Qua đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”, Huy-gô muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?
A. Cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác.
B. Sức mạnh tình thương có khả năng cảm hóa con người và cải tạo xã hội
C. Sức mạnh tình thương có thể mang lại hạnh phúc cho con người, ngay cả khi đã chết.
D. Sức mạnh tình thương có thể nhen nhóm lên niềm hi vọng ở ngày mai.
Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” nói lên điều gì ở con người Huy Gô?
A. Người có tư tưởng hiện thực.
B. Người có tư tưởng nhân đạo.
C. Người có cá tính lãng mạn.
D. Người có khả năng tưởng tượng độc đáo.
Phân tích nhân vật Giăng Van-giăng trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Huy-gô).
Nội dung chính của đoạn trích “ Người cầm quyền khôi phục uy quyền” là
A. Sự chiến thắng của cái ác, đại diện là Giaven.
B. Tình yêu thương của những người nghèo khổ.
C. Thông qua 2 hình ảnh đối lập Giave và Giăng Van Giăng, bằng tình cảm yêu thương con người, tác giả đã khẳng định sự chiến thắng của tình yêu thương giữa con người với con người.
D. Tình yêu thương con người của Huy-gô.
Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” được trích từ tác phẩm nào?
A. Nhà thờ Đức Bà Pa-ri (1831).
B. Những người khốn khổ (1862).
C. Tia sáng và bóng tối (1840)
D. Chín mươi ba (1874).
Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” là của tác giả nào dưới đây?
A. V.Huy-gô
B. P.Sê-khốp
C. A.X.Pu-skin
D. R.Ta-go
Ở cuối đoạn trích, người cầm quyền khôi phục uy quyền là:
A. Gia-ve
B. Cả 2.
C. Giăng Van Giăng
D. Không ai cả.
Đoạn văn sau sử dụng cách bác bỏ nào?
“Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!
Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh. Anh uống rượu say mèm, anh làm anh chịu. Nhưng hút thuốc thì người ở gần anh cũng hút phải luồng khói độc. Điều này hàng nghìn công trình nghiên cứu đã chứng minh rất rõ.”
A. Bác bỏ luận điểm
B. Bác bỏ luận cứ
C. Bác bỏ dẫn chứng
D. Bác bỏ lập luận
Trong đoạn văn: “Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!
Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh. Anh uống rượu say mèm, anh làm anh chịu. Nhưng hút thuốc thì người ở gần anh cũng hút phải luồng khói độc. Điều này hàng nghìn công trình nghiên cứu đã chứng minh rất rõ.”, có sự kết hợp giữa thao tác lập luận bác bỏ với thao tác lập luận nào?
A. Chứng minh
B. So sánh
C. Phân tích
D. Bình luận