Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
7 tháng 3 2019 lúc 7:02

-Địa hình - đất đai:

+Nguyên: địa hình cao nguyên xếp tầng, tương đối bằng phẵng; đất đai phần lớn là đất feralit hình thành trên đá badan, lại phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi hơn cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: địa hình chia cắt phức tạp (Tây Bắc núi cao, địa hình hiểm trở; Đông Bắc núi thấp và đồi, với các dãy núi hình cánh cung); đất đai chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá phiến, đá gơnai và các đá mẹ khác, ít thuận lợi hơn để thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn

-Khí hậu

+Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi, nên có thế mạnh hơn cho việc phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới

+Tây Nguyên có thế mạnh hơn về cây công nghiệp nhiệt đới vì khí hậu Tây Nguyên mang tính chất cận xích đạo

Bình luận (0)
Ngô Võ Thùy Nhung
Xem chi tiết
Bùi Thị Ánh Tuyết
29 tháng 2 2016 lúc 10:39

a) Sự giống nhau :

- Đều có những loại khoáng sản trữ lượng lớn hoặc kinh tế cao

- Đều có tiềm năng lớn về thủy điện ( do sông ngòi dốc, có nhiều thác ghềnh) đã và đang được khai thác mạnh

b) Khác nhau :

* Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Giàu khoáng sản

   + Nhóm năng lượng, đặc biệt là than : Vùng than Quảng Ninh (trữ lượng 3 tỉ tấn, chủ yếu là than antraxit) là vùng than lớn nhất nước ta. Ngoài ra còn có một số mỏ khác, quy mô nhỏ (Na Dương, Làng Cẩm,..)

   + Nhóm kim loại đen và kim loại màu : sắt (Hà Giang, Yên Bái, Thái Nguyên); thiếc (Cao Bằng, Tuyên Quang); Kẽm  - chì (Bắc Kạn); đồng - vàng ( Lào Cai),đồng - niken (Sơn La) quy mô nhỏ

       Nhóm phi kim loại : apatit (Lào Cai)

       Nhóm vật liệu xây dựng phân bố rộng khắp

   + Tiềm năng về thủy điện lớn nhất so với các vùng khác trong cả nước. Hệ thống sông Hồng 11 triệu kw (chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước). Riêng sông Đà gàn  6 triệu kw

   + Đã xây dựng các nhà máy thủy điện : Hòa Bình  trên sông Đà ( 1920MW), Thác Bà trên sông Chảy ( 110MW), Tuyên Quang trên sông Gâm ( 342 MW); đang triển khai xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La trên sông Đà ( 2400 MW)

- Nguồn lợi lớn về hải sản, có khả năng phát triển ngành công nghiệp chế biến sản phẩm từ biển

 * Tây Nguyên

- Nghèo khoáng sản. chỉ boxit, trữ lượng rất lớn (hàng tỉ tấn), bắt đầu khai thác.

- Tiềm năng lớn về thủy điện (đứng sau Trung du và miền núi Bắc Bộ), đã và đang được khai thác (nhà máy thuyer điện Yaly và một số nhà máy thủy điện khác)

- Diện tích rừng lớn nhất cả nước (chiếm 36% diện tích đất có rừng,52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước), có khả năng phát triển cây công nghiệp, chế biến gỗ và lâm sản.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thùy Dương
Xem chi tiết
Mun Trần
8 tháng 1 2017 lúc 16:11

khác nhau

*địa hình

-Tây nguyên:đìa hình nổi bật với các cao nguyên xếp tầng, tương đối bằng phẳng, phần lớn là đất feralit hình thành trên đá bazan,lại phân bố tập trung với mặt bằng rộng thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh lớn

- TDMNBB địa hình bị chia cắt phức tạp ( tây bắc núi cao hiểm trở, đông bắc núi thấp và đồi với các dãy núi hình cánh cung ) đất chủ yếu là đất feralit hình thành trên đá phiến đá gownai và các đá mẹ khác

*Khí hậu

-TDMNBB có khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh nhất cả nước, lại chịu ảnh hưởng của địa hình nên thuận lợi phát triển cây công nghiệp cận nhiệt đới và ôn đới

-TN có thế mạnh hơn về cây CN nhiệt đới vì khí hậu Tây nguyên mang tính cận xích đạo

Bình luận (0)
Dương Phương Anh
Xem chi tiết
Trịnh Long
5 tháng 2 2021 lúc 21:07

undefined

Bình luận (0)
Lê Vương Quỳnh Như
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
Xem chi tiết
Uyên trần
26 tháng 3 2021 lúc 10:58

image

Bình luận (1)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
17 tháng 4 2018 lúc 12:58

Chọn A

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
17 tháng 2 2017 lúc 6:49

Đáp án A

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
25 tháng 9 2017 lúc 5:11

HƯỚNG DẪN

− Trung du và miền núi Bắc Bộ: chuyên môn hóa sản xuất các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trấu, sở, hồi…); đậu tương, lạc, thuốc lá…

+ Đất: phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các loại đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa (ở trung du), đất phù sa ở dọc các thung lũng sông và cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh…

+ Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi nên có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

− Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp còn rất lớn, nhưng gặp khó khăn là hiện tương rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước vào mùa đông.

− Tây Nguyên: Chuyên môn hóa sản xuất cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu.

+ Đất: Đất badan có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, lại phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và các vùng chuyên canh quy mô lớn.

+ Khí hậu: Có tính chất cận Xích đạo với một mùa mưa và mùa khô kéo dài (có khi 4 – 5 tháng), mùa khô kéo dài là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm. Ở các cao nguyên cao 400 – 500m khí hậu khá nóng, có thể trồng cây công ngiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu); trên các cao nguyên trên 1000m có khí hậu rất mát mẻ có thể trồng các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt (chè…) khá thuận lợi.

+ Về mùa khô, mực nước ngầm hạ thấp, vì thế việc làm thủy lợi gặp khó khăn, tốn kém, là trở ngại lớn nhất cho sản xuất.

Bình luận (0)