Hướng dẫn soạn bài "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" Trích Những người khốn khổ - V.Huy-Gô
Qua đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”, Huy-gô quan niệm như thế nào về người cầm quyền?
A. Người có quyền lực.
B. Người đại diện chính nghĩa.
C. Người bảo vệ công lí .
D. Người che chở, bảo vệ những người yếu đuối.
Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” nói lên điều gì ở con người Huy Gô?
A. Người có tư tưởng hiện thực.
B. Người có tư tưởng nhân đạo.
C. Người có cá tính lãng mạn.
D. Người có khả năng tưởng tượng độc đáo.
Qua đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”, Huy-gô muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?
A. Cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác.
B. Sức mạnh tình thương có khả năng cảm hóa con người và cải tạo xã hội
C. Sức mạnh tình thương có thể mang lại hạnh phúc cho con người, ngay cả khi đã chết.
D. Sức mạnh tình thương có thể nhen nhóm lên niềm hi vọng ở ngày mai.
Phân tích nhân vật Giăng Van-giăng trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Huy-gô).
Hình tượng nhân vật Giăng Van- giăng:
- Đoạn trích, Giăng Van- giăng trước hết hiện lên qua ngòi bút miêu tả trực tiếp của nhà văn
+ Giăng Van-giăng nói chuyện nhẹ nhàng, điềm tĩnh, khi thì thầm hạ giọng
+ Đối lập với Gia ve hung hãn, sừng sổ, gầm gào như ác thú
- Giăng Van- giăng được miêu tả gián tiếp qua lời cầu cứu của Phăng tin:
+ Trong mắt Phăng tin ông như vị cứu tinh, người anh hùng
+ Hiện lên rất đẹp qua cảnh tượng mà bà xơ chứng kiến “ Giăng Van- giăng thì thầm bên tai Phăng- tin, bà trông thấy rõ một nụ cười không sao tả được hiện lên trên đôi môi nhợt nhạt, đôi mắt xa xăm đầy ngỡ ngàng của chị khi đi vào cõi chết”
- Lời nói, hành động, ý nghĩ Giăng Van giăng chứa đựng vẻ đẹp phi thường, lãng mạn
- Giăng Van- giăng vượt trên cả cái ác, cường quyền, để bênh vực kẻ yếu
→ Trước cường quyền lúc ông nhún nhường, lúc cương nghị, quyết liệt khiến cái ác phải lùi bước. Với người yếu thế ông che chở, bao bọc, gieo tình yêu thương và niềm tin cho họ.
Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” được trích từ tác phẩm nào?
A. Nhà thờ Đức Bà Pa-ri (1831).
B. Những người khốn khổ (1862).
C. Tia sáng và bóng tối (1840)
D. Chín mươi ba (1874).
Ở cuối đoạn trích, người cầm quyền khôi phục uy quyền là:
A. Gia-ve
B. Cả 2.
C. Giăng Van Giăng
D. Không ai cả.
Nội dung chính của đoạn trích “ Người cầm quyền khôi phục uy quyền” là
A. Sự chiến thắng của cái ác, đại diện là Giaven.
B. Tình yêu thương của những người nghèo khổ.
C. Thông qua 2 hình ảnh đối lập Giave và Giăng Van Giăng, bằng tình cảm yêu thương con người, tác giả đã khẳng định sự chiến thắng của tình yêu thương giữa con người với con người.
D. Tình yêu thương con người của Huy-gô.
Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” là của tác giả nào dưới đây?
A. V.Huy-gô
B. P.Sê-khốp
C. A.X.Pu-skin
D. R.Ta-go
Trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, nhân vật nào thật sự có uy quyền? Do đâu bạn khẳng định như vậy?
- Trong đoạn trích, Gia-ve và Giăng Van-giăng được miêu tả là những người có uy quyền. Nhưng Giăng Van-giăng mới thực sự là người có uy quyền. Vì trước mọi tình huống. Giăng Van-giăng luôn là người bình tĩnh, làm chủ tình hình, thậm chí khiến Gia-ve phải run sợ. Uy quyền của Giăng Van-giăng là uy quyền của một người dám hi sinh bản thân để thực hiện nghĩa vụ của lương tâm.