Nêu những sự kiện chứng tỏ Phan Bội Châu chủ trương bạo động cách mạng.
Nêu những sự kiện chứng minh Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản bằng phương pháp bạo động.
Những sự kiện chứng minh Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản bằng phương pháp bạo động.
- Chủ trương: Dùng bạo lực để giành độc lập.
- Sự kiện:
+ Năm 1904: thành lập Hội Duy tân, chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến.
+ Từ 1905 – 1908: Hội Duy tân tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên sang học tập ở Nhật.
+ Từ 9/1908: Nhật trục xuất những người VN yêu nước khỏi đất Nhật. PT Đông Du tan rã.
+ Tháng 6-1912: Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội ở Quảng Châu (TQ), nhằm đánh Pháp, khôi phục nước VN, thành lập Cộng hòa Dân quốc VN…
+ 24-12-1913: Phan Bội Châu bị bắt ở Quảng Đông (TQ).
Nhận xét được những điểm tương đồng và khác biệt của chủ trương và hành động cứu nước của Phan bội châu và Phan châu Trinh giữa xu hướng bạo động và xu hướng cải cách
Nêu những sự kiện chứng minh Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản bằng phương pháp cải cách.
Chủ trương: đấu tranh ôn hòa, bằng những biện pháp cải cách như nâng cao dân trí dân quyền , dựa vào Pháp để đánh đổ vua quan phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.
* Sự kiện:
- Năm 1906, ông cùng một nhóm sĩ phu đất Quảng như Huỳnh Thúc Kháng , Trần Quý Cáp, Ngô Đúc Kế mở cuộc vận động Duy tân ở Trung kỳ:
+ Kinh tế: chú ý cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh, phát triển nghề thủ công, làm vườn, lập “nông hội”...
+ Giáo dục: mở trường dạy theo kiểu mới để nâng cao dân trí, dạy chữ Quốc ngữ , các môn học mới ...
+ Văn hóa: vận động cải cách trang phục và lối sống: cắt tóc ngắn, ăn mặc “Âu hóa”, bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục phong kiến...
- Năm 1908, sau phong trào chống thuế ở Trung kì, Pháp đàn áp dữ dội: Năm 1908, Phan Châu Trinh bị án tù 3 năm ở Côn Đảo.
- Năm 1911 Chính quyền thực dân đưa Ông sang Pháp.
Chủ trương bạo động chống Pháp của Phan Bội Châu có khác j so với chủ trương bạo động của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX
- Bạo động của Phan Bội Châu: được triển khai trước hết bằng việc chuẩn bị lực lượng, tuyên truyền yêu nước, tính đến khả năng liên kết quốc tế chống chù nghĩa đế quốc.
- Bạo động trong phong trào Cần Vương (dùng vũ trang nổi dậy) mang tính tức thời.
So sánh hai xu hướng cứu nước: bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh (Chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện, tác dụng, hạn chế,...).
#Tham_khảo!
* Bảng so sánh hai xu hướng cứu nước: bạo động của Phan Bội Châu
và cải cách của Phan Châu Trinh (chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện, tác dụng, hạn chế,…)
Xu hướng | Chủ trương | Biện pháp | Khả năng thực hiện | Tác dụng | Hạn chế |
Bạo động của Phan Bội Châu | Đánh Pháp giành độc lập dân tộc, xây dựng xã hội tiến bộ | Tập hợp lực lượng đánh Pháp, trước hết là xây dựng lực lượng về mọi mặt, kết hợp cầu viện Nhật Bản | Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, nhưng chủ trương cầu viện Nhật Bản khó thực hiện | Thức tỉnh tinh thần dân tộc trong nhân dân, để lại bài học về xây dựng lực lượng, đường lối đấu tranh trong giai đoạn sau | Chủ trương cầu viện Nhật Bản là sai lầm, nguy hiểm vì bản chất của Nhật cũng là một nước đế quốc |
Cải cách của Phan Châu Trinh | Vận động cải cách trong nước, khai thông dân trí, mở mang công, thương nghiệp. | Mở trường học, tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn,… nhằm bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới giúp Việt Nam tiến bộ | Không thể thực hiện được vì trái với chính sách cai trị của Pháp | Cổ vũ tinh thần tự lập tự cường, giáo dục tư tưởng chống hủ tục phong kiến, thức tỉnh tinh thần dân tộc trong nhân dân. Có sức ảnh hưởng lớn dẫn đến phong trào vũ trang ở Trung Kì. | Biện pháp cải lương, xu hướng bắt tay với Pháp làm phân tâm tư tưởng cứu nước của nhân dân |
Sự khác biệt cơ bản về chủ trương bạo động của Phan Bội Châu so với các phong trào đấu tranh vũ trang giai đoạn trước là
A. Bạo động toàn dân
B. Bạo động có sự chuẩn b
C. Bạo động toàn quốc, bạo động có sự chuẩn bị
D. Bạo động có sự giúp đỡ của bên ngoài
Tiếp nối truyền thống đấu tranh vũ trang của dân tộc, Phan Bội Châu chủ trương đấu tranh bằng con đường bạo động. Tuy nhiên chủ trương bạo động của Phan Bội Châu có điểm khác so với các phong trào đấu tranh vũ trang giai đoạn trước là bạo động toàn quốc và bạo động có sự chuẩn bị. Đây cũng chính là điểm tiến bộ trong chủ trương cứu nước của ông
Đáp án cần chọn là: C
hãy só ánh chủ trương bạo động chống pháp của phan bội châu vào ddaaafu TK XX với chủ trương bạo động của phong trào cần vương cuối TK XIX
- Giống nhau : Phong trào yêu nước trong cả hai giai đoạn đều thể hiện tinh thần yêu nước, chống Pháp để giành độc lập tự do cho dân tộc.
- Khác nhau :
Cho các sự kiện:
1. Là sĩ phu nổi tiếng đất Quảng Nam.
2. Người sáng lập ra tổ chức Việt Nam Quang phục hội.
3. Lấy hiệu là Tây Hồ, sinh năm 1872.
4. Chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh đuổi Pháp.
Hãy chọn sự kiện gắn với nhân vật lịch sử Phan Bội Châu.
A. 1, 3.
B. 2, 4.
C. 2, 3.
D. 1, 4.
so sánh 2 xu hướng yêu nước đầu thế kỉ XX: xu hướng bạo động của Phan Bội Châu và xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh (chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện, kết quả) GIÚP VỚI Ạ