Những câu hỏi liên quan
Vũ Nguyễn Gia Hiển
Xem chi tiết
Lê Thành Công
25 tháng 2 2016 lúc 11:43

Nô lệ chủ yếu là tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ hoặc phạm tội. Họ phải làm các công việc nặng nhọc và hầu hạ quý tộc. Họ cũng là nguồn bổ sung cho nông dân công xã. Cùng với nông dân công xã họ là tầng lớp bị bóc lột trong xã hội.

Bình luận (0)
Bạch Hà An
Xem chi tiết
Trương Quang Đức
25 tháng 2 2016 lúc 11:35

Do nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi khiến nông dân vùng này gắn bó trong khuôn khổ của công xã nông thôn. Ở họ tồn tại cả "cái cũ" (những tàn dư của xã hội nguyên thủy : cùng làm ruộng chung của công xã, cùng trị thủy), vừa tồn tại "cái mới" (đã là thành viên của xã hội có giai cấp : sống theo gia đình phụ hệ, có tài sản tư hữu...), họ đượ gọi là nông dân công xã. Với nghề nông là chính nên nông dân công xã là lực lượng đông đảo, có vai trò  to lớn trong sản xuất, họ tự nuôi sống bản thân cùng gia đình và nộp thuế cho quý tộc, ngoài ra hộ còn phải làm một số nghĩa vụ khác như đi lính, xây dựng công trình.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
27 tháng 7 2017 lúc 15:54

Đáp án C

Trong xã hội cổ đại phương Đông, nhà vua và quý tộc đều có nhiều người hầu hạ, phục dịch gọi chung là nô lệ. Họ là bộ phận thấp kém nhất trong xã hội và bị đối xử không khác gì con vật

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
22 tháng 7 2019 lúc 10:01

Đáp án D

Bình luận (0)
Long Trương
Xem chi tiết
Christina Trang
Xem chi tiết
~ Gril ~ ^_^
9 tháng 10 2018 lúc 19:35

+Phương Đông

-Chuyển sang chế độ tương đối sớm,từ TCN hoặc đầu CN

-Phát triển chậm

+Phương Tây

-Chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn

-Khoảng thế kỉ V, đc xác lập hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X

-THế kỉ XV - XVI là giai đoạn suy vong của thế kỉ phong kiến châu Âu

      tk mk nha

Bình luận (0)
Christina Trang
Xem chi tiết
Hoàng Ngọc Khánh
9 tháng 10 2018 lúc 19:56

Phương Đông: Quý tộc, nông dân và nô lệ.

Phương Tây: Chủ nô và nô lệ.

  Học tốt

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Mai Hương
9 tháng 10 2018 lúc 20:15

Xã hội cổ đại phương Tây gồm 2 giai cấp chính là chủ nô và nô lệ 

Xã hội cổ đại phương Đông gồm 3 giai cấp chính là nông dân công xã, quý tộc và nô lệ

k nha

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
16 tháng 4 2019 lúc 16:50

- Là thành phần sản xuất chính trong xã hội.

- Họ tự tiến hành sản xuất trên phần ruộng đất được giao và hợp tác với nhau trong việc đảm bảo thủy lợi và thu hoạch. Họ tự nuôi sống bản thân và gia đình, nộp một phần sản phẩm cho quý tộc dưới dạng thuế.

- Họ còn phải làm một số nghĩa vụ khác như lao động phục vụ các công trình xây dựng, đi lính.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
13 tháng 10 2018 lúc 6:43

* Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trong điều kiện tự nhiên và kinh tế:

   - Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành dựa trên điều kiện tự nhiên thuận lợi: Trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi như sông Nin ở Ai Cập, sông Ơ-phơ-rát, Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn, sông Hằng ở Ấn Độ, sông Hoàng Hà ở Trung Quốc…hàng năm có phù sa màu mỡ, có nước tưới theo mùa.

   - Nền kinh tế chính của cư dân phương Đông là nông nghiệp lúa nước. Bên cạnh nông nghiệp, các ngành nghề thủ công nghiệp, thương nghiệp cũng khá phát triển, đã tạo ra sản phẩm dư thừa thường xuyên.

   - Nhờ điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế đó, các quốc gia cổ đại phương Đông sớm hình thành:

      + Ai Cập cổ đại được hình thành từ thiên niên kỷ IV TCN.

      + Lưỡng Hà được hình thành từ thiên niên kỷ IV TCN, do hàng chục nước nhỏ của người Su – me.

       + Ấn Độ vào giữa thiên niên kỷ IV TCN.

       + Trung Quốc cuối thiên niên kỷ III TCN.

   - Các quốc gia cổ đại phương Đông đều được hình thành từ khoảng thiên niên kỷ IV- III TCN, khi cư dân chưa hề biết tới công cụ bằng sắt.

* Những nét lớn về xã hội cổ đại phương Đông

Xã hội cổ đại phương Đông có sự phân hóa sâu sắc thành giai cấp thống trị và giai cấp bị trị:

   - Giai cấp thống trị:

       + Vua chuyên chế nắm mọi quyền hành.

       + Quý tộc gồm các quan lại, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lễ nghi, tôn giáo. Tầng lớp này sống sung sướng, dựa trên sự bóc lột nông dân.

   - Giai cấp bị trị:

       + Nông dân công xã, sống theo gia đình, có tài sản tư hữu nhưng vẫn duy trì và gắn bó với công xã. Họ là thành phần sản xuất chính trong xã hội; tự tiến hành sản xuất trên phần ruộng đất được giao và hợp tác với nhau trong việc đảm bảo thủy lợi và thu hoạch; tự nuôi sống bản thân và gia đình, nộp một phần sản phẩm cho quý tộc dưới dạng thuế. Họ còn phải làm một số nghĩa vụ khác như lao động phục vụ các công trình xây dựng, đi lính.

       + Nô lệ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, là những tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ không trả được hoặc bị phạm tội. Vai trò của họ là làm các việc nặng, khó, và hầu hạ quý tộc.

Bình luận (0)