Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” là của tác giả nào dưới đây?
A. V.Huy-gô
B. P.Sê-khốp
C. A.X.Pu-skin
D. R.Ta-go
Qua đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”, Huy-gô quan niệm như thế nào về người cầm quyền?
A. Người có quyền lực.
B. Người đại diện chính nghĩa.
C. Người bảo vệ công lí .
D. Người che chở, bảo vệ những người yếu đuối.
Ở cuối đoạn trích, người cầm quyền khôi phục uy quyền là:
A. Gia-ve
B. Cả 2.
C. Giăng Van Giăng
D. Không ai cả.
Nội dung chính của đoạn trích “ Người cầm quyền khôi phục uy quyền” là
A. Sự chiến thắng của cái ác, đại diện là Giaven.
B. Tình yêu thương của những người nghèo khổ.
C. Thông qua 2 hình ảnh đối lập Giave và Giăng Van Giăng, bằng tình cảm yêu thương con người, tác giả đã khẳng định sự chiến thắng của tình yêu thương giữa con người với con người.
D. Tình yêu thương con người của Huy-gô.
Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” nói lên điều gì ở con người Huy Gô?
A. Người có tư tưởng hiện thực.
B. Người có tư tưởng nhân đạo.
C. Người có cá tính lãng mạn.
D. Người có khả năng tưởng tượng độc đáo.
Qua đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”, Huy-gô muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?
A. Cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác.
B. Sức mạnh tình thương có khả năng cảm hóa con người và cải tạo xã hội
C. Sức mạnh tình thương có thể mang lại hạnh phúc cho con người, ngay cả khi đã chết.
D. Sức mạnh tình thương có thể nhen nhóm lên niềm hi vọng ở ngày mai.
Phân tích nhân vật Giăng Van-giăng trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Huy-gô).
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
“Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không ai khen chê, không ai khinh bỉ, thật cũng lạ thay! Thương ôi! Làng có một trăm dân mà người này đối với kẻ kia đều ngó theo sức mạnh, không có một chút gì gọi là đạo đức là luân lí cả. Đó là nói người trong một làng đối với nhau, chí như đối với dân kiều cư kí ngụ thì lại càng hà khắc hơn nữa. Ôi! Một dân tộc như thế thì tư tưởng cách mạng nảy nở trong óc chúng làm sao được! Xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam ta không có là cũng là vì thế”.
(SGK Ngữ văn 11, tập 2)
Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả của tác phẩm ấy?
Tác phẩm “Những người khốn khổ” thuộc thể loại nào?
A. Truyện ngắn
B. Tiểu thuyết
C. Truyện vừa
D. Kịch