Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Ngô Minh Trí
Xem chi tiết
Hàn Tử Băng
9 tháng 11 2017 lúc 22:00

“Có công mài sắt, có ngày nên kim”

Vậy ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì? Chúng ta biết “sắt” là một kim loại cứng không dễ gì mài một trong hai ngày mà thành cái kim ngay được. Từ sắt làm ra cây kim là một quá trình công phu, gian khổ. Nó đòi hỏi phải có một sự kiên trì, tốn bao công sức mồ hôi mới có được. Cây kim ai cũng biết nó rất bé nhỏ nhưng tác dung của nó lại rất lớn, nó là vật có ích để cho con người may vá quần áo. “Mài sắt” để “thành kim” chính là điều nhân dân ta khuyên bảo mọi người phải có một quyết tâm lớn thì dù việc khó đến mấy cũng có thể làm được.Lòng kiên trì, ý chí quyết tâm có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống chúng ta? Ý chí, nghị lực, lòng kiên trì, bền bỉ quả thực có vai trò quan trọng, nó quyết định sự thành bại của mỗi con người. Dù con người có những mục đích đúng đắn nhưng không có lòng kiên trì thì cũng khó mà thành công được. Vì vậy, câu tục ngữ thực sự là một bài học quý giá, tiếp thêm cho ta sức mạnh, ý chí quyết tâm để hoàn thành công việc. Để rèn luyện lòng kiên trì, mỗi học sinh chúng ta phải làm gì? Chúng ta không được ngại khó, ngại khổ; trước những khó khăn thử thách không được chán nản. Phải có nghị lực để vượt lên mọi khó khăn trong bất kì hoàn cảnh nào.

=^.^=
 

Huy Thông Phan
9 tháng 11 2017 lúc 21:56

Câu thành ngữ "Công cha nghĩa mẹ" đề cao công lao to lớn của cha, nghĩa tình cao cả của mẹ nuôi dạy con trưởng thành, khôn lớn. Thật vậy, công ơn của cha to lớn như ngọn núi Thái Sơn hùng vĩ. Tình nghĩa của mẹ dào dạt, ngọt ngào như nước suối trong nguồn. Cha mẹ vừa có công sinh thành vừa có công dưỡng dục chúng ta. Cha mẹ là người luôn dõi theo từng bước đi của con cái từ khi còn non dại tới tận khi đã trưởng thành nên người. Vì vậy, con cái phải luôn ghi nhớ điều đó để phụng dưỡng đền ơn cha mẹ. Thế mới là người có hiếu, có nhân đức.

Nguyễn Trần Ngọc Linh
9 tháng 11 2017 lúc 21:58

Chúng ta là con người Việt Nam . Là một dân tộc trên đất nước . Vì vậy phải noi gương theo truền thống LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH để giứu đõ người nghòe khổ ....

Nguyễn Ngô Minh Trí
Xem chi tiết
Hàn Tử Băng
10 tháng 11 2017 lúc 18:03

"Uống nước nhớ nguồn"

Chúng ta có suy nghĩ như thế nào khi đọc lời khuyên dạy của tiền nhân? "Nguồn" là nơi xuất phát của dòng nước, mạch nước từ núi, từ rừng ra suối, ra sông rồi đổ ra biển cả mênh mông, không bao giờ cạn. Thứ nước khởi thủy đó trong mát, tinh khiết nhất. Khi ta uống dòng nước làm vơi đi cơn khát thì phải biết suy ngẫm đến nơi phát xuất dòng nước ấy. Từ hình ảnh cụ thể như vậy, người xưa còn muốn đề cập đến một vấn đề khái quát hơn."Nguồn" có thể được hiểu chính là những người đã tạo ra thành quả về vật chất, tinh thần cho xã hội. Còn "uống nước" đó chính là sử dụng, đón nhận thành quả ấy. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống.người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống để từ đó khéo léo nhắc nhở, cảnh tinh những kẻ còn có lối sống bất nghĩa vô ơn. Mặc dù trái qua bao thăng trầm của thời đại, ý nghĩa câu tục ngữ trên vẫn sống mãi với thời gian...Đọc lại lời dạy của tổ tiên, ta không khỏi tự nhủ với lòng mình. Không bao giờ trở thành kẻ sống thiếu trách nhiệm đối với xã hội, sống và làm việc xứng đáng với đạo lí và truyền thống dân tộc, sống chân thành trọng nghĩa trọng tình, có trước có sau.


^^

dam quang tuan anh
9 tháng 11 2017 lúc 21:41

Tôi và Nghi là đôi bạn chung trường. Chúng tôi ngồi cùng bàn và chơi thân nhau từ học cấp Một, đến nay đã vào cấp Hai. Nghi rất thích sưu tầm những viên đá lớn nhỏ và uống nước đá. Bạn lại thông minh, không những học giỏi mà bạn còn ca hay, múa dẻo. Trái lại, tôi rất tối dạ lại hát chẳng hay. Nghi thường động viên tôi phải biết cách học đi đôi với hành và hát hay không bằng hay hát. Nhờ sự giúp đỡ của Nghi, tôi học ngày càng tiến bộ. Bố mẹ tôi vui lòng khen tôi biết chọn bạn mà chơi. Thật là gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

Nguyễn Ngô Minh Trí
Xem chi tiết
Đỗ Đức Đạt
11 tháng 11 2017 lúc 7:40

Câu thành ngữ "Công cha nghĩa mẹ" đề cao công lao to lớn của cha, nghĩa tình cao cả của mẹ nuôi dạy con trưởng thành, khôn lớn. Thật vậy, công ơn của cha to lớn như ngọn núi Thái Sơn hùng vĩ. Tình nghĩa của mẹ dào dạt, ngọt ngào như nước suối trong nguồn. Cha mẹ vừa có công sinh thành vừa có công dưỡng dục chúng ta. Cha mẹ là người luôn dõi theo từng bước đi của con cái từ khi còn non dại tới tận khi đã trưởng thành nên người. Vì vậy, con cái phải luôn ghi nhớ điều đó để phụng dưỡng đền ơn cha mẹ. Thế mới là người có hiếu, có nhân đức.

Mai Tuấn Anh
9 tháng 11 2017 lúc 21:46

thành ngữ là j e mới lớp 6

Nguyễn Thị Thu Thủy
9 tháng 11 2017 lúc 23:43

Thành ngữ là những cụm từ mang ngữ nghĩa cố định (phần lớn không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp;không thể thay thế và sữa về mặt ngôn từ) và độc lập riêng rẽ với từ ngữ hay hình ảnh mà thành ngữ sử dụng,thành ngữ thường được sử dụng trong việc tạo thành những câu nói hoàn chỉnh.

Nguyễn Ngô Minh Trí
Xem chi tiết
minhduc
11 tháng 11 2017 lúc 14:50

Câu thành ngữ "Công cha nghĩa mẹ" đề cao công lao to lớn của cha, nghĩa tình cao cả của mẹ nuôi dạy con trưởng thành, khôn lớn. Thật vậy, công ơn của cha to lớn như ngọn núi Thái Sơn hùng vĩ. Tình nghĩa của mẹ dào dạt, ngọt ngào như nước suối trong nguồn. Cha mẹ vừa có công sinh thành vừa có công dưỡng dục chúng ta. Cha mẹ là người luôn dõi theo từng bước đi của con cái từ khi còn non dại tới tận khi đã trưởng thành nên người. Vì vậy, con cái phải luôn ghi nhớ điều đó để phụng dưỡng đền ơn cha mẹ. Thế mới là người có hiếu, có nhân đức.

Nguyễn Ngô Minh Trí
9 tháng 11 2017 lúc 21:34

Ai giúp tui nha 

cảm ơn nhé

thanks

Đỗ Đức Đạt
9 tháng 11 2017 lúc 21:38

Có một bí quyết mà cô giáo chỉ mình. Khi đề bài yêu cầu sử dụng thành ngữ, ca dao, tục ngữ,...Bạn chỉ cần trích dẫn và nêu cảm xúc của mình về câu đó. Ví dụ nha: 
Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều những câu thành ngữ mà cha ông ta đã để lại để răn dạy chúng ta giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giáo dục con người theo đạo lí tổ tiên. Nhưng em thích nhất một câu thành ngữ, câu thành ngữ này đã để lại trong em nhiều suy nghĩ ( trích câu thành ngữ ấy ra ). Vân vân... 
Chúc bạn thành công

nguyen thi ha duyên
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Diệp
15 tháng 10 2020 lúc 22:21

Có bốn mùa trong năm, bắt đầu là mùa xuân, rồi đến mùa hè, tiếp theo là mùa thu và cuối cùng là mùa đông. Mùa hè bắt đầu từ tháng giữa tháng tư, những tia nắng vàng sánh như mật ong xuất hiện, không gian náo nhiệt bởi tiếng ve ngân lên rộn ràng, báo hiệu mùa hè đã đến. Mặt trời đỏ rực, nắng trưa hè thật gay gắt. Thỉnh thoảng những làn gió mát xuất hiện và xua đi không khí nóng nực, oi bức của mùa hè. Em thường được bố mẹ đưa về thăm quê vào mỗi dịp nghỉ hè. Em rất thích ngồi đọc sách dưới những gốc cây có tán lá sum suê, xòe rộng, tỏa bóng mát.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyen Duc Tue
19 tháng 10 2020 lúc 20:05

Gì đây

Khách vãng lai đã xóa
Tran vu kim le ngoc lap...
Xem chi tiết
Lê Ánh
7 tháng 11 2016 lúc 12:59

Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.

Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.

Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.
Trần Ngọc Định
7 tháng 11 2016 lúc 12:06

Truyện kể rằng: vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão, tuy làm ăn chăm chỉ, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm, bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân lạ, về nhà bà thụ thai: Mười hai tháng sau bà sinh ra một cậu con trai khôi ngô tuấn tú. Nhưng lạ thay! Tới ba năm sau, cậu bé vẫn chẳng biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đấy.
Bấy giờ, giặc Ân tràn vào bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh lắm! Vua Hùng bèn sai người đi khắp nước rao cầu hiền tài giết giặc. Nghe tiếng rao, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Từ đấy cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mất cũng chẳng no.
Tráng sĩ Gióng mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt rồi cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường để quét sạch giặc thù.
Giặc tan, Gióng một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc rồi bay thẳng về trời. Ở đó nhân dân lập đền thờ, hàng năm lại mở hội làng để tưởng nhớ. Ngày nay các ao hồ và những bụi tre ngà vàng óng đều là dấu ấn xưa về trận đánh và là nơi ông Gióng đã đi qua

Chúc bn hok tốt ! ^^

Thảo Phương
7 tháng 11 2016 lúc 12:07
Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn, có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Đã lên ba tuổi, cậu chẳng biết nói cười.Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Sau khi ăn hết "bảy nong cơm, ba nong cà" do bà con gom góp mang đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gãy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm lập hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.
khánh
Xem chi tiết
Yu Ri Na
17 tháng 11 2017 lúc 20:19

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng bên cạnh đó Người cũng là một hồn thơ tài hoa. Với nhiều tác phẩm giá trị để lại, Bác đã đóng góp một phần không nhỏ trong nền thi ca nước nhà. “Nguyên tiêu” hay “Rằm tháng Giêng” là một tác phẩm ghi lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử nước nhà. Sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 sang hè 1948 quân ta lại liên tục thắng lớn trước thực dân Pháp. Trong hoàn cảnh đó bài thơ xuất hiện trên báo “Cứu quốc” như truyền thêm cho quân và dân ta tình yêu thương vô bờ đối với quê hương đất nước, đồng thời cho ta thấy được tấm lòng luôn canh cánh vì nước vì dân của Bác Hồ.

Cảm nhận về bài thơ “Rằm tháng Giêng”

Cảm nhận về bài thơ “Rằm tháng Giêng”

Nguyên tác bằng chữ Hán:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền

Bản dịch:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Mở đầu bài thơ là một không gian bao la rộng lớn:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi.

Ánh trăng đêm xuân an lành lồng lộng. Từ “lồng lộng” được đảo lên trên cho ta thấy cái rộng lớn bao la của cảnh sắc đêm xuân. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác.

Câu thơ tiếp:

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Câu thơ cho ta thấy cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Hai từ “xuân” lặp lại nối tiếp nhau mở ra cho ta một không gian rợn ngợp tràn đầy sắc xuân, tràn đầy sức sống. Sông, nước, ánh trăng như nối liền nhau, giao hòa với nhau giữa vẻ đẹp của đất trời.

Câu thơ thứ ba vô tình nói vên hoàn cảnh và vị trí ngắm trăng của Bác:

Giữa dòng bàn bạc việc quân.

Ở hai câu thơ đầu cảnh thiên nhiên được Bác miêu tả quá sống động làm ta tưởng như Bác đang rất nhàn nhã ngắm trăng. Nhưng không, bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc thù, chơi vơi giữa dòng nước. Để tránh sự truy lung của quân địch, Bác cùng các chiên sĩ phải bàn bạc việc quân ở trên thuyền. Và ở nơi đó, ngay giữa trung tâm của đất trời, hồn thơ của Bác như giao hòa với thiên nhiên để vẽ lên cảnh thiên nhiên tuyệt sắc. Đọc câu thơ ta thấy thầm thương Bác, Người luôn đau đáu tấm lòng vì nước vì dân. Công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn yêu thiên nhiên cảnh vật. Điều đó cho ta thấy tư thế ung dung lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng.

Câu thơ cuối:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Con thuyền trong câu thơ cuối là ẩn dụ sâu sắc về thắng lợi của cách mạng. Con thuyền cách mạng rực rỡ ánh trăng ngân báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn cách xa. Câu thơ thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng.

Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.

Yu Ri Na
17 tháng 11 2017 lúc 20:20

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Bài thơ được Bác sáng tác nguyên văn theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ nổi tiếng của thời Đường ở Trung Quốc. Sau này bài thơ được nhà thơ Xuân Thủy dịch và mang tên là “Rằm tháng giêng”. Bài thơ được dịch theo thể thơ lục bát, vốn là thể thơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Mở đầu bài thơ là cảnh trăng xuân tuyện đẹp ở chiến khu Việt Bắc:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Hình ảnh “trăng” lại xuất hiện trong hai câu thơ này. Trăng là người bạn tri âm tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ của Bác. Ngay cả trong ngục tù, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:

Trong tù không rượu củng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.( Ngắm trăng - Nhật kí trong tù )

Từ “xuân” được điệp lại hai lần để chỉ sự khì thế, vui tươi của mọi vật ở đây. Sông xuân, nước xuân, trời xuân và mọi vật đang hòa quyện vào nhau, cùng nhau căng tràn sức xuân. Một không gian bao lt, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức xuân.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh thiên nhiên, cảnh trăng xuân ở chiến khu Việt Bắc thì ở hai câu thơ cuối, hình ảnh Bác Hồ hiện ra trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:

Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Bác phải họp tổng kết việc kháng chiến trên dòng song trăng. Tuy là một cuộc họp quan trọng nhưng Bác vẫn không căng thẳng, vẫn ung dung, tự tại để cảm nhận nên cảnh trăng xuân tuyệt đẹp ở Việt Bắc vào đêm khuya:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Cuộc họp kết thúc vào lúc nửa đêm, khi về, chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên dòng song trăng, ánh trăng ngập tràn lòng thuyền. Một không gian bao la ngập tràn ánh trăng. Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyệt cú như thế đủ để thấy phong thào ung dung, lạc quan của Bác.
Bài thơ vừa mang tính cổ điển, vừa mang tình thời đại, tính lịch sử. Tuy chỉ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ nhưng bài thơ đã thể hiện hết tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, phong thài ung dung, lạc quan, cốt cách thi sĩ lồng trong tâm thế chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.

Pham quang ngoc
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
27 tháng 12 2017 lúc 20:01

Mỗi khi cây phượng vĩ trong sân trường bật nở những chùm hoa đỏ rực là báo hiệu mùa hè về. Bầu trời trong xanh vời vợi. Ông mặt trời tỏa những tia nắng màu vàng rực rỡ khắp các ngọn cây, hè phố. Cây cối đơm hoa, kết trái. Chim chóc hót líu lo trên các vòm cây. Tiếng ve vang lên những khúc ca rộn rã chào đón mùa hè. Không khí ngột ngạt. Những cơn mưa bóng mây như đùa vui với người. Những làn gió nhè nhẹ thổi qua làm dịu hẳn cái nắng ngột ngạt của mùa hè. Trên khắp các nẻo đường, xe cộ đi lại nườm nượp. Em rất yêu mùa hè. Thật thú vị biết bao khi hè về.

Võ Thị Thanh Trà
27 tháng 12 2017 lúc 21:33

Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh mượt. Các em nhỏ ríu rít rủ nhau đi chơi sau một ngày học tập. Các bà mẹ chuẩn bị đi chợ nấu cơm chiều.

nguyenthibichloan
Xem chi tiết
Linh Phương
22 tháng 10 2016 lúc 17:14

Xuân, xuân là gì nhỉ? Xuân là gì để đem đến cho lòng người cái rạo rực mơn man của tuổi trẻ? xuân là gì mà thắm hồng đôi môi người thiếu nữ? Có lẽ, xuân là một phút âu yếm của lòng ta với thiên nhiên, đất trời, với con người, vạn vật. Mùa xuân, những búp lá trên cành xoè từng cánh mỏng tang, ngắm bầu trời qua đôi mắt màu lục nhạt, trảng cỏ đẫm sương còn ngai ngái mùi bùn, một nụ đào bất chợt hé nở, một tiếng chim non bất chợt ú ớ cơn mê dưới những tán bàng mướt xanh...Ôi, xuân, xuân, ta KHÔNG CHỈ yêu MÀ CÒN say người mất! Ta THƯƠNG MẾN sao, YÊU QUÝ làm sao cái lạnh mơ hồ của những đợt mưa xuân như chiếc voan mỏng trùm lên vạn vật, một hơi khói bếp ấm áp lòng người, thoảng mùi bánh chưng thơm như tay bà, tay mẹ, một giọng em thơ, một ánh mắt cười... Đông LẠNH, hè NÓNG, chỉ có mùa xuân là vẫn dịu dàng nhất, âu yếm nhất! Mùa của yêu thương, của gia đình sum họp, của cái tết đông vui, của hội hè đình đám, mùa tôi đón chào bằng cả trái tim mình.