Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hà
Xem chi tiết
Đinh Tuấn Việt
22 tháng 2 2016 lúc 10:14

I. Tác giả và tác phẩm

1. Tác giả Chu Mạnh Trinh (1862 – 1905) tự Cán Thần, hiệu Trúc Vân, người làng Phú Thị, tổng Lễ Sở, huyện Đông Yên, đỗ tiến sĩ năm 1892. Ông là người tài hoa, không chỉ có tài làm thơ Nôm mà còn có tài về kiến trúc, đã từng tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn. Chu Mạnh Trinh để lại một số tác phẩm như Thanh Tâm tài nhân thi tập, Tổng vịnh và vịnh 20 hồi Truyện Kiều, Bài tựa Truyện Kiều và một số bài thơ tả cảnh Hương Sơn.

2. Tác phẩm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn được viết theo thể hát nói, gồm 19 câu, có thể chia làm ba phần: - 4 câu đầu: cái hăm hở như là tiếng reo vui gặp gỡ khi đến với Hương Sơn. - 10 câu tiếp theo: miêu tả cảnh đẹp mĩ lệ của quần thể nhiều tầng ở Hương Sơn. - Năm câu cuối: cảm nghĩ của tác giả trước cảnh đẹp của Hương Sơn. Đây là một trong ba bài thơ Chu Mạnh Trinh viết về Hương Sơn vào dịp ông trông coi trùng tu, tôn tạo quần thể danh thắng này. Bài thơ ca gợi phong cảnh đẹp của quần thể danh thắng Hương Sơn gồm gần 20 di tích, trong đó động Hương Tích được xem là Nam thiên đệ nhất động. Lần theo bài thơ, ta như lạc vào một cảnh Bụt, nơi chim cúng trái, cá nghe kinh, đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt và nhất là đường lên động Hương Tích: thẳm một hang lồng bóng nguyệt, gập ghềnh mấy lối uốn theo mây. Cái đẹp của Hương Sơn là cái đẹp của một quần thể nhiều tầng thiên tạo lẫn với nhau tạo và đặc biệt là cái đẹp trong bầu không khí thoát tục đượm vị thiền – đã khiến nhà thơ phải thốt lên tận đáy lòng mình: càng trông phong cảnh càng yêu.

II. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Không khí thoát tục ở Hương Sơn

Cảnh Hương Sơn được miêu tả từ xa đến gần: trong rừng mai chim chóc thỏ thẻ như đang dâng hoa quả cúng Phật; ở khe Yến cá lững lờ như say lời tụng niệm. Tiếng chuông ngân lên làm cho khách viễn du như say mộng huyền ảo mùi thiền. Cái đẹp của Hương Sơn trước hết là vẻ đẹp của thiên nhiên hòa trong khung cảnh thiêng liêng chốn cửa Phật. Giật mình nhưng vẫn trong giấc mộng cho thấy khách sợ say vì đạo, say vì cảnh. Cảnh thiêng liêng làm cho kẻ phàm tục có cảm tưởng như trút bỏ được mọi ưu phiền, lo toan trần thế để lắng đọng tâm linh cho thanh khiết, thánh thiện hơn

Câu 2. Vẻ đẹp thiên nhiên

Với nét bút tài hoa, nhà thơ đã chọn nhiều tinh từ và trạng từ để gợi tả hình ảnh: lững lờ, long lanh, thăm thẳm, gập ghềnh. Cảnh vật ở đây càng sống động hơn với các hình ảnh chim cúng trái, cá nghe kinh, làm cho khách viễn du phải hỏi, giật mình, trông lên… Điệp từ này tạo ấn tượng trùng điệp, hùng vĩ của suối, chùa, hang, động: Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng Này hang Phật tích, này động Tuyết Quynh. Hình ảnh một quần thể thắng cảnh độc đáo hiện lên với nhiều màu sắc của đá trông như gấm dệt. Đường nét và hình ảnh cũng tạo cho con người cảm giác siêu thoát: Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệtm Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây. Hang lồng bóng nguyệt là hang sâu, ban đêm thường có ánh trăng rọi vào. Lối uốn thang mây là lối đi quanh co lên đỉnh núi như bậc thang. Cả hai đều là hình ảnh thực, nhưng đều mang lại vẻ huyền bí, huyền ảo làm cho con người dễ say sưa với vẻ huyền bí đó.

Câu 3. Suy niệm của tác giả

Từ sự rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, tác giả nghĩ về một khung cảnh rộng lớn hơn, đó là giang sơn, đất nước: Chừng giang sơn còn đợi ai đây. Có thể mày sắc của Phật pháp tô điểm thêm nét đẹp đặc biệt của Hương Sơn nhưng cũng chính là làm đẹp thêm vẻ đẹp của đất nước. Đó là lời thơ ca ngợi đất nước của Chu Mạnh Trinh. Với nghĩa tường minh trong câu cuối cùng, nhà thơ cho thấy tâm trạng đối với đất nước của mình. Qua cảnh Hương Sơn, nhà thơ càng yêu mến quê hương, đất nước hơn.
 

rgegergergeg
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
13 tháng 4 2022 lúc 8:43

Dẫn chứng :

Xứ Huế....lý hoài nam.

Đêm đã về khuya.... trai hiền , gái lịch.

Nguyễn Đình Hồng
Xem chi tiết
tiểu thư họ nguyễn
22 tháng 2 2016 lúc 10:50

I.    Đọc hiểu chung
1.    Tác giả

–    Nguyễn tuân là một người tri thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc
–    Nguyễn Tuân là một nhà văn uyên bác tài hoa
–    Nguyễn Tuân là người có cá tính mạnh mẽ và phóng khoáng, ông không thích những cái gì bằng phẳng nhợt nhạt, nhà văn luôn hứng thú với những biểu hiện mạnh mẽ phi thường của tạo vật và con người
2.    Tác phẩm
–    Người lái đò sông Đà là một áng văn trong tùy bút sông Đà (1960)
–    Tác phẩm là thành quả của nhà văn trong chuyến ông đi tới Tây Bắc tìm kiếm chất vàng thử lửa của thiên nhiên Tây bắc đặc biệt là chất vàng mười đã qua thử lửa ở tâm hồn con người lao động chiến đấu trên miền sông núi Tây Bắc hùng vĩ và thơ mộng
–    Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của nhà văn sau cách mạng tháng Tám
II.    Đọc hiểu chi tiết
1.    Hình tượng con sông Đà

–    Con sông Đà được nhân hóa như con người và mang hai nét tính cách cơ bản: hung bạo và trữ tình
–    Hung bạo:
•    Cảnh đá ở bờ sông: đá dựng vách thành lòng sông hẹp, có quãng con hươi con nai còn nhảy vọt từ bờ bên này sang bờ bên kia, nhìn từ dưới lên như nhìn lên cái tòa nhà cao vừa tắt phụt đèn điện
•    Mặt ghềnh Hát loong: dài hàng ngàn cây số, “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như đòi nợ suýt bất cứ ai đi qua quãng ấy
•    Cái hút nước giống như cái giếng bê tông, nước thở và kêu như cái cống cái bị sặc, tưởng tượng một anh quay phim táo bạo ngồi thuyền thúng mà cầm máy quay cùng chìm xuống cái xoáy ấy
•    Thác nước: tiếng nước gần mãi réo lên, lúc thì gầm réo oán trách van xin, khiêu khích, lúc thì nghe như đàn trâu mộng “…nổ lửa”  nghệ thuật lấy lửa tả nước
•    Đá ở lòng sông: như bày thạch trận
–    Thơ mộng: di hết thượng nguồn đến hạ nguồn ta bắt gặp cảnh đẹp này
•    Hình dáng: “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây Bắc… xuân”  đẹp như một người thiếu nữ
•    Màu nước sông Đà: thay đổi theo mùa: mùa xuân màu xanh ngọc bích, mùa thu lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, chưa bao giờ nước sông Đà màu đen cả  đẹp độc đáo
•    Sông Đà gợi cảm:
+ cố nhân
+ con sông còn gợi lên những niềm thơ 
•    Cảnh hai bờ sông giống như một bờ tiền sử, cổ tích  thơ mộng trữ tình và thanh vắng
->    Tóm lại bằng tài năng uyên bác của mình Nguyễn tuân đã đưa người đọc đến với sông Đà cảm nhận được hai nét tính cách hung bạo và trữ tình của dòng sông. Hai nét tính cách đối lập nhưng lại thống nhất bổ sung cho nhau vì thế con sông Đà dưới trang viết của Nguyễn Tuân được xem như là một công trình nghệ thuật, một kì công của tạo hóa đã ban cho Tây Bắc
2.    Hình tượng người lái đò
–    Nguyễn Tuân nói về người lái đò là một tay lái ra hoa
–    Ngoại hình: có ngoại hình độc đáo “tay lêu nghêu như cái sào, chân khuỳnh khuỳnh”
–    Vẻ đẹp được thể hiện qua những lần vượt thác
•    Ông phải vượt qua 3 vòng thạch trận với vòng một có 5 cửa thì 4 cửa tử một cửa sinh lập lờ bên tả ngạn. Ông phải dùng hai chân kẹp chặt cuống lái, mặt méo bệch đi nhưng vẫn tỉnh táo chỉ huy để con thuyền vào cửa sinh.

Ngô Võ Kim Cương
Xem chi tiết
Bùi Hà Chi
22 tháng 2 2016 lúc 14:53

anh/chị tham khảo ở đây nhé, em ko tiện viết vào

http://123doc.org/document/1076115-tai-lieu-soan-bai-bai-ca-ngan-di-tren-bai-cat-cua-cao-ba-quat-doc.htm

Thảo Phương
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
28 tháng 8 2023 lúc 17:01

 

Góc nhìn

Đặc điểm

Vẻ đẹp

Địa lí

Sông Hương ở thượng nguồn

Mang vẻ đẹp hùng vĩ và rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn. Sông Hương lúc mãnh liệt qua những ghềnh thác, lúc trở nên dịu dàng giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. 

Sông Hương vùng thượng nguồn mang vẻ đẹp mãnh liệt, hoang dại và bí ẩn nhưng cũng có lúc dịu dàng và say đắm.

Sông Hương trước khi chảy qua thành phố Huế

Sông Hương vẫn còn dư vang của Trường Sơn với sắc nước xanh thẳm, mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi.

Sông Hương mang vẻ đẹp thơ mộng và trữ tình.

Sông Hương giữa lòng thành phố Huế

chuyển dòng một cách liên tục, uốn mình theo những đường cong thật mềm. Sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Đã nhiều lần tôi thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày hoặc trên sân khấu nhà hát.

Sông Hương mang vẻ đẹp tình tứ, duyên dáng, vui tươi.

Sông Hương trước khi từ biệt thành phố Huế

Đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ.

Vẫn mang trong mình vẻ đẹp duyên dáng, dịu dàng.

Lịch sử

 

Là chứng nhân lịch sử, chứng kiến mọi biến cố của Huế.

Thơ ca

 

Sông Hương là cái nôi của âm nhạc Huế.

Minh Duong
28 tháng 8 2023 lúc 16:57

Nhan đề Ai đã đặt tên cho dòng sông là một câu hỏi, đây là một nét độc đáo rất riêng của nhà văn, nhằm hướng người đọc biết về nội dung tác phẩm đó là “đi tìm nguồn gỗ của dòng sông Hương”. Qua đó nhấn mạnh đến vẻ đẹp huyền thoại của dòng sông Hương, thể hiện lòng biết ơn đến những con người khai phá vùng đất ấy. Vậy dưới đây là 8 bài văn về ý nghĩa nhan đề Ai đã đặt tên cho dòng sông, mời các bạn cùng đón đọc. Ngoài ra các bạn xem thêm bài văn mẫu: mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông, Phân tích vẻ đẹp của dòng sông Hương khi ở thượng nguồn

Lê Văn Quốc Huy
Xem chi tiết
Phương Thảo
2 tháng 3 2017 lúc 9:23

Câu 1:

- Hai câu đầu khái quát không gian, thời gian làm nền cho tâm trạng.

Thời gian: đêm khuya.

Không gian: trống trải, mênh mông, văng vẳng tiếng trống cầm canh.

- Thời gian được thể hiện qua câu với âm thanh văng vẳng trống canhdồn. Âm thanh văng vẳng không chỉ đơn thuần là sự cảm nhận âm thanh bằng thính giác mà còn là sự cảm nhận về sự trôi đi của thời gian – thời gian vô thủy, vô chung nhưng thời gian còn chứa đựng sự phá hủy.

- Từ trơ được đặt ở đầu câu với nghệ thuật đảo ngữ vừa nói được bản lĩnh nhưng lại cũng thể hiện được nỗi đau của nhà thơ. Trơ là tủi hổ, là bẽ bàng. Nhưng trơ với Hồ Xuân Hương còn là sự thách thức.

- Hồng nhan: cách nói về người phụ nữ nhưng đi liền với cái, gợi lên sự rẻ rúng, mỉa mai.

- Chén rượu hương đưa say lại tỉnh: Câu thơ gợi lên cái vòng luẩn quẩn, như là sự cảm nhận duyên tình đã trở thành trò đùa của tạo hóa: Hương rượu và hương tình đi qua chỉ để lại vị đắng chát, khổ đau của tác giả.

- Hình ảnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn là hình tượng chứa hai lần bi kịch: trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn. Đó là sự tương đồng với thân phận của người phụ nữ. Câu thơ tả ngoại cảnh nhưng chứa đựng nội tâm của tác giả, tạo nên sự thống nhất giữa trăng và người.

Câu 2:

Hai câu 5 - 6 mang đậm cá tính của Hồ Xuân Hương. Hai hình ảnh thiên nhiên rất dữ dội thể hiện sự bức bối trong tâm trạng và khát khao phá vỡ những lối mòn quen thuộc của cuộc sống để được tự do. Rêu là một sinh vật nhỏ yếu, hèn mọn nhưng cũng không chịu khuất phục, mềm yếu; nó phải xiên ngang mặt đất. Đá vốn rất chắc nhưng giờ cũng ngọn hơn để đâm toạc chân mây.

Lối đảo ngữ cùng với những động từ mạnh xiên, đâm kết hợp với các bổ ngữ như ngang, toạc thể hiện rõ hơn nỗi khát khao hạnh phúc, giải thoát khỏi cô đơn của nhà thơ.

Câu 3:

Hai câu kết bỗng nhiên chùng xuống. Dường như mọi cố gắng đều vô ích. Sự thật vẫn là sự thật. Tâm trạng được trực tiếp bộc lộ. Thời gian vô tình cứ trôi chảy, xuân của tự nhiên qua đi rồi trở lại nhưng xuân của người thì không. Từ lại thứ nhất có nghĩa là thêm một lần nữa, từ lại thứ hai là sự trở lại. Vì vậy, hai từ lại giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa, về cấp độ nghĩa.

Câu thơ cuối phản phất sự cay đắng chua xót của người phụ nữ bất hạnh, có những cuộc tình duyên không trọn vẹn đủ đầy. Tác giả sử dụng nghệ thuật tăng tiến. Đây không phải là khối tình mà là mảnh tình, tức là hết sức bé nhỏ. Mảnh tình bé nhỏ lại đem san sẻ để chỉ còn tí con con.

Câu 4:

Trong Tự tình, nhà thơ đã dùng nhiều từ ngữ và hình ảnh gây ấn tượng mạnh, đó là các từ thuần Việt giàu hình ảnh, màu sắc với sắc thái đặc tả mạnh, như các động từ dồn, trơ, xế, đâm toạc, xiên ngang, đi, lại lại, san sẻ..., các tính từ say, tỉnh, khuyết, tròn… Các từ ngữ này có khả năng biểu lộ chính xác và tinh tế trạng thái tâm trạng của nhân vật trữ tình. Đó là sự cô đơn, là khát khao được sống, được hạnh phúc. Tâm trạng uất ức bị dồn nén dường như được thoát ra, trải ra cùng những hình ảnh, những từ ngữ táo bạo ấy.

Sự giống nhau và khác nhau giữa hai bài thơ Tự tình ITự tình II của Hồ Xuân Hương

- Giống nhau:

+ Cùng sử dụng thơ Nôm đường luật thể hiện cảm xúc của tác giả.

+ Đều mượn cảm thức về thời gian để thể hiện tâm trạng. Điều đó được thể hiện qua kết cấu vòng tròn của hai bài thơ: mở đầu bằng thời gian và kết thúc cũng là thời gian.

+ Đều sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm: văng vẳng, trở, cái hồng nhan, ngán, tí con con, oán hận, rền rĩ, mõm mòn, già tom…

- Khác nhau:

+ Cảm xúc trong Tự tình I là nỗi niềm của nhà thơ trước duyên phận hẩm hiu, nhiều mất mát, trước lẽ đời đầy nghịch cảnh, đồng thời là sự vươn lên của chính bản thân, thách đố lại duyên phận.

+ Còn ở Tự tình II, cũng là sự thể hiện của bi kịch duyên phận muôn màng, cố gắng vươn lên nhưng cuối cùng cũng không thoát được bi kịch. Chính vì thế bi kịch như được nhân lên, phẫn uất hơn. Sự khác nhau đó chính là do cảm xúc chủ đạo trong từng bài thơ.

Mai Nguyên Khang
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Việt
21 tháng 2 2016 lúc 10:35

 

I. VỀ TÁC GIẢ

Nhà thơ Tế Hanh (tên khai sinh là Trần Tế Hanh), sinh năm 1921 tại xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; hiện ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Tham gia cách mạng từ tháng 8-1945, Tế Hanh đã trải qua các công tác văn hoá, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng. Năm 1948, ông ở trong Ban phụ trách Liên đoàn kháng chiến Nam Trung Bộ; Uỷ viên Thường vụ cho Hội Văn nghệ Trung ương. Năm 1957 khi thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, ông là Uỷ viên Thường vụ Hội khóa I, II, Uỷ viên Thường vụ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1963), ông tham gia nhiều khóa Ban chấp hành Hội Nhà văn, giữ các chức vụ: Trưởng ban đối ngoại (1968), Chủ tịch Hội đồng dịch (1983), Chủ tịch Hội đồng thơ (1986).

Ông đã cho xuất bản các tập thơ: Hoa niên (1945); Hoa mùa thi (1948); Nhân dân một lòng(1953); Bài thơ tháng bảy (1961); Hai nửa yêu thương (1963); Khúc ca mới (1966); Đi suốt bài ca(1970); Câu chuyện quê hương (1973); Theo nhịp tháng ngày (1974); Giữa những ngày xuân(1977); Con đường và dòng sông (1980); Bài ca sự sống (1985); Tế Hanh tuyển tập (1987); Thơ Tế Hanh (1989); Vườn xưa (1992); Giữa anh và em (1992); Em chờ anh (1994); Ngoài ra ông còn xuất bản các tập tiểu luận, và nhiều tập thơ viết cho thiếu nhi. Ông cũng đã xuất bản nhiều tập thơ dịch của các nhà thơ lớn trên thế giới.

Ông đã được nhận nhiều giải thưởng văn học: Giải Tự lực văn đoàn năm 1939; Giải thưởng Phạm Văn Đồng do Hội Văn nghệ Liên khu V tặng. Ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (năm 1996).

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Hình ảnh nổi bật trong bài thơ của Tế Hanh là hình ảnh làng chài với những sinh hoạt vô cùng thân thuộc, những người dân chài mạnh khoẻ, cường tráng và đương nhiên không thể thiếu hình ảnh những con thuyền, những cánh buồm vốn được coi là biểu tượng của làng chài.

Vì được tái hiện lên từ nỗi nhớ êm đềm nên làng chài phải gắn liền với hoạt động chủ yếu: đánh cá. Đoàn thuyền ra khơi trong một ngày thật đẹp:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.

Thời tiết đẹp không chỉ thiết thực với người dân chài (thời tiết có đẹp thì mới ra khơi được) mà còn làm nổi bật vẻ đẹp của làng chài trong tình yêu và nỗi nhớ của nhà thơ. Sức lực tràn trề của những người trai làng như truyền vào con thuyền, tạo nên khung cảnh ấn tượng, rất mạnh mẽ và hoành tráng:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Những con thuyền rẽ sóng băng băng và lời thơ cũng theo đó mà bay bổng trong không gian vô cùng rộng rãi, khoáng đạt. Mọi hình ảnh đều được nâng lên đến mức biểu tượng. Chiếc thuyền thì "hăng như con tấu mã", một từ "phăng" thật mạnh mẽ, dứt khoát đã đưa con thuyền "mạnh mẽ vượt trường giang". Đặc sắc nhất là cánh buồm. Trên sóng nước, hình ảnh dễ thấy nhất là cánh buồm chứ không phải con thuyền:

       Anh đi đấy, anh về đâu

Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm ...

(Qua đò - Nguyễn Bính)

Rất ít khi trong các bức tranh vẽ thuyền mà lại thiếu cánh buồm bởi nó chính là yếu tố tạo nên sự hài hoà cân đối và vẻ đẹp lãng mạn. Với một người xa quê, cánh buồm còn "như mảnh hồn làng", nó đã trở thành hình ảnh tượng trưng cho quê hương bởi dáng vẻ vô cùng mạnh mẽ và khoáng đạt:

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Phải có tình yêu quê hương tha thiết và niềm tự hào mãnh liệt, Tế Hanh mới viết được câu thơ giàu giá trị biểu hiện đến như vậy:

Sau cảnh "khắp dân làng tấp nập đón ghe về" (gợi tả không khí sinh hoạt vô cùng thân thuộc của làng chài), những câu thơ đột ngột chùng xuống:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Từ tả thực, những câu thơ lại dần nghiêng về sắc thái biểu tượng lắng câu. Điều đó góp phần tạo cho bài thơ một cấu trúc hài hoà, cân đối. Bên trên là cảnh rẽ sống vượt trùng dương thì đến đây là cảnh nghỉ ngơi. Cái tĩnh đi liền ngay sau cái động nhưng không tách biệt hoàn toàn. Có một sợi dây liên kết, một sự gắn bó rất mật thiết phía sau hình ảnh "làn da ngăm rám nắng" và "thân hình nồng thở vị xa xăm" của những người trai làng chài, bên cạnh đó còn phải kể đến chi tiết rất gợi cảm: chiếc thuyền đã trở về nghỉ ngơi trên bến nhưng vẫn "nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Từ "chất muối" cho đến hơi thở "vị xa xăm" đều gợi đến biển cả, đến những chuyển động vượt qua muôn ngàn sóng gió. Đó chính là khát vọng chinh phục đại dương rất mãnh liệt, đã ngấm sâu trong huyết quản của những người dân làng chài, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

2. Ai sinh ra ở vùng duyên hải hẳn chẳng lạ gì những cánh buồm. Thế nhưng những câu thơ của Tế Hanh vẫn có một cái gì đó là lạ và cuốn hút:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Cánh buồm vô tri đã được người thi sĩ thổi vào một tâm hồn. Đó chính là cái hồn thiêng liêng (trong tâm khảm nhà thơ) của ngôi làng ấy. Nhà thơ đã lấy cái đặc trưng nhất (những cánh buồm) để mà gợi ra bao ước mơ khao khát về một cuốc sống no ấm, đủ đầy. Câu thơ sau thấm chí còn “có hồn” hơn. Thuyền không phải tự ra khơi mà đang “rướn” mình ra biển cả. Hình ảnh thơ đẹp và thi vị biết bao.

Hai câu thơ dưới đây lại mang một hương vị khác – hương vị nồng mặn của biển khơi:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

Hai câu thơ là một bức tranh vẽ phác về hình ảnh dân chài. Đó là những con người dường như được sinh ra từ biển. Cuộc sống biển khơi dãi dầu mưa nắng làm cho làn da “ngăm rám” lại, trong cả “hơi thở” của thân hình cũng là hương vị xa xăm của biển. Hai câu thơ không phải chỉ là sự miêu tả đơn thuần mà nó là sự cảm nhận bằng cả một tâm hồn sâu sắc với quê hương.

3. Trên đây là những hình ảnh sâu đậm, rõ nét nhất được tái hiện từ kí ức. Đến bốn câu thơ cuối, nhà thơ đã giãi bày trực tiếp tình cảm của mình với quê hương:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ.

Trong nỗi nhớ lại thấp thoáng màu nước xanh, cát bạc, cánh buồm... và hẳn không thể thiếu con thuyền "rẽ sóng chạy ra khơi". Có thể thấy những hình ảnh ấy cứ trở đi trở lại, day dứt mãi trong tâm trí nhà thơ để rồi cuối cùng lại làm bật lên cảm xúc:

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Câu thơ được viết thật giản dị nhưng cũng thật gợi cảm, đủ nôn nao lòng người. Bởi nó có sức nặng ngay từ nỗi nhớ da diết và chân thành của tác giả đối với quê hương.

4. Nét đắc sắc nghệ thuật nổi bật nhất của bài thơ này là sự sáng tạo các hình ảnh thơ. Bài thơ cho thấy một sự quan sát tinh tế, một sự cảm nhận và miêu tả sắc sảo. Hình ảnh thơ phong phú, vừa chân thực lại vừa bay bổng và lãng mạn khiến cho cả bài thơ rất có hồn và tràn đầy thi vị.

 Bài thơ sử dụng kết hợp phương thức miêu tả và biểu cảm. Nhưng yếu tố miêu tả chủ yếu nhằm phụ vụ cho biểu cảm, trữ tình. Nhờ sự kết hợp này mà hình ảnh thơ vừa lột tả được chân thực, tinh tế cảnh vật và con người của cuộc sống miền biển vừa thể hiện sâu sắc những rung động của tâm hồn nhà thơ.

III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

1. Cách đọc

Nội dung bài thơ nói về vẻ đẹp tươi sáng của bức tranh làng quê vùng biến, được thể hiện qua bút pháp bình dị, giàu cảm xúc của nhà thơ, cho nên khi đọc cần chú ý nhấn giọng ở những câu thơ giàu ý nghĩa biểu tượng:

- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

- Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

- Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

- Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

2. Có thể bổ sung và sổ ghi chép thơ, những câu sau:

-                           Lòng quê dợn dợn vời con nước

    Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

                                                                                  (Tràng giang - Huy Cận)

-                          Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

        Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ

                                                                              (Quê hương - Giang Nam)

-                         Quê hương mỗi người chỉ một

       Như là chỉ một mẹ thôi

 

       (Quê hương - Đỗ Trung Quân)

 

Ham Học Hỏi
18 tháng 1 2018 lúc 18:06
I. VỀ TÁC GIẢ Nhà thơ Tế Hanh (tên khai sinh là Trần Tế Hanh), sinh năm 1921 tại xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; hiện ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tham gia cách mạng từ tháng 8-1945, Tế Hanh đã trải qua các công tác văn hoá, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng. Năm 1948, ông ở trong Ban phụ trách Liên đoàn kháng chiến Nam Trung Bộ; Uỷ viên Thường vụ cho Hội Văn nghệ Trung ương. Năm 1957 khi thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, ông là Uỷ viên Thường vụ Hội khóa I, II, Uỷ viên Thường vụ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1963), ông tham gia nhiều khóa Ban chấp hành Hội Nhà văn, giữ các chức vụ: Trưởng ban đối ngoại (1968), Chủ tịch Hội đồng dịch (1983), Chủ tịch Hội đồng thơ (1986). Ông đã cho xuất bản các tập thơ: Hoa niên (1945); Hoa mùa thi (1948); Nhân dân một lòng (1953); Bài thơ tháng bảy (1961); Hai nửa yêu thương (1963); Khúc ca mới (1966); Đi suốt bài ca (1970); Câu chuyện quê hương (1973); Theo nhịp tháng ngày (1974); Giữa những ngày xuân (1977); Con đường và dòng sông (1980); Bài ca sự sống (1985); Tế Hanh tuyển tập (1987); Thơ Tế Hanh (1989); Vườn xưa (1992); Giữa anh và em (1992); Em chờ anh (1994); Ngoài ra ông còn xuất bản các tập tiểu luận, và nhiều tập thơ viết cho thiếu nhi. Ông cũng đã xuất bản nhiều tập thơ dịch của các nhà thơ lớn trên thế giới. Ông đã được nhận nhiều giải thưởng văn học: Giải Tự lực văn đoàn năm 1939; Giải thưởng Phạm Văn Đồng do Hội Văn nghệ Liên khu V tặng. Ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (năm 1996). II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Hình ảnh nổi bật trong bài thơ của Tế Hanh là hình ảnh làng chài với những sinh hoạt vô cùng thân thuộc, những người dân chài mạnh khoẻ, cường tráng và đương nhiên không thể thiếu hình ảnh những con thuyền, những cánh buồm vốn được coi là biểu tượng của làng chài. Vì được tái hiện lên từ nỗi nhớ êm đềm nên làng chài phải gắn liền với hoạt động chủ yếu: đánh cá. Đoàn thuyền ra khơi trong một ngày thật đẹp: Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng. Thời tiết đẹp không chỉ thiết thực với người dân chài (thời tiết có đẹp thì mới ra khơi được) mà còn làm nổi bật vẻ đẹp của làng chài trong tình yêu và nỗi nhớ của nhà thơ. Sức lực tràn trề của những người trai làng như truyền vào con thuyền, tạo nên khung cảnh ấn tượng, rất mạnh mẽ và hoành tráng: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió... Những con thuyền rẽ sóng băng băng và lời thơ cũng theo đó mà bay bổng trong không gian vô cùng rộng rãi, khoáng đạt. Mọi hình ảnh đều được nâng lên đến mức biểu tượng. Chiếc thuyền thì "hăng như con tấu mã", một từ "phăng" thật mạnh mẽ, dứt khoát đã đưa con thuyền "mạnh mẽ vượt trường giang". Đặc sắc nhất là cánh buồm. Trên sóng nước, hình ảnh dễ thấy nhất là cánh buồm chứ không phải con thuyền: Anh đi đấy, anh về đâu Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm ... (Qua đò - Nguyễn Bính) Rất ít khi trong các bức tranh vẽ thuyền mà lại thiếu cánh buồm bởi nó chính là yếu tố tạo nên sự hài hoà cân đối và vẻ đẹp lãng mạn. Với một người xa quê, cánh buồm còn "như mảnh hồn làng", nó đã trở thành hình ảnh tượng trưng cho quê hương bởi dáng vẻ vô cùng mạnh mẽ và khoáng đạt: Rướn thân trắng bao la thâu góp gió Phải có tình yêu quê hương tha thiết và niềm tự hào mãnh liệt, Tế Hanh mới viết được câu thơ giàu giá trị biểu hiện đến như vậy: Sau cảnh "khắp dân làng tấp nập đón ghe về" (gợi tả không khí sinh hoạt vô cùng thân thuộc của làng chài), những câu thơ đột ngột chùng xuống: Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. Từ tả thực, những câu thơ lại dần nghiêng về sắc thái biểu tượng lắng câu. Điều đó góp phần tạo cho bài thơ một cấu trúc hài hoà, cân đối. Bên trên là cảnh rẽ sống vượt trùng dương thì đến đây là cảnh nghỉ ngơi. Cái tĩnh đi liền ngay sau cái động nhưng không tách biệt hoàn toàn. Có một sợi dây liên kết, một sự gắn bó rất mật thiết phía sau hình ảnh "làn da ngăm rám nắng" và "thân hình nồng thở vị xa xăm" của những người trai làng chài, bên cạnh đó còn phải kể đến chi tiết rất gợi cảm: chiếc thuyền đã trở về nghỉ ngơi trên bến nhưng vẫn "nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Từ "chất muối" cho đến hơi thở "vị xa xăm" đều gợi đến biển cả, đến những chuyển động vượt qua muôn ngàn sóng gió. Đó chính là khát vọng chinh phục đại dương rất mãnh liệt, đã ngấm sâu trong huyết quản của những người dân làng chài, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 2. Ai sinh ra ở vùng duyên hải hẳn chẳng lạ gì những cánh buồm. Thế nhưng những câu thơ của Tế Hanh vẫn có một cái gì đó là lạ và cuốn hút: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió... Cánh buồm vô tri đã được người thi sĩ thổi vào một tâm hồn. Đó chính là cái hồn thiêng liêng (trong tâm khảm nhà thơ) của ngôi làng ấy. Nhà thơ đã lấy cái đặc trưng nhất (những cánh buồm) để mà gợi ra bao ước mơ khao khát về một cuốc sống no ấm, đủ đầy. Câu thơ sau thấm chí còn “có hồn” hơn. Thuyền không phải tự ra khơi mà đang “rướn” mình ra biển cả. Hình ảnh thơ đẹp và thi vị biết bao. Hai câu thơ dưới đây lại mang một hương vị khác – hương vị nồng mặn của biển khơi: Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm. Hai câu thơ là một bức tranh vẽ phác về hình ảnh dân chài. Đó là những con người dường như được sinh ra từ biển. Cuộc sống biển khơi dãi dầu mưa nắng làm cho làn da “ngăm rám” lại, trong cả “hơi thở” của thân hình cũng là hương vị xa xăm của biển. Hai câu thơ không phải chỉ là sự miêu tả đơn thuần mà nó là sự cảm nhận bằng cả một tâm hồn sâu sắc với quê hương. 3. Trên đây là những hình ảnh sâu đậm, rõ nét nhất được tái hiện từ kí ức. Đến bốn câu thơ cuối, nhà thơ đã giãi bày trực tiếp tình cảm của mình với quê hương: Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ. Trong nỗi nhớ lại thấp thoáng màu nước xanh, cát bạc, cánh buồm... và hẳn không thể thiếu con thuyền "rẽ sóng chạy ra khơi". Có thể thấy những hình ảnh ấy cứ trở đi trở lại, day dứt mãi trong tâm trí nhà thơ để rồi cuối cùng lại làm bật lên cảm xúc: Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! Câu thơ được viết thật giản dị nhưng cũng thật gợi cảm, đủ nôn nao lòng người. Bởi nó có sức nặng ngay từ nỗi nhớ da diết và chân thành của tác giả đối với quê hương. 4. Nét đắc sắc nghệ thuật nổi bật nhất của bài thơ này là sự sáng tạo các hình ảnh thơ. Bài thơ cho thấy một sự quan sát tinh tế, một sự cảm nhận và miêu tả sắc sảo. Hình ảnh thơ phong phú, vừa chân thực lại vừa bay bổng và lãng mạn khiến cho cả bài thơ rất có hồn và tràn đầy thi vị. Bài thơ sử dụng kết hợp phương thức miêu tả và biểu cảm. Nhưng yếu tố miêu tả chủ yếu nhằm phụ vụ cho biểu cảm, trữ tình. Nhờ sự kết hợp này mà hình ảnh thơ vừa lột tả được chân thực, tinh tế cảnh vật và con người của cuộc sống miền biển vừa thể hiện sâu sắc những rung động của tâm hồn nhà thơ. III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 1. Cách đọc Nội dung bài thơ nói về vẻ đẹp tươi sáng của bức tranh làng quê vùng biến, được thể hiện qua bút pháp bình dị, giàu cảm xúc của nhà thơ, cho nên khi đọc cần chú ý nhấn giọng ở những câu thơ giàu ý nghĩa biểu tượng: - Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng - Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng - Cả thân hình nồng thở vị xa xăm - Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! 2. Có thể bổ sung và sổ ghi chép thơ, những câu sau: - Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà (Tràng giang - Huy Cận) - Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ (Quê hương - Giang Nam) - Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi

(Quê hương - Đỗ Trung Quân)
-.-Nha Đầu Ngốc -.-
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 3 2019 lúc 9:06

Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hoạ gồm những nhạc công điêu luyện, tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình. Bởi thế đó là một thú vui thanh cao và lịch sự.