Những câu hỏi liên quan
Vũ Huy Thanh Bình
Xem chi tiết
Sun’s Lừi’s Biếng’s
Xem chi tiết
Trương Minh Nghĩa
20 tháng 9 2021 lúc 14:39
Phân tích cách so sánh, ví von: "  Công cha – núi ngất trời." và "nghĩa mẹ – nước biển đông"  => Sự so sánh với những đại lượng khó xác định, chỉ sự lớn lao, vĩnh cửu của tự nhiên từ đó khẳng định công cha và nghĩa mẹ là vô cùng lớn lao và vĩ đại không gì đo đếm được.“Cù lao chín chữ”: Là những công lao to lớn khó nhọc của cha mẹ đối với con cái như sinh đẻ, nuôi nấng, dạy bảo

=> Nội dung chính:  Âm điêu tâm tình, thành kính, sâu lắng=> Công lao của cha mẹ là vô cùng to lớn, con cái phải có nghĩa vụ biết ơn và kính yêu cha mẹ.

Bài ca dao thứ hai: Lời người con gái lấy chồng xa nói với mẹ và quê mẹ.

Chiều chiều ra đứng ngõ sau,

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

Phân tích nội dung: 

Thời gian “Chiều chiều” gợi lên một nỗi buồn và nồi nhớ da diết về quê mẹ.Đứng ngõ sau: ngõ sau là ngõ vắng, đi với chiều chiều càng gợi lên không gian vắng lặng, heo hút. Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình nơi ngõ sau càng nhỏ bé, đáng thương hơn nữa.Ruột đau chín chiều: chín chiều là "chín bề", là "nhiều bề". Dù là nỗi đau nào thì cái không gian ấy cũng làm cho nó càng thêm tê tái. Cách sử dụng từ ngữ đối xứng (chiều chiều - chín chiều) cũng góp phần làm cho tình cảnh và tâm trạng của người con gái càng nặng nề, đau xót hơn.

=> Nội dung: Không gian và thời gian gợi nên nỗi buồn, cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi của cô gái lấy chồng xa, đây cũng chính là số phận của người phụ nữ trong xã hội trọng nam khinh nữ.

Bài ca dao thứ ba: là nỗi nhớ của con cháu về ông bà (lời của con cháu nói với ông bà):

Ngó lên nuộc lạt mái nhà,

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.

Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

Phân tích nội dung:

Ngó lên: hành động gợi sự trân trọng, tôn kínhHình ảnh “nuộc lạt mái nhà”: nhiều, gợi sự kết nối bền chặt, không tách rời của sự vật cũng như tình cảm huyết thống và công lao to lớn của ông bà trong việc xây dựng gia đìnhLối so sánh: “Bao nhiêu… bấy nhiêu” gợi nỗi nhớ da diết khôn nguôi.

=> Nội dung:  diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà, dạy chúng ta phải biết nhớ tới cha ông, anh em ruột thịt phải biết đoàn kết yêu thương đùm bọc lẫn nhau.

Bài ca dao thứ tư: là lời của anh em nói với nhau hoặc có thế là lời của ông bà, cha mẹ, cô bác nói với con cháu:

Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

Phân tích nội dung:

Cặp từ “cùng chung” - “cùng thân”: thể hiện tình cảm anh em thân thương, mối quan hệ ruột thịt, sự gắn bó thân thiếtNghệ thuật so sánh “anh em” – “chân tay”: gợi sự liên tưởng về mối quan hệ mật thiết, biết nương tựa lẫn nhau trong cuộc sống

=> Nội dung: Khuyên nhủ, nhắc nhở anh em trong cùng gia đình phải biết yêu thương lẫn nhau, nương tựa và cùng hỗ trợ lẫn nhau. Làm được điều đó sẽ khiến cha mẹ vui lòng

Back to top

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Bài ca dao thứ nhất: đã ngợi ca công lao to lớn của cha mẹ. Đồng thời, qua đó, răn dạy con cháu phải luôn ghi nhớ và báo đáp công ơn to lớn ấy:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Cách ví von:" công cha, nghĩa mẹ- núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông"  là lấy cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên để so sánh, làm nổi bật ý nghĩa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng. Đây cũng là một nét tâm thức của người Việt.Hình ảnh: “Cù lao chín chữ”: hình ảnh ẩn dụ quen thuộc, nói lên lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ, đồng thời làm tăng thêm âm điệu tôn kính, nhắn nhủ, tâm tình của câu hát. Cha mẹ là người có vai trò và công lao vô cùng to lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần thực hiện bổn phận và trách nhiệm của những người làm con với công lao trời biển ấy của cha mẹ. Đó là tình cảm sâu sắc nhất mà bài ca dao 1 muôn nhắn nhủ tới người đọc. 
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thùy Linh
Xem chi tiết
Thùy Linh
24 tháng 10 2021 lúc 9:31

Giúp mình với  bucminh

Bình luận (0)
Trịnh Bảo Duy
Xem chi tiết
Đan Khánh
13 tháng 11 2021 lúc 7:47

Tham khảo:

Núi Thái Sơn hay núi ngất trời cũng cùng chung một ý nghĩa rằng công lao của cha vô cùng to lớn, chúng ta không thể nào đo đếm được. ... Như vậy, câu ca dao nói lên công lao to lớn, vô cùng của cha mẹ với con cái. Từ đó, nhân dân ta nhắc nhở mọi người phải biết ơn, hiếu trọng đối với cha mẹ.

Bình luận (0)
Vũ Ngọc Anh
13 tháng 11 2021 lúc 7:49

Ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ

Bình luận (0)
Nguyễn Phan Hải Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Phan Hải Anh
23 tháng 10 2018 lúc 18:00

Làm nhanh giúp mk với, mai mk kiểm tra rồi 

Bình luận (0)
nguyen doan thien huong
25 tháng 10 2018 lúc 5:16

1. - các tác phẩm cùng đề tài là :Bản tuyên ngôn độc lập 

    - cùng chủ đề :........ko bít

    - nêu giá trị nội dung :khẳng định kẻ thù không được xâm lược, nếu còn không sẽ bị thất bại ê chề.

    -nêu nghệ thuật của bài :Thể thơ ngắn gọn,xúc tích.

    +cảm xúc dồn nén trong hình thức nghị luận trình bày ý kiến
     +lựa chọn ngôn ngữ, giọng hùng hồn,đanh thép, dõng dạc.
     Văn bản Sông Núi Nước Nam
      Nam Quốc Sơn Hà
     Lí Thường Kiệt

Bình luận (0)
Nguyễn thị huỳnh vy
Xem chi tiết
Nguyễn Trương Ngọc Hường...
1 tháng 11 2021 lúc 7:12
            Công cha như núi ngất trời            Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông            Núi cao biển rộng mênh mông            Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

            Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình.

            Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”. Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cũng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.

            Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nấng con thành người của cha của mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã trải qua bao vất vả, đau đớn, cực nhọc,… Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Tiếng “ơi!” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian.

Bình luận (0)
Hoàng Kim Ngân
Xem chi tiết
Vũ Đức Minh
4 tháng 4 2020 lúc 14:46

Cái hay ở đây là 

Công cha như núi ngất trời 

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông  :)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
²ᵏ⁷
4 tháng 4 2020 lúc 15:03

Bạn có thể tham khảo ở link này:https://www.thivien.net/Khuy%E1%BA%BFt-danh-Vi%E1%BB%87t-Nam/C%C3%B4ng-cha-nh%C6%B0-n%C3%BAi-ng%E1%BA%A5t-tr%E1%BB%9Di/poem-2p3yYgBHoT72hpR6ERxLyw

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Jeon Tỷ
Xem chi tiết
B.Thị Anh Thơ
12 tháng 12 2020 lúc 19:57

Tham khảo nhé ! 

 

"Công cha như núi ngất trời 

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ,ghi lòng con ơi " 

Đó là những câu ca dao vẫn còn mãi luôn thấm đẫm trong tâm trí của em ,cũng giống như là một bài học lớn để em khắc ghi trong lòng

Mở đầu bài thơ ,em đã thấy được sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh.so sánh giữa công cha với núi cao ngất trời,những ngọn núi cao nhất,đồ sộ nhất,vững chãi nhất cũng được ví như tình cha mạnh mẽ và vững chắc .Chính người đã dạy dỗ hướng cho ta hướng về lẽ phải và truyền thêm cho ta sức mạnh để ta sống cuộc sống của chính mình.

Còn ở câu thứ hai của bài thơ,lại một lần nữa,biện pháp nghệ thuật so sánh đuoẹc sử dụng.Thông qua hình ảnh nước ở ngoài biển Đông to lớn và mênh mông,dòng nước biển mát lành ấy lại có vị mặn phải chăng rằng muốn qua đó,nói lên sự đắng chát khổ đau của người mẹ khi nuôi con khôn lớn và trường thành.Dòng biển Đôg ấy dào dạt không bao giờ cạn,và qua đó em mới cảm thấu tình yêu của mẹ vô tận và chứa chan bao nhiêu nỗi cực khổ biết bao nhiêu.

Qua những hình ảnh so sánh đó ,làm cho em thấy đuoẹc ý nghĩa trực trượng về Công cha,nghĩa mẹ.

Công ơn đó,ân nghĩa đó,to lớn và sâu nặng biết xiết bao.Chính vì vậy mà chỉ có hình tượng bất diệt của trời đất là núi cao và biển mới có thể so sánh được.

Có lẽ cũng vì thế mà có thêm 2 câu cuối cùng của bài thơ,nhằm nhắc nhở chúng ta phải luôn biết ơn và nhớ ơn cha mẹ cũng nhue phải làm tròn chữ hếu ,để bù đắp phần nào nói cực nhọn ,đắng cay mà ba mẹ đã trải qua vì ta.

Bình luận (0)
Đoàn Anh Minh Hoàng
Xem chi tiết
Minh Hồng
16 tháng 12 2021 lúc 21:08

Tham khảo

Đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ

Bằng lối diễn đạt giản dị kết hợp với thể thơ lục bát truyền thống, những câu thơ nối tiếp nhau thật tự nhiên như tình cảm mẹ con gần gũi thân thương. Bài thơ "Về thăm mẹ" biểu đạt dòng cảm xúc của người con khi trở về thăm mẹ sau bao ngày xa cách.

Bài thơ "Về thăm mẹ" là một bản giao hòa đầy tinh tế của lối thơ lục bát rất chỉnh và những biện pháp tu từ như ẩn dụ, liệt kê,... Với việc sử dụng thể thơ lục bát, nhà văn đã có thể diễn tả trọn vẹn tình cảm, cảm xúc của mình dành cho mẹ. Từ những điều giản dị, đời thường, gắn liền với cuộc sống của mẹ cũng như sự trưởng thành của con, chúng ta thấy được tình cảm, sự vất vả, chắt chiu, hi sinh của người mẹ. Từ đó dấy lên trong lòng người con một lòng thương xót, kính trọng dạt dào. Đặc biệt, có một yếu tố nghệ thuật theo em đặc sắc nhất chính là:

Bất ngờ rụng ở trên cành

Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.

Mặc dù đó chỉ là một hình ảnh giản dị, tuy nhiên đã khái quát được sự yêu thương, chăm sóc đến từng chi tiết nhỏ nhất của người mẹ. Trái na cuối vụ - chỉ một hình ảnh nhỏ bé ấy - cũng khiến người đọc nao lòng. Trái na ấy đã đến cuối vụ nhưng mẹ cũng không nỡ vặt xuống ăn mà cứ để đó phần con, đợi con về. Hình ảnh ấy cũng giống như sự chờ đợi của mẹ, sự yêu thương tằn tiện để lo cho con được no ấm. Qua bài thơ, đối chiếu lại với bản thân mình, em nhớ lại những hành động yêu thương, chăm sóc của mẹ mà tự hứa phải không ngừng học tập, rèn luyện bản thân để cha mẹ vui lòng. Như vậy bài thơ Về thăm mẹ vừa giúp học sinh hiểu hơn về thể thơ lục bát, vừa xây dựng cảm xúc thẩm mĩ về tình mẫu tử thiêng liêng.

Bình luận (2)
Đoàn Anh Minh Hoàng
16 tháng 12 2021 lúc 21:13

lưu ý

ko chép mạng

Bình luận (1)
Đoàn Anh Minh Hoàng
16 tháng 12 2021 lúc 21:14
Bình luận (0)