Tìm số tự nhiên biết rằng hiệu giữa số đó và nghịch đảo của nó bằng 4,8
1)chứng minh rằng tổng của một phân số dương với số nghịch đảo của nó thì không nhỏ hơn 2
2)viết số nghịch đảo của -2 dưới dạng tổng các nghịch đảo của ba số nguyên khác nhau
3)cho hai phân số 8/15 và 18/35.Tìm số lớn nhất sao cho khi chia mỗi phân số này cho số đó ta được kết quả là số nguyên
4)tìm hai số biết rằng 9/11 của số này bằng 6/7 của số kia và tổng của hai số đó bằng 258
5)tìm số tự nhiên a nhỏ nhất sao cho khi chia a cho 6/7 và chia a cho 10/11 ta đều được kết quả là số tự nhiên
6)tìm hai số biết rằng 7/9 của số này bằng 28/33 của số kia và hiệu của hai số đó bằng 9
câu 1: tìm phân số bằng phân số 121/143 biết rằng hiệu của mẫu và tử của nó bằng 6
câu 2 tìm phân số bằng phân số 25/35 biết rằng tổng của tử và mẫu của nó bằng 4812
câu 3: tìm phân số bằng phân số 993/1000 biết rằng mẫu của phân số đó lớn hơn tử của nó 14 đơn vị
câu 4; Viết số nghịch đảo của -5 dưới dạng tổng các nghịch đảo của 3 số nguyên khác nhau
Câu 1 : phân số 33/39
Câu 2: phân số 2005/2807
Câu 3: phân số 1986/2000
Câu 4: các số nguyên là -1;1;-5. Tổng nghịch đảo là: -1+1-1/5=-1/5
Tìm một phân số tối giản khác 0 biết rằng tổng của nó và nghịch đảo của nó bằng 41/20
Gọi phân số cần tìm là a/b. Theo đầu bài ta có:
\(\frac{a}{b}+\frac{b}{a}=\frac{41}{20}\)
Ta thấy \(\frac{a}{b}\cdot\frac{b}{a}=1\)
Đặt \(\frac{a}{b}-\frac{b}{a}=k\)
\(\Rightarrow\frac{a}{b}=\frac{\frac{41}{20}+k}{2};\Rightarrow\frac{b}{a}=\frac{\frac{41}{20}-k}{2}\)
\(\Rightarrow\frac{a}{b}\cdot\frac{b}{a}=\frac{\frac{41}{20}+k}{2}\cdot\frac{\frac{41}{20}-k}{2}=1\)
\(\Rightarrow\frac{\left(\frac{41}{20}+k\right)\cdot\left(\frac{41}{20}-k\right)}{4}=1\)
\(\Rightarrow\left(\frac{41}{20}\right)^2-k^2=4\)
\(\Rightarrow\frac{1681}{400}-k^2=\frac{1600}{400}\)
\(\Rightarrow k^2=\frac{81}{400}\)
\(\Rightarrow k=\frac{9}{20}\)
Vậy phân số cần tìm là: \(\left(\frac{41}{20}+\frac{9}{20}\right):2=\frac{5}{4}\)
Đáp số: 5/4
Vì nghịch đảo của nó bằng 41/20 nên phân số đó là: 20/41
Tìm số tự nhiên có 2 chữ số . Biết rằng số đó bằng tổng các chữ số của nó cộng với 9 và số đó cũng bằng hai lần hiệu của 2 chữ số của nó cộng với 20
Gọi chữ số hàng chục là x (x là các số tự nhiên từ 1 tới 9)
Gọi chữ số hàng đơn vị là y (y là các số tự nhiên từ 0 tới 9)
\(\Rightarrow\) Giá trị của số đó là: \(10x+y\)
Do số đó bằng tổng các chữ số cộng với 9 nên:
\(10x+y=x+y+9\Rightarrow9x=9\Rightarrow x=1\)
Số đó bằng 2 lần hiệu 2 chữ số của nó và cộng thêm 20:
Trường hợp 1: \(10x+y=2\left(x-y\right)+20\)
\(\Rightarrow10.1+y=2-2y+20\)
\(\Rightarrow3y=12\Rightarrow y=4\)
Trường hợp 2: \(10x+y=2\left(y-x\right)+20\)
\(\Rightarrow10.1+y=2y-2+20\)
\(\Rightarrow y=-8< 0\) (loại)
Vậy số đó là 14
tìm số tự nhiên có 3 chữ số biết rằng hiệu giữa 328 và số đó bằng tổng các chữ số của số đó
Bài 1: Tìm số tự nhiên có 5 chữ số, biết rằng nếu viết thêm chữ số 7 vào đằng trước số đó thì được một số lớn gấp 4 lần so với số có được bằng cách viết thêm chữ số 7 vào sau số đó.
Bài 2: Tìm số tự nhiên có hai chữ số, biết rằng nếu viết thêm một chữ số 2 vào bên phải và một chữ số 2 vào bên trái của nó thì số ấy tăng gấp 36 lần.
Bài 3: Tìm số tự nhiên có bốn chữ số, biết rằng chữ số hàng trăm bằng 0 và nếu xoá chữ số 0 đó thì số ấy giảm 9 lần.
Bài 4: Một số tự nhiên tăng gấp 9 lần nếu viết thêm một chữ số 0 vào giữa các chữ số hàng chục và hàng đơn vị của nó . Tìm số ấy.
Bài 5: Tìm số tự nhiên có ba chữ số, biết rằng số đó vừa chia hết cho 5 và chia hết cho 9 , hiệu giữa số đó với số viết theo thứ tự ngược lại bằng 297.
tìm số tự nhiên có 5 chữ số.Viết thêm chữ số 2 vào đằng sau thì được số lớn gấp 3 lần số có được. Bằng cách viết thêm chữ số 2 vào đằng trước.
Có bao nhiêu số tự nhiên có ba chữ số mà chữ số hàng chục bình phương bằng tích của các chữ số khác và hiệu giữa nó và nó đảo ngược của nó là 495?
Bài 1 : Tìm số tự nhiên có 3 chữ số, biết rằng số đó chia cho tổng các chữ số của nó ta được thương bằng 11
Bài 2 : Biết rằng hiệu giữa chữ số hàng chục và hàng đơn vị của một số lẻ có hai chữ số bằng 3. Nếu thêm vào số đó 3 đơn vị ta được số có 2 chữ số giống nhau. Tìm số đó.
Bài 3 : Tìm số có hai chữ số biết tổng các chữ số của nó bằng 11. Nếu thay đổi thứ tự các chữ số của nó thì được một số kém số phải tìm 45 đơn vị.
Bài 4 : Cho một số có hai chữ số mà tổng các chữ số của nó bằng 13, hiệu của số đó và số viết theo thứ tự ngược lại bằng một số có tận cùng là 7. Hãy tìm số đã cho
Phải trả lời bằng lời giải
Bài 1 :
Bài giải
Gọi số phải tìm là abc (a khác 0)
Ta có : abc : ( a + b + c) = 11
=> abc = 11. (a + b + c)
=> (a.100 + b.10 + c) = 11a + 11b + 11c
=> 89a = b + 10.c
+ a = 1 vì b,c chỉ có giá trị là 1 số tự nhiên. Giá trị của b,c lớn nhất chỉ là 9 mà : b + 10c = 9 + 10.9 = 99
=> 89 = b + 10c
=> giá trị của c là 8 vì b có một chữ số, nếu c = 9 thì sẽ có giá trị lớn hơn 89
=> 89 = b + 10.8
=> b = 89 - 80
=> b = 9
Vậy số phải tìm là : 198
Bài 2 :
Bài giải
Gọi số cần tìm là ab.
Những số lẻ mà hiệu giữa hai chữ số của nó bằng 3 là: 25; 41; 47; 63; 69; 85.
Ta có bảng sau:
ab | ab + 3 | Kết luận |
25 | 28 | loại |
41 | 44 | chọn |
47 | 50 | loại |
63 | 66 | chọn |
69 | 72 | loại |
85 | 88 | chọn |
Vậy số cần tìm là 41; 63 và 85.
Bài 3 :
Bài giải
Gọi số phải tìm là : ab (a khác 0)
Nếu thay đổi thứ tự các chữ số của nó thì được một số mới là ba
Theo đề bài, ta có : ab - ba = 45
=> (a.10 + b) - (b.10 + a) = 45
=> 9a - 9b = 45
=> 9.(a - b) = 45
=> a - b = 45 : 9
=> a - b = 5
a = (11 + 5) : 2 = 8
b = 11 - 8 = 3
Thử lại : 83 - 38 = 45
Tìm số đo các cạnh của một tam giác vuông biết rằng các cạnh đó là số tự nhiên có hai chữ số và số đo cạnh huyền nghịch đảo thì đc số đo của một cạnh góc vuông.
Chắc chắn là đề bài sai rồi em
Đúng như đề em ghi thì a;b;c là số tự nhiên lớn hơn 9
Giả sử c là cạnh huyền, nghich đảo của c là \(\dfrac{1}{c}< 1\) làm sao bằng a hay b được?
Gọi 2 cạnh góc vuông là x; y và cạnh huyền là \(\overline{ab}=10a+b\) với \(a>b\) và a;b là các số tự nhiên từ 1 đến 9
Do vai trò của x; y là như nhau, giả sử: \(x=\overline{ba}=10b+a\)
\(x^2+y^2=\left(10a+b\right)^2\)
\(\Leftrightarrow\left(10b+a\right)^2+y^2=\left(10a+b\right)^2\)
\(\Leftrightarrow100b^2+20ab+a^2+y^2=100a^2+20ab+b^2\)
\(\Leftrightarrow y^2=99\left(a^2-b^2\right)\)
\(\Rightarrow y^2\) đồng thời chia hết cho 9 và 11
\(\Rightarrow\) y chia hết cho 3 và 11
\(\Rightarrow y⋮33\Rightarrow y=\left\{33;66;99\right\}\)
- TH1: \(y=33\Rightarrow a^2-b^2=11\)
\(\Leftrightarrow\left(a-b\right)\left(a+b\right)=11\)
Giải pt nghiệm nguyên cơ bản này dễ dàng tìm ra \(a=6;b=5\Rightarrow\overline{ab}=65\)
\(\Rightarrow x=56\)
- TH2: \(y=66\Rightarrow a^2-b^2=44\)
Pt này ko có nghiệm nguyên thuộc \(\left[1;9\right]\)
- TH3: \(y=99\Rightarrow a^2-b^2=99\) vô nghiệm trong \(\left[1;9\right]\)
Vậy 3 cạnh của tam giác là 33; 56; 65