em hãy phân tích bài thơ lao xao lớp 6 tập 2 đoạn 1 rồi nêu cảm nghĩ về văn bản
Câu 1:
Em hãy nêu cảm nhận về bài văn Lòng yêu nước và Lao xao lớp 6 SGK tập 2.
Câu 2:
Em hãy nêu nội dung về văn bản Lao xao lớp 6 SGK tập 2.
Từ bài thơ '' Xuân về '' bài đọc thêm ( sách giáo khoa lớp 7 tập 1 trang 178 - 179 ) . Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 10 - 12 câu theo cách diễn dịch nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc thêm bài thơ ?
Xuân Về, là một bức tranh 3D sống động của làng quê Bắc bộ những năm đầu trong thập niên 30 của thế kỷ trước.Mới
Bước vô chiêm ngưỡng bức tranh quê của thi sĩ Nguyễn Bính ta gặp ngay:
Đã thấy xuân về với gió đông,
Với trên màu má gái chưa chồng.
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.
Mùa xuân giờ đã về trên từng bờ cây ngọn cỏ,trên đôi má của những cô gái xuân thì: “Với trên màu má gái chưa chồng” .Mà gái chưa chồng ở đây chính là “cô hàng xóm” đang ở “bên hiên hàng xóm”. Cô gái ấy có thấy thi sĩ đang nhìn mình để thấy Xuân Về hay không? Sao cô lại: “ngước nhìn giời” với đôi mắt trong”. Phải chăng chính là “đôi mắt trong” của cô hàng xóm ấy cộng thêm “màu má” ửng hồng khi gió đông thổi về. Cho thi sĩ của chúng ta “Đã thấy xuân về”.
Thi sĩ đưa ta vào chiêm ngưỡng kỹ hơn bức họa của mình. Bằng khung cảnh sống động trong khổ thơ sau:
Từng đàn con trẻ chạy xun xoe,
Mưa tạnh, giời quang, nắng mới hoe.
Lá nõn, nhành non, ai tráng bạc?
Gió về từng trận, gió bay đi...
Xuân về, tết đến ở các làng quê Bắc bộ, ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh đám trẻ với khuôn mặt tươi rói theo mẹ theo chị đi chợ tết hoặc đi xem hội làng hội xuân. Để tô điểm thêm cảnh xuân tác giả miêu tả “mưa tạnh, giời quang, nắng mới hoe”. Nắng mới hoe là nắng sớm, nắng xuân ấm áp sau khi mưa bụi vừa tạnh trả lại bầu trời quang đãng.
Lúc này mới thấy điểm nhấn của mảnh ghép chính của bức tranh: Lá nõn, nhành non. Dấu hiệu của xuân thật sự chính là đây. Lá nõn là mầm lá mới nhú, nhành non là nhành cây vừa mới nảy lộc chưa kịp cứng cáp. Và một phát giác lý thú của thi sĩ khi nhìn thấy “lá nõn, nhành non” dưới nắng mới sau cơn mưa vừa tạnh, đã phải thốt lên câu hỏi: “ai tráng bạc”. Chẳng có ai tráng bạc lên chúng, có chăng là cái lấp lánh của mầm cây mới cựa mình thức dậy dưới ánh “nắng mới hoe” và còn sót lại chút mưa bụi bám vô những giọt li ti long lanh để thi sĩ thấy như “ai tráng bạc” đấy thôi. Mảnh ghép bức tranh thêm sống động ở câu cuối “gió về từng trận, gió bay đi…” gió xuân mà tác giả cảm nhận nó về “từng trận” rồi bay đi cũng “từng trận” phải chăng gió đã nô đùa quá trớn trên những “lá nõn nhành non” của thi sĩ!
Còn đây là khổ thơ làm điểm nhấn cho bức họa Xuân Về của thi sĩ:
Thong thả dân gian nghỉ việc đồng,
Lúa thì con gái mượt như nhung.
Đầy vườn hoa bưởi, hoa cam rụng,
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.
Xuân về cũng là lúc những công việc đồng áng của nhà nông tạm xong. Người dân gác lại mọi việc để đón xuân, vui tết. Xuân về “lúa thì con gái mượt như nhung”. Đây chính là lúc cây lúa bước vào thời kỳ chuẩn bị “ngậm đòng” cây lúa có màu xanh mát dịu làm nao lòng những người con xa quê. Không chỉ có cây lúa, mà mảnh ghép này còn có “đầy vườn hoa bưởi, hoa cam” nhưng là chúng đã “rụng” xuống. chứ không hẳn là còn trên cây. Cho dù hoa bưởi hoa cam ấy đã rụng thì vẫn “ngào ngạt hương bay” hương bay xa còn nhờ từng trận gió về và đi kia nâng cánh, để cho lũ bướm dập dìu về nô đùa trong vườn mà ở đây thi sĩ dùng hình ảnh chúng “vẽ vòng”.
Phải chăng hình ảnh “đầy vườn” hoa rụng, còn có ẩn ý trái đã kết, cánh hoa rụng xuống bướm vẽ vòng, chính là biểu hiện vòng tuần hoàn của trời đất, của cây cối, hoa sau khi khoe hương sắc thì nhường chỗ cho trái ngon quả ngọt lớn lên.
Một mảnh ghép của bức tranh cũng sống động không kém xuất hiện:
Trên đường cát mịn, một đôi cô,
Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,
Tay lần tràng hạt miệng nam mô
Xuân Về tết đến, trên khắp các ngả đường làng luôn dập dìu các cô các chị ăn mặc thật đẹp để tham gia trảy hội. hoặc đi chùa cầu may. Yếm đỏ, khăn thâm là những trang phục truyền thống của các thôn nữ ở những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ 20.
Đường làng không chỉ có các cô mà còn có các “Bà già tóc bạc” chống cây gậy trúc đi chùa. ở đây tác giả đã để cây “gậy trúc dắt” bà già đi, Bởi bà còn bận “tay lần tràng hạt,miệng nam mô”. Một hình ảnh rất thi vị. Cây gậy đi trước ắt hẳn nó là người dẫn đường. Nhưng không phải ai cũng quan sát kỹ để nhận ra điều ấy.
Bốn mảnh ghép với bốn mảng màu sắc khác nhau, đã được thi sĩ Nguyễn Bính ghép vô bức tranh Xuân Về hoàn hảo. Xuân Về có đôi má ửng đỏ của cô gái chưa chồng, xuân về có đám trẻ xun xoe nô đùa trong xóm, Có “lá nõn nhành non ai dát bạc” Xuân Về có cánh đồng lúa đang thì con gái, có đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng, hứa hẹn một mùa trái ngọt phía trước, “Xuân Về” có các cô Thôn nữ bên các bà già tóc bạc đi chùa cầu may.
Bài thơ “Xuân Về” đã ra đời cách nay gần 80 năm. Nhưng những hình ảnh về phong cảnh làng quê thì vẫn như vừa mới viết đây thôi! Xuân về bây giờ ta vẫn gặp những đôi má ửng hồng, của các cô thôn nữ chưa chồng. Xuân về vẫn gặp bầy trẻ ríu rít, theo bà, theo mẹ đi chợ tết, hoặc đi xem hội. Đặc biệt những “lá nõn nhành non” thì càng không thể không gặp. Xuân về vẫn nhiều lắm những cây gậy trúc dắt các cụ đi chùa đầu năm. Duy chỉ có “Yếm đào mỏ quạ đã biệt tăm” thay vào đó là những tà áo dài tha thướt, hoặc những cánh áo hoa dịu dàng của các cô thiếu nữ hôm nay, trên khắp các ngả đường thôn quê hôm nay dù còn “cát mịn”, đường gạch hay đã “bê tông hóa”
Xuân Về, là một bức tranh 3D sống động của làng quê Bắc bộ những năm đầu trong thập niên 30 của thế kỷ trước.
Bước vô chiêm ngưỡng bức tranh quê của thi sĩ Nguyễn Bính ta gặp ngay:
Đã thấy xuân về với gió đông,
Với trên màu má gái chưa chồng.
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.
Mùa xuân giờ đã về trên từng bờ cây ngọn cỏ,trên đôi má của những cô gái xuân thì: “Với trên màu má gái chưa chồng” .Mà gái chưa chồng ở đây chính là “cô hàng xóm” đang ở “bên hiên hàng xóm”.
Hãy nêu cảm tưởng của em sau khi đọc bài ''Lao xao "
(ngữ văn 6 /tập 2)
Giúp mk nha!!!!!!!!!!!
1. Một bức tranh về không khí yên ả thanh bình của làng quê người Việt Làng quê người Việt vốn có một không khí yên ả thanh bình cố hữu sau luỹ tre xanh. Ở đó tồn tại một nền văn minh nông nghiệp ngàn đời. Rất ít biên động, rất ít đổi thay đến mức người ta tưởng như sinh ra đất trời vốn thế. Trình độ sản xuất đã không cao, quan hệ giữa con người với nhau lại là quan hệ truyền thống (trong họ, ngoài làng). Đời sống vật chất và tinh thần ấy đã tạo nên một không khí làng quê thuần khiết. Không khí ấy đã biến đổi dần đi trong quá trình đô thị hoá. Và chính từ quá trình ấy, những gì một đi không trở lại mới được nhớ về như một hoài niệm xa xôi. Những ngày ấy, mùa hè là ngày hội của hoa thơm, bướm lượn. Hoa thì đủ các loài : hoa lan, hoa móng rồng, hoa dẻ. Mỗi thứ hoa mỗi sắc, mỗi hương : hoa lan nở trắng, hoa dẻ từng chùm, còn hoa móng rồng thì bụ bẫm và thơm mùi mít chín. Những loài hoa hào phóng ấy đem đến cho quê làng một không gian đặc quánh mùi thơm. Nó có sức hấp dẫn với cả muôn loài, nhưng trước hết là với ong, với bướm. Cuộc giành giật để phân chia lãnh địa giữa chúng hết sức tự nhiên và chiến thắng bao giờ cũng thuộc về kẻ mạnh. Tính cách giống loài của chúng được nhìn bằng đôi mắt trẻ thơ : ong vàng, ong vò vẽ, ong mật, chẳng cần biết phải trái ra sao, tất cả đều xông vào đấu lực, còn các cô bướm hiền lành thấm nhuần phương châm xử thế "tránh voi chẳng xấu mặt nào" lặng lẽ bay đi. Nhưng, dù sao đó chỉ là một khúc dạo đầu. Thế giới của loài chim xuất hiện trên bầu trời bằng tiếng kêu dõng dạc của con bồ các. Mỗi loài có một tập tính riêng, cả chim hiền và chim ác. Chim hiền thì thân thiết với nhà nông, gần gũi với con người : sáo sậu, sáo đen đậu trên lưng trâu, riêng con sáo đen nhà bác Vui tọ toẹ học tiếng nói con người, biết tự bay đi kiếm ăn nhưng chiều chiều lại trở về với chủ. Con tu hú là bạn của mùa vải như vị thiên sứ báo tin vui, nó đến và đi bất chợt. Còn chim ác như những nhân vật phản diện trong truyện cổ tích. Chúng không những có hình dáng khó coi mà còn vô cùng hiểm độc. Như con diều mũi khoằm giả vờ bay liệng trên cao như một kẻ vô tâm nhưng khi đánh hơi được con mồi, nó lao như mũi tên xuống đất. Không cao đạo kiểu cách như diều hâu, quạ, dù là quạ đen hay quạ khoang đều là những kẻ phàm ăn, tục uống. Không bắt được gà con,, không ăn trộm được trứng, chẳng một chút nề hà, nó sà ngay vào chuồng lợn, không cần kén cá chọn canh. Nhưng quạ, diều hâu không đáng sợ bằng chim cắt. Thân nhỏ nhưng bay nhanh, trở thành một thứ hung thần, một loại quỷ đen khủng khiếp, cắt là một nỗi kinh hoàng với một thứ vũ khí lợi hại vô song: cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn. Ám ảnh đối với trẻ thơ đã đành (bao nhiêu con bồ câu của nhà chú Chàng đã bị chim cắt xỉa chết), mà tất cả loài chim đều chưa ai địch nổi. Như thế là xã hội loài chim dưới con mắt tò mò, ưa khám phá, tìm tòi luôn có vấn đề đặt ra với nó. Phải có một Thạch Sanh, phải có một chàng hiệp sĩ. Nhưng bất ngờ thay, chàng hiệp sĩ ấy vóc dáng mới nhỏ bé làm sao, lại bị nghi oan là kẻ cắp. Tên tội đồ chịu tiếng xấu, nhưng trước bất công đã không thể làm ngơ. Chính nó đã lao vào đánh con diều hâu túi bụi. Chính nó đã tổ chức bủa vây làm cho quạ đổn không còn đường thoát phải "đến chết rũ xương". Và lần này nữa, trước loài cắt dữ gian manh, những chú chèo bẻo đã dũng cảm lao vào thử sức. Việc mạo hiểm ấy vốn đã ấp ủ từ lâu nhưng chưa có cơ hội ra tay, lần này thì cơ hội kia đã đến, hơn thế lại có sự cổ vũ nhiệt tĩnh của đám khán giả vô tư. Cắt đã bị thua, có lẽ lần đầu tiên chịu thua, như những chiếc máy bay B52 "quay tròn xuống đồng Xóc" mà không biết vì sao. Còn đối với bọn trẻ trong xóm, chiến thắng của chèo bẻo hiển hách như một kì công. Tính chất vô tư của bức tranh tả cảnh giúp ta hình dung : xã hội làng quê người Việt là một xã hội bằng phẳng, yên ả, thanh bình, cố hữu. Đã bao nhiêu đời như thế, tưởng không thể đổi thay. Không gian mà con người ưu ái dành cho các loài hoa bướm, loài chim là sự tĩnh mịch, êm dềm. Đó là nnững cảnh tượng quen thuộc đến mức cứ tưởng nhắm mắt lại là nó lập tức hiện ra: Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không... (Tô Hữu — Khi con tu hú) 2. Những quan điểm thẩm mĩ dân gian và triết lí dân gian Quan điểm thẩm mĩ dân gian trước hết là cái nhìn xã hội loài vật như xã hội loài người, con vật như con người. Khác với loại truyện ngụ ngôn, các con vật ở đây hiện ra như những nhân vật cụ thể và sinh động hết sức khách quan, chứ không để minh hoạ cho một bài học luân lí hay triết lí. Mỗi loài vật có một tính cách riêng. Vì vậy, có những con vật đáng ghét, con vật đáng thương. Nhưng sự đáng ghét hay đáng thương cũng ở nhiều cấp độ. Như ở loài chim ác, loài quạ đen, quạ khoang chẳng hạn : bắt gà con, trộm trứng gà là việc bất lương, nhưng không săn bắt được lại rơi vào thế đường cùng thì cũng có một cái gì thật tội. Còn những con chim hiền lành, nhất là dũng cảm như chèo bẻo mà mang tiếng xấu suốt đời thì ai là kẻ minh oan ? Riêng cuộc kịch chiến của gà mẹ với diều hâu, người đọc không khỏi nghĩ đến một tình cảm sâu nặng của con người : tình mẫu tử. Còn triết lí dân gian : đó là bài học về sức mạnh của sự đoàn kết: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Một con chèo bẻo đơn phương độc mã làm sao trị nổi diều hâu, quạ, cắt ? Ba lần lập cồng là ba lần chứng thực sức mạnh của bầy đàn (mà con người gọi là đoàn kết). Đối lập với sự đoàn kết là cái cô độc của sự lẻ loi : Nghèo ăn bắp, họp đông vui Còn hơn giàu có mồ côi một mình (Tục ngữ) Con bìm bịp là tượng trưng cho sự cô đơn, sự lảng tránh xã hội. Suốt ngày, suốt đêm phải chui rúc trong bụi cây, có lẽ đó là sự trừng phạt tinh thần thích đáng nhất, dành cho nó và đối với nó cũng là sự ân hận, giày vò nhất của lương tâm. Bài học "ở hiền gặp lành", "ác giả ác báo" cũng thể hiện sinh động ở đây. Người "ở hiền" là đám gà con, chú bồ câu và cả chim chèo bẻo nữa. Còn cái ác, chính nó lại tự đào hố chôn mình, kẻ "gieo gió phải gặt bão". Ngoài quan điểm thẩm mĩ dân gian, triết lí dân gian, còn có các yếu tố của nén văn hoá dân gian. Đó là những bài hát đồng dao (Bồ các là bác chim ri,...), các thành ngữ được sử dụng đúng lúc, đúng nơi (Dây mơ rễ má, kẻ cắp gặp bà già,...), các câu chuyện cổ tích (Sự tích chim bìm bịp, sự tích chim chèo bẻo,...), v.v. Những yếu tố văn hoá dân gian này làm cho bài văn có một không khí nửa hư nửa thực, vừa mới vừa cũ rất hay và đáng được nhớ, được sẻ chia, được đồng tình và trân trọng.
Nguon : http://hoctotnguvan.net/phat-bieu-cam-nghi-ve-tac-pham-lao-xao-cua-duy-khan-22-1748.html
từ bài thơ đi đường, hãy viết 1 đoạn văn nêu suy nghĩ của em về con đường học tập phía trước của bản thân
Từ bài thơ “Đi đường”, hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về con đường học tập phía trước của bản thân:
Bài thơ Đi đường là một bài thơ tiêu biểu cho tinh thần, nghị lực của Hồ Chí Minh, nó thật sự đã để lại trong lòng người đọc nhiều bài học đáng suy ngẫm. Đặc biệt với những người học sinh nó gợi lên rất nhiều suy nghĩ về con đường học tập của bản thân
Đi đường của Hồ Chí Minh đã đưa ra một bài học tưởng chừng như đơn giản là có đi đường thì mới biết đường khó, đường đi khó khăn là vậy mà người đi đường đâu có được thảnh thơi, phải chịu xiềng xích vòng quanh chân với tay. Nhưng người đi đường không nản chí, nản lòng vượt qua bao khó khăn để lên đến đỉnh cao chót vót. Như vậy, mỗi gian khó của người đi đường dẫu là chồng chất liên tiếp nhưng không phải là bất tận, chỉ cần chịu khó thì hành trình ấy sẽ không phải là vô ích, lúc ấy niềm vui sẽ tới, con người sẽ làm chủ thiên nhiên vũ trụ.
Con đường học tập cũng tương tự như hành trình của người đi đường. Học tập là hành động tiếp thu tri thức của nhân loại. Chúng ta có thể học ở thầy cô giáo, học trong sách vở, hoặc học ở chính những người bạn của mình…. Tri thức là vô biên, nó giống như một đại dương còn những gì ta biết chỉ giống như một hạt muối nhỏ. Vì thế con đường học tập cũng là một con đường rất dài nhiều gian nan và thử thách. Nó đòi hỏi người học không được nản chí, nản lòng, phải thật sự say mê và nhiệt huyết.
Thật vậy, nhiều lúc ta đau đầu với các phép tính sin, cot trong toán học, thấy nó thật phức tạp và khó hiểu. Rất nhiều bạn cảm thấy nản lòng mà sợ hãi, bỏ qua môn toán. Hay nhiều lúc chúng ta thấy quyển sách Ngữ văn thật nhàm chán, chỉ toàn chữ là chữ, gây buồn ngủ. Đó chính là những thử thách trên con đường học mà chúng ta phải vượt qua. Hãy tự tạo ra cho mình những suy nghĩ tích cực, động viên mình vượt qua những khó khăn.
Chẳng hạn như bạn hãy cố gắng suy nghĩ, động não để tìm ra đáp án của những bài toán khó, bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè… rồi sẽ đến lúc bạn thấy môn toán thật thú vị và có ích. Hay với môn văn, hãy thật sự làm bạn với các nhân vật văn học, hiểu tính cách, hoàn cảnh của họ thì chắc chắn bạn sẽ thấy môn văn thật sự rất hay…
Bắt đầu học và tiếp thu một thứ gì mới, ai cũng vậy đều cảm thấy khó khăn. Nhưng nếu ta dễ dàng đầu hàng thì ta sẽ chẳng học được thứ gì hết, kiến thức với ta sẽ mãi xa vời. Nhưng nếu vượt qua được sự bỡ ngỡ rồi thì bạn sẽ nhận lại được những kết quả vô cùng quý giá và tuyệt vời. Có kiến thức rồi bạn sẽ tự tin hơn trong cuộc sống, mọi việc bạn làm cũng dễ dàng hơn và hơn hết người có kiến thức sẽ được mọi người rất tôn trọng và quý mến.
Hãy thử tưởng tượng mà xem, nếu như bác sĩ mà thấy các loại thuốc quá phức tạp thì bác sĩ có cứu người được không? Nếu như anh kĩ sư xây dựng không chịu học thiết kế bản vẽ vì nó quá khó thì anh có xây dựng được các căn nhà không? Bác nông dân chỉ dựa vào kinh nghiệm mà người xưa truyền lại không chịu cập nhật các kiến thức khoa học kĩ thuật thì bác có đỡ vất vả và làm giầu nhờ nông nghiệp được không? Câu trả lời chắc chắn là không. Việc học là vô cùng quan trọng, nó nhiều khó khăn, thử thách nhưng khi vượt qua kết quả ta thu về lại thật là tuyệt vời.
Trong cuộc sống hiện nay, vẫn còn rất nhiều người coi thường việc học, cho rằng việc học là khó, không chịu tìm tòi suy nghĩ đúng sai. Những người như thế nếu không thay đổi suy nghĩ sẽ sớm bị tụt lùi tại xã hội đang ngày càng văn minh, hiện đại ngày nay.
Là một người học sinh – mầm non tương lai của đất nước, hơn ai hết chúng ta phải hiểu được vai trò và tầm quan trọng của việc học, phải phấn đấu vượt qua những khó khăn trở ngại, tìm ra cho mình một phương pháp học tập phù hợp và tuyệt đối không bao giờ được bỏ cuộc trước những khó khăn. Có như thế chúng ta mới có thể đưa Việt Nam “sánh đôi với các cường quốc năm châu trên thế giới” đúng như lời Bác Hồ đã từng dạy bảo.
Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn ( 6 - 8 câu) nêu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh
Tham khảo
Bác Hồ được nhân dân trên toàn thế giới biết đến không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là một nhà thơ lớn. Trong những bài thơ Bác viết ở chiến khu Việt Bắc,em rất thích bài thơ Cảnh khuya. Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn,hàm súc nhưng bài thơ đã chứa đựng tình yêu thiên nhiên,tình yêu nước sâu đậm của Bác. Hai câu thơ đầu gợi ra trước mắt em bức tranh thiên nhiên thật đẹp và gần gũi. Có âm thanh tiếng suối chảy như tiếng ai đang hát ngọt ngào,sâu lắng,có ánh trăng sáng lung linh trên bầu trời soi sáng mọi vật,làm cho cây cỏ,hoa lá như đang lồng vào nhau tạo nên bức tranh tuyệt đẹp.
EM tham khảo:
Bác cũng luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm dân, nước. Nỗi niềm ấy hội tụ mọi suy nghĩ, tình cảm và hành động của Người. Tuy Bác lặng lẽ ngắm cảnh thiên nhiên và phát hiện ra những nét đẹp tuyệt vời nhưng tâm hồn Bác vẫn hướng tới nước nhà.Bác đang ở cương vị một lãnh tụ Cách mạng với trách nhiệm vô cùng to lớn, nặng nề.Bài thơ bộc lộ rõ tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và ý thức trách nhiệm cao cả của Bác Hồ – vị lãnh tụ giản dị mà vĩ đại của dân tộc ta. Bài thơ là một trong muôn vàn dẫn chứng minh họa cho phong cách tuyệt vời của người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.
https://vanmauvip.com/viet-doan-van-ngan-tu-6-8-cau-neu-cam-nghi-ve-bai-tho-canh-khuya.html
Tham khảo
Làm 1 đoạn văn dài 2 mặt giấy nêu cảm nghĩ của em về 2 khổ thơ cuối của bài thơ "Trong lời mẹ hát" của tác giả Trương Nam Hương sách giáo khao lớp 8 chân trời sáng tạo tập 1 trang 13,14
1. Viết đoạn văn (8-10 câu) nêu cảm nhận sâu sắc nhất về 1 hình ảnh thơ hoặc khổ thơ trong "Tiếng gà trưa" mà em thích.
2. Từ tinh thần của khổ thơ cuối bài thơ "Tiếng gà trưa", em hãy viết đoạn văn (10 câu trở lên) nêu suy nghĩ của bản thân về lí tưởng sống của thanh niên, học sinh hiện nay.
Bà không chỉ là người chăm lo cho cháu đấy đủ về vật chất mà còn là người làm cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp, thêm huyền ảo như trong truyện. Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn đứa cháu để mai này cháu khôn lớn thành người. Người bà kì diệu như vậy ấy, rất giản dị nhưng có một sức mạnh kì diệu tứ trái tim, ta có thể bắt gặp người bà như vậy trong “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh
Tham khảo nha
Học Tốt
# mui #
Tham khảo nha:https://hoidap247.com/cau-hoi/473645
Khổ thơ cuối bài thơ " tiếng gà trưa" là động lực ý chí chiến đấu của nhân vật trữ tình . Tiếng gà trưa khơi lên ngọn lửa yêu nước nhiệt thành biểu hiện cao độ của nó là ý chí quyết tâm chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ xóm lang , bảo vệ bà , bảo vệ cuộc sống thanh bình của nhân dân , bảo vệ những điều đẹp đẽ và thiêng liêng trong kí ức .
"Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ"
Đây là hình ảnh kết thúc bài thơ đẹp mang nhiều ý nghĩa khái quát rất sâu sắc , đó là ước mơ tuổi thơ đã đi vào giấc ngủ đẹp vs ổ trứng hồng , đó là hạnh phúc nhỏ bé giản dị mà trong lành tinh khiết của trẻ em vùng nông thôn VN thời chiến tranh gian khổ . Điệp từ " vì" nhắc lại 4 lần nêu cao mục đích chiến đấu cụ thể rõ ràng . Vì tổ quốc , vì nhân dân trong đó có ng bà của mik , lời thơ tâm tình như 1 lời tâm sự hướng về ng bà thân yêu vừa là lời tự nhủ mik hãy quyết chí đấu tranh bảo vệ hòa bình đất nước . Đoạn thơ hay , xúc động bởi nó là sự hòa quyện thắm đượm tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước !!!!
Thanh niên là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội. Thanh niên là lực lượng kế thừa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tương lai đất nước trở nên như thế nào tất cả phụ thuộc vào sự rèn luyện của thế hệ thanh niên hôm nay. Bởi thế, để thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm ấy, mỗi thanh niên phải xây dựng lý tưởng sống cao đẹp. Lý tưởng sống của thanh niên không có gì khác ngoài lý tưởng yêu nước.
Lí tưởng sống là mục đích tốt đẹp, là ý nghĩa cuộc đời mà mỗi con người muốn hướng tới. Người có lí tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn, giúp ích cho bản thân, gia đình, xã hội, đất nước và nhân loại.
Lí tưởng quyết định sự thành công của con người trong cuộc sống. Lí tưởng dẫn dắt sự nghiệp, tăng thêm sức mạnh cho con người để đạt thành công. Lí tưởng cho ta sức mạnh vượt qua khó khăn và thử thách trong cuộc sống. Lí tưởng sống của thanh niên hôm nay sẽ quyết định tương lai của đất nước.
Thanh niên là người còn trẻ, đang độ tuổi trưởng thành; là những người có ước mơ, khát vọng tràn đầy, mãnh liệt; có thể phát triển, trí tuệ, tư duy cũng phát triển nên có khả năng thực hiện được hoài bão của mình.
Thanh niên là những người chủ tương lai của đất nước như Bác Hồ kính yêu đã nói: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Thanh niên là chủ thể của thế giới, là nguồn động lực giúp cho xã hội phát triển, là những người không ngừng được nâng cao về chất lượng; thể lực, trí tuệ ngày càng phát triển, được học hành cao hơn, tiếp thu nhiều với công nghệ hiện đại.
Mỗi thanh niên sẽ có quan niệm của mình về lí tưởng, tùy thuộc vào hoàn cảnh, trình độ, cách sống của mình. Lí tưởng sống của thanh niên có nhiều mặt: lí tưởng chính trị, lí tưởng nghề nghiệp, lí tưởng thẩm mĩ,... Thế nhưng nó luôn lấy lời dạy của Bác làm cốt lõi, nền tảng để phát triển để hướng đến: Chúng ta không một phút nào được quên lí tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc ta hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta…
Lí tưởng của thanh niên trong thời kì chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc: phấn đấu vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, tất cả cho Tổ quốc quyết sinh. Đã có hàng triệu thanh niên lên đường ra trận, dũng cảm chiến đấu, hi sinh cuộc đời thanh xuân nhất của mình, góp sức quan trọng, cùng toàn dân tộc đánh thắng hai kẻ thù hùng mạnh của thời đại là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, hoàn thành được sứ mệnh vinh quang bằng xương máu. (Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác – Lí Tự Trọng).
Lí tưởng của thanh niên thời nay: Phấn đấu cho chủ nghĩa xã hội toàn thắng, phải xây dựng Việt Nam trở thành một nước “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Thanh niên ngày nay phải lĩnh sứ mệnh vô cùng cao cả và thiêng liêng, sứ mệnh xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia hùng mạnh và hội nhập kinh tế thế giới.
Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống. (L. Tolstoi)
Một số thanh niên không có lí tưởng sống, hoặc lí tưởng sống mờ nhạt. Do được bố mẹ nuông chiều, thiếu sự giáo dục, hoặc do tác động của cơ chế thị trường, nhiều thanh niên lo ăn chơi, hưởng thụ, sống buông thả, sa vào các tệ nạn xã hội. Đại đa số thanh niên hiện nay không quay lưng với quá khứ của dân tộc. Họ thừa kế và phát huy truyền thống của các thế hệ đi trước đã khẳng định tiếng nói và lí tưởng sống của mình, ra sức phấn đấu trên những lĩnh vực cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh và hội nhập quốc tế:
Tham gia chiến dịch mùa hè xanh: phong trào trí thức trẻ tình nguyện; thanh niên tình nguyện vì cộng đồng về nông thôn, miền núi giúp đỡ người nghèo, xây dựng cầu, đường; giúp đỡ thanh niên lầm lỡ hoàn lương, các hộ nghèo trong xã hội, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; tham gia giải quyết vấn đề dân sinh bức xúc tại địa phương…
Thanh niên nên ra sức học tập, nhanh chóng nắm bắt khoa học công nghệ hiện đại ở mọi lĩnh vực để phát triển đất nước: những chiến thắng vẻ vang liên tiếp của đội tuyển Robocon Việt Nam, những tấm huy chương vàng, huy chương bạc từ những môn Olympic Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, đến những giải thể thao hàng đầu của châu lục và thế giới.
Thanh niên phải xả thân với nhiệm vụ đấu tranh chống lại bọn tội phạm, chống thiên tai, chống đói nghèo lạc hậu, nuôi dưỡng bản thân, gia đình, đưa đất nước phát triển và hội nhập cùng quốc tế. Nhiều phong trào, nhiều cuộc vận động, nhiều công trình, nhiều dự án lớn đã thu hút hàng vạn thanh niên tham gia và tạo nên những thành tích lớn, thúc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và đổi mới toàn diện đất nước: giúp nhau lập nghiệp vì dân giàu nước mạnh, xây dựng nếp sống văn minh đậm đà bản sắc dân tộc, 4 đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp, 5 xung kích phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc…
Đề bài: Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về đoạn thơ 2 và 3 trong bài Chuyện cổ tích về loài người.
Chọn 1 trong 2 đề:
a, Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về những thay đổi của xã Ea Lâm ( trong bài đọc trên)
b, Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một câu chuyện ( bài báo, bài thơ) mà em đã học ở Bài 13.
Học sinh có thể tham khảo đoạn văn sau:
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được nhà thơ sáng tác vào năm 1958 khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. bài thơ là bức tranh thiên nhiên con người về cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá vào lúc hoàng hôn, cảnh đoàn thuyền đi trên biển đánh bắt cá và cảnh đánh bắt cá vào lúc bình minh. Câu hát hòa cùng với gió khơi là muốn nói đến sự hòa hợp giữa thiên nhiên với con người. Thiên nhiên đang góp sức ủng hộ con người. Câu hát thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời, niềm vui lao động, sôi nổi hào hứng. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi có gió làm bánh lái vầng trăng khuyết trên trời cao đã trở thành cánh buồm. Gió và trăng đã trở thành hai bộ phận của con thuyền giúp sức cùng ngư dân đưa đoàn thuyền ra khơi. Sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.
Đặt con người trong cuộc tranh tài với thiên nhiên là nhà thơ khẳng định tầm vóc của con người có thể sánh ngang thiên nhiên. Hòa cùng niềm vui to lớn của mọi người, nhà thơ chắp cánh cho trí tưởng tượng của mình bay bổng. Bài thơ đã thể hiện rõ tinh thần của nhân dân lao động lúc bấy giờ và cũng thể hiện rõ cảnh đẹp quê hương đất nước với nguồn tài nguyên phong phú. Tác giả với tình yêu thiên nhiên, yêu con người lao động đã thể hiện được không khí sôi nổi, hào hùng của đất nước ta khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội.