Cho △ A B C vuông tại A AH ⊥ BC H ∈ B C ; AB = 9cm, AH = 7,2cm, HC = 9,6cm. Tính cạnh AC, BC
A. AC = 15cm, BC = 12cm
B. AC = 12cm, BC = 14,5cm
C. AC = 12cm, BC = 15cm
D. AC = 10cm, BC = 15cm
Cho tam giác vuông tại A có AC>AB , vẽ AH vuông góc BC tại H . Chứng minh a ) Góc B > C b) HC>HB( chứng minh bằng 2 cách ) c) Góc B = góc HAC và góc C=HAB d) HC>AH và AH>BH
a: Xét ΔABC có AC>AB
nên góc B>góc C
b: Xét ΔABC có AB<AC
mà HB,HC lần lượt là hình chiếu của AB,AC trên BC
nên HB<HC
c: góc B+góc C=90 độ
góc HAC+góc C=90 độ
=>góc B=góc HAC
góc C+góc B=90 độ
góc HAB+góc B=90 độ
=>góc C=góc HAB
cho tam giác ABC vuông tại A (AB<AC) đường cao AH. Đặt BC=a, CA=b, AB=c, AH=h. cm tam giác có các cạnh a-h, b-c,h là 1 tam giác vuông
dùng Pitago đảo thử từng cặp 1 thôi:v
ta có: \(\left(b-c\right)^2+h^2=b^2+c^2-2bc+h^2\)(1)
vì tam giác ABC vuông ở A có đường cao AH nên \(a^2=b^2+c^2\)và\(AB.AB=AH.BC=2S\)hay\(b.c=a.h\)
\(\Rightarrow b^2+c^2-2bc+h^2=a^2-2ah+h^2=\left(a-h\right)^2\)
Cho ΔABC vuông tại A. Kẻ AH vuông góc với BC tại H
a/ C/M: ΔHAC~ΔABC
b/C/M:AH2=BH.CH
c/Tia phân giác của góc ABH cắt AH tại I. Tia phân giác của góc HAC cắt BC tại K.C/M IK//AC
a/ Xét 2 tg vuông HAC và tg vuông ABC có
\(\widehat{ACH}=\widehat{BAH}\) (cùng phụ với \(\widehat{ABC}\) ) => tg HAC đồng dạng với tg ABC (g.g.g)
b/
Xét tg vuông ABH
\(AH^2=AB^2-BH^2\) (Pitago) (1)
Xét tg vuông ACH có
\(AH^2=AC^2-CH^2\) (Pitago) (2)
Cộng 2 vế của (1) và (2) có \(2.AH^2=\left(AB^2+AC^2\right)-\left(BH^2+CH^2\right)\) (3)
Ta có
\(BH^2+CH^2=\left(BH+CH\right)^2-2.BH.CH=BC^2-2.BH.CH\)
Xét tg vuông ABC có \(AB^2+AC^2=BC^2\)
Thay vào (3)
\(2.AH^2=BC^2-BC^2+2.BH.CH\Rightarrow AH^2=BH.CH\)
c/
Xét tg ABH có
\(\dfrac{IH}{IA}=\dfrac{BH}{BA}\) (1) (trong tg đường phân giác của 1 góc chia cạnh đối diện thành hai đoạn thẳng tỷ lệ với hai cạnh kề 2 đoạn ấy)
Xét tg ACH có
\(\dfrac{KH}{KC}=\dfrac{AH}{AC}\)(2) (trong tg đường phân giác của 1 góc chia cạnh đối diện thành hai đoạn thẳng tỷ lệ với hai cạnh kề 2 đoạn ấy)
Xét tg vuông ABH và tg vuông ABC có
\(\widehat{BAH}=\widehat{ACB}\) (cùng phụ với \(\widehat{ABC}\) ) => tg ABH đồng dạng với tg ABC (g.g.g)
\(\Rightarrow\dfrac{BH}{BA}=\dfrac{AH}{AC}\) (3)
Từ (1) (2) và (3) \(\Rightarrow\dfrac{KH}{KC}=\dfrac{IH}{IA}\) => IK//AC (Talet đảo trong tam giác) (đpcm)
Cho tam giác ABC vuông tại A có góc B > góc C. AH vuông góc BC ( H thuộc BC). So sánh AH và HC
Xét tam giác ABC có A = 90 độ => B + C = 90 độ
Xét tam giác AHC có AHC = 90 độ => C + CAH = 90 độ
Do đó B = CAH
Mà B > C => CAH > C
Xét tam giác AHC có CAH > C => HC > AH (quan hệ giữa góc và cạnh đối diện)
a) Xét ΔACH vuông tại H và ΔBCA vuông tại A có
\(\widehat{C}\) chung
Do đó: ΔACH\(\sim\)ΔBCA(g-g)
\(\Leftrightarrow\dfrac{AC}{BC}=\dfrac{CH}{CA}\)(Các cặp cạnh tương ứng tỉ lệ)
hay \(AC^2=CH\cdot CB\)(đpcm)
b) Áp dụng định lí Pytago vào ΔABC vuông tại A, ta được:
\(BC^2=AB^2+AC^2\)
\(\Leftrightarrow AC^2=BC^2-AB^2=10^2-6^2=64\)
hay AC=8(cm)
Thay AC=8cm và BC=10cm vào biểu thức \(AC^2=CH\cdot BC\), ta được:
\(CH\cdot10=8^2=64\)
hay CH=6,4(cm)
Ta có: CH+BH=BC(H nằm giữa B và C)
nên BH=BC-CH=10-6,4=3,6(cm)
Vậy: BH=3,6cm; CH=6,4cm
c) Xét ΔABH vuông tại H và ΔCAH vuông tại H có
\(\widehat{ABH}=\widehat{CAH}\)(cùng phụ với \(\widehat{BAH}\))
Do đó: ΔABH\(\sim\)ΔCAH(g-g)
\(\Leftrightarrow\dfrac{AH}{CH}=\dfrac{BH}{AH}\)(Các cặp cạnh tương ứng tỉ lệ)
hay \(AH^2=BH\cdot CH\)(đpcm)
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH( H thuộc BC). Từ H kẻ HE\(\perp\)AC, HF\(\perp\)AB, AB=c, AC=b.
a) tính AE, AF theo b,c
b)CM: BF\(\sqrt{CH}+CE\sqrt{BH}=AH\sqrt{BC}\)
cho tam giác abc cân tại đỉnh a từ b,c hạ BD vuông góc với AC,CE vuông góc với AB,BD và CE cắt nhau tại H
a) AH là tia phân giác của góc A
b) Ah vuông góc với BC
c) DE song song với BC
Cho tam giác ABC cân tại A . Biết AB =AC=5cm , BC=8cm . Kẻ Ah vuông góc vs BC (H thuộc BC ) . a) Tính AH
b) Gọi D và E là chân đường vuông góc kẻ từ H đến AB và AC . C/m tam giác HDE cân .
c) C/m : DE//BC
a) Xét ΔABH vuông tại H và ΔACH vuông tại H có
AB=AC(ΔBAC cân tại A)
AH chung
Do đó: ΔABH=ΔACH(Cạnh huyền-cạnh góc vuông)
Suy ra: BH=CH(hai cạnh tương ứng)
mà BH+CH=BC(H nằm giữa B và C)
nên \(BH=CH=\dfrac{BC}{2}=\dfrac{8}{2}=4\left(cm\right)\)
Áp dụng định lí Pytago vào ΔABH vuông tại H, ta được:
\(AB^2=BH^2+AH^2\)
\(\Leftrightarrow AH^2=AB^2-BH^2=5^2-4^2=9\)
hay AH=3(cm)
Vậy: AH=3cm
b) Xét ΔDBH vuông tại D và ΔECH vuông tại E có
BH=CH(cmt)
\(\widehat{B}=\widehat{C}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)
Do đó: ΔDBH=ΔECH(Cạnh huyền-góc nhọn)
Suy ra: HD=HE(hai cạnh tương ứng)
Xét ΔHDE có HD=HE(cmt)
nên ΔHDE cân tại H(Định nghĩa tam giác cân)
Cho tam giác ABC vuông tại A. Tia phân giác của góc B cắt cạnh AC tại E, trên cạnh BC lấy điểm F sao cho BF=BA
a,C/m tam giacs ABE=FBE
b,Tính số đo góc EFB
c,Từ A kẻ AH vuông góc với BC(H thuộc BC. C/m ah song song EF
a) Xét \(\Delta ABE\)và \(\Delta FBE\)có:
\(BA=BF\left(gt\right)\)
\(\widehat{ABE}=\widehat{FBE}\left(gt\right)\)
\(BE\)là cạnh chung
Do đó \(\Delta ABE=\Delta FBE\left(c.g.c\right)\)
b) Vì \(\Delta ABE=\Delta FBE\)(câu a)
Nên \(\widehat{BAE}=\widehat{BFE}\)(2 góc tương ứng)
Mà \(\widehat{BAE}=90^o\left(gt\right)\)
Nên \(\widehat{BFE}=90^o\)
c) Vì \(\widehat{EFB}=90^o\)(câu b)
\(\Rightarrow EF\perp BC\)
Mà \(AH\perp BC\left(gt\right)\)
\(\Rightarrow EF//AH\)