Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
trái tim mong manh
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
8 tháng 9 2023 lúc 6:54

Chọn B

trái tim mong manh
Xem chi tiết
trái tim mong manh
Xem chi tiết
Tam Nguyen
11 tháng 5 2021 lúc 11:00
Dấu luyến dùng làm gì

Bài tập Tất cả

Khách vãng lai đã xóa
Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
Sana .
8 tháng 4 2021 lúc 22:28

Huy Cận là một trong những nhà thơ của phong trào thơ Mới có một giọng điệu riêng với những khác biệt về sự vĩnh hằng trong vũ trụ rộng lớn đầy nhân ái trải rộng và bao dung trong thế giới mênh mang diệu kì và đầy bí ẩn, con người là thực thể bao trùm là nét nhấn mạnh của sự xoay vần vũ trụ cảm hứng trong thơ ông với những kì vĩ của đất trời với những khát khao vươn tới cái đẹp của con người đã khiến cho thơ ông có một sức hấp dẫn đặc biệt. Đọc thơ ông người ta được đi qua thế giới của mây trời sông nước, ta nhận ra ở ông nét tài hoa của người thợ chạm khắc ngôn ngữ để thiên nhiên trời đất sống dậy. " Đoàn thuyền đánh cá" là bài thơ tiêu biểu. Trong bài thơ ta ấn tượng nhất với hai khổ thơ cuối:

" Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng,
Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi"

Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh " mặt trời xuống biển" và kết thúc bằng " mặt trời đội biển", phản ánh một đêm lao động trọn vẹn của ngư dân trên biển. Các khổ thơ đầu trong bài thơ đã diễn tả cảnh đoàn thuyền ra khơi, cảnh đánh cá. Đến hai khổ cuối thể hiện một đêm lao động trôi qua nhanh, và đoàn thuyền đánh cá trở về.

Sau khủng cảnh đánh cá, cảnh kéo lưới lúc trời gần sáng hiện lên thật đẹp thật khỏe khoắn:

" Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng,
Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng"

Những người ngư dân đang cùng nhau kéo lưới, kéo " chùm cá nặng". Biết bao nhiêu cơ man nào là cá mắc vào lưới như những chùm trái cây treo lủng lẳng. Từng chùm cá được những cánh tay khỏe mạnh kéo lên khỏi mặt nước " ta kéo xoăn tay". Khoang thuyền của người ngư dân đầy ắp cá. Huy Cận là một người nghệ sĩ thực thụ khi ông bắt được cái hồn của tạo vật: màu vàng của đuôi cá, màu bạc của vẩy cá dưới ánh trăng lúc rạng đông đều sáng lấp lánh tuyệt đẹp. Nhà thơ đã đưa màu sắc của thiên nhiên kì diệu làm nên màu sắc của cuộc sông ấm no. Cảnh đánh cá của người dân chài đã cho ta thấy được không khí lao động vừa lãng mạn vừa hăng say, lao động thực sự trở thành niềm vui của cuộc đời,những con người mới trong xã hội mới đã biết trân trọng những giá trị của lao động. Người dân trong bài thơ là hiện thực của cuộc sống cần lao với hình ảnh người dân chài mang bao phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam. Vị mặn mà của biển cả mang đến hương vị nồng ấm của cuộc sống. Hình ảnh " đón nắng hồng" đã thể hiện niềm tin vào cuộc sống mới, cuộc sống xay dựng xã hội chủ nghĩa.

Một đêm qua đi khi ánh bình minh ló dạng cũng là lúc một ngày mới bắt đầu. Và lúc đó là khung cảnh trở về của đoàn thuyền:

"Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi".

Đoàn thuyền trở về đem theo trong khoang đầy ắp cá tôm, đó cũng là lúc người dân chài cất cao tiếng hát lần thứ ba. Trong bài thơ ta đã gặp hai câu hát ở các khổ thơ trước của bài:

"Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng"

Và:

"Ta hát bài ca gọi cá vào"

Tiếng hát trong khổ thơ cuối mang niềm sung sướng hạnh phúc sau một đêm lao động vất vả. Con thuyền và mặt trời với nghệ thuật nhân hóa, cấu trúc song hành đã tạo nên không khí khẩn trương hối hả. Hình ảnh mặt trời đội biển tỏa ánh sáng bao trùm đại dương bao la, con thuyền phóng như bay về bến cướp lấy thời gian làm nên sự hối hả hào hứng chẳng khác lúc ra khơi. Tiếng hát mừng chiến thắng lan tỏa ra khắp không gian mênh mông hòa theo âm vang sóng vỗ tạo nên một khúc ca tuyệt đẹp về cuộc đời. Niềm hạnh phúc dâng trào trong lòng những người lao động chân chính. Bằng mồ hôi xương máu bằng trí tuệ và nhiệt tình người dân miền biển đã góp cho khúc nhạc quê hương một bài ca cuộc sống. Sự hào hứng hay chính là niềm hạnh phúc của thành quả lao động đem đến sức sống vĩnh viễn đối với người lao động Việt Nam.

Tóm lại, với hai khổ thơ cuối Huy Cận đã vẽ lên trước mắt người đọc bức tranh sau một đêm lao động vất vả,người dân cùng nhau kéo lưới, về bến. Đồng thời thông qua đó thể hiện niềm tin vào cuộc sống mới, người dân được hạnh phúc ấm no " đón nắng hồng" trong cuộc sống xã hội chủ nghĩa.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Mai Hằng
11 tháng 5 2021 lúc 6:14

- Không gian thơ vận động từ “mặt trời xuống biển” (khổ 1) đến “mặt trời đội biển” (khổ 7), tức là từ đêm tối ra bình minh, từ bóng tối ra ánh sáng, đồng thời hành trình đánh cá cũng vận động từ lúc ra khơi đến lúc trở về trong thắng lợi.

Câu hát căng buồm với gió khơi

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi

Câu đầu khổ cuối bài thơ lặp lại câu cuối khổ đầu (với một biến thể nhỏ: thay chữ “cùng” thành chữ “với”) tạo ra một phép trùng điệp đầy âm vang của khúc tráng ca lao động: “câu hát” theo suốt hành trình lao động của người dân chài, đoàn thuyền ra khơi bằng tiếng hát, đánh cá trên biển cùng tiếng hát, trở về vẫn hát vang. Bốn chữ “hát” lặp lại trong bài thơ ngân nga như một điệp khúc hào hùng rạo rực điềm vui.

- Đoạn thơ dựng lại cuộc đua tốc độ: giữa đoàn thuyền và mặt trời, giữa con người và vũ trụ. Nhà thơ hai lần sử dụng phép song hành giữa thiên nhiên và con người: lần 1 ở câu 2 song hành trong một câu thơ (“đoàn thuyền” ở đầu câu, “mặt trời” ở cuối câu), lần 2 ở câu 3 và 4 song hành qua hai câu thơ “mặt trời” ở câu 3, “mắt cá” ở câu 4. Sự song hành ấy chứng tỏ cả hai tới đích cùng thời gian, không có kẻ thắng người thua tạo thành một kết thúc thật huy hoàng, tạo nên hai câu thơ hài hòa như hai vế đối: mặt trời tỏa sáng trên cao, mắt cá tỏa sáng dưới biển, muôn triệu mắt cá lấp lánh như những “mặt trời bé thơ”. Mắt cá trở thành biểu tượng rực rỡ của thành quả lao động, biểu tượng lấp lánh niềm hi vọng vào tương lai. Phép đối giữa “mặt trời” và “mắt cá” một lần nữa lại nâng con người ngang tầm vũ trụ.

Khách vãng lai đã xóa
Phan Công Hưng
13 tháng 5 2021 lúc 9:28

ếu các khổ thơ đầu nói về chuyến hành trình đánh cá gian lao và vất vả trong không khí tươi vui của đất nước, hân hoan tưng bừng cùng nhau thi đua với khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ thì khổ thơ cuối tác giả miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bình minh:

“Câu hát căng buồm với gió khơi,

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”

Huy Cận sử dụng biện pháp đầu cuối tương ứng. Câu đầu khổ cuối lặp lại với câu cuối khổ đầu như là điệp khúc của thơ ca. Như vậy câu hát đã theo hành trình của người dân chài lưới với niềm lạc quan, tin tưởng và vui sướng. Điều này nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu quê hương đất nước của người dân chài.

Đoàn thuyền trở về trong câu hát hân hoan, phấn khởi với những khoang thuyền đầy ắp cá với tư thế hào hùng khẩn trương “chạy đua cùng mặt trời” giành lấy thời gian, tranh thủ thời gian để lao động.Đoàn thuyền ở đây sánh ngang cùng vũ trụ, là hình ảnh hoán dụ để chỉ người dân trong tư thế sóng ngang cùng vũ trụ. Trong cuộc chạy đua này con người đã dành được chiến thắng. Khi “Mặt trời đội biển nhô màu mới” thì “Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”

Khách vãng lai đã xóa
nguyễn quỳnh anh
Xem chi tiết
luu ngoc lan huong
Xem chi tiết
Phạm Gia Huy
19 tháng 3 2017 lúc 8:04

Nhân vật Khúc Thừa Dụ,việc làm chính sách: nổi dậy dánh chiếm Tốn Bình,xây dựng chính quyền tự chủ,thúc đẩy phát triển lực lượng

Đánh giá:là người đặt nền móng vững vàng cho cuộc đâu tranh giành lại độc lập dân tộc

Nhân vật Khúc Hạo,việc làm ,chính sách:cải thiện đời sống nhân dân,chăm lo xây dựng nền độc lập dân tộc ,điều chỉnh các chính sách hành chính

Đánh giá: là người thi hành các chính sách phát triển về chính trị kinh tế tạo ra thực lực cho đất nước

Ngọc Mai
21 tháng 4 2017 lúc 19:22

Nhân vật Khúc Thừa Dụ

- Việc làm chính sách :

+ Nổi dậy đánh chiếm Tống Bình, xây dựng chính quyền tự chủ, thúc đẩy phát triển lực lượng

Đánh giá : là người đặt nền móng vững chắc cho cuộc đấu tranh dành lại độc lập dân tộc

Nhân vật Khúc Hạo

- Việc làm, chính sách

+ Cải thiện đời sống nhân dân, chăm lo xây dựng nền độc lập dân tộc, điều chỉnh các chính sách hành chính

Đánh giá : là người thi hành các chính sách phát triển về chính trị, kinh tế, tạo ra thực lực cho đất nước.

Nhớ ủng hộ tick Đúng !

Nguyễn Thế Bảo
9 tháng 10 2016 lúc 16:44

Thủy Tinh với vẻ mặt giận giữ, dẫn theo một đoàn binh lính đang nhăm nhăm lao thẳng về phí Sơn Tinh. Sáng loáng lên là những lưỡi dao của cá măng, cá kiếm những hàm răng cá sấu nhe nhởn và cả màu bóng mỡ của những con trăn nước khổng lồ. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời. Chàng dâng nước lên đánh Sơn Tinh. Những con rồng thi nhau thay trời làm mưa. 

Với tài nghệ vốn có của mình, Thủy Tinh đã hóa phép cho nước chảy cuồn cuộn cuốn trôi cây cối, nhà cửa. Chỉ một lúc cả Thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trong biển nước. Chàng Sơn Tinh cũng tài trí hơn người, không hề tỏ ra sợ hãi hay lúng túng trước sức mạnh của kẻ thù. Chàng đang cưỡi trên lưng voi, cầm chiếc gậy thần làm từ cây tùng ngàn năm tuổi, hùng dũng tiến lên. Bên cạnh chàng là Mị Nương, đang ngạc nhiên theo dõi trận gaio tranh của hai người, nàng luôn tỏ thái độ thán phục trước tài năng của chồng mình. Một dòng nước dữ chồm đến, há cái mồm toang hoác đỏ lòm chực ăn tươi nuốt sống cả ngọn núi đá. Sơn Tinh lúc ấy mới ra tay. 

Chàng vung tay về phía trước, tất cả các ngọn núi đều nhô lên rất cao, chặn đứng dòng nước đang cuồn cuộn của Thủy Tinh. Rồi chàng lại lẩm bẩm một câu thần chú. Ngay tức khắc cả rừng cây rùng rùng chuyển động, nhà lớn, đồi con lổm ngổm bò, chúng chạy mưa.

Trước sức mạnh của Sơn Tinh, Thủy Tinh vẫn không chịu thua, hắn lệnh cho trăn nước tìm cách lật bè Sơn Tinh. Mấy con trăn rất tinh quái, chúng thoắt ẩn thoắt hiện như những bóng ma vô hình. Cá voi quác mồm to muốn đớp tất cả. Cá mập vẫy đuôi cuồng hung hăng, càng cua lởm chởm giơ như mác. 

Khi Thủy Tinh sử dụng những con vật hung hăng nhất ở dưới nước tấn công đội quân của Sơn Tinh, Sơn Tinh cũng vô cùng nhanh trí, lệnh cho Voi trăm dặm dùng vòi nhỏ, gom các cây cổ thụ chặn ngang những cái mõm háu đói của lũ cá sấu. Những tảng đá lớn lao như tên bắn vào giữa mình những con trăn khổng lồ làm chúng quằn quại chết. Tức giận, Thủy Tinh làm phép dâng nước lên cao quá đỉnh núi nhưng chẳng bao giờ tới cả. Bởi Sơn Tinh đã bốc hết ngọn đồi này đến ngọn đồi khác xếp lên nhau tạo thành một khối đồ sộ tưởng như chọc thủng chân trời. Kì lạ thay! Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. 

Cuộc chiến cứ diễn ra ác liệt như vậy trong mấy tháng trời. Quân Thủy Tinh thương vong không kể xiết. Những đàn cá đã nằm phơi bụng trắng toát trên mặt nước… Cuối cùng, Thủy Tinh nhận ra rằng số quân của mình còn quá ít ỏi, mình thì đã sức tàn lực kiệt, mới hạ lệnh bãi binh và rút quân về với mối thù chưa nguôi.

Thảo Phương
9 tháng 10 2016 lúc 16:51

Sáng hôm sau, khi tia nắng đầu tiên của ngày mới chưa xuất hiện, khi bầu trời còn đang đắm chìm trong màn sương đêm thì Sơn Tinh cùng đoàn tuỳ tùng đã đến rước Mị Nương về núi Tản. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ liền đùng đùng nổi giận, sai đoàn thuỷ quái đánh đuổi Sơn Tinh. Sơn Tinh gọi một đoàn quân hùng dũng gồm hùm beo gấu rắn.., lên đánh lại Thuỷ Tinh. Trời đất tối sầm, những tia sét ngang dọc lượn trên bầu trời như những con rắn khổng lồ đang uốn lượn như muốn xé tan bầu trời. Sơn Tinh cùng quân lính liên tục ném đá vào lũ thuỷ quái. Sau một hồi giao chiến, Thuỷ Tinh bèn dâng nước lên cao, nhấn chìm mọi nhà cửa ruộng đồng cây cối,… chẳng bao lâu, cả thành Phong Châu ngập chìm trong biển nước. Nhân dân cùng muông thú vội chạy lên núi cao trú ẩn. Sơn Tinh hoá phép cho đồi núi luôn cao hơn nước của Thuỷ Tinh. Thuý Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại dâng núi cao bấy nhiêu. Trận chiến diễn ra hết ngày này sang ngày khác. Thuỷ Tinh dần kiệt sức, đành phải rút quân về. Mọi người xuống núi dựng lại nhà cửa, vỡ ruộng khai hoang. 

Từ đó, năm nào Thuỷ Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua trận. Ngày nay, nhân dân ta vẫn đắp đê, trồng rừng, hằng năm vẫn chung sức chống lại lũ lụt, như xưa kia, ông cha ta và Sơn Tinh đã chống lại Thuỷ Tinh.

 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 6 2019 lúc 12:05

- Đây là khúc ca về lao động hào hùng, tràn đây sức sống mà tác giả đã thay lời cho những người lao động cất lên tiếng hát.

Nguyễn Khánh Linh
7 tháng 11 2021 lúc 17:42

Bài thơ là một khúc ca: - Bài thơ là khúc ca về lao động và thiên nhiên đất nước giàu, đẹp. - Khúc ca ấy vừa phơi phới, hào hứng vừa khỏe khoắn, mạnh mẽ