Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Mỹ Linh
Xem chi tiết
ღ๖ۣۜLinh
25 tháng 4 2019 lúc 1:40

-Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. (Điều 11.1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em).

Mọi trẻ em khi sinh ra đều có quyền được khai sinh. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân sau này mà có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh(1).

Bình luận (0)
Maxyn is my life
25 tháng 4 2019 lúc 10:23

-Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. (Điều 11.1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em).

Mọi trẻ em khi sinh ra đều có quyền được khai sinh. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân sau này mà có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh(1).

Bình luận (0)
Phạm Liêm
Xem chi tiết
Dương Đức Hà
6 tháng 4 2021 lúc 21:41

QUYỀN CON NGƯỜI,
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

Điều 14  

1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Điều 15  

1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.

2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

4. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Điều 16  

1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Điều 17  

1. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.

2. Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.

3. Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ.

Điều 18  

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

 2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Điều 19  

Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật. 

Điều 20  

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.

3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.

Điều 21  

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. 

2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

Điều 22  

1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.

2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.

Điều 23  

Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

Điều 24

1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Điều 25  

Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

Điều 26  

1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.

2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.

3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.

Điều 27  

Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.

Điều 28  

1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

Điều 29   

Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

Điều 30  

1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật. 

3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.

Điều 31  

1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

2. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai. 

3. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.

4. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. 

5. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật.

Điều 32  

1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.
2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.

3. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.

Điều 33  

Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Điều 34  

Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội.

Điều 35  

1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.

2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.   

3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu. 

Điều 36  

1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

 2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.

 Điều 37  

1. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.

2. Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.

3. Người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều 38  

1. Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.

2. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng.

Điều 39  

Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.

Điều 40  

Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó.

Điều 41  

Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa. 

Điều 42  

Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.

Điều 43   

Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

Điều 44  

Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.

Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.

Điều 45  

1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.

2. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân. 

Điều 46  

Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.

Điều 47  

Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.

Điều 48  

Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam.

Điều 49  

Người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hòa bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét cho cư trú.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Khôi Nguyên
6 tháng 4 2021 lúc 21:43

Mỗi công dân có quyền tự do ,dân chủ,độc lập và có quyền đc hạnh phúc 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Khôi Nguyên
6 tháng 4 2021 lúc 21:45

Và các quyền sau đây:

Học tậpNghiên cứu khoa họcTự do đi lại và cư trúKhông bị xâm hại về chỗ ở và thân thểHưởng chế độ bảo vệ sức khỏe.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Gia Hân
Xem chi tiết
Võ Nguyễn Anh Thư
6 tháng 5 2018 lúc 7:27

Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam có quốc tịch Việt Nam

Bình luận (0)
Mahakali Mantra (Kali)
Xem chi tiết
nguyễn phạm khánh linh
16 tháng 4 2019 lúc 21:56

1-Tự ý vào nhà người khác khi chưa được cho phép

-Tự ý khám xét chỗ ở của người khác

-Đuổi trái phép những người khác ra khỏi chỗ ở

-Tự ý lấn chiếm nhà của người khác

2.-Chăm chỉ học tập ko vi phạm các qui định của nhà nước 

-không nên tự ý xâm nhậm vào chỗ ở của người khác khi chưa được phép

-tố cáo những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Bình luận (0)
gấu zuka (siêu quậy)
17 tháng 4 2019 lúc 17:51

vân vân và mây mây

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Mỹ Linh
Xem chi tiết
Lê Tài Bảo Châu
1 tháng 5 2019 lúc 10:57

Tự chế 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Mỹ Linh
Xem chi tiết
꧁trần tiến đͥ�ͣ�ͫt꧂
1 tháng 5 2019 lúc 13:31

 Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch.

- Trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, nếu có yêu cầu thì được cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ để xác định cha, mẹ theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung trả lời về quyền được khai sinh và có quốc tịch của trẻ em trước ngày 01/6/2017. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004.

Trân trọng!

Bình luận (0)
Vũ Ngọc Quang
1 tháng 5 2019 lúc 13:52

Theo từ điển Tiêng Việt quyền được hiểu là điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi.NHư vậy quyền được học tập là quyền được nhà nước xã hội cho phép công dân thuộc bất kỳ mọi tầng lớp không phân dân tộc giới tinh địa vị đều được học hỏi và được pháp luật bảo đảm như một quyền của công dân như quyền được sống,được tự do,được mưu cầu hạnh phúc.....

Nghĩa vụ được hiểu là bổn phận của con người, việc bắt buộc phải làm đối với xã hội, đối với người khác mà pháp luật hay đạo đức quy định .Nghĩa vụ học tâp của công dân được hiểu là công dân có nghĩa vụ  phải học tập học tập không chỉ thể hiện trách nhiệm với bản thân mình mà còn thể hiện trách nhiệm với đất nước, góp phần phát triển đất nước, giúp nước,cứu nước......

Công dân là người dân của một nước

- Pháp luật nước ta quy định:

+ Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm tới thân thể của người khác. Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật.

+ Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Điều đó có nghĩa là mọi người phải tông trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

+ Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác đều bị pháp luật trừng phạt nghiên khắc.

- Quyền đó rất quan trọng đối với mỗi con người vì quyền đó gắn liền với mỗi con người và là quyền quan trọng nhất đáng quý nhất của mỗi công dân.

Chúc bạn học tốthaha

Quốc tịch là Mối liên hệ pháp lý giữa cá nhân đối với nhà nước nhất định, biểu hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó được pháp luật của Nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Mỹ Linh
Xem chi tiết
Harry Phạm Nguyễn
5 tháng 5 2019 lúc 21:19

Công dân là đân của một nước.

 Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước.

4 hành vi xâm phạm chỗ ở:

+ Tự ý vào nhà người khác khi chưa được người đó đồng ý;

+ Cố ý hành hung, đe dọa người khác ra khỏi nhà của họ;

+ Các cơ quan chính quyền, lực lượng công an khi khám xét nhà không có giấy khám xét;

+ Thực hiện các hành vi trái pháp luật để xâm phạm chỗ ở của người khác

Các bạn trai vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của bạn Hà.

Hà cần phải báo cho cha mẹ, thầy cô giáo hoặc chính quyền địa phương biết để giúp Hà.

Có người đến nhà sửa đồng hồ thì mình sẽ bảo họ về cho đến khi bố mẹ mình về.

Khi nghi ngờ nhà hàng xóm bị cháy em sẽ báo cho hàng xóm biết để kịp thời xử lí, không nên tùy tiện vào nhà xem thử sẽ gây nguy hiểm hoặc vi phạm quyền xâm phạm về chỗ ở.

Suy nghĩ của Huy là sai. Vì học tập là quyền và cũng như là nghĩa vụ của chúng ta.

Nếu là Hạnh em sẽ giải thích cho Huy hiểu :...............................................(nói theo hiểu biết của mình về quyền cũng như là nghĩa vụ).

Hành vi của Tuấn và Hùng là sai.

Câu cuối chắc là sai đề. Nếu là Hùng, em sẽ làm gì mới đúng chứ?

Bình luận (0)
Nguyễn Hà Nội
Xem chi tiết
TV Cuber
19 tháng 3 2022 lúc 9:52

C

Bình luận (0)
Minh Anh sô - cô - la lư...
19 tháng 3 2022 lúc 9:52

C

Bình luận (0)
Đỗ Thị Minh Ngọc
19 tháng 3 2022 lúc 9:52

C.Là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân nước đó.

Bình luận (0)
Ɲɠọç⁀²ᵏ⁹
Xem chi tiết
minh nguyet
18 tháng 3 2021 lúc 20:02

Tham khảo:

Câu 1:

 

- Quyền công dân:

Học tậpNghiên cứu khoa họcTự do đi lại và cư trúKhông bị xâm hại về chỗ ở và thân thểHưởng chế độ bảo vệ sức khỏe.

- Nghĩa vụ công dân:

  Bảo vệ đất nướcĐi nghĩa vụ quân sự (Đối với nam)Tông trọng và bảo vệ tài sản nhà nướcĐóng thuế, lao động công íchTuân theo hiến pháp và pháp luật.Quyền và bổn phận của trẻ em GDCD lớp 6

- Quyền của trẻ em:

Quyền sống còn: quyền cố hữu được sống, đăng kí khai sinh ngay sau khi sinh...Quyền được bảo vệ: bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ phẩm giá, giúp đỡ đặc biệtQuyền phát triển: được học hành, tham gia các hoạt động xã hội...Quyền tham gia: trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến…Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡngQuyền sống chung với cha mẹQuyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dựQuyền được học tậpQuyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch

- Bổn phận trẻ em:

Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình;Đền đáp lại công ơn đó bằng cách thực hiện tốt bổn phận của mình: cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành công dân có ích cho đất nước.Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường;Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình;Sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức; tôn trọng pháp luật; tuân theo nội quy của nhà trường; thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá; tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc;Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế.

Câu 2:

- Rèn luyện trong học tập, trau dồi, nắm chắc kiến thức.

- Rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người học sinh ngoan

Bình luận (1)