Những câu hỏi liên quan
Chử Hải Yến
Xem chi tiết
_𝐙𝐲𝐧_
25 tháng 5 2022 lúc 17:50

b.

BPTT:So sánh

Chỉ:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Tác dụng của BPTT này:

-Làm câu văn thêm sinh động và gần gũi với người đọc

-Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu văn

-Khắc họa rõ hình ảnh đẹp đẽ của cảnh "biển hoàng hôn" .Một hình ảnh vô cùng tráng lệ,hùng vĩ.

Bình luận (1)
☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
25 tháng 5 2022 lúc 18:19

để mình giúp câu a thay zyn ha? 

BPTT:Nhân hóa

Chỉ:Sương trùng trình qua ngõ

TD:

+Làm câu văn thêm sinh động,tăng sức gợi hình gợi cảm

+Nhân hóa hình ảnh sương cũng biết trùng trình , dùng dằng ,không chịu đi qua ngõ .Như thể sương đang muốn quấn quýt bên ngõ xóm 

+Làm bộc lộ cảm xúc cho câu văn

Bình luận (1)
dũng
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
8 tháng 11 2023 lúc 19:17

   Đoạn thơ trên là sự cảm nhận tinh tế của tác giả trước những dấu hiệu của mùa thu về. Qua câu thơ "Bỗng nhận ra hương ổi" ta thấy hương ổi nồng nàn ngọt ngào được làn gió thu đưa đến là dấu hiệu mùa thu đầu tiên được nhà thơ Hữu Thỉnh lựa chọn cảm nhận. Từ “bỗng” thể hiện sự ngạc nhiên, bất ngờ đánh động mọi giác quan để con người nhận ra sự chuyển mình của trời đất. Hương ổi phả vào trong gió se mang đến cảm giác làn hương ổi không bị tan ra loãng đi mà như được sánh lại ở độ đậm nhất. Ấn tượng tiếp theo về mùa thu của tác giả là làn sương chùng chình được giăng mắc trước ngõ "Sương chùng chình qua ngõ". Từ láy "chùng chình" diễn tả làn sương mỏng nhẹ chầm chậm chuyển động trong không gian như cố ý chậm lại để cảm nhận vẻ đẹp của phút giao mùa. Từ những dấu hiệu ấy mà tác giả đưa ra kết luận "Hình như thu đã về": Tình thái từ "hình như" chỉ cái không chắc chắn kết hợp với phó từ "đã" tâm trạng của tác giả có một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng không thật rõ ràng. Dường như nhà thơ quá yêu mùa thu, quá khao khát, mong chờ mùa thu nên khi thu đến, nhà thơ cũng không dám tin là thu đã về. Qua khổ thơ trên ta thấy dược bức tranh phút giao mùa lúc sang thu thật thơ mộng và đồng thời ta thấy tình yêu sâu sắc với mùa thu và tình yêu thiên nhiên của nhà thơ Hữu Thỉnh.

Bình luận (0)
Diệu Hằng Viên
Xem chi tiết

Thành phần biệt lập: Hình như

Cụ thể đây là thành phần tình thái

Tác dụng: Thể hiện mức độ sự chắc chắn của khoảnh khắc giao mùa, ở đây tác giả chỉ lờ mờ phỏng đoán vì có những tín hiệu ban đầu

Bình luận (2)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 7 2017 lúc 13:06

Thành phần tình thái thể hiện trong câu “Hình như thu đã về”. Cảm xúc “hình như” gợi cảm giác mơ hồ mong manh, chưa thật rõ nét. Gợi cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến đến lạ của tác giả trước bước chuyển mùa còn có phần chầm chậm tiếc nuối.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
27 tháng 12 2023 lúc 16:09

Không thể thay thế từ "phả" bằng từ "tỏa" hay "quyện" vì:

- Từ "tỏa" gợi sự lan truyền trong không gian.

- Từ "quyện" là gợi sự hòa quyện, trộn lẫn vào không gian thành một khối không thể tách rời.

- Từ "phả" là động từ gợi được sự lan tỏa thành luồng của làn hơi, vừa gợi cảm giác bắt đầu nhận ra nhưng cũng rõ rệt để có thể cảm nhận. Từ "phả" cũng thể hiện được cách dùng từ tinh tế, tâm hồn nhạy cảm với thiên nhiên của tác giả hơn.

Bình luận (0)
lê Lưu Ly
Xem chi tiết
Thu Huyền Official
Xem chi tiết
Trầm Niệm Miêu
Xem chi tiết
birne wiese
22 tháng 2 2022 lúc 21:01

TK

bptt có trong hai câu thơ trên là bptt nhân hóa.

- nhân hóa ở cụm từ "sương chùng chình": gợi những làn sương mỏng, mềm mại, giăng khắp đường thôn ngõ xóm làng quê. nó làm cho khí thu mát mẻ và cảnh thu thơ mộng, huyền ảo, thong thả, bình yên. 

- thành phần biệt lập tình thái "hình như" (đây chỉ là tính hiệu nghệ thuật, ko phải bptt nhưng nếu cậu cần thì có thể tham khảo): một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng ko thật rõ ràng, một trạng thái cảm xúc của thời điểm chuyển giao bởi Thu đến nhẹ nhàng quá, mơ hồ quá.

Bình luận (0)
Nguyyễn Annh Quânn
Xem chi tiết