Song Ngư (๖ۣۜO๖ۣۜX๖ۣۜA)

Những câu hỏi liên quan
Lê Tài Bảo Châu
Xem chi tiết
 .
5 tháng 9 2019 lúc 21:08

Bạn tham khảo nè :

Đề 1 :

Nhân lúc soạn lại tủ sách cũ để sắp xếp góc học tập cho niên học mới khi bước vào lớp 8, em làm rơi ra một tấm ảnh kỉ niệm năm lớp một, chụp cùng bè bạn ngày lãnh thưởng cuối năm. Nhìn gương mặt ngây thơ của em và các bạn trong ngày ấy... bao kỉ niệm ngày đầu tiên nhập học trường tiểu học lại trở về trong trí óc em, rõ ràng như một cuốn phim... .

   Đó là một buổi sáng đầu tháng 9. Sau một đêm mưa, trời Sài Gòn nắng ấm dìu dịu... Mẹ gọi em dậy sớm, mặc vào cho em một chiếc áo trắng tinh cổ lá sen và chiếc váy màu xanh nước biển mà mẹ đã ủi kĩ đêm qua. Mẹ bảo em quay đi quay lại mấy vòng., em lúng túng làm theo lời mẹ với nỗi hồi hộp... Rồi mẹ ôm em vào lòng và bảo:

   - Con gái mẹ giờ đã lớn rồi, năm nay con không mặc áo đầm bông đi nhà trẻ nữa, con đến trường này học lớp một. Cô giác sẽ thay mẹ dạy con những điều mới, điều hay con phải ngoan ngoãn nhé!

   Đi đường, em lo lắng tự nhủ: Không biết cô giáo có khó lắm không nhỉ? Sao mà cuốn sách "Tiếng Việt" mẹ mua nhiều chữ đến thế? Mình có học hết và nhớ hết không nhỉ? Còn cuốn sách Toán và bao nhiêu cuốn sách nữa, sao mà nó dày cộm, không như các cuốn sách tô màu của nhà trẻ!... Hai bên đường, người và xe chạy ngược xuôi, nườm nượp, em ngồi sau xe của mẹ, nghe loáng thoáng tiếng mẹ dặn dò:

   - Con vào trường, phải lễ phép chào các thầy, các cô con nhé, tìm xem lớp một C ở đâu, thì đứng vào xếp hàng, nếu bạn nào chen lấn thì con cứ tạm nhường nhịn bạn; nếu bạn nào bắt nạt con, phải nói khéo, nếu bạn vô lí cố tình gây chuyện thì con phải mách cô giáo, đừng gây gổ với các bạn con nhé!...

   Đã đến cửa trường, nghe mẹ dặn thế, tôi càng ngại ngần bước vào sân... mặt tôi ngẩn ra... nhìn mẹ lo âu như chực khóc! Mẹ tôi cười xòa, ôm tôi mà nói:

   - Mẹ lo xa mà dặn con thế thôi, chứ trường này, các bạn con cũng có cha mẹ, dặn dò, dạy dỗ các bạn như ba mẹ đã dạy dỗ, dặn dò con vậy mà! Này nhé: Hôm nọ xem danh sách lớp con, thấy có tên của bạn Bình Minh và bạn Anh Dũng, cùng là bạn của lớp mẫu giáo cũ, con có nhớ không?

   Nghe đến đó, tôi mới hết rưng rưng nước mắt, mỉm cười và gật đầu, tạm biệt mẹ. Cầm chiếc cặp nặng nề và to kềnh càng ấy, tôi lúng túng bước vào sân trường, cổng trường dầy đăch học sinh... tôi ngước nhìn bốn bên xem lớp 1C của tôi ở đâu, nhưng tôi chỉ thấy loáng thoáng các anh, các chị lớp bốn, lớp năm đang chạy quanh tôi, chơi trò rượt bắt một cách vui vẻ... .Những anh chị ấy làm tôi không tìm đường đến lớp mình, nhưng sau lại cho tôi cảm giác yên tâm: Ngôi trường này là một nơi vui vẻ, có lẽ ít ngày sau, tôi sẽ cùng bạn Bình Minh, Anh Dũng và các bạn mới chơi đùa nơi đây! Nghĩ vậy, tôi mỉm cười và có thêm kiên nhẫn, tìm ra lớp mình?

   Vừa rảo bước trên sân tìm lớp, trong trí tôi vừa lúc vừa nhớ lại giọng đọc một bài văn hay của mẹ tôi đêm qua: "Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào mà không đi học. Con hãy nghĩ đến những lúc người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến, cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem sách vở ra học, viết. Cho đến những đứa trẻ mù, trẻ cảm, chúng cũng đều đi học cả.

   Mỗi buổi sáng, lúc con ra đường, con hay nghĩ cũng vào giờ này, trong thành phố ta có thể có đến ba vạn đứa trẻ cũng như con, đi "chầu" lớp học trong ba tiếng đồng hồ để được mở mang trí tuệ... Con hãy tưởng tượng cũng vào giờ này, có những đứa trẻ lếch thếch trên những con hẻm nhà quê, rảo bước trong các thành phố phường huyên náo, dưới bầu trời oi ả hay trong cơn mưa tuyết lạnh lùng, chúng đi thuyền ở xứ chẳng chịt sông ngòi, chúng phải cưỡi ngựa trên nhhuwngx cánh đồng không mông quạnh hay ngồi xe trượt trên những bãi băng giá lạnh, chúng xuống lũng, lên đồi, chúng xuyên rừng, lội suối, chúng vượt qua những ngọn đồi hẻo lánh hoang vu. Ăn mặ hàng nhìn lối khác nhau, nói băng trăm thứ tiếng khác nhau... Từ ngôi trường lấp lánh trong tuyết xứ Canada đến nóc trường hẻo lánh lẫn trong khóm gồi xứ Ả Rập, có tới hàng triệu triệu đứa trẻ cùng học một điều giống nhau bằng các thể thức khác nhau... Trong cái "tổ kiến học sinh" ấy, con được hân hạnh dự phần...

   Cố lên, tên lính nhỏ trong đạo quân lớn lao kia! Cố lên con ơi, lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường, coi sự ngu dốt là thù địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn, con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát!"

   Khi tôi đứng xếp hàng vào lớp 1C một lúc sau thì cô giáo mới của chúng tôi xuất hiện. Đó là cô N, một cô giáo có dáng vẻ tận tụy và gầy gò. Cô hướng dẫn chúng tôi so hàng rồi dắt chúng tôi lên lớp. Buổi học ấy, cô giáo xếp chỗ ngồi, chia tổ cho chúng tôi. Điểu vui nhất là tôi và bạn Bình Minh lại được xếp vào cũng một tổ. Cô còn dặn chúng tôi phải mua bao nhiêu quyển vở, bao bìa dán nhãn ra sao. Những quy định về kỉ luật, cách giơ tay phát biểu và những trường hợp sẽ được cô khen thưởng... Tôi càng ngày càng thấy có nhiều điều mới và hay...

   Reng... Reng... giờ ra chới ấy, tôi đã cùng bạn Bình Minh và một bạn mới chạy chơi rượt bắt , nhưng rủi sao, khi gần bắt được bạn Minh thì tôi trượt chân ngã, máu rướm ra ở đầu gối. Các chị lớp lớn chỉ cho chúng tôi "phòng y tế". Hai bạn cùng dìu tôi về phòng y tế. Nhìn vẻ mặt lo lắng của các bạn cũ và mới, tôi cảm động quá, nhìn các bạn mỉm cười: "Không sao, không có đau đâu mà, hay mình chơi tiếp nhé?". Nhưng bạn Minh nói: "Thì bạn cứ vô nhờ cô y tá băng lại đi, rồi mình chơi tiếp được mà!"

   Những giọt "An côn" làm tôi rát quá, xuýt xoa, nhăn nhó. Nhưng sau khi cô y tá lau chùi và băng bó xong, tôi lại hết đau ngay. Chúng tôi lại tiếp tục vui đùa trên những dãy hành lang lớp một.

   Vậy mà khi vào học tiếp hai tiết nữa, tôi thấy bụng đói và nhớ mẹ lạ lùng, tôi cố quên hình ảnh mẹ để nghe cô giảng... cho đến khi trống trường báo hiệu tan học.

   Bỗng một giọng nói đột ngột vang lên: "Con ơi, ngồi làm gì ở đó mà lâu thế? Con dọn dẹp, sắp xếp xong chưa? Đi ăn cơm nào!" Tôi giật mình nhìn lại, thì ra mẹ đã kéo tôi về thực tại: năm học lớp tám đang chờ đón tôi. Tạm biệt mùa hè!

Bình luận (0)
 .
5 tháng 9 2019 lúc 21:09

Đề 2 : ( Tham khảo )

Thời gian trôi đi nuôi dưỡng tâm hồn con người, giúp ta trưởng thành hơn cả về thế chất, tinh thần và chắp cánh cho ta những ước mơ, những hi vọng vào tương lai. Giống như mọi người, dòng xoáy của thời gian cho tôi sự trưởng thành để một ngày tôi chợt nhận ra: “Tôi đã lớn khôn”.

Con người tôi đang ngày càng lớn lên theo năm tháng. Nhớ ngày nào, tôi còn là con bé con nhút nhát chỉ biết tò tò theo sau chân mẹ, thế mà bây giờ, cô nhóc ấy đã trở thành một học sinh Trung học cơ sở, cao hơn cả mẹ. Tôi không chỉ lớn hơn mà tầm tay cũng xa hơn trước. Tôi có thế dễ dàng lấy những cuốn từ điển trên giá cao nhất xuống, có thể giúp mẹ treo quần áo lên mắc tủ mà không cần bắc ghế, có thế giúp bố khiêng thang lên gác thượng để sửa ăng-ten, có thể đi hết một đoạn đường núi dài không cần có ai dắt hay cõng... Những việc ấy hồi nhỏ tôi chưa đủ sức thì bây giờ đều trở nên đơn giản, dễ dàng. Tôi cũng không còn cảm thấy tự hào khi giúp bố mẹ làm những công việc nhà nữa, tất cả đều đã trở thành những việc làm thường ngày của tôi, không có gì khó khăn hay quá sức cả. Cái cảm nhận mình đang lớn lên ban đầu đối với tôi còn rất mở hồ nhưng càng lúc tôi càng nhận thức được rõ ràng hon.

Tôi không chỉ lớn lên ở con người mà còn lớn lên trong suy nghĩ của mình. Trước đây, tôi chỉ biết đến trường và học theo các bạn mà chẳng cần lo nghĩ xa xôi gì hết. Ngay cả việc vào học trường cấp hai, tôi cũng đế cho bố mẹ quyết định. Hồi đó, tôi hầu như dựa dẫm hết vào bố mẹ nhưng dần dần, tôi cũng biết tự lo cho mình. Sau mỗi học kì, tôi biết tự xem lại kết quả học tập của mình, so sánh với các bạn khác và kết quả năm học trước đế rút kinh nghiệm cho mình tiến bộ hơn. Trong một tập thế mà ý thức thi đua luôn được đề cao, tôi cũng đã học tập được rất nhiều tò các bạn mình. Tôi biết rằng không ai có thế hiểu mình cần gì hơn chính bản thân mình. Tôi đã có suy nghĩ và ý kiến riêng, tôi có thế tự lo cho mình. Không giống như lúc còn nhỏ (luôn hành động theo bản năng và ý muốn của riêng mình), tôi hiếu rằng không thế không chú ý tới mọi người xung quanh. Tôi đang học cách sống để không phải tranh giành, học cách nhường nhịn và chấp nhận suy nghĩ của người khác. Mỗi người nhìn nhận suy nghĩ theo một chiều hướng khác nhau, điều cần thiết là tôi biết lúc nào cần hiểu và khi nào cần thuyết phục cho người khác hiểu mình.

Từ sự khôn lớn ấy, tôi cũng tự đặt cho mình những ước mơ. So với khi còn nhỏ thì những mong muốn ấy đã không còn chỉ là nhũng ý muốn bộc phát, mơ mộng, viển vông nữa. Thời gian đã cho tôi sự chín chắn trong những quyết định cho tương lai. Trước kia, ước muốn của tôi có nhiều vô số mà bây giò’ tôi cũng không còn nhớ hết nữa. Khi ấy, tôi chỉ biết nhìn mọi thứ một cách đon giản, thấy ai làm gì hay hay thì cũng mong muốn mình có thế làm được như vậy. Thế nhưng bây giờ thì tôi hiếu rằng chẳng có mục tiêu nào có thế đạt được một cách đơn giản mà không cần có cố gắng của chính mình. Tôi chẳng mấy khi nghĩ tới những điều con nít như khi còn nhỏ mà suy nghĩ rất kĩ đế tự đánh giá khả năng của mình và đặt ra một mục tiêu chắc chắn. Tôi không muốn phải thay đối mơ ước của mình cho dù tôi có lớn hơn nữa. Hiện nay, tôi vẫn chưa biết ước mơ lớn nhất trong tương lai của mình là gì nhưng khi đã có thể quyết định được, tôi sẽ luôn hi vọng và cố gắng hết sức để đạt được.

Nhưng ước mơ ấy càng lớn bao nhiêu, tôi càng nhận thức được trách nhiệm của mình bấy nhiêu. Trước hết, tôi cần có bổn phận đối với những người xung quanh. Là một người con, tôi phải nỗ lực phấn đấu trưởng thành để không phụ công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà. Là một người trò, tôi phải cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức xứng đáng với sự dạy dỗ của các thầy cô giáo. Là một người bạn, tôi cần học tập và giúp đỡ các bạn của mình để cùng tiến bộ hơn... Tôi hiếu rằng bất cứ ai cũng có trách nhiệm riêng. Khi tôi đã là một học sinh khoác trên người bộ đồng phục của trường Ngô Sĩ Liên thì đi đâu tôi cũng là đại diện cho ngôi trường của mình. Tôi hiếu rằng mọi người có thể nhìn nhận và đánh giá ngôi trường thân yêu theo nhừng hành vi ứng xử của tôi. Khi tôi là một người Hà Nội thì tôi là đại diện cho con người thủ đô và khi tôi là người Việt Nam thì tôi cũng là đại diện cho cả dân tộc mình. Càng suy nghĩ về những trách nhiệm ấy tôi cũng cảm nhận được sức nặng đặt trên vai mình.

Sự trưởng thành của tôi không chỉ bản thân tôi biết mà mọi người xung quanh cũng đều công nhận. Hè vừa rồi, nhà nội tôi có một niềm vui rất lớn: Người bác của tôi đã sống bên Mĩ gần hai mươi năm cùng với hai cô con gái đã trở về thăm quê hương. Suốt thời gian ấy, bác và hai chi sống ở nhà tôi, bà tôi cũng dọn từ quê ra. Ở nhà nhộn nhịp, đông vui hơn nên công việc cũng nhiều hon trước. Trong khi bố mẹ vẫn phải đi làm, còn chị Thu thì đang thi học kì, chỉ có tôi ở nhà cùng bác tiếp khách và dọn dẹp nhà cửa. Tôi đã cố gắng làm được nhiều việc nhà để bác và bà được nghỉ ngơi. Một hôm, trong bữa cơm bác đã khen tôi làm bố tôi rất vui và hài lòng. Tối hôm đó, trước khi tôi đi ngủ, mẹ nói với tôi:

- Con gái mẹ đã lớn nhiều rồi đấy!

Tôi sung sướng đi vào giấc ngủ không chỉ vì lời khen của mẹ hay của bác mà vì niềm vui khi thấy bố mẹ tự hào về mình - có nghĩa là tôi đã lớn khôn. Cho dù trách nhiệm có to lớn tới đâu, cho dù ước mơ còn là một khoảng cách rất xa và khó khăn, tôi vẫn sẽ không ngừng cố gắng, bởi tôi biết rằng xung quanh mình vẫn còn những người thân yêu luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi bất cứ lúc nào.

Bình luận (0)

Đề 1 : Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học

Nói đến ngày đầu tiên đi học, không ai trong chúng ta quên được. Năm nay em đã học lớp 8, chẳng lạ gì ngày khai trường, nhưng em chẳng thể nào quên được buổi khai trường, khi em bắt đầu vào lớp 1. Cảm giác bỡ ngỡ, rụt rè khi thoát khỏi vòng tay của mẹ và bước qua cổng trường thật lạ kì.

Đêm hôm trước ngày khai trường , cảm xúc trong em thật lẫn lộn : bồn chồn , vui mừng, hồi hộp và lo lắng nữa. Chẳng hiểu sao khi ăn cơm em cứ nghĩ đến buổi khai trường, rồi sau đó em đi đi lại lại, nôn nao trong người là ngày mai sẽ có mặt trong 1 sự kiện quan trọng, thật là thích biết bao. Mẹ đã chuẩn bị tất cả mọi thứ cho em, cái gì cũng thật lạ lẫm: bút chì, thước kẻ,… mà em bây giờ không nhớ rõ, nhưng mọi thứ đều đủ cả . Em thích thú ngắm từng thứ 1, rồi xếp gọn gàng chúng vào cặp sách , lòng đứng hứng khởi . Rồi mẹ cho em mặc đồng phục của trường tiểu học: áo trắng và váy màu đỏ, em mặc vừa in . Nhớ lại tối hôm đó, em đeo cặp sách chạy xung quanh nhà cho mọi người xem mình đã bắt đầu chững chạc đến nhường nào. Căn nhà hôm đó như nhộn nhịp hẳn lên, mọi người bàn tán, nói về em, về tương lai của em. Gia đình đã kể cho em nghe rất nhiều về trường lớp, làm em càng hứng thú hơn. Bà nội em khen: ''Cháu lớn nhanh quá, cố gắng học giỏi để mọi người vui nha" em cười ngượng nghịu . Hôm đấy, phải thức khuya lắm em mới ngủ được, nhưng tại sao em lại trằn trọc khó ngủ như vậy nhỉ? Em thao thức, suy nghĩ triền miên "Không biết ai sẽ dạy nhỉ? Bạn bè có nhiều không?….Và em chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay biết.

Sáng hôm sau, em dậy rất sớm, đánh răng, rửa mặt rồi ăn sáng, thật sự lúc đó em rất phấn khởi, sau khi mặc đồng phục xong mẹ đưa em đến trường bằng xe máy, trong lòng em xốn xang, hồi hộp và háo hức. Trên trời, những đám mây bồng bềnh trôi đi như muốn ngao đó đây, bầu trời trong xanh. Vẫn con đường ấy, vẫn cảnh vật ấy, sao hôm nay lại thấy lạ vậy … Hàng cây như xanh hơn, cao hơn, những ngôi nhà trông khang trang hợn mọi ngày. Con đường thân quen ngày nào sao hôm nay sạch sẽ gọn gàng ghê. Mặt trời đã dần dần nhô lên, tỏa ra những tia nắng đầu tiên, thay thế cho màn đêm mờ ảo là ánh sáng hồng tươi đang lan tràn khắp không gian. Nhưng hàng cây xanh cũng vừa tỉnh giấc, đang khẽ rùng mình. Trên những tán lá xanh còn đọng lại những giọt sương sớm, co những chú chim dã dậy từ rất lâu và đang cất khúc ca chào đón ngày mới. Theo tiếng chim ca, những tia nắng vàng tươi cũng bắt đầu nhảy múa hát ca trên những con đường. Giờ đây, không gian không còn yên tĩnh nữa mà thay vào đó là tiếng nói cười của các anh chị học sinh đang rảo bước đến trường, và tiếng xe máy của các bác phụ huynh đưa con đến trường. Các bạn mặc quần áo rất chỉnh tề, gương mặt vui tươi nhưng không kém phần lo lắng. Chẳng mấy chốc mà em đã đứng trước cổng trư Đứa nào đứa nấy cũng đều ngơ ngác nhìn ngược nhìn xuôi và trên khuôn mặt chúng có chút gì đó sợ sệt. Thường thì khi gặp điều gì đó có vẻ lạ, tôi đều muốn khám phá và tìm hiểu nó. Có lẽ điều đó khiến cho ngày tựu trường đối với tôi thật đặc biệt, giống như một cuộc phiêu lưu kỳ lạ. Ngay trong lễ khai giảng, mọi ánh mắt đều đổ dồn về phía những học sinh lớp một khiến tôi cảm thấy tự hào vô cùng. Mà đâu chỉ có mình tôi, nhiều bạn đứng trước, bạn thì ưỡn ngực ra vẻ, bạn thì mặt mày tỏ vẻ nghiêm túc lắm mà miệng thì cứ cười tít mắt. Rồi một chị lớp năm với cương vị là liên đội trưởng chỉ huy cho toàn trường hát quốc ca. Tất cả chúng tôi đều hát rất to. Tôi bất giác tưởng tượng ra mình chính là một chiến sĩ nhỏ đang đứng trong một đoàn kị binh oai hùng đánh đuổi những tên khổng lồ mà hằng đêm mẹ vẫn kể trong các câu chuyện cổ tích. Xong tiết mục chào cờ, chúng tôi được nghe đọc thư mừng ngày khai giảng của Chủ tịch nước. Điều này khiến tôi dần dần nhận ra được tầm quan trọng của việc học hơn trước rất nhiều. Tiếp đến là tiết mục đánh trống khai trường của thầy hiệu trưởng. Trông thầy thật hiền từ và nhân hậu biết bao. Thầy giống như một người cha lớn của hàng trăm em học sinh đang ngồi đây vậy. Tiếng trống trường cất lên “Tùng! Tùng! Tùng!” nghe thật vang xa báo hiệu cho một năm học mới đã đến. Rồi những quả bóng bay đủ màu sắc cũng được thả bay trên bầu trời. Lúc đó tôi có một cảm giác rằng mình cũng đang bay, đang bay trong một biển trời tri thức mới, vai trò một người học sinh đang đến với tôi khiến tôi tự hào vô cùng. Nó làm tôi cảm giác mình lớn hẳn lên không phải vì mấy hôm trước có cao hơn vài xentimét mà lớn hơn trong tiềm thức tôi mặc dù tôi chỉ vừa tròn sáu tuổi.

Đề 2: Người ấy ( bạn,thầy,người thân ,...) sống mãi trong lòng tôi

Trong trái tim mỗi con người, luôn có một chốn bình yên nhất để tìm về. Chốn ấy sâu kín, nhưng cũng lại là sâu đậm nhất. Chỉ cần chúng ta nghĩ về, là nó lại phập phồng lên để tâm hồn phải thổn thức. Tôi dành nơi sâu kín ấy cho người bố thân yêu của tôi.

Bố tôi cũng đã bước qua tuổi hoa niên trẻ trung sôi nổi. Bây giờ, bố mang bóng dáng của một người đàn ông già dặn, từng trải. Sự thâm trầm ấy toả ra nhiều nhất từ đôi mất của bố. Một đôi mắt sâu như chứa được cả bầu trời và nước biển đại dương. Đôi mắt khiến tôi nhìn vào lại cảm thấy áp lực, bởi nó chứa nhiều điều còn ẩn kín. Bố cao to nhưng khắc khổ, làn da đã đen sạm đi, chân tay đã nổi chằng chịt gân xanh. Nhìn vào bố, tôi đã chợt nhận thấy cả một đời vì gia đình.

Tôi yêu bố bởi chính vì tính ít nói của bố. Trong cuộc sống hàng ngày, bố rất ít khi lên tiếng. Kể cả tôi có cố gắng bắt chuyện với bố đến đâu đi nữa, bố cũng sẽ trả lời những thứ thật cần thiết. Nhưng sự im lặng lại dạy cho tôi nhiều điều. Im lặng trước những sự đòi hỏi vô lí của con. Im lặng trước sự nóng giận, mất bình tĩnh của người khác, hay im lặng ngay cả khi đau buồn. Tôi nhận ra rằng, đôi khi nói nhiều quá lại không phải là điều tốt. Nó làm mất giá trị của chính bản thân, mà có khi lại dẫn đến cả những sai lầm không thể cứu vãn. Bố có cách dạy con như vậy. Dùng chính hành động của mình để con noi theo mà học hỏi. Mỗi lần nghĩ như thế, tôi lại yêu bố nhiều hơn.

Tôi yêu tất cả những thành viên trong gia đình, nhưng riêng với bố, tôi để lại một vị trí đặc biệt. Vì bố yêu thương tôi cũng theo cách thật đặc biệt. Khi còn nhỏ, tôi sống với bố là chủ yếu. Chính bố là người đút cho tôi từng thìa cơm, chăm cho tôi từng giấc ngủ và nuôi nấng tôi thường ngày. Có lẽ chính điều đó đã tạo một sợi dây vô hình giữa bố và tôi. Lớn lên chút nữa, công việc cuốn bố đi theo những bận rộn. Bố không còn là người chăm bẵm cho tôi từng li từng tí. Bố làm việc không kể ngày đêm, mong sao con cái được học hành nên người, được ăn ngon mặc đẹp. Tôi cũng bước vào tuổi ẩm ương, không còn muốn gần gũi bố như trước. Có những ngày bố con gặp mặt mà không nói với nhau một câu nào. Khoảng cách có lẽ đã càng ngày càng lớn.

Có một lần, tôi ngã xe rất nặng. Chân tôi phải bó bột không thể tự đi lại được. Mẹ tôi yếu, cũng không thể đưa tôi đi học hàng ngày. Khi ấy, chính bố là người xuất hiện. Ngày bốn lượt, bố cõng tôi lên ba tầng cầu thang rồi lại cõng tôi về nhà. Tôi biết là công việc của bố vô cùng bận rộn, nhưng chưa lúc nào bố để tôi phải đợi. Mùa hè nóng nực, người bố nhễ nhại mồ hôi mà vânc không than nửa lời. Những lúc nằm trên lưng bố, tôi mới cảm nhận được rằng, tình yêu thương của một người cha ấm áp đến nhường nào. Đó là hành động ở bên ngoài chứ không phải chứa đựng trong lời nói. Sợi dây yêu thương tưởng đã bị đứt nay lại càng bền chặt hơn!

Mỗi lần nghĩ về bố, tôi lại cảm thấy mình càng phải trưởng thành. Bởi đối với bố, ước vọng lớn nhất là con cái được khôn lớn, hạnh phúc. Bố hay dặn dò tôi những triết lí, những cách đối nhân xử thế trong cuộc sống. Tôi làm sai điều gì, bố sẽ nghiêm khắc uốn nắn, kể cả có phải đánh mắng tôi đi nữa. Có lúc, tôi giận bố lắm. Nhưng càng được tiếp xúc nhiều, tôi mới thấy lời bố nói là thực sự đúng. Khi con sai, luôn có một người bố ở đằng sau dìu dắt, nâng đỡ, để con nhận biết rằng mình quan trọng đến thế nào!

Tôi yêu bố, với tất cả sự kính trọng và biết ơn. Tôi luôn mong rằng, bố sẽ mãi ở cạnh tôi, sẽ là ngọn đèn soi sáng cho chặng đường mà tôi đang bước. Tình cảm giữa bố và con không ngọt ngào như với mẹ, nó ấm áp ở tận sâu trái tim. Mỗi khi quyết định điều gì, người tôi nghĩ đầu tiên luôn luôn là bố, tôi sẽ nghĩ rằng bố sẽ quyết định việc ấy như thế nào. Có bố ở bên cạnh, tôi tin là mình sẽ không phạm phải sai lầm.

Người ấy trong tim tôi, không ai khác chính là bố. Đó là chốn bình yên và ấm áp nhất để tôi tìm về. Còn các bạn, các bạn giữ hình bóng của ai trong trái tim mình?

đề 3 : Tôi thấy mình đã khôn lớn 

Trong gia đình, tôi là người nhỏ nhất nên luôn được mọi người bên ngoại yêu chiều. Hầu như mồi lần về ngoại chơi, tôi không phải làm gì hết, chỉ ngồi đó chơi là được rồi. Trái lại với sự yêu chiều ờ bên ngoại, bên nhà nội hình như không mấy ai ưa tôi cả. Tôi không biết vì sao nhưng chắc là tại cái sự yêu chiều đã được nhằm vào em trai họ của tôi.

Cứ mồi lần có gì hay, tôi định chơi thì mấy cô lại không cho tôi chơi. Họ nói là tôi hậu đậu mất công chơi lại hư. Họ luôn nói tôi thụ động, hậu đậu, học không giỏi bằng em họ tôi. Dù hay bị la mắng, bị chê này nọ nhưng tôi không lấy điều đó làm cho tôi buồn, vì cha mẹ tôi luôn luôn ủng hộ tôi, yêu thương tôi. Tôi lấy điều đó làm động lực để tôi chứng minh cho mọi người thấy tôi không hậu đậu, thụ động, học kém.

Thời gian trôi qua thật nhanh, cái tên gọi "con bé hậu đậu" giờ cùng không còn nữa. Thay vào đó là những lời khen. Tôi không còn là con bé hậu đậu hay bị chê cười nữa mà bây giờ tôi đã là một học sinh lớp tám rồi đấy!

Cha từng nói với tôi: "Con người có ước mơ và có nghị lực kiên trì biến ước mơ thành hiện thực thì mới là một con người thành công". Cũng chính sau khi nghe nói những lời ấy, tôi đã tự lập ra cho mình những mục tiêu cần phải hoàn thành trong tương lai. Tôi đem cho cha xem, cha cười và bảo tôi: "Giỏi lắm con yêu. Mục đích bây giờ đã có, con hãy cố gắng kiên trì thực hiện nhé! Những lời nói ấy cũng là động lực cho tôi tiếp tục cố gắng. Tôi còn nhớ tám năm trước, tôi chỉ là một con bé rụt rè, thụ động, hậu đậu và học không giỏi. Thế mà tám năm sau, tôi bây giờ đã trưởng thành hơn, tự tin hơn, mạnh mẽ hơn, có ý chí hơn. Tôi đã hoàn toàn lột xác bỏ lại cái vỏ bọc của con bé hậu đậu năm xưa. Cha mẹ luôn hỏi tôi những câu hỏi: "Lớn lên con định làm gì?". Câu trả lời của tôi luôn khác nhau theo năm tháng. Hồi học lớp một, tôi ước mơ được trở thành một nàng tiên trong truyện cổ tích. Lớp ba và lớp năm thì tôi lại ước mơ được làm nhà khoa học. Nhưng đến lớp tám, tôi chắc chắn ước mơ của mình chính là trở thành nhà thiết kế thời trang nổi tiếng. Lúc ấy, tôi cảm thấy tôi rất cần trả lời chính xác cho ước mơ, dự định của tôi trong tương lai. Tôi cảm thấy, mình đã lớn khôn.

Không chỉ lớn khôn về mặt thể xác mà tôi còn thấy mình lớn khôn về mặt suy nghĩ. Tôi không còn thích những nơi ồn ào, không còn hứng thú những trò chơi: điện tử mà tôi từng dành thời gian suốt ngày để chơi với chúng, tôi không còn thích xem những bộ phim hoạt hình, đọc những cuốn truyện vô bổ nữa mà bây giờ tôi thích những nơi yên tĩnh, trầm lắng hơn. Tôi bắt đầu thích việc viết nhật kí, đọc những quyển tiểu thuyết, vẽ tranh khi vui cũng như khi buồn. Tôi có thể dành thời gian hàng giờ chỉ để ngắm một vật hay một cơn mưa. Trước đây, tôi làm nhiều điều mà không nghĩ đến hậu quả nhưng bây giờ trước khi nói một lời nói, làm một việc gì đó, tôi đều suy nghĩ thật kĩ trước khi làm.

Trước đây tôi từng làm cha mẹ phải buồn, phải lo lắng và thất vọng. Tôi lúc đó không hề biết những việc mình làm sẽ ảnh hưởng hay tổn thương cha mẹ ra sao. Cứ thích cái gì là làm thôi. Còn lúc này đây, nếu cho tôi một điều ước, tôi sẽ ước: thời gian quay trở lại để tôi sửa chữa mọi lỗi lầm mình đã gây ra. Tôi đã thực sự ý thức được việc mình làm có thể gây tổn thương cho những người yêu thương tôi nhiều như thế nào. Phải chăng, tôi đã lớn?

Tôi cảm thấy mình đã khôn lớn về mọi mặt: Thể xác lẫn tâm hồn. Lớn khôn không chỉ trong suy nghĩ mà còn về từng lời nói, cử chỉ hay cả suy nghĩ về tương lai và cuộc sống của mình. Tôi cùng đã học được rất nhiều bài học, suy nghĩ thận trọng hơn và có ý chí cho tương lai sau này. Có lẽ tôi đã lớn thật rồi.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Lâm
Xem chi tiết
Xem chi tiết
ღїαɱ_Sʉღ *Sαd*
26 tháng 9 2019 lúc 15:17

xúc động 😪

Bình luận (0)
Ai quen vô ib đi ạ!
26 tháng 9 2019 lúc 15:20

.

nghe như SE á:((

Bình luận (0)
Tử Minh Thiên
26 tháng 9 2019 lúc 19:34

a ấy là một chàng trai rất tuyệt vời

nhưng theo mk

mk sẽ ko ik du hok dù bị bố mẹ bắt ép

và lựa chọn sống tiếp cuộc đời để cho nàng vui vẻ nơi xa xôi lá đúng

nhưng theo mk

cô ấy sẽ vui hơn nếu a chọn dc hướng ik của riêng mk trong cuộc đời

chứ ko pk vì cô ấy mak bỏ cả giấc mơ

2 ngw cx rất chung thủy

vì tuy bố mẹ ngăn cấm nhưng vẫn nt vs nhau

chung là câu chuyện rất xúc động

và ý nghĩa

Bình luận (0)
Nguyen Thu huyen
Xem chi tiết
Agent P
25 tháng 6 2015 lúc 10:54

Nếu không tính con trai của ông phụ huynh thì số học sinh là :

100-1 =99 ( học sinh )

99 học sinh ứng với số phần là :

1 + 1 + 1/2 + 1/4 = 11/4 ( số học sinh trong lớp)

số học sinh là :

99 : 11/4 = 36 (học sinh)

               Đ/s : 36 học sinh

P/s : cách tiểu học

Bình luận (0)
Võ Trần Hiền
19 tháng 3 2016 lúc 16:15

cho tổng số học sinh trong lớp là A thì ta có phương trình:

A + A + 0,25.A +1 = 100

2,25.A = 100-1 = 99

A= 99/2,25

=> A = 44

Vậy số học sinh trong lớp là 44 em.

Bình luận (0)
ban dong hanh
16 tháng 4 2016 lúc 20:08

day la toan lop 5

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
16 tháng 9 2023 lúc 16:35

a.

- Là câu hỏi tu từ.

- Căn cứ: không nhằm mục đích để hỏi mà thể bộc lộ thái độ, tình cảm, suy nghĩ.

b.

- Sắc thái nghĩa: thể hiện sự đồng ý, chấp nhận.

- Có thể sử dụng các từ này với những người bạn, người nhỏ tuổi hơn, trong những tình huống chấp nhận, đồng ý với một ý nào đó hoặc trong lúc nhờ vả, cầu khiến.

Bình luận (0)
minh văn đạt 09
Xem chi tiết
Phạm Trí Anh
5 tháng 6 2021 lúc 19:45

ghi chú: nếu thế thì hãy thực hiện nghiêm túc việc bãi bỏ máy tính trong bài trên chứ đừng dùng thời gian rảnh mà viết bài văn dài hệt như sào, chỉ để lấy comment thay vì ra ngoài xả láng xíu nhé!

 - Đánh giá bài viết: Tôi thích nội dung của bài viết này. Sự thực là chúng ta đang hoặc đã từng sống xa các loại vi tính. Ngay cả tôi cũng vậy - hồi còn bé xíu, tôi chỉ quanh quẩn trong nhà nhưng là chơi với mẹ, với ba. Mãi sau này tôi mới biết, bố mẹ tôi đều tiếp xúc với thứ này từ trước khi tôi ra đời, và cho đến 5 tuổi - lần đầu tiên tôi biết vi tính là gì - bắt đầu từ đúng mùa thu năm ấy, khi đang chơi mô hình lắp ghép, bỗng nhiên quay sang và nhìn thấy bố đang ngồi trước màn hình, tay bấm nút liên tục, một hành động rất xa lạ với tôi lúc đó. Thế là, tôi vòi vĩnh để được chạm vào thứ ấy. Và tôi ngay lập tức nhận biết nó có sức lôi cuốn đến làm sao! Tôi chỉ dừng chạm khi bố bấm tắt máy, màn hình chuyển sang đen ngòm và tôi bắt đầu nằm... ăn vạ! Tôi chẳng hiểu sao hồi còn bé, thay cho những lời cãi cọ gay gắt, thì khóc lóc gào tướng lên là có uy lực nhất cho bọn trẻ. Và cũng chính vì thế mà các câu chuyện xấu về tôi bắt đầu... Nếu muốn nghe, hãy nêu ý kiến. Còn tóm lại là, máy tính và điện thoại không bao giờ giúp ta điều gì khác ngoài "kiếm tiền ảo", giao tiếp, gọi điện và giải trí. Bây giờ, ai mà đọc được tin này hãy lập tức tắt ngay máy tính đi và mang mình ra ngoài chơi thôi nào!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Dương Thu Hiền
Xem chi tiết
Ngocchau
18 tháng 2 2017 lúc 15:53

mình cũng rất yêu HỌC24 H , mình mong HỌC24 H sẽ có nhiều th̀anh viên hơn nữa, hihiivui

Học kì 2

Bình luận (0)
Lan Anh
20 tháng 2 2017 lúc 9:15

Mình cũng nghĩ vậy hihihihihihi

Bình luận (0)
Nguyễn Huyền Phương
24 tháng 2 2017 lúc 21:33

Mình cx rất yêu học 24

Học kì 2học giỏi môn

Bình luận (2)
Phan Thị Thu HIền
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Chi
6 tháng 7 2023 lúc 20:57

Chị có thể kể tiếp ko ạ? hay lắm ạ

Bình luận (0)
Lưu Nguyễn Hà An
Xem chi tiết

Gia đình là (1).nơi cho em tất cả. Nơi cho em(2) mọi thứ.. Hàng ngày, vào buổi sáng, gia đình cho em (3)..niềm vui, vào ban đêm, gia đình cho em (4)..giấc ngủ ngon.. Những ngày sương gió mịt mù, gia đình(5)......... như một    .bức tường sắt. Ôi! Căn nhà (6)yêu dấu.. của em, nơi cho em(7) .hạnh phúc

HT

@@

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
kodo sinichi
23 tháng 2 2022 lúc 14:16

(1) nơi cho em tất cả

(2) mọi thứ

(3) niềm vui

(4) giấc ngủ ngon

(5) hy vọng

(6) yêu dấu 

(7) hạnh phúc

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lưu Nguyễn Hà An
23 tháng 2 2022 lúc 14:17

Thanks

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa