Hãy nhìn vào bức tranh này và viết 1 đoạn văn miêu tả về nó:
từ đoạn thơ em kể chuyện này hãy viết bài văn miêu tả bức tranh thiên nhiên nơi đồng quê
bài học rút ra từ truyện bức tranh em gái tôi của nhà văn tạ duy anh
hãy viết một đoạn văn miêu tả về nhân vật kiều phương qua bức tranh minh hoạ ở văn bản bức tranh em gái tôi
Kiều Phương trong truyện ngắn " Bức Tranh Của Em Gái Tôi " là 1 cô bé vô tư , hồn nhiên và rất say mê hội họa .Cô bé cũng rất hiếu động , thường xuyên hay mày mò pha màu, vẽ tranh và làm bẩn của chính mình trong khi vẽ , vì thế được người anh trai đặt cho biệt danh là "Mèo " . Tài năng hội hoạ của Kiều Phương nhanh chóng được phát hiện , nó làm người anh trai không khỏi ghen tỵ nhưng ngược lại , tình cảm của cô bé dành cho anh mình không hề thay đổi .Trong mắt mọi người Kiều Phương là 1 họa sĩ đích thực nhưng với người anh thì ngược lại. Và điều ấy được chứng minh khi Kiều Phương quyết định quan sát tỉ mỉ người anh trai và vẽ lại chân dung anh của mình .Khi bức tranh được đoạt giải ,cô bé rất vui mừng , ôm choàng lấy cổ người anh trai .Còn người anh xấu hổ khi nhận ra điều ấy , song, nó cũng làm người anh nhận ra rằng ,em gái mình- Kiều Phương là 1 cô bé nhân hậu ,trong sáng , luôn yêu thương và tin tưởng vào phẩm chất tốt đẹp của anh trai mình
k cho mk nha
-Bài học có thể rút ra từ truyện ngắn này là: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti để hoà chung niềm vui với mọi người. Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân để sống thanh thản, tốt đẹp hơn.Qua câu chuyện của hai anh em, tác giả đã gợi lên trong người đọc sự suy ngẫm để đi tới nhận thức và hành động đúng đắn trước những tình huống tương tự. Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách nhưng không rơi vào giáo huấn khô khan, vì bài học được thể hiện một cách tự nhiên mà sâu sắc qua sự nhận thức của nhân vật chính.
- hãy viết một đoạn văn miêu tả về nhân vật kiều phương qua bức tranh minh hoạ ở văn bản bức tranh em gái tôi
Bài làm
Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên, hiếu động, thích tìm tòi, khám phá. Chính vì sự tìm tòi ; khám phá đó mà khuôn mặt của cô hay lấm lem ; nhem nhuốc.Vậy nên anh trai của cô bé hay gọi Kiều Phương là mèo. Đôi mắt to, trón và long lanh như hai hòn bi ve toát lên vẻ thông minh, tinh nghịch của tuổi thơ mèo. Mái tóc dài, óng ả được Phương thắt hai bím trông rất dể thương và dịu dàng. Mèo rất thích cười, mỗi khi cười dôi môi chúm chím, đỏ như anh đào để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp. Làn da trắng hồng càng làm cho gương mắt trái xoan thêm phần xinh đẹp. Đặc biệt ; không chỉ thích tìm tòi khám phá; Phương còn có một lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha cao quý ; cao đẹp.Chính tấm lòng nhân hậu đó đã lay động tâm hồn của anh cô ; khiến cho anh cô hiểu ra lỗi lầm ngày nào.
Bạn tham khảo nha !
Lưu ý : Trên mạng
Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ.
Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ Duy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.
Khâm phục hơn hết là tài năng hội họa của Kiều Phương. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng “Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động”. Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.
Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tỵ với cô. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sang, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm anh em trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.
Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ
viết 1 đoạn văn miêu tả bức tranh thiên nhiên khi đất trời vào hè ở 6 câu thơ đầu khi con tu hú của tg tố hữu và sử dụng 1 câu ghép
Em tham khảo nhé !!!
Khi con tu hú gọi bầy, trong hoàn cảnh tách biệt với cuộc sống bên ngoài, người chiến sĩ cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt hơn, tù túng hơn, vì vậy mà càng thêm khát khao cháy bỏng hướng đến cuộc sống tự do tươi đẹp bên ngoài Tố Hữu, bằng cảm xúc chân thật của mình, đã cất lên tiếng nói tâm tình tha thiết của người chiến sĩ cộng sản suốt đời chiến đấu cho lí tưởng và tâm hồn khát khao tự do đến cháy bỏng trong bài thơ “Khi con tu hú”.Nhan đề bài thơ là một sự diễn đạt chưa trọn ý một cách kì lạ. Kì lạ bởi chính chỗ chưa trọn vẹn đó đã mở ra bao nhiêu liên tưởng. Giờ đây, người ta không còn thấy bóng dáng cô đơn, nặng nề của người tù Tố Hữu mà chỉ nghe tiếng lòng nhà thơ đang rộn ràng, ngân vang khi đón nhận lấy tiếng chim tu hú từ xa rộn về. Tu hú gọi bầy là âm thanh hết sức quen thuộc ở chốn làng quê Việt Nam và báo hiệu cho sự chuyển mình của sự sống - mùa hè về. Mười chín tuổi, còn trẻ trung, bồng bột, người thanh niên Tố Hữu đã tìm thấy cho mình lí tưởng cao đẹp cuộc đời. Những bước đi không mỏi mệt trên chặng đường chông gai, phút chốc phải dừng đột ngột, bị bó buộc tù hãm khiến cho Tố Hữu không khỏi có lúc thốt lên chua xót: “Cô đơn thay là cảnh thân tù”. Nhưng rồi phút giây ấy cũng nhanh chóng đi qua, nhường chỗ cho không gian cảnh vật tràn trề nhựa sống: những bông lúa chín, hạt bắp vàng, ánh nắng đào, trời xanh rộng, đôi sáo diều, tiếng ve ngân...
Trong 6 câu thơ đầu, cảnh tượng bên ngoài được miêu tả qua sự liên tưởng. Trước hết là bằng âm thanh: tiếng chim của con chim tu hú, của tiếng “ve ngân” từ các khu “vườn râm”, lọt qua hàng rào và song sắt của nhà tù vọng tới. Các âm thanh này đều gợi lại một cảm thức thời gian, như báo hiệu, như giục giã. Qua chấn song nhà lao, bầu trời dường như cao hơn, rộng hơn và cũng xanh hơn (“Trời xanh càng rộng càng cao”) mà ở đó, những cánh diều có gắn ống sáo để tạo nên điệu nhạc đồng quê đang nhào lộn hay chao đi lượn lại. Nhìn xuống thấp thì một sự liên tưởng khác được mở ra: “Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào”. Gắn với tất cả cảnh tượng ấy là sự tự do: tự do của đất trời, tự do của thiên nhiên. Thiên nhiên đang tự do vận hành theo quy luật của nó. Màu sắc của thế giới bên ngoài kết hợp với âm thanh mà tác giả nghe được tạo ra bản hòa âm của sự sống trong tự do, khơi dậy sức sống, sức chiến đấu của người chiến sĩ cộng sản. Nhà thơ cảm nhận được một sức sống mới đang dâng trào, sức trẻ được khơi dậy và khát vọng cống hiến cho dân tộc cũng bùng lên mãnh liệt hơn bao giờ hết.
1. Nêu cảm nhận của em về bức tranh 'Anh trai tôi ' của Kiều Phương. (bức tranh của em gái tôi)
2. Viết 1 đoạn văn miêu tả nhân vạt thầy Ha-men hoặc chú bé Phrang trong buổi học cuối cùng.(buổi học cuối cùng)
3. Viết 1 đoạn văn ngắn tả nhân vật Dế Mèn
2.LÀM VĂN MIÊU TẢ THẦY HA-MEN.
Trong buổi học dạy tiếng Pháp cuối cùng, thầy giáo ăn mặc nghiêm trang;chỉnh tề:mặc chiếc áo rơ-đanh -gốt diềm lá sen và đội chiếc mũ tròn thêu bằng lụa nhung đen mà thầy chỉ dùng khi có thanh tra hoặc phát thuởng thể hiện sự hệ trọng của buổi học.thầy giảng bài rất kiên nhẫn và kĩ lưỡng.bằng mộtchất giọng nghiêm khắc nhưng lại rất dịu dàng.hành động của thầy trước khi kết thúc buổi học đã để lại trong tâm trí người học trò một ấn tuợng sâu sắc:thầy nghẹn ngào,xúc động,người tái nhợt,không nói nên lời đã nói lên thầy là một người yêu nước sâu sắc,yêu quê hương,yêu tiếng nói dân tộc,luôn tự hào về tiếng nói dân tộc.
3.Viết đoạn văn ngắn tả DẾ MÈN
Dế Mèn là một chàng dế thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng cái vuốt ở chân ở khoeo rất cứng và nhọn.Đôi cánh thì dài tít đến tận chấm đuôi.Lúc đi bách bộ thì cả người rung ring một mầu mỡ bóng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoàm như hai lưỡi liềm máy làm việc.Sợi râu uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Đi đứng thì oai vệ tỏ vẻ con nhà võ. Dế Mèn luôn cà khịa với tất cả các bà con trong làng. D Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính nết thì còn kiêu căng,xốc nổi và ngông cuồng.
câu 1 mk ko bt xl bn nha mk cũng đang tìm câu trả lời cho câu 1 mà ko thấy
1. Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Ở đấy, nhà văn đã xây dựng một thế giới loài vật thật phong phú, sinh dộng, giàu ý nghĩa xã hội. Riêng em, tác phẩm dã để lại dấu ấn thật sâu đậm bởi hình tượng nhân vật chính: chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý.
An tượng đầu tiên mà Dế Mèn đã để lại trong em là hình ảnh một chàng dế thanh niên cường tráng. Với “đôi càng mẫm hóng, đôi cánh dài phủ kín xuống tận chấm đuôi, thân hình rung rinh một màu nâu hóng mỡ ưa nhìn, sợi râu dài một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Dế Mèn đã thật sự là niềm kiêu hãnh của xã hội loài vật trong tác phẩm của Tô Hoài, vẻ đẹp bên ngoài dẫu không vĩnh cửu song rất dễ chinh phục, hấp dẫn người khác ở lần gặp đầu tiên. Dế Mèn đã làm em mến mộ ngay từ những trang đầu tiên của tác phẩm như vậy đó.
2. Chú bé Phrăng ban đầu còn ngây thơ, cậu vẫn ung dung như mọi khi, luôn tự nhủ “Mình còn nhiều thời gian lắm, mai học tiếp”. Thực sự vẫn có những ý định chốn học đi chơi như bao ngày khác. Khi đến cửa lớp, bắt gặp bầu không khí im ắng của lớp học tâm trạng cậu bắt đầu có sự thay đổi, cậu cảm thấy lạ lùng vì sự yên lặng, cậu xấu hổ vì đã đến muộn trong buổi học. Khi nghe thầy thông báo rằng đó là buổi học ngôn ngữ mẹ đẻ cuối cùng cậu mới thực sự hiểu được sự quan trọng của tiếng mẹ đẻ với mình như thế nào. Chú bé thấy bài giảng của thầy dễ hiểu đến lạ lùng, cậu ân hận tại sao bấy lâu nay mình không trận trọng cơ hội được học tiếng mẹ đẻ. Xấu hổ vì bấy lâu nay không chịu học, cậu ước rằng mình có thể đọc trôi chảy tất cả những câu thầy yêu cầu đọc. Chú bé Phrăng có lẽ cũng đau đớn như chính tâm trạng của người thầy. Tình yêu tiếng mẹ đẻ cũng chính là biểu hiện gần gũi nhất, đơn giản nhất của tình yêu nước
1.
Người anh trai của Kiều Phương đang độ tuổi chơi diều, hồn nhiên, rất yêu quý em gái. Cái biệt hiệu "Mèo" tặng em gái đã nói lên tính hồn nhiên, ngây thơ của người anh trai nhỏ tuổi. Đã là người anh trai thì phải ra dáng anh trai chứ! Anh trai của Kiều Phương cũng "khó chịu" khi thấy đứa em gái hay "lục lọi các đồ vật với sự thích thú". Cũng rất "hách" khi bắt bẻ em gái: “Này, em không để chúng nó yên được à?”. Cũng tò mò và xét nét "bí mật theo dõi em gái" khi nó chế tạo thuốc vẽ.
Kể từ khi họa sĩ Tiến Lê phát hiện ra tài năng của Kiều Phương, hết lời ca ngợi, người bố "ngây người ra" nhìn sáu bức tranh do Mèo vẽ, "ôm thốc" Mèo lên, và nói: "Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn". Người mẹ hiền thì "không kìm được cơn xúc động" khi kịp nghe, kịp chứng kiến chuyện vui về con gái. Chú Tiến Lê hứa "sẽgiúp Kiều Phương phát huy tài năng".Trong không khí ấy, người anh trai thơ bé "luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài", ngồi bên bàn học, chú bé ấy "chỉ muốn gục xuống khóc", chú cảm thấy mình chẳng có "một năng khiếu gì". Tâm trạng đó rất thực, rất người, nhất là đối với tuổi thơ. Chú buồn vì cảm thấy mình không có tài năng. Chú cảm thấy cô đơn vì bị bố mẹ "bỏ rơi", bố mẹ hầu như chỉ săn sóc, yêu quý con gái nhiều hơn, nhất là khi thấy bố mẹ "hào hứng mua sắm cho em gái những thứ cần cho côngviệc vẽ". Có nhà giáo cho rằng đó là "lòng tự ái, thói đố kị" của người anh trai . "Bi kịch" của người anh một phần do bố mẹ thiếu sự tinh tế trong thể hiện tình yêu thương, săn sóc các con. Chú bé buồn, cảm thấy mình không có một năng khiếu gì, đó là một sự tự ý thức giàu nhân bản. Hay gì những con người, những trẻ em có thói tự phụ, kiêu căng, tự cho mình là tài giỏi nhất!
Tạ Duy Anh đã phát hiện ra "phần mờ" trong tâm hồn trong sáng tuổi thơ. Người anh đã "xem trộm" những bức tranh của Mèo, một việc làm mà chú "vẫn coi khinh". Chú đã "trút ra một tiếng thở dài…". Thở dài vì cảm thấy mình bất tài,chứ không phải đố kị tài năng. Có lúc chú "gắt um lên" khi em gái có một lỗi nhỏ; "không thân" với Mèo như trước nữa, nhưng "không hiểu vì sao",… Trước kia thấy "rất ngộ" gương mặt "lem nhem" của em gái, nhưng giờ đây thấy em gái "xịu xuống, miệng dẩu ra" khi bị "quát" thì anh trai lại tưởng là em gái "chọc tức" mình. Em gái trước khi đi thi vẽ đã quan sát người mẫu… thì anh trai lại tưởng là "nó có vẻ cứ hay xét nét tôi, khiến tôi rất khó chịu". Em gái từ trại thi vẽ quốc tế trở về vui sướng giành được giải nhất, muốn được anh chia vui cho, ôm lấy cổ anh nói thầm: "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải" thì anh lại "viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra". Những biểu hiện ấy là những nhược điểm của tuổi thơ, khi mà nhân cách đang hình thành và phát triển. "Bi kịch" của người anh được tự người anh nói ra một cách thành thực, chân thật. Ta càng cảm thông và quý mến.
Cảnh cuối truyện nói về tâm trạng người anh khi cùng mẹ đến phòng trưng bày xem bức tranh được giải nhất của em gái, cảnh này có hai người anh. Người anh trong bức tranh rất đẹp: "Một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thếngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa".Đó là hình ảnh người anh lí tưởng rất thông minh, nhiều khát vọng, có tâm hồn mơ mộng. Bức tranh ấy được vẽ bằng bút pháp lãng mạn, hội tụ cái tài và cái tâm của họa sĩ Mèo tí hon.
Người anh đứng xem tranh với bao tâm trạng. Xúc dộng cao độ "giật sững người", "phải bám chặt lấy tay mẹ" vì ngạc nhiên ngỡ ngàng khi nghe mẹ "thì thầm" vào tai: "Con có nhận ra con không?". Tâm hồn người anh xao động: "Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau dó là xấu hổ". Ngỡ ngàng vì cảm thấy người anh trong bức tranh kì diệu quá, ngoài sức tưởng tượng của mình. Hãnh diện vì mình có một cô em gái có tài năng và giàu năng khiếu hội họa, có tấm lòng nhân hậu bao la. Xấu hổ vì bản thân mình "bất tài", không có một năng khiếu gì, tình cảm đối với em gái có lúc còn "gợn", ý nghĩ: "Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo thế kia ư?" đã thể hiện rất rõ sự xấu hổ của mình. Người anh như bị thôi miên khi ngắm bức tranh có dòng chữ: "Anh trai tôi". Lại nghe mẹ nhắc, mẹ hỏi: "Con đã nhận ra con chưa?" thì chú bé "muốn khóc quá". Nếu nói được với mẹ thì chú bé sẽ nói rằng: "Không phải con dâu. Đây là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Chú bé cảm thấy mình chưa được hoàn hảo, phải cố gắng vươn lên, càng yêu thương, quý mến em gái hơn bao giờ hết.
Trước bức tranh của em gái, ta cảm thấy nhân vật người anh trai "đang lớn lên về mặt tâm hồn", ta càng thấy chú trở nên gần gũi và đáng quý trọng biết bao! Nghệ thuật đích thực hướng tới Chân, Thiện, Mĩ. Truyện "Bức tranh của em gái tôi" của Tạ Duy Anh cho ta cảm nhận ấy. Dưới ánh sáng nghệ thuật, hai anh em Kiều Phương thật đáng yêu, như đang cùng tuổi thơ khắp mọi miền đất nước đồng hành hướng về “Tương lai vẫy gọi”.
3. Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều ấn tương rất sâu sắc. Dế Mèn vì ăn uống điều độ nền trở thành một chàng dế vô khỏe mạnh và cường tráng. Chàng dế đó là một thanh niên với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt,... thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Đôi cánh nay đã "thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi"; Mèn vỗ lên "nghe tiếng phành phạch giòn giã". Có thể nói, không ai lại không thích cái vẻ khoẻ khoắn ấy. Một chú dế thật cường tráng và khỏe mạnh. Chính vì vậy, Dế Mèn lúc nào cũng cảm thấy tự hào về thân hình của mình. Tuy nhiên, Dế Mèn lại là kẻ hống hách và vô cùng tự phụ. Nó tự cho mình là nhất và bắt nạt mọi người xung quanh. Chính sự kiêu căng và nghịch ngợm đó của mình mà Dế Mèn đã gay ra cái chết của Dế Choắt- anh bạn hàng xóm. Tóm lại, Dế Mèn là người có ngoại hình nhưng tính cách thì hung hăng, hống nên đã nhận lấy bài học đường đời đầu tiên của mình.
Hãy viết một đoạn văn miêu tả tâm trạng của người anh trong chuyện bức tranh của em gái tôi.
Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi.
Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.
Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần "Mèo" (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi. Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. "Mèo" yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt "khó ưa" của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào ! Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.
Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh đẹp về cảnh, về người. Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức tranh.
Theo em mỗi đoạn văn là một bức tranh đẹp về cảnh, về người rất hấp dẫn và thú vị.
- Đoạn 1: Đường lên Sa-Pa đẹp như con đường đi lên động tiên mà em đọc được trong các truyện cổ tích. Cảm giác của du khách trên con đường đến với Sa-Pa là cảm giác như bay bồng bềnh trên nhừng đám mây, vượt qua những thác trắng như mây trời, những rừng cây âm âm, những rừng cây đỏ rực hoa chuối... lung linh và huyền ảo và thú vị đến vô cùng.
- Đoạn 2: Cảnh phố huyện vui mắt và rực rỡ sắc màu của một thị trấn trên phố núi: nắng thì vàng hoe, người ngựa dập dìu đi chợ trong sương núi tím nhạt". - Đoạn 3: Phong cảnh Sa-Pa thật huyền diệu. Thoắt cái là lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái là mùa đông với mưa tuyết trên những cành đào cành lê, cành mận. Và thoắt cái là mùa xuân với những làn gió nhẹ hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung quý hiếm.
Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh đẹp về cảnh, về người. Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức tranh.
Theo em mỗi đoạn văn là một bức tranh đẹp về cảnh, về người rất hấp dẫn và thú vị.
- Đoạn 1: Đường lên Sa-Pa đẹp như con đường đi lên động tiên mà em đọc được trong các truyện cổ tích. Cảm giác của du khách trên con đường đến với Sa-Pa là cảm giác như bay bồng bềnh trên nhừng đám mây, vượt qua những thác trắng như mây trời, những rừng cây âm âm, những rừng cây đỏ rực hoa chuối... lung linh và huyền ảo và thú vị đến vô cùng.
- Đoạn 2: Cảnh phố huyện vui mắt và rực rỡ sắc màu của một thị trấn trên phố núi: nắng thì vàng hoe, người ngựa dập dìu đi chợ trong sương núi tím nhạt". - Đoạn 3: Phong cảnh Sa-Pa thật huyền diệu. Thoắt cái là lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái là mùa đông với mưa tuyết trên những cành đào cành lê, cành mận. Và thoắt cái là mùa xuân với những làn gió nhẹ hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung quý hiếm.
Qua bài Bức tranh của em gái tôi ,viết 1 đoạn văn miêu tả tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh do em gái vẽ
help me
Tham khảo:
Trong văn bản "Bức tranh của em gái tôi", nhân vật anh trai Kiều Phương được xây dựng là có tính cách ghen tị với tài năng của em gái mình. Vì em gái được mọi người xung quanh tán dương và ca ngợi, người anh trai đã lúc nào cũng tìm cớ để quát nạt em gái mình. Dù cho người em lúc nào cũng quý anh trai thì người anh trai cảm thấy tủi thân khi không được mọi người quan tâm và cũng nhận thức được việc làm của mình đối với em gái là không nên. Người anh trai trong bài là người có diễn biến tâm lý phức tạp: vừa thương em gái nhưng cũng lại đẩy em gái ra xa. Tuy nhiên, đến cuối câu chuyện thì anh trai đã nhận ra được tấm lòng của người em gái qua bức tranh tuyệt đẹp. Từ giật sững vì bàng hoàng, ngỡ ngàng vì quá bất ngờ cho đến hãnh diện về em gái cho đến xấu hổ và ân hận vì cảm thấy mình ko xứng với những gì tuyệt đẹp trên bức tranh kia. Người anh có tâm trạng như vậy là bởi vì đã có sự chuyển biến trong nhận thức về em gái cũng như bài học về tình yêu thương và lòng bao dung trong cuộc sống.
Khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của Kiều Phương, thoạt tiên người anh ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện và sau đó là sự xấu hổ. Hòa ra những lần Mèo xét nét khiến anh bực mình khó chịu chính là lúc em quan sát thật kĩ để vẽ người anh. Trước hết, người anh ngỡ ngàng vì không thể tin được chú bé ngồi trong bức tranh kia là mình. Sau sự ngỡ ngàng ban đầu ấy, người anh thấy hãnh diện, hãnh diện vì mình là chủ đề chính của bức tranh đoạt giải nhất trong cuộc thi vẽ quốc tế. Ngỡ ngàng, hãnh diện rồi cuối cùng là cảm giác xấu hổ. Người anh nhận ra mình không được đẹp, hoàn hảo như những gì em gái đã thể hiện. Đặc biệt, người anh xấu hổ khi thấy mình không xứng đáng với tình cảm trong sáng của Kiều Phương. Chính cảm giác xấu hổ ấy giúp ta phát hiện ra phần đẹp nhất trong tâm hồn của người anh.
Người anh trai đứng xem bức tranh với bao tâm trạng. Anh vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là mình. Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình. Nhìn bức tranh, người anh hãnh diện vì mình có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn nhân hậu bao la. Nhưng cũng chính vào lúc ấy, góc khuất trong tâm hồn khiến người anh cũng vô cùng xấu hổ. Anh đã có những lúc cư xử không đúng với cô em gái nhỏ. Anh lại giận mình vì chẳng có một chút năng khiếu gì. Bao nhiêu những cảm giác xáo trộn trong lòng khiến người anh vừa ngất ngây lại vừa choáng váng. Đứng trước bức tranh của cô em gái, đứng trước phần tốt đẹp của mình, cái chưa toàn vẹn trong tâm hồn của người anh như bị thôi miên, thẫn thờ và câm lặng.
Câu 13. Khi viết 1 đoạn văn từ 10-12 câu miêu tả bức tranh sau. *
40 điểm
Những cành cây khẳng khiu đã nhú những mầm non, lộc biếc sau một mùa đông khắc nghiệt. Trên bầu trời trong xanh, từng đàn chim én đang bay về sau thời gian đi tránh rét. Tất cả đã báo hiệu mùa xuân về. Mùa xuân là mùa của hoa lá đua nhau khoe sắc, là mùa của sự sống dồi dào và còn là mùa của sự sum họp, đoàn tụ trong gia đình.
Cũng như các gia đình khác, trong những ngày chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán, gia đình em đông vui hơn, ấm áp hơn khi anh trai em đi học xa đã về, mẹ cũng đã được nghỉ. Cả gia đình mỗi người một việc chuẩn bị thật chu đáo cho ngày Tết. Mẹ em thật đảm đang với những công việc nội trợ, bếp núc. Mẹ mua sắm thật đầy đủ, tươm tất. Nào là gà, thịt lợn, nào là rau, khoai tây, mắm muối... để chuẩn bị cho những bữa ăn trong ngày Tết. Bên cạnh đó, mẹ còn chuẩn bị mứt, bánh kẹo, ô mai, nước ngọt... Sự khéo léo của mẹ được thể hiện ở những món ăn. Những bông hoa được mẹ cắt, tỉa từ những củ cà rốt, su hào, cà chua thật sinh động. Tẩt cả những món ăn mẹ đều cố gắng làm thật hấp dẫn để mang lại sự ngon miệng cho cả gia đình. Trên nhà, bố em đang chăm chút cho mâm ngũ quả và bàn thờ tổ tiên. Công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng đòi hỏi sự khéo léo và con mắt tinh tế. Tất cả những chuối xanh, bưởi vàng, táo, hồng, cam,., dưới bàn tay tài hoa của bố đã trở thành một mâm ngũ quả thật nổi bật, chúng đan xen vào nhau làm tôn màu sắc đặc trưng của từng loại quả. Với sự khéo léo của đôi tay, bố trang trí cành đào thật đẹp, những bông hoa đào đang khoe sắc thắm trở nên lung linh hơn bởi được trang trí thêm những bóng điện nhấp nháy. Có lẽ sự khéo léo của bố mẹ đã ảnh hưởng đến anh trai em. Anh trang trí cho cây quất thật đẹp mắt. Những chùm quả quất vàng tươi nổi bật trên nền xanh của đám lá.
Và phòng khách của gia đình em lúc này thật lộng lẫy khiến cho em có cảm giác thật mới lạ nhưng lại rất quen thuộc.
Vì nhỏ nhất nhà nên em được cả gia đình quan tâm, chiều chuộng nhưng không vì thế mà em không giúp được mọi người. Lúc thì em giúp mẹ lau bàn ghế, lấy bát, đũa, lúc thì chuyển giúp bố các loại hoa quả còn thiếu. Em không thấy mệt mà ngược lại em còn cảm thấy rất vui vì đã giúp được gia đình dù đó chỉ là những việc rất nhỏ.
Cô Hoa, mẹ của bạn Thu năm nay tầm 29 tuổi. Dáng người cô thon thả. Khuôn mặt tròn luôn toát lên vẻ hiền lành, phúc hậu. Nước da trắng hồng vì luôn được cô chăm sóc thường xuyên. Đôi mắt đen láy luôn ánh lên cái nhìn thân thiện. Mái tóc dài thướt tha, đen mượt. Đôi môi cô không tô son mà vẫn hồng. Em rất mến cô Hoa.