viết bài văn kể chuyện sáng tạo một câu chuyện có nhân vật chính là con vật
(không chép mạng giúp mình)
cậu hãy tự làm hoặc THAM KHẢO văn mẫu nhé
cảm ơn bạn đã đưa ra lời khuyên mình xin nhận
Tham khảo :
Tôi là Sọ Dừa. Mẹ thấy tôi không chân, tròn như một quả dừa. Bà buồn bã, toan vứt đi thì tôi bảo với mẹ:
- Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt đi mà tội nghiệp!
Thương tôi, bà giữ lại nuôi. Đến khi lớn, tôi xin mẹ cho đi chăn bò ở nhà phú ông. Tôi chăm bò rất giỏi, con nào con nấy đều no căng bụng. Phú ông lấy làm hài lòng lắm.
Đến vụ mùa, tôi tớ ra đồng làm việc cả. Phú ông sai ba cô con gái đem cơm ra đồng cho tôi. Hai cô chị kiêu căng, thường tỏ ra khinh thường tôi. Chỉ có mình cô Út là đối đãi với tôi tử tế.
Cuối mùa ở, tôi xin mẹ đến nhà phú ông hỏi cưới vợ cho mình. Mẹ tôi liền mang buồng cau đến nói chuyện với phú ông.
Đến khi về nhà, mẹ nói với tôi về lễ vật mà phú ông yêu cầu: một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm. Tôi nghe xong, liền động viên mẹ hãy cứ yên tâm.
Đúng ngày hẹn, khi thấy trong nhà có đầy đủ lễ, mẹ tôi vô cùng ngạc nhiên. Vào ngày rước dâu, tôi được trở làm lại người. Thật ra, tôi vốn là tiên ở trên trời. Do tôi vi phạm thiên quy nên Ngọc Hoàng phạt đầu thai xuống hạ giới, biến thành hình dáng xấu xí. Nay nhận được tình yêu thương của cô út nên được hóa giải. Khi tôi bước ra, mọi người trong nhà vô cùng ngạc nhiên. Mẹ tôi thì vui mừng vì con mình có được hạnh phúc.
Tôi và vợ sống với nhau rất hạnh phúc. Nhờ có sự động viên của vợ, tôi học hành chăm chỉ. Tôi đỗ trạng nguyên và được vua cử đi sứ. Trước khi chia tay, tôi đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải luôn mang trong người phòng khi cần dùng đến.
Sau nhiều ngày đi sứ, tôi trở về quê hương. Trên đường đi, thuyền của tôi có ngang qua một hòn đảo thì nghe thấy tiếng kêu:
- Ò ó o… Phải thuyền quan trạng, rước cô tôi về.
Tôi cho thuyền vào xem. Hai vợ chồng tôi gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Tôi nghe vợ kể lại chuyện bị hai cô chị hại. Tôi liền đưa vợ về nhà nhưng không cho ai biết, rồi mở tiệc mừng với bà con ngày trở về. Hai cô chị thấy vậy mừng thầm, tranh nhau kể chuyện vợ tôi gặp rủi ro ra vẻ thương tiếc lắm. Đến khi hết tiệc, tôi mới đưa vợ ra. Hai cô chị vô cùng xấu hổ, bỏ đi biệt xứ.
Làm một bài văn hóa thân thành nhân vật Trương Sinh và kể lại câu chuyện Người con gái Nam Xương (khi kể xưng tôi) * lưu ý không chép mạng!
Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, vừa đẹp người đẹp nết, gả cho Trương Sinh con nhà hào phú nhưng ít học. Chưa bao lâu, Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương ở nhà sinh con đầu lòng, chăm sóc chu đáo và lo ma chay cho mẹ chồng như mẹ ruột. Trương Sinh về, nghe con nhỏ nói không rõ ràng, lại có tính hay ghen từ trước, chàng hiểu lầm vợ phản bội, liền không nghe giải thích mà đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương oan không thể giải, liền trẫm mình xuống bến Hoàng Giang, may được Linh Phi cứu giúp làm tiên nữ dưới thủy cung. Sau khi Vũ Nương qua đời, Trương Sinh mới biết, người cha hàng đêm vẫn đến mà con nói là chiếc bóng trên tường nhưng đã quá muộn để nhận ra nỗi oan của vợ, nàng đã không còn nữa. Phan Lang- một người cùng làng, là ân nhân của Linh Phi, một hôm, chàng được Linh Phi tiếp đón ở thủy cung, Vũ Nương đã gặp nhờ chàng gửi cho chồng tín vật. Trương Sinh biết chuyện liền lập đàn trên bến Hoàng Giang cho vợ, Vũ Nương hiện về trong ngày lập đàn nhưng mãi mãi không thể quay trở về.
Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe có nhân vật là đồ vật hoặc con vật.
Gợi ý:
– Em đã đọc, đã nghe những câu chuyện nào có nhân vật là đồ vật hoặc con vật?
– Em chọn kể lại câu chuyện theo cách nào?
• Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.
• Thân bài:
+ Câu chuyện bắt đầu bằng sự việc gì?
+ Diễn biến của câu chuyện ra sao?
• Kết bài
– Cùng bạn bình chọn bài văn kể chuyện hấp dẫn.
Trong những câu chuyện em đọc được về những nhân vật là các con vật gần gũi với trẻ em, em thích nhất là truyện “Cuộc chạy đua trong rừng”.
Ngày mai muôn thú trong rừng mở hội thi chọn con vật chạy nhanh nhất.
Ngựa Con thích thú lắm. Chú tin chắc sẽ giành vòng nguyệt quế. Chú mơ màng nghĩ đến lúc đứng trước mọi người, tay nâng chiếc cúp vô địch trong sự hân hoan, tán thưởng ...Chú sửa soạn bộ dáng không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài mượt mà được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch..
Ngựa Cha thấy thế, bảo:
- Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.
Ngựa Con mắt không rời bóng mình dưới nước, ngúng nguẩy đáp:
- Cha yên tâm đi. Móng của con chắc chắn lắm. Con nhất định sẽ chiến thắng!
Cuộc thi đã đến. Sáng sớm, bãi cỏ đông nghẹt. Chị em nhà hươu sốt ruột gặm cỏ. Thỏ Trắng, Thỏ Xám thận trọng ngắm nghía các đối thủ. Bác Quạ bay đi bay lại giữ trật tự. Ngựa Con ung dung bước vào vạch xuất phát.
Tiếng hô “bắt đầu!” vang lên. Các vận động viên rùng rùng chuyển động. Vòng thứ nhất...Vòng thứ hai.. Ngựa Con dẫn đầu bằng những bước sải dài khỏe khoắn. Bỗng chú có cảm giác vướng vướng ở chân và giật mình thảng thốt: một cái móng lung lay rồi rời hẳn ra. Cai nhọn đâm vào chân làm Ngựa Con đau điếng. Chú tập tễnh và cuối cùng dừng lại hẳn. Nhìn bạn bè lần lượt qua mặt, Ngựa Con đỏ hoe mắt, ân hận vì không làm theo lời cha dặn.
Ngựa Con rút ra được bài học quý giá: đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất. Đồng thời qua câu chuyện trên em rút ra được được bài học: trong cuộc sống chúng ta không nên chủ quan, luôn cần có sự chuẩn bị kĩ càng.
Hãy vào vai 1 nhân vật không có trong truyện để ghi lại câu chuyện chứng kiến cảnh Lão Hạc kể chuyện bán cho với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao
Không chép cả văn bản vào, bài văn có sáng tạo. Ai làm hay mình sẽ cho 5 sao
Hóa thân thành nhân vật An Dương Vương kể lại câu chuyện thành một bài văn *Lưu ý: không được sao chép trên mạng
1. Truyện là loại tác phẩm văn học, ………. một câu chuyện, có ……………, ………., ……………., ………………, ………………….. diễn ra sự việc.
2. ……………………. là loại truyện ……………………, có nhân vật thường là các loại đồ vật hoặc con vật được ……………………..Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của ………………… vừa mang đặc điểm của ……………...
3. Cốt truyện là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm …………………. được sắp xếp theo ……………………….; có ……………., ………………., ……………………
4. Nhân vật là đối tượng có …………………, ……………., ……………., ……………., …………….., ………….. được nhà văn khắc họa trong tác phẩm. Nhân vật thường là ……………. nhưng cũng có thể là ……………………………………
5. Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để ……… lại câu chuyện. Người kể chuyện có thể ………………………… trong tác phẩm, xưng “tôi” (người kể chuyện theo ……………………….), kể về những gì mình chứng kiến, tham gia. Người kể chuyện cũng có thể “giấu mình” (người kể chuyện theo ……………….), ………………. vào câu chuyện nhưng lại có khả năng “biết hết” mọi chuyện.
6. …………………………. đảm nhận việc thuật lại các sự việc chính trong câu câu.
7. Lời nhân vật là ………………………………. của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn vời lời người kể chuyện. Mình dang cần gấp
Viết bài văn kể lại sự tích bánh chưng bánh giầy theo dàn ý dưới đây:(KHÔNG CHÉP MẠNG)
Mở bài:Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật sự kiện mà văn bản sẽ thuận lại
Thân bài :
-Gợi lại bối cảnh câu chuyện giấu tích liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện
+ thuận lại Nội dung diễn biến của sự việc đó nhân vật có liên quan. Sử dụng bằng chứng lý lẽ tư liệu trích dẫn kết hợp với kể chuyện
+Tác động của sự việc đó đối với đời sống nhận thức của mỗi người
Kết bài :
Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.
Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó (ko chép văn mẫu hay chép mạng)
Tôi là Hươu, cũng như Nai, Hoẵng, Thỏ trên đầu chỉ có hai cái tai mềm mại. Nhưng so với các bạn thì tôi là nhút nhát nhất. Cái gì tôi cũng sợ: Sợ bóng tối, sợ cả thú dữ nữa.
Tuy vậy, bạn bè ai cũng quý tôi vì tôi chăm chỉ, tốt bụng. Hôm trước, nghe tin bác gấu ốm nặng, tôi đã xin mẹ cho đến thăm bác. Đến nơi, tôi nghe trong hơi thở yếu ớt:
– Bệnh của bác nặng lắm. Chỉ có là Thảo Huyền mọc ở khe núi sâu mới chữa được.
Tôi nhanh nhảu đáp:
- Cháu chạy nhanh như tên bay, để cháu vào rừng lấy lá thuốc cho bác.
Không đợi bác Gấu nói gì, tôi vội chào bác và lên đường ngay. Nhưng đường rừng hiểm trở, rất nhiều thú dữ, tôi bắt đầu thấy run. Khi bóng tối tràn xuống cả khu rừng, tôi lại càng sợ. Tôi nép vào một gốc cây khác.Thần cây hiện lên hỏi:
- Tại sao cháu khóc? Cháu bị lạc mẹ à?
- Dạ không ạ. Cháu muốn đi vào khe núi để lấy lá Thảo Huyền về cho bác Gấu. Nhưng rừng thì rộng, có bao nhiêu thú dữ nên cháu sợ lắm.
- Sợ thì cháu hãy mau quay về nhà đi!
- Nhưng cháu thương bác Gấu lắm. Không có thuốc bác ấy chết mất.
Thần cây ân cần:
- Cháu là một đứa trẻ có tấm lòng nhân hậu. Đây ta cho cháu những cành cây khoẻ khắn của ta. Cháu hãy đội lên đầu, cháu sẽ có thêm sức mạnh.
Tôi rối rít cảm ơn Thần cây rồi lên đường. Tôi băng qua suối, qua đèo mà không sợ thú dữ hay bóng đêm nữa. Khi tôi đem lá thuốc về, trời cũng rạng sáng. Tôi thấy muông thú trong rừng đang ngồi vây quanh bác Gấu. Tôi vội đưa lá thuốc cho bác nhai. Thật kỳ diệu, chỉ trong ít phút bác gấu đã khoẻ lại. Tất cả muông thú có mặt đều hỏi:
- Cây thuốc gì mà quý đến thế hở bác?
- Thuốc quý nhưng tấm lòng của Hươu còn quý hơn nhiều. Chính Hươu đã cứu bác đấy – Bác gấu ôn tồn nói.
Khi ấy, tất cả mới để ý đến tôi. Và ai cũng ngạc nhiên khi thấy trên đầu tôi là những cành cây vững chắc. Tôi kể lại đầu đuôi câu chuyện khi gặp Thần cây cho mọi người nghe. Và kỳ lạ chưa, cái cành cây trên đầu tôi đã dính chặt từ bao giờ. Mẹ tôi vuốt ve món quà Thần cây tặng cho tôi và gọi đó là Sừng Hươu.
Từ đó, loài Hươu chúng tôi luôn mang sừng trên đầu để chống lại thú dữ và tôi chẳng còn nhút nhát như trước nữa.
mk ko phét văn mẫu đâu nhá , mk chỉ chép mạng thôi hihi
1. Truyện là loại tác phẩm văn học, ………. một câu chuyện, có ……………, ………., ……………., ………………, ………………….. diễn ra sự việc.
2. ……………………. là loại truyện ……………………, có nhân vật thường là các loại đồ vật hoặc con vật được ……………………..Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của ………………… vừa mang đặc điểm của ……………...
3. Cốt truyện là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm …………………. được sắp xếp theo ……………………….; có ……………., ………………., ……………………
4. Nhân vật là đối tượng có …………………, ……………., ……………., ……………., …………….., ………….. được nhà văn khắc họa trong tác phẩm. Nhân vật thường là ……………. nhưng cũng có thể là ……………………………………
5. Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để ……… lại câu chuyện. Người kể chuyện có thể ………………………… trong tác phẩm, xưng “tôi” (người kể chuyện theo ……………………….), kể về những gì mình chứng kiến, tham gia. Người kể chuyện cũng có thể “giấu mình” (người kể chuyện theo ……………….), ………………. vào câu chuyện nhưng lại có khả năng “biết hết” mọi chuyện.
6. …………………………. đảm nhận việc thuật lại các sự việc chính trong câu câu.
7. Lời nhân vật là ………………………………. của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn vời lời người kể chuyện.
Trong mơ, em được gặp gỡ rất nhiều nhân vật trong những câu chuyện cổ tích đã học. Hãy kể và tả lại một nhân vật mà em cho là ấn tượng nhất trong thế giới huyền diệu ấy.
Lưu ý : Không chép mạng , tự làm , yêu cầu bài văn không quá ngắn
Buổi sáng hôm qua, lớp em có một tiết ngoại khóa Ngữ văn. Cả lớp sôi nổi bàn về chủ đề: Truyện cổ tích. Bao nhiêu thắc mắc về nội dung và nghệ thuật của thể loại truyện dân gian này chúng em đều được cô giáo giải đáp ngọn ngành. Nhưng cuối giờ, cô giáo cho chúng em một bài tập mà đứa nào đứa nấy cứ bắt đầu bứt tại mãi không trả lời cho được. Các em hãy cho Cô biết tại sao Cô Tấm hiền như thế mà kết cục truyện lại có hành động trả thù mẹ con Cám lạ kỳ như vậy.
Cô cho chúng em mang bài tập về nhà nhưng ngồi nghĩ suốt cả buổi trưa, em cũng chẳng thể tìm được câu trả lời cho thoả đáng. Những ý nghĩa làm hai mắt em mỏi mệt vô cùng, em chìm vào giấc ngủ và rồi... đi vào một giấc mơ.
- Ôi! Ở đâu mà trang hoàng nguy nga như vậy! Em băn khoăn tự hỏi.
Đúng lúc đó có một cô gái hiền dịu bước ra:
- Em là ai? Có chuyện gì mà lại đến đâu?
- Em... em... không biết! Vậy chị là ai?
- Chị là chị Tấm!
Vậy là em đang ở trong thế giới của truyện cổ tích à? May quá! Gặp chị Tấm ở đây chắc mình sẽ hỏi được câu trả lời. Nghĩ vậy, em liền cất tiếng:
- Thưa chị! Em đang sống ở thế kỷ XXI. Hôm nay chúng em học một bài về chị. Nhưng cả lớp em đều thắc mắc, tại sao hiền như cô Tấm mà lại giết chết cô Cám thảm thương như vậy?
- Có chuyện như thế thật sao? Chị Tấm ngỡ ngàng.
- Em nói thật mà, chị không tin sao?
Thế là em kể lại cho chị Tấm nghe trọn kết cục câu chuyện mà chúng em được học.
Câu chuyện vừa kết thúc, chị Tấm liền ngồi thụp xuống, mặt chị tỏ vẻ rất buồn rầu. Nhưng rồi tự nhiên chị đứng dậy mạnh mẽ và dứt khoát:
- A! Chị hiểu ra rồi. Trên thực tế dù có ác đến mấy cũng chẳng ai làm như vậy và nếu là chị thì lại càng không thể. Nhưng em biết không, dù sao thì chuyện về chị cũng là cổ tích, điều gì cũng có thể xảy ra. Có lẽ lưu truyền lâu đời ở dân gian nên câu chuyện về chị đã thay đổi ít nhiều. Nhân dân ta vốn thích sự công bằng và yêu thương rất mực những người hiền lành hiếu thảo nên mới thêm vào cái nội dung như em vừa kể. Mẹ con chị Cám dù sao cũng gây ra bao điều tàn ác, riêng với chị, chị cũng đã phải chết đi chết lại đến mấy lần. Dân gian nghĩ rằng gây ra ác nghiệp chắc chắn sẽ bị người đời ác báo nên mới nghĩ ra cái chết xứng đáng với mẹ con chị Cám như vậy.
- Ôi! Cảm ơn chị bây giờ thì em đã hiểu rồi.
Em tạm biệt chị, không ngờ cũng đã đến giữa buổi chiều, em giật mình ra khỏi giấc mơ khi nghe tiếng reo của chiếc đồng hồ báo thức. Em bừng tỉnh, vui mừng cảm ơn chị Tấm. Bây giờ trong lòng em đang thầm nghĩ, câu trả lời của em ngày mai chắc chắn sẽ được cô giáo đánh giá rất cao. Em tin cô sẽ rất hài lòng.