Những câu hỏi liên quan
Trịnh Thị Ngọc Yến
Xem chi tiết
Tịch Nhi
Xem chi tiết

Tham khảo

1 : Trong hai bức chân dung thì bức Thúy Kiều nổi bật hơn , vì ở nhiều đoạn thơ tả cho ta thấy hình ảnh Thúy kiều đẹp khuynh nước , khuynh thành đến "Hoa ghen,liễu hờn"

"Làn thu thủy, nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh"

"Sắc đành đòi một"

ngoài sắc ra Kiều còn có tài :

Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

2.

*Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là nghệ thuật dùng phương pháp tả cảnh vật qua đó người viết bộc lộ những tưởng cảm xúc và suy nghĩ của mình về 1 vấn đề v...v...
đây là biện pháp thường thấy của những tác phảm mang dấu ấn thơ ca trung đại .
*Tám câu cuối vừa là cảnh vừa là nỗi buồn của Kiều phủ lên cảnh vật. Nỗi buồn trào dâng, lan tỏa vào thiên nhiên như từng đợt sóng. Điệp ngữ liên hoàn "buồn trông" mở đầu câu thơ 6 chữ tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc của đoạn thơ và cũng à điẹp khúc của tâm trạng, diễn tả nỗi buồn chồng chất trong lòng Kiều. Từ láy "thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm" giàu sức biểu cảm, cho thấy nghệ thuật tả cảnh ngụ tình độc đáo, vừa gợi cảnh vật sinh động, vừa biểu lộ tâm trạng Kiều. Cánh buồm thấp thoáng nơi cửa bể chiều hôm gợi nỗi bơ vơ, nỗi buồn tha hương, nỗi nhớ quê nhà da diết. Cánh hoa trôi man mác là nỗi cô đơn, buồn cho thân phận lênh đênh vô định. Nội cỏ rầu rầu, chân mây mặt đất một màu xanh xanh gợi nỗi lo lắng trước cuộc sống hiện tại vô vị, tẻ nhạt, tương lai mịt mờ, bế tắc. Tiếng sóng ầm ầm kêu quanh ghế ngồi là cảnh tượng hãi hùng khiến Kiều bàng hoàng, lo sợ trước dông bão cuộc đời. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ. Đoạn thơ thành công với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.  
Bình luận (0)
Trần Thị Bích Vy
Xem chi tiết
Nghiêm Đức Trung
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 8 2019 lúc 2:57

- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc trong đoạn thơ cuối bài (8 câu cuối) chính là kiểu mẫu của lối thơ tả cảnh ngụ tình trong văn chương cổ điển.

- Để diễn tả tâm trạng của Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình trong văn chương cổ điển để khắc họa tâm trạng của Kiều trong lúc bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.

- Mỗi biểu hiện của cảnh chính là ẩn dụ về tâm trạng con người, mỗi một cảnh khơi gợi ở Kiều những nỗi buồn khác nhau trong khi nỗi buồn ấy lại ẩn chứa tâm trạng.

- Thông qua điệp từ “buồn trông” kết hợp cùng với hình ảnh đứng sau và hệ thống các từ láy tượng hình, gợi sự dồn dập, chỉ có một từ tượng thanh ở cuối câu tạo nên nhịp điệu diễn tả nỗi buồn ngày càng tăng lên, lớp lớp nỗi buồn vô vọng, vô tận.

Bình luận (0)
Nguyễn Nam
Xem chi tiết
❤ ~~ Yến ~~ ❤
15 tháng 4 2021 lúc 14:33

Tham khảo:

Nguyễn Du là bậc thầy về tả cảnh. Nhiều câu thơ tả cảnh của ông có thể coi là chuẩn mực cho vẻ đẹp của thơ ca cổ điển. Nhưng Nguyễn Du không chỉ giỏi về tả cảnh mà còn giỏi về tả tình cảm, tả tâm trạng. Trong quan niệm của ông, hai yếu tố tình và cảnh không tách rời nhau mà luôn đi liền nhau, bổ sung cho nhau.

Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm tình đầy xúc động. Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Du đã miêu tả tâm trạng nhân vật một cách xuất sắc. Đoạn thơ cho thấy nhiều cung bậc tâm trạng của Kiều. Đó là nỗi cô đơn, buồn tủi, là tấm lòng thủy chung, nhân hậu dành cho Kim Trọng và cha mẹ

Kết cấu của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích rất hợp lí: Phần đầu tác giả giới thiệu cảnh Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích; phần thứ hai: trong nỗi cô đơn buồn tủi, nàng nhớ về Kim Trọng và cha mẹ; phần thứ ba: tâm trạng đau buồn của Kiều và những dự cảm về những bão tô cuộc đời sẽ giáng xuống đời Kiều.

Thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu được miêu tả hoang vắng, bao la đến rợn ngợp. Ngồi trên lầu cao, nhìn phía trước là núi non trùng điệp, ngẩng lên phía trên là vầng trăng như sắp chạm đầu, nhìn xuống phía dưới là những đoạn cát vàng trải dài vô tận, lác đác như bụi hồng nhỏ bé như càng tô đậm thêm cuộc sống cô đơn, lẻ loi của nàng lúc này:

Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia

Có thể hình dung rất rõ một không gian mênh mông đang trải rộng ra trước mắt Kiều. Không gian ấy càng khiến Kiều xót xa, đau đớn:

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Một chữ bẽ bàng mà lột tả thật sâu sắc tâm trạng của Kiều lúc bấy giờ: vừa chán ngán, buồn tủi cho thân phận mình, vừa xấu hổ, sượng sùng trước mây sớm, đèn khuya. Và cảnh vật như cũng chia sẻ, đồng cảm với nàng: nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng. Bức tranh thiên nhiên không khách quan, mà có hồn, đó chính là bức tranh tâm cảnh của Kiều những ngày cô đơn ở lầu Ngưng Bích.

Trong tâm trạng cô đơn, buồn tủi nơi đất khách quê người, Kiều tìm về với những người thân của mình. Nỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ được Nguvễn Du miêu tả rất xúc động trong những lời độc thoại nội tâm của nhân vật. Nỗi nhớ thương được chia đều: bốn câu đầu dành cho người yêu, bốn câu sau dành cho cha mẹ. Nhưng nỗi nhớ với chàng Kim được nói đến trước vì đây là nồi nhớ nồng nàn và sâu thẳm nhất. Nồi nhớ đó được xoáy sâu và đêm thề nguyền dưới ánh trăng và nỗi đau cũng trào lên từ đó:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng.

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm thân gột rửa bao giờ cho phai.

Lời thơ như chứa đựng nhịp thổn thức của một trái tim yêu đương đang chảy máu! Nỗi nhớ của Kiều thật tha thiết, mãnh liệt! Kiều tưởng tượng ra cảnh chàng Kim đang ngày đêm chờ mong tin mình một cách đau khổ và tuyệt vọng. Mới ngày nào nàng cùng với chàng Kim nặng lời ước hẹn trăm năm mà bỗng dưng, nay trở thành kẻ phụ bạc, lỗi hẹn với chàng. Chén rượu thề nguyền vẫn còn chưa ráo, vầng trăng vằng vặc giữa trời chứng giám lời thề nguyền vẫn còn kia, vậy mà bây giờ mỗi người mỗi ngả. Rồi bất chợt Kiều liên tưởng đên thân phận Bên trời góc bể bơ vơ của mình và tự dằn vặt: Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Kiều nuối tiếc mối tình đầu trong trắng của mình, nàng thấm thía tình cảnh cô đơn của mình, và cũng hơn ai hết, nàng hiểu rằng sẽ không bao giờ có thể gột rửa được tấm lòng son sắt, thủy chung của mình với chàng Kim. Và thực sự, bóng chàng Kim cũng sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm trí Kiều trong suốt mười lăm năm lưu lạc.

Nhớ người yêu, Kiều càng xót xa nghĩ đến cha mẹ. Mặc dầu nàng đã liều đem tấc có, quyết đền ba xuân, cứu được cha và em thoát khỏi vòng tù tội, nhưng nghĩ về cha mẹ, bao trùm trong nàng là một nỗi xót xa lo lắng. Kiều đau lòng khi nghĩ đến cảnh cha mẹ già tựa cửa trông con. Nàng lo lắng không biết khi thời tiết thay đổi ai là người chăm sóc cha mẹ. Nguyễn Du đã rất thành công khi sử dụng thành ngữ, điển cố (tựa cửa hôm mai, quạt nồng ấp lạnh, gốc tử) để thể hiện tình cảm nhớ nhung sâu nặng cũng như những băn khoăn, trăn trở của Kiều khi nghĩ đến cha mẹ, nghĩ đến bổn phận làm con của mình. Trong hoàn cảnh của Kiều, những suy nghĩ, tâm trạng đó càng chứng tỏ Kiều là một người con rất mực hiếu thảo.

Nhớ người yêu, nhớ cha mẹ, nhưng rồi cuổì cùng nàng Kiều lại quay về với cảnh ngộ của mình, sống với tâm trạng và thân phận hiện tại của chính mình. Mỗi cảnh vật qua con mắt, cái nhìn của Kiều lại gợi lên trong tâm trí nàng một nét buồn. Và nàng Kiều mỗi lúc lại càng chìm sâu vào nỗi buồn của mình. Nỗi buồn sâu sắc của Kiều được ngòi bút bậc thầy Nguyễn Du mỗi lúc càng tô đậm thêm bằng cách dùng điệp ngữ liên hoàn rất độc đáo trong tám câu thơ tả cảnh ngụ tình:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Nguyễn Du quan niệm: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu... Mỗi cảnh vật hiện ra qua con mắt của Kiều ở lầu Ngưng Bích đều nhuốm nỗi buồn sâu sắc. Mỗi cặp câu gợi ra một nỗi buồn. Buồn trông là buồn mà nhìn ra xa, nhưng cũng là buồn mà trông ngóng một cái gì đó mơ hồ sẽ đến làm đổi thay tình trạng hiện tại. Hình như Kiều mong cánh buồm, nhưng cánh buồm chỉ thấp thoáng,xa xa không rõ, như một ước vọng mơ hồ, mỗi lúc mỗi xa. Kiều lại trông ngọn nước mới từ cửa sông chảy ra biển, ngọn sóng xô đẩy cánh hoa phiêu bạt, không biết về đâu như thân phận của mình. Rồi màu xanh xanh bất tận của nội cỏ rầu rầu càng khiến cho nỗi buồn thêm mênh mang trong không gian; để rồi cuối cùng, nỗi buồn đó bỗng dội lên thành một nỗi kinh hoàng khi ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. Đây là một hình ảnh vừa thực, vừa ảo, cảm thấy như sóng vỗ dưới chân, đầy hiểm họa, như muốn nhấn chìm Kiều xuống vực.

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Nguyễn Du quan niệm: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu... Mỗi cảnh vật hiện ra qua con mắt của Kiều ở lầu Ngưng Bích đều nhuốm nỗi buồn sâu sắc. Mỗi cặp câu gợi ra một nỗi buồn. Buồn trông là buồn mà nhìn ra xa, nhưng cũng là buồn mà trông ngóng một cái gì đó mơ hồ sẽ đến làm đổi thay tình trạng hiện tại. Hình như Kiều mong cánh buồm, nhưng cánh buồm chỉ thấp thoáng,xa xa không rõ, như một ước vọng mơ hồ, mỗi lúc mỗi xa. Kiều lại trông ngọn nước mới từ cửa sông chảy ra biển, ngọn sóng xô đẩy cánh hoa phiêu bạt, không biết về đâu như thân phận của mình. Rồi màu xanh xanh bất tận của nội cỏ rầu rầu càng khiến cho nỗi buồn thêm mênh mang trong không gian; để rồi cuối cùng, nỗi buồn đó bỗng dội lên thành một nỗi kinh hoàng khi ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. Đây là một hình ảnh vừa thực, vừa ảo, cảm thấy như sóng vỗ dưới chân, đầy hiểm họa, như muốn nhấn chìm Kiều xuống vực.

Bình luận (0)
Paper43
Xem chi tiết
nthv_.
5 tháng 8 2021 lúc 16:00

Tham khảo:

Đoạn thơ này được xem là kiểu mẫu của lối thơ tả cảnh ngụ tình trong văn chương cổ điển.Để diễn tả tâm trạng Kiều-Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình"tình trong cảnh ấy,cảnh trong tình này"để khắc họa tâm trạng của Kiều lúc bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.Đây là 8 câu thơ thực cảnh mà cũng là tâm cảnh.Mỗi biểu hiện của cảnh đông thời là một ẩn dụ về tâm trạng của người-mỗi một cảnh lại khơi gợi ở Kiều những nỗi buồn khác nhau,với những lí do buồn khác nhau trong khi nỗi buồn đã đầy ắp tâm trạng để rồi tình buồn lại tác động vào cảnh,khiến cảnh mỗi lúc lại buồn hơn,nỗi buồn mỗi lúc một ghê gớm,mãnh liệt hơn.Cách sử dụng ngôn ngữ độc thoại,điệp ngữ.Bốn bức tranh,bốn nỗi buồn đều được tác giả khắc họa qua điệp từ "buồn trông" đứng đầu mỗi câu có nghĩa là buồn mà trông ra bốn phía,trông ngóng một cái gì mơ hồ sẽ đến làm thay đổi hiện tại,nhưng trông mà vô vọng."Buồn trông" có cái thảng thốt lo âu,có cái xa lạ hút tầm nhìn,có cả dự cảm hãi hùng của người con gái ngây thơ lần đầu lại bước giữa cuộc đời ngang ngược.Điệp ngữ"buồn trông"kết hợp với các hình ảnh đứng sau đã diễn tả nỗi buồn với nhiều sắc độ khác nhau.Điệp ngữ lại được kết hợp với các từ láy chủ yếu là những từ láy tượng hình,dồn dập,chỉ có một từ láy tượng thanh ở câu cuối tạo nên nhịp điệu,diễn tả nỗi buồn ngày một tăng,dâng lên lớp lớp,nỗi buồn vô vọng,vô tận.Điệp ngữ tạo âm hưởng trầm buồn,trở thành điệp khúc của đoạn thơ cũng là điệp khúc của tâm trạng.Cảnh thiên nhiên là cái cớ để tác giả bộc lộ cảm xúc của minh.

Bình luận (1)
Paper43
Xem chi tiết
minh nguyet
4 tháng 8 2021 lúc 20:34

Em có thể tham khảo dàn ý nhé:

I. Mở bài:

- Giới thiệu về tác phẩm và đoạn trích:

Tác phẩm “Truyện Kiều” là một tuyệt phẩm của tác giả Nguyễn Du. Ông đã đóng góp cho nền thi ca Việt Nam cổ đại một tác phẩm tuyệt vời có sức sáng tạo, vang xa tới nhiều thế hệ sau.Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích hay nó đã lột tả được tâm trạng của Thúy Kiều. 

II. Thân bài:

- Giới thiệu qua về hoàn cảnh của Thúy Kiều vì đâu mà nàng lại có mặt tại lầu Ngưng Bích này.

- Sau khi gia đình lâm biến và bị Mã Giám Sinh dùng mưu hèn kế bẩn, gạ gẫm lừa tình rồi bị bán vào thanh lâu, Thúy Kiều đã định tự kết liễu đời mình, nhưng kế hoạch của nàng không thành công.

- Đây là tâm trạng của Kiều những ngày đầu ở lầu Ngưng Bích, một tâm trạng sống không bằng chết, cô đơn chán nản cuộc đời và mất lòng tin ở con người.

“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”

- Phân tích hai từ “khóa xuân” hai từ này đã gợi lên trong lòng người đọc rất nhiều cảm xúc chua chát.

Thúy Kiều sắc nước hương trời

- Không gian càng mênh mông tăm tối, mịt mù càng làm cho tâm trạng Thúy Kiều trở nên thê lương bi đát hơn bao giờ hết. Một cuộc sống bị giam cầm tù đày cả về tâm hồn, lẫn thể xác.

“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”

- Hai từ “bẽ bàng” đã lột tả được mọi sự ê chề, đau đớn của Thúy Kiều, khi cô vừa bị Mã Giám Sinh lừa tình, rồi lại còn bị bán vào lầu xanh.

- “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” con người và cảnh vật đã thật sự hòa nhập vào làm một. Cảnh vật cũng như người đều mang cảnh u sầu, trống trải, cô đơn khắc khoải…

 

- Trong những câu thơ tiếp theo tác giả đưa nhịp bài thơ nhanh hơn, chuyển hướng tâm trạng của Thúy Kiều hồi tưởng lại những ngày xưa bình yên hạnh phúc.

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”

- Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều khi nhớ về Kim Trọng mối tình đầu của nàng trong sự ê chề, bẽ bàng, tủi nhục này người nàng nhớ về đầu tiên chính là chàng Kim Trọng, nhớ người đã thề hẹn ước nguyện với nàng.

“Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ”

- Tâm trạng của Kiều khi nghĩ về cha mẹ. Nàng nghĩ về những người sinh thành ra mình, cảm thấy xót xa.

- Tâm trạng của Thúy Kiều lại trở về với thực tại của đời mình, trở về với nỗi đau hiện thực:

“Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông ngọn cỏ dầu dầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”

- Điệp từ “buồn trông” được nhắc đi nhắc lại trong khổ thơ. Nó như tâm trạng của Kiều lúc này, đúng là “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

- Câu thơ nói lên sự lênh đênh trên chặng đường đời nhiều sóng gió trước mặt Kiều. Nó nói lên sự phong ba, gập ghềnh mà Kiều sẽ phải đi qua:

“Buồn trông sóng cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

III. Kết bài

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh được vẽ lên với những màu sắc xám lạnh, gợi tả tâm trạng vô cùng sống động, nhưng nó cũng nhiều thê lương ai oán.

Phân tích bút pháp nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình” của Nguyễn Du. Cảnh và người trong đoạn trích như hòa vào làm một.

Bình luận (2)
Paper43
4 tháng 8 2021 lúc 18:46

Tôi sẽ rất biết ơn nếu mấy đồng chí giỏi văn giải đc câu này:))

Bình luận (1)
Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
Lê Thế Hoàng
18 tháng 5 2021 lúc 0:10

1) Tả cảnh ngụ tình là miêu tả cảnh vật để miêu tả tâm trạng. Bức tranh thiên nhiên không chỉ là bức tranh tả cảnh mà còn là bức tranh tả tâm trạng.

2)                                                Buồn trông cửa bể chiều hôm,

                                          Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

                                                 Buồn trông ngọn nước mới xa,

                                          Hoa trôi man mác biết là về đâu ?

                                               Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

                                        Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

                                              Buồn trông gió cuốn mặt dềnh, 

                                       Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

                                       

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Tuấn Anh
18 tháng 5 2021 lúc 10:20

1. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để gửi gắm (ngụ) tâm trạng. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh chỉ là phương tiện, còn mục đích chủ yếu là miêu tả, biểu đạt tâm trạng.

2. Chép thuộc những câu thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc trong đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích (tám câu cuối).

“Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Buồn trông ngọn nước mới xa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"

 

3

Tám câu thơ cuối tác phẩm " Kiều ở lầu Ngưng Bích " là tám câu thơ hay thể hiện tâm trạng đau buồn của Kiều và dự cảm của nàng trước tương lai đầy sóng gió. Tám câu thơ thực chất là bức tranh tứ bình , một bức tranh đẹp nhưng ảm đạm u sầu bởi cảnh vật dường như đã nhuốm màu tâm trạng . Hai câu đầu tiên là bức tranh cửa bể lúc hoàng hôn. Giữa không gian bao la mênh mông vào một chiều hoàng hôn, Kiều hướng ánh nhìn của mình ra xa và cảm thấy nhớ quê hương, một nỗi buồn trào dâng da diết .Hình ảnh “con thuyền” gợi cho nàng một sự cô đơn. Kiều đang nhớ gia đình, nàng không biết bao giờ mới được trở về đoàn tụ cùng gia đình của mình nữa đây . Nhìn cánh buồm lẻ loi trôi nỗi giữa sóng nước , Kiều nghĩ đến thân phận mình cũng đang bị dòng đời đưa đẩy. Đến hai câu tiếp theo là cảnh hoa trôi mặt nước . Điệp từ “Buồn trông” đã gợi âm điệu buồn mênh mang, nỗi buồn ấy càng nhân lên khi nàng nhìn thấy cánh hoa trôi lênh đênh vô định.Từ “trôi” chỉ sự vận động nhưng ở thế bị động, những cánh hoa trôi mặc sóng nước vùi dập như chính số phận Kiều. Hai câu tiếp là cảnh nội cỏ rầu rầu . Từ “rầu rầu” được nhân hóa chỉ màu sắc của cỏ , một màu u buồn, ảm đạm . Màu xanh nhợt nhạt héo hắt của cảnh vật chính là ẩn dụ cho tương lai mờ mịt vô vọng của Kiều . Kiều tuyệt vọng, mất phương hướng, đây vừa là tâm trạng vừa là cảnh ngộ của Thúy Kiều hiện tại mà dù muốn hay không nàng cũng không thể thay đổi được . Kết lại đoạn thơ là hai câu cuối : cảnh giông bão sóng gió và niềm dự cảm tương lai . Hình ảnh dữ dội xuất hiện: “gió cuốn mặt duyềnh” là ước lệ cho sóng gió cuộc đời đang bủa vây, cuốn lấy Kiều, những tai ương sắp ập đến đời nàng. Cùng với đó , nghệ thuật nhân hóa “sóng kêu” gợi cho người đọc hình dung Kiều chới với giữa cái bất tận sục sôi trong lòng Kiều . Câu thơ cuối : “Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” là ẩn dụ cho tiếng sóng lòng của nhân vật. Đó là tiếng sóng của buồn đau sợ hãi, dự cảm sóng gió dường như đang tiến đến rất gần Kiều. Có thể thấy, tám câu thơ là bức tranh tứ bình đầy tâm trạng của nhân vật, qua đó cho thấy tâm trạng buồn chán , bất lực của nhân vật, đồng thời là  minh chứng cho câu nói bất hủ của Nguyễn Du : " Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" .

  Chú thích : Hai câu được gạch chân lần lượt là câu ghép và câu có lời dẫn trực tiếp

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Tuấn Dũng
9 tháng 10 2021 lúc 17:49

1)- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là nghệ thuật mượn khung cảnh để gửi gắm tâm trạng. Cảnh không chỉ đơn thuần là bức tranh thiên nhiên  mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh là phương tiện miêu tả còn tâm trạng là mục đích miêu tả.

2)

Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Buồn trông ngọn nước mới xa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"

 

3

Tám câu thơ cuối tác phẩm " Kiều ở lầu Ngưng Bích " là tám câu thơ hay thể hiện tâm trạng đau buồn của Kiều và dự cảm của nàng trước tương lai đầy sóng gió. Tám câu thơ thực chất là bức tranh tứ bình , một bức tranh đẹp nhưng ảm đạm u sầu bởi cảnh vật dường như đã nhuốm màu tâm trạng . Hai câu đầu tiên là bức tranh cửa bể lúc hoàng hôn. Giữa không gian bao la mênh mông vào một chiều hoàng hôn, Kiều hướng ánh nhìn của mình ra xa và cảm thấy nhớ quê hương, một nỗi buồn trào dâng da diết .Hình ảnh “con thuyền” gợi cho nàng một sự cô đơn. Kiều đang nhớ gia đình, nàng không biết bao giờ mới được trở về đoàn tụ cùng gia đình của mình nữa đây . Nhìn cánh buồm lẻ loi trôi nỗi giữa sóng nước , Kiều nghĩ đến thân phận mình cũng đang bị dòng đời đưa đẩy. Đến hai câu tiếp theo là cảnh hoa trôi mặt nước . Điệp từ “Buồn trông” đã gợi âm điệu buồn mênh mang, nỗi buồn ấy càng nhân lên khi nàng nhìn thấy cánh hoa trôi lênh đênh vô định.Từ “trôi” chỉ sự vận động nhưng ở thế bị động, những cánh hoa trôi mặc sóng nước vùi dập như chính số phận Kiều. Hai câu tiếp là cảnh nội cỏ rầu rầu . Từ “rầu rầu” được nhân hóa chỉ màu sắc của cỏ , một màu u buồn, ảm đạm . Màu xanh nhợt nhạt héo hắt của cảnh vật chính là ẩn dụ cho tương lai mờ mịt vô vọng của Kiều . Kiều tuyệt vọng, mất phương hướng, đây vừa là tâm trạng vừa là cảnh ngộ của Thúy Kiều hiện tại mà dù muốn hay không nàng cũng không thể thay đổi được . Kết lại đoạn thơ là hai câu cuối : cảnh giông bão sóng gió và niềm dự cảm tương lai . Hình ảnh dữ dội xuất hiện: “gió cuốn mặt duyềnh” là ước lệ cho sóng gió cuộc đời đang bủa vây, cuốn lấy Kiều, những tai ương sắp ập đến đời nàng. Cùng với đó , nghệ thuật nhân hóa “sóng kêu” gợi cho người đọc hình dung Kiều chới với giữa cái bất tận sục sôi trong lòng Kiều . Câu thơ cuối : “Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” là ẩn dụ cho tiếng sóng lòng của nhân vật. Đó là tiếng sóng của buồn đau sợ hãi, dự cảm sóng gió dường như đang tiến đến rất gần Kiều. Có thể thấy, tám câu thơ là bức tranh tứ bình đầy tâm trạng của nhân vật, qua đó cho thấy tâm trạng buồn chán , bất lực của nhân vật, đồng thời là  minh chứng cho câu nói bất hủ của Nguyễn Du : " Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" .

  Chú thích : Hai câu được gạch chân lần lượt là câu ghép và câu có lời dẫn trực tiếp

 

 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa