hãy cảm nhận hình ảnh ngọn lửa hồng trong văn bản " đêm nay bác ko ngủ " - Minh Huệ
Trong bài thơ " Đêm nay Bác không ngủ" của Minh Huệ. Bên cạnh Bác luôn có hình ảnh ngọn lửa hồng. Theo em, hình ảnh ngọn lửa hồng có ý nghĩa j?
mk nghĩ :
Hình ảnh ngọn lửa hồng là tình yêu ấm áp của Bác Hồ dành
cho các anh chiến sĩ
hok tốt
bạn cho mik câu trả lời chính xác hơn đc ko ạ
Thể hiện sự vĩ đại của Bác Hồ, tình cảm của chiến sĩ với Bác.Gợi tình cảm yêu quý, biết ơn, kính trọng của người viết với Bác.Gợi lên hình ảnh Bác Hồ với sự yêu thương nồng ấm.Từ đây, ta thấy hình ảnh Bác vừa vĩ đại,lớn lao,vừa gần gũi ấm áp như ngọn lửa hồng.Và còn nói lên tình cảm kính yêu,biết ơn, thái độ ca ngợi, ngưỡng mộ của anh đội viên cũng như của nhà thơ với Bác.
-Chúc bạn học tốt!
Đọc bài thơ " Đêm nay Bác không ngủ " của Minh Huệ , ta thấy có một sự kết hợp tuyệt đẹp giữa hình ảnh Bác và hình ảnh ngọn lửa hồng . Em hãy viết một bài văn ngắn ( Không quá một trang giấy thi ) trình bày cảm nhận của em về sự kết hợp này
Trong bài thơ "Đêm nay bác không ngủ" của Minh Huệ, ta thaý có một sự kết hợp tuyệt đẹp giữa hình ảnh bác với hình ảnh ngọn lửa hồng. Em hãy chỉ ra vẻ đẹp của sự kết hợp này.
- “Người cha mái tóc bạcĐốt lửa cho anh nằm”- “Bóng Bác cao lồng lộngẤm hơn ngọn lửa hồng”- “ Anh đội viên nhìn BácBác nhìn ngọn lửa hồng” - Vẻ đẹp của sự kết hợp giữa hình ảnh Bác và hình ảnh ngọn lửa hồng: Ánh lửa trong lều sưởi ấm các chiến sĩ trong đêm lạnh. Ánh lửa trong lòng Bác làm ấm lòng các chiến sĩ – Bác Hồ là một ngọn lửa, vừa gần gũi, vừa vĩ đại, một nguồn tình cảm ấp áp của toàn dân, toàn quân ta trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến gian nan, thiếu thốn.
Trong bài thơ ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ của Minh Huệ ta thấy có một sự kết hợp tuyệt đẹp giũa hình ảnh Bác và hình ảnh ngọn lửa hồng. Em hãy chỉ ra vẻ đẹp của sự kết hợp này
* Những câu thơ có sự kết hợp giữa hình ảnh Bác và hình ảnh ngọn lửa hồng:
- “Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm”
- “Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”
- “ Anh đội viên nhìn Bác
Bác nhìn ngọn lửa hồng”
* Vẻ đẹp của sự kết hợp giữa hình ảnh Bác và hình ảnh ngọn lửa hồng:
Ánh lửa trong lều sưởi ấm các chiến sĩ trong đêm lạnh. Ánh lửa trong lòng Bác làm ấm lòng các chiến sĩ – Bác Hồ là một ngọn lửa, vừa gần gũi, vừa vĩ đại, một nguồn tình cảm ấp áp của toàn dân, toàn quân ta trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến gian nan, thiếu thốn.
- “Người cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm” - “Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng” - “ Anh đội viên nhìn Bác Bác nhìn ngọn lửa hồng” | 0.5 |
- Vẻ đẹp của sự kết hợp giữa hình ảnh Bác và hình ảnh ngọn lửa hồng: Ánh lửa trong lều sưởi ấm các chiến sĩ trong đêm lạnh. Ánh lửa trong lòng Bác làm ấm lòng các chiến sĩ – Bác Hồ là một ngọn lửa, vừa gần gũi, vừa vĩ đại, một nguồn tình cảm ấp áp của toàn dân, toàn quân ta trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến gian nan, thiếu thốn. |
nêu ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa hồng trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ " của nhà thơ Minh Huệ
Bác đốt lửa sưởi ấm căn lều rồi đi dém chăn cho từng người. Bác coi trọng giấc ngủ của chiến sĩ nên nhón chân nhẹ nhàng. Bác ân cần chu đáo không khác gì bà mẹ hiền yêu thương, lo lắng cho đàn con.
Hành động này đã thể hiện tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần, tỉ mỉ của Bác Hồ với chiến sĩ. Bác như người cha, người mẹ chăm lo cho giấc ngủ của những đứa con. Sự chăm sóc thật chu đáo, không sót một ai: Từng người, từng người một. Cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng của Bác để không làm các chiến sĩ thức giấc là một chi tiết đặc sắc, thật giản dị mà xúc động, bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối với bộ đội.
Anh đội viền mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Hình ảnh và cử chỉ của Bác trong đêm khiến anh đội viện không phân biệt được cảnh trước mắt mình là thực hay là mộng. Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ khi tỏ. Tâm trạng anh ngạc nhiên và xúc động. Đang tỉnh mà anh nghĩ là mình đang mơ. Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Từ Bác tỏa ra hơi ấm lạ kì: Ấm hơn ngọn lửa hồng. Đó là hơi ấm của tình thương bao la, nồng đượm, cao sâu hơn cả tình mẹ đối với con.
ý nghĩa:
+ hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ rất sinh động và mang nhiều tầng ý nghĩa sâu xa . Trước hết đó là 1 hình ảnh ngọn lửa thực , đẹp , là hình ảnh do tay Bác nhen nhón lên trong đêm đông giá rét giữa khu rừng Việt Bắc để sưởi ấm cho các anh bộ đội
+ hình ảnh ngọn lửa soi sáng bức chân dung của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc với những nét giản dị đến không ngờ , soi tỏ cả tấm lòng của Bác với các anh bộ đội, với nhân dân như tình thương yêu sâu sắc của người cha giành cho những đứa con thân yêu của mình.Nhờ thế mà hình ảnh của Bác hiện lên thật thiêng liêng , cũng thật gần gũi, ấm áp
+Trong bài thơ tác giả còn dùng hình ảnh này để so sánh :
"Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng"
Hình ảnh ngọn lửa gợi ra được sự lớn lao , bao trùm cả không gian , ngang tầm với trời đất để ca ngợi công lao vĩ đại của người.
Ngọn lửa hồng tượng trưng cho sự ấm áp, sự nóng bỏng. Tinh thần yêu nước, thương dân của bác lớn lao, mãnh liệt như ngọn lửa bùng cháy sáng rực trong đêm tối mịt mù
Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình. Anh đội viên cũng lại thiếp đi vào trong giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp ru anh chìn vào giấc ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn cả ngọn lửa hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.
Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình. Anh đội viên cũng lại thiếp đi vào trong giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp ru anh chìn vào giấc ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn cả ngọn lửa hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.
Trong bài thơ ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ của Minh Huệ ta thấy có sự kết hợp tuyệt đẹp giữa hình ảnh Bác Hồ và hình ảnh ngọn lửa hồng. Em hãy nghi laijnhuwngx câu thơ đó và chỉ ra vẻ đẹp của sự kết hợp này.
giúp mình với
đừng chép mạng nha
Em tham khảo nhé !
"Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm”
“Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”
“ Anh đội viên nhìn Bác
Bác nhìn ngọn lửa hồng”
Ánh lửa trong lều sưởi ấm các chiến sĩ trong đêm lạnh. Ánh lửa trong lòng Bác làm ấm lòng các chiến sĩ – Bác Hồ là một ngọn lửa, vừa gần gũi, vừa vĩ đại, một nguồn tình cảm ấp áp của toàn dân, toàn quân ta trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến gian nan, thiếu thốn.
a) Hãy nêu những câu thơ có chứa hình ảnh ngọn lửa trong bài "Đêm nay bác không ngủ "
b) Nêu cảm nhận của em về hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ.
Giúp mình với !!! Help me !!! Thanks ^^ bạn nào giỏi văn giúp mình vs (ko chép mạng)
a) “Lặng yên bên bếp lửa”
“Đốt lửa cho anh nằm”
''Ấm hơn ngọn lửa hồng”
“Bác nhìn ngọn lửa hồng”
b) Trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ, bên cạnh hình tượng về Bác Hồ với tình yêu thương bao la dành cho đồng bào và chiến sĩ thì không thể không nhắc tới hình tượng ngọn lửa. Có thể nói đây là một “nhân vật” quan trọng làm nên sự sinh động và mang những ý nghĩa sâu xa trong bài thơ.
Trong bài thơ, hình ảnh ngọn lửa mang rất nhiều ý nghĩa, ở mỗi câu thơ, mỗi thời điểm được nhắc đến, ngọn lửa lại mang những nghĩa tượng trưng khác nhau. Tuy nhiên có duy nhất một nghĩa thực, đó chính là một hình ảnh ngọn lửa thực, ngọn lửa do chính tay Bác Hồ đốt lên, đang cháy và sưởi ấm giữa khu rừng trong đêm đông giá lạnh.
“Lặng yên bên bếp lửa”
Ánh lửa bập bùng ấy chính là hơi ấm xua tan đi cái rét, cái lạnh, sự mệt mỏi sau một ngày dài chiến đấu, Bác – một vị lãnh tụ cao cả vì thương các chiến sĩ đã đốt lên ngọn lửa ấy.
“Đốt lửa cho anh nằm”
Bác không nằm, cũng không ngủ mà là đang ngồi đốt lửa, đốt lửa cho những người con chiến sĩ của mình, hình ảnh ngọn lửa được đốt lên là biểu hiện của sự quan tâm, ân cần và tình thương của Bác dành cho bộ đội. Chẳng còn khoảng cách nào giữa một vị lãnh tụ đứng đầu đất nước với những người chiến sĩ, ngọn lửa đã xóa đi khoảng cách đó, thể hiện cho sự gắn bó giữa người lãnh đạo với nhân dân, bộ đội.
“Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”
Hình ảnh ngọn lửa đã soi sáng bóng dáng, chân dung của Bác – chân dung của vị lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của dân tộc Việt Nam với những vẻ đẹp gần gũi, bình dị. Không chỉ soi rõ chân dung, ánh sáng của ngọn lửa còn soi tỏ tấm lòng cao cả của Bác với đồng bào và với nhân dân. Bác cả một đời vì nước vì dân mà cống hiến, quên đi bản thân mình, suốt một đời chỉ vì mục tiêu giành lại độc lập tự do cho nước nhà. Ngọn lửa trong đêm đông ấy đã cho anh đội viên thấy rõ từng nét mặt, tâm trạng, cử chỉ và hành động của Bác, Bác trầm ngâm nghĩ ngợi về việc nước, Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ, nhón chân nhẹ nhàng để không ai bị thức giấc. Hình ảnh Bác hiện lên qua ngọn lửa thật thiêng liêng và chính sự quan tâm ân cần của Bác là ngọn lửa ấm áp nhất, ấm hơn bội phần so với ngọn lửa hồng ngoài kia. Hình ảnh ngọn lửa được so sánh với Bác càng tô đậm sự lớn lao, vĩ đại đang bao trùm không gian, và sánh ngang trời đất của Bác, tình yêu thương của Bác dành cho dân và quân mạnh mẽ và ấm áp hơn bất kì ngọn lửa nào.
“Bác nhìn ngọn lửa hồng”
Hình ảnh ngọn lửa ở cuối bài thơ mang ý nghĩa về hi vọng và niềm tin vào cuộc kháng chiến của quân và dân ta nhất định sẽ thắng lợi.
Có thể nói, hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” là một hình ảnh đẹp và là điểm sáng trong nghệ thuật của bài thơ. Bác Hồ không chỉ đem lại một ngọn lửa để sưởi ấm cái lạnh bên ngoài mà chính Bác là một ngọn lửa sưởi ấm tinh thần, tâm hồn những người chiến sĩ.
Nhà thơ Minh Huệ từng tâm sự: Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ , bên cạnh hình tượng Bác Hồ, ngọn lửa là “một nhân vật không thể thiếu”. Qua bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, em hãy: a) Ghi ra những câu thơ có hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ?. b) Hình ảnh ngọn lửa trong các câu thơ vừa chép tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ gì ? c) Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ? |
PLS giúp mik cảm ơn!!!