Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Dương Lam Nhi
Xem chi tiết
Đào Tùng Dương
23 tháng 11 2021 lúc 20:27

Tham khảo :

Tôi lớn lên trong tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc của bà. Từ nhỏ, tôi đã ở với bà để bố mẹ tôi đi làm kinh tế, vì thế bà thay cha mẹ dạy dỗ, nuôi nấng tôi từng ngày. Ở với bà, tôi được bà chăm lo miếng ăn, giấc ngủ, bà thường dậy sớm đi chợ và trở về nhà khi tối muộn. Có nhiều lần, bà dẫn tôi đi cùng. Những món hàng bà bán thường chỉ là những thức quà vặt mà trẻ con và người lớn đều thích như xôi, các loại bánh nếp… Bà rất khéo tay nên mỗi lần bà làm bánh, nấu xôi, bà đều chỉ cho tôi cách làm. Bà dạy tôi rằng “chỉ có lao động mới mang lại niềm hạnh phúc và sống cuộc đời có ý nghĩa”. Chính điều đó nuôi dưỡng ý thức của tôi về tình yêu với lao động, với cuộc sống. Giờ đây bà đã đi xa nhưng tôi luôn biết ơn bà đã hi sinh vì con cháu, để tôi biết cố gắng hơn mỗi ngày

Bình luận (0)
Thuy Bui
23 tháng 11 2021 lúc 20:28

tham khảo

Tôi lớn lên trong tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc của bà. Từ nhỏ, tôi đã ở với bà để bố mẹ tôi đi làm kinh tế, vì thế bà thay cha mẹ dạy dỗ, nuôi nấng tôi từng ngày. Ở với bà, tôi được bà chăm lo miếng ăn, giấc ngủ, bà thường dậy sớm đi chợ và trở về nhà khi tối muộn. Có nhiều lần, bà dẫn tôi đi cùng. Những món hàng bà bán thường chỉ là những thức quà vặt mà trẻ con và người lớn đều thích như xôi, các loại bánh nếp… Bà rất khéo tay nên mỗi lần bà làm bánh, nấu xôi, bà đều chỉ cho tôi cách làm. Bà dạy tôi rằng “chỉ có lao động mới mang lại niềm hạnh phúc và sống cuộc đời có ý nghĩa”. Chính điều đó nuôi dưỡng ý thức của tôi về tình yêu với lao động , với cuộc sống. Giờ đây bà đã đi xa nhưng tôi luôn biết ơn bà đã hi sinh vì con cháu, để tôi biết cố gắng hơn mỗi ngày.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 7 2019 lúc 6:39

Tôi lớn lên trong tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc của bà. Từ nhỏ, tôi đã ở với bà để bố mẹ tôi đi làm kinh tế, vì thế bà thay cha mẹ dạy dỗ, nuôi nấng tôi từng ngày. Ở với bà, tôi được bà chăm lo miếng ăn, giấc ngủ, bà thường dậy sớm đi chợ và trở về nhà khi tối muộn. Có nhiều lần, bà dẫn tôi đi cùng. Những món hàng bà bán thường chỉ là những thức quà vặt mà trẻ con và người lớn đều thích như xôi, các loại bánh nếp… Bà rất khéo tay nên mỗi lần bà làm bánh, nấu xôi, bà đều chỉ cho tôi cách làm. Bà dạy tôi rằng “chỉ có lao động mới mang lại niềm hạnh phúc và sống cuộc đời có ý nghĩa”. Chính điều đó nuôi dưỡng ý thức của tôi về tình yêu với lao động , với cuộc sống. Giờ đây bà đã đi xa nhưng tôi luôn biết ơn bà đã hi sinh vì con cháu, để tôi biết cố gắng hơn mỗi ngày.

Bình luận (0)
qqqqqq
Xem chi tiết
Đại Tiểu Thư
14 tháng 11 2021 lúc 13:07

Tham khảo:

Bà ngoại luôn là người ân cần, trìu mến với những lời dạy bảo giản dị, sâu săc và tôi không bao giờ quên. Tôi nhớ mãi về tháng hè năm học vừa qua khi tôi được mẹ cho sang ở cùng bà một tháng. Bà tôi cần mẫn nấu từng bữa sáng cho tôi ăn bên bếp củi đỏ hồng. Mới đầu tôi không hiểu tại sao bà lại cần vất vả như vậy trong khi chỉ cần ra ngoài chợ kia thôi là tôi có đủ thức quà. Mãi về sau này tôi mới hiểu vì không có tình yêu nào lớn hơn sự yêu thương của bà nên bà luôn muốn cho tôi ăn bữa sáng ấ tình và đậm vị nhất. SỰ cần cù của bà còn cho tôi những bài học về giờ giấc, về việc rèn luyện bản thân chứ khong đơn thuần là câu chuyện bữa sáng nhỏ bé. Chứng kiến tôi cái gì cũng rụt rè, gì cũng nhút nhát, gì cũng không biết, bà thay vì cưng nựng, nâng niu đã lần đầu giúp tôi biết thế nào là trồng rau, vỡ đất. Hình ảnh bà, bác nông dân tần tảo giúp tôi của tuổi mười bốn, mười lam ấy thấy mình soa mà biếng nhác, vô dụng. Càng ngày, tôi càng thêm thấm thía bài học mà bà truyền dạy. Những lời dạy bảo của bà đâu phải là sự thủ thỉ ôm tôi, nịnh nọi hay khuyên bảo. Bà cứ âm thầm trong những việc làm thiết thực, và tôi, tôi nhận ra được tình bà thiết tha để thêm yêu thương và kính trọng bà nhiều hơn. 

Bình luận (0)
Thiếu Gia Họ Nguyễn
14 tháng 11 2021 lúc 13:21

Cũng như bao đứa trẻ khác trên đời, tôi may mắn có được tình yêu thương của bà ngoại. Bà tôi là một người phụ nữ hiền hậu, chịu thương , chịu khó. Cả cuộc đời bà đã vất vả để chăm lo cho con cháu, đến tận bây giờ bà mới được an vui, không vướng muộn phiền. Những thời gian rảnh dỗi, bà thường kể tôi nghe về những câu chuyện cuộc đời bà ngày xưa, kể ;lại những năm tháng gian truân, vất vả nhưng ý nghĩa của mình. Tôi nghe bà nói rằng, hồi đó nhà bà tối rất nghèo, ông bà phải cùng nhau làm lụng vất vả nuôi con cái ăn học. Quãng thời gian ấy vô cùng khó khăn, nhưng chưa bao giờ bà có ý định bắt con mình thôi học. Bà tôi nói rằng :" Có học thì mới nên ngươif, mới thoát khỏi được cuộc sống cơ cực đồng ruộng để hi vọng một tương lai tốt lành ". Và như thế, bà chưa bao giờ để các con mình nhụt chí trước nghịch cảnh. Chính bà đã dạy cho họ ý chí vượt khó để vươn lên. Và giờ đây, câu chuyện ấy được bà kể lại với tôi với mục đích giáo dục cháu mình luôn luôn phải biết vươn lên trong cuộc sống." Nghịch cảnh sẽ cản bước và làm gục ngã con người nhưng nghịch cảnh không thể đẩy con người xuống bùn nhơ nếu như họ khôn muốn. " . Đó chính là bài học sâu sắc nhất từ bà mà có lẽ không bao giờ tôi có thể quên.

Bình luận (0)
An Nhiên
Xem chi tiết
Toàn Nguyễn
Xem chi tiết
_Mặn_
16 tháng 9 2018 lúc 20:30

Chúng ta được sinh ra trong vòng tay yêu thương, che chở của gia đình, được đón nhận những tình cảm chân thành, sâu sắc từ những người thân yêu đó chính là điều hạnh phúc tuyệt vời nhất. Chúng ta được nuôi dưỡng từ chính những tình cảm thương yêu ấy, với tôi gia đình không chỉ là nơi có tình yêu thương ấm áp, chân thành, là nơi cho tôi niềm hạnh phúc to lớn mà đó còn là nơi tôi trở về, nơi an toàn tuyệt đối có thể che chở cho tôi trước những bão táp của cuộc đời. Tôi luôn tự hào về gia đình của mình, nơi đó có bố mẹ, anh chị em và hơn hết là có người bà kính yêu, người luôn quan tâm và dạy cho tôi những bài học sâu sắc và bổ ích.

Nếu hỏi tôi người mà tôi yêu thương nhất thì tôi sẽ trả lời ngay đó chính là những người thân trong gia đình của tôi, còn nói về người tôi biết ơn và kính trọng nhất thì đó chính là bà nội của tôi. Bà là người luôn ở bên chăm sóc cho tôi, cùng với bố mẹ, bà chính là người nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng tôi nên người. Tuổi thơ của tôi là những tiếng hát du ầu ơi của mẹ, là những câu chuyện cổ tích thú vị, hấp dẫn của bà.

             

Tôi còn nhớ rất rõ, khi còn nhỏ bố mẹ tôi đã có thời gian công tác xa nhà mà không thể chăm sóc cho tôi, đây cũng là điều làm cho bố mẹ tôi áy náy và day dứt nhất. Trong quãng thời gian đó, tôi đã ở cùng bà, bà đã chăm sóc và dạy dỗ cho tôi rất nhiều những bài học quý giá trong cuộc sống. Tôi yêu thương và kính trọng bà bằng tất cả tấm lòng chân thành, thương yêu nhất, bởi với tôi bà không chỉ là người bà mà bà còn là một người bạn thân thiết mà tôi có thể sẻ chia tất cả những buồn vui trong cuộc sống.

Mỗi khi tôi có những chuyện buồn trong cuộc sống, có thể là trong học tập cũng như trong quan hệ với bạn bè thì bà nội luôn là người ở bên lắng nghe mọi tâm sự của tôi, sau đó bà vỗ về động viên tôi bằng những suy nghĩ chân thành của bà, những lời khuyên bổ ích của bà khiến cho tôi trở nên lạc quan, vui tươi và có thêm động lực cho cuộc sống. Không biết từ bao giờ bà nội trở thành người mà tôi tin tưởng, thương yêu nhất, mỗi khi có chuyện buồn thì hình ảnh khuôn mặt phúc hậu của bà lại hiện lên trong đầu của tôi.

Bà nội là người chứng kiến từng bước trưởng thành của tôi, bà cũng là người hiểu rõ hơn ai hết tính cách và con người của tôi. Tôi còn nhớ rất rõ những lời dạy bảo của bà khi tôi còn nhỏ, khi ấy tôi là một đứa bé vô cùng nghịch ngợm, thích trêu đùa và phá phách, mọi người trong xóm đều nói tôi nghịc như quỷ sứ. Có một kỉ niệm mà tôi vẫn còn nhớ mãi đến tận ngày nay.

Đó là lần tôi cùng vài đứa bạn trong xóm cùng nhau đi ăn trộm táo của nhà hang xóm bên cạnh, chúng tôi được xem là bộ ba con nít quỷ của xóm, chúng tôi nghịch ngợm đến mức khi nói về chúng tôi thì mọi người chỉ chẹp miệng lắc đầu. Chúng tôi luôn nghĩ ra đủ trò quậy phá mọi người khiến cho mọi người phiền lòng rất nhiều. Hôm ấy, như thường lệ chúng tôi nghĩ ra trò vui mới, đó là đi ăn trộm táo của nhà ông Hiền bên cạnh. Vì ông Hiền sống có một mình nên chúng tôi càng dễ dàng hành động. Chúng tôi cũng đã tiến hành “đột kích” cây táo nhà ông rất nhiều lần.

Nhưng lần đột kích này có vẻ không mấy thành công vì ngay khi chúng tôi rón rén vào vườn thì ông Hiền bỗng dưng tự nhiên ở đâu đi ra, chúng tôi lúc ấy đã sợ hãi mà chạy đi như đàn ong vỡ tổ. Vì ông Hiền là thương binh bị tật ở chân nên ông không đuổi theo chúng tôi mà chỉ có những tiếng trách móc với theo. Chúng tôi khi chạy được ra khỏi khu vườn thì tỏ ra thích chí lắm, đứa nào đứa ấy nhảy lên vui mừng như vừa làm được một cái gì đó lớn lao lắm.

Chúng tôi vẫn tiếp tục nghịch phá hết buổi chiều ngày hôm ấy, khi trở về nhà thì bà tôi đã gọi tôi ra và nhắc nhở. Thì ra ông Hiền đã sang nhà và phản án với bà tôi về “công trạng” của chúng tôi. Lúc ấy tôi cũng hơi lo lắng vì khuôn mặt của bà tuy vẫn hiền hậu như vậy nhưng đôi mắt của bà lại đong đầy những muộn phiền, tôi chợt sợ hãi không phải vì sợ bà trách móc mà vì tôi đã làm cho bà phải buồn, phải thất vọng.

Bà đã không mắng, cũng không trách phạt tôi mà bà chỉ dịu dàng hỏi tôi những câu hỏi mà đến giờ tôi vẫn còn nhớ mãi. Bà hỏi tôi có thứ gì khiến cho tôi yêu thương và muốn bảo vệ không, tôi trả lời bà là có thì bà lại nói thêm, nếu cháu đã yêu thương thì cháu sẽ muốn bảo vệ nó, không muốn người khác làm tổn hại nó, nếu như có người làm tổn hại đến nó thì cháu sẽ rất buồn. Ông Hiền cũng vậy, ông sống một mình nên chỉ có một thú vui duy nhất là chăm sóc vườn tược.

Tuy những quả táo không đáng gì nhưng đó lại chứa đựng rất nhiều tình cảm của ông Hiền, ông chăm sóc đến ngày nó được thu hoạch, vì vậy mà ông sẽ rất buồn thì nó bị phá hoại. Nói đến đây tôi hiểu những lời bà nói và cảm thấy vô cùng hối hận, lần đầu tiên tôi ý thức được những hành động vô ý của mình. Tôi đã xin lỗi bà và hứa với bà sẽ không để việc này tái diễn và ngày hôm sau tôi đã cùng bạn bè đi xin lỗi ông Hiền.

Ông Hiền đã không hề trách phạt chúng tôi mà tỏ ra rất vui vẻ trước sự chân thành của chúng tôi, ông nói với chúng tôi bất cứ khi nào muốn ăn táo thì chỉ cần sang xin phép thì ông sẽ cho chúng tôi. Tôi thấy ông Hiền là một người rất tốt bụng và càng cảm thấy hối hận hơn vì những hành động nông nổi, bồng bột của chúng tôi trước đó.

Cũng từ đó chúng tôi trở thành bạn với ông Hiền, chúng tôi thường xuyên sang trò chuyện với ông Hiền mỗi khi rảnh rỗi, sự xuất hiện của chúng tôi cũng khiến cho cuộc sống của ông Hiền vơi bớt đi những cô đơn của tuổi già. Trước sự thay đổi của tôi bà nội cũng vui mừng lắm, tôi luôn biết ơn bà vì bà đã luôn nhắc nhở tôi những điều hay lẽ phải, giúp cho tôi trưởng thành hơn trong nhận thức và tình cảm.

Bà nội của tôi hiền hậu như bà tiên bước ra từ những câu chuyện cổ tích, tấm lòng của bà là thứ mà tôi luôn trân trọng, bởi đó đều là những tình yêu vô bờ bến bà dành cho tôi, lời của bà thấm đượm vào trong tâm hồn tôi, tạo ra cho tôi những nhận thức đúng đắn, trưởng thành hơn. Tôi chợt nhớ đến những câu thơ viết về bà như sau:

“Bà là Phật mẫu tâm như
Trong lòng con cháu suy tư tình bà
Yêu bà lắm lắm đó nha
Bà là gốc rễ cây đa cây đề”
Trong tôi, bà nội luôn là biểu tượng của tình thương yêu, của sự quan tâm chăm sóc. Tôi rất yêu thương và kính trọng tất cả những gì bà đã dành cho chúng tôi, đó là những lời dạy hay, những bài học bổ ích sẽ theo tôi đi đến hết cuộc đời này. Tôi tự hứa với mình sẽ học tập và rèn luyện thật tốt, để trở thành đứa cháu ngoan, trở thành niềm tự hào của bà.

k mk nhak

Thanks <3

Bình luận (0)
Nguyễn Anh Thư
Xem chi tiết
B.Thị Anh Thơ
12 tháng 12 2020 lúc 19:16

Tham khảo nhé !

Bài thơ " Bếp lửa" là một bài thơ hay của Bằng Việt nói về những tình cảm sâu đậm của người cháu khi nghĩ về bà và hình ảnh bếp lửa .Suốt một tuổi thơ dài gắn bó bên bà, người cháu hiểu rất rõ cái khó khăn và sự lận đận của cuộc đời bà . Bà đã phải trải qua biết bao năm tháng nắng mưa. Trong quãng thời gian ấy, bà không quản ngại khó khăn,nhọc nhằn để bươn trải và nuôi dạy con cháu nên người. Cho tận bây giờ, vẫn thói quen xưa cũ ấy, hàng ngày bà vẫn dạy sớm nhóm bếp lửa để mưu sinh. Trong tiềm thức của người cháu, hình ảnh ấy đẹp đẽ và thiêng liêng vô cùng. Chính bà là người đã nhóm lên ngọn lửa yêu thương, nhóm lên biết bao tình cảm và làm trỗi dạy trong kí ức người cháu những kỉ niệm xưa cũ thật tuyệt vời. Điệp từ " nhóm " được lặp lại 4 lần đã nhấn mạnh bà chính là người nhóm lửa, người truyền lửa và giữ lửa cho cháu. Bà đã thắp lên trong lòng người cháu ngọn lửa của sự cố gắng, ngọn lửa của tình yêu thương và lòng nhiệt huyết tràn đầy. Qua hành động nhóm lửa, bà muốn truyền lại cho người cháu hơi ấm của tình yêu, sự sẻ chia với mọi người làng xóm xung quanh. Và cũng chính từ hình ảnh bếp lửa, bà đã gợi dậy cả những kí ức tuổi thơ trong lòng của người cháu để cháu luôn nhớ về nó và đó cũng chính là luôn khắc ghi nhớ tới cội nguồn quê hương, đất nước của dân tộc mình. Bà - một người phụ nữ tảo tần nhưng lại là người dạy cháu bài học yêu thương và những giá trị sống vô cùng sâu sắc.  Hình ảnh người bà thực sự đã trở thành một hình ảnh đẹp đi vào trong kí ức tuổi thơ , bà đã trở thành động lực để người cháu cố gắng phấn đấu hơn từng ngày.

Bình luận (0)
Vũ Nguyễn Đức Trí
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Anh
16 tháng 10 2021 lúc 11:52

Bạn tham khảo nha: 

   Bà em năm nay đã già, mắt bà đã mờ và đôi chân yếu đi rất nhiều. Với em, bà là người thầy lớn, dạy em những điều hay lẽ phải trong cuộc đời. Mỗi lần trở về quê hương, em hạnh phúc khi nắm bàn tay hao gầy nhưng tràn đầy hơi ấm của bà, lắng nghe những câu chuyện bà kể. Những câu chuyện của bà đều giúp em trưởng thành hơn trong cuộc sống. Bài học khiến em nhớ nhất đó là tấm lòng nhân ái và biết sẻ chia với mọi người mà bà đã dạy.
   Từ thuở bé, em thích nhất khi được trở về khu vườn của bà nơi đầy ắp những trái cây ngon nhưng bà chẳng bao giờ bán mà thường để dành khi chín, chia cho những đứa trẻ quanh nhà. Em thắc mắc tại sao bà không bán lấy tiền, bà cười hiền hậu và nói: Những đứa trẻ đó nhà chúng nghèo lắm cháu ạ, nhà nghèo nên chúng chẳng được ăn những trái cây ngon bao giờ. Chia sẻ với người khác là nhân thêm niềm vui cho mình. Trong cuộc sống, ai cũng có những lúc khó khăn, hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Không những vậy, bà còn dạy chữ cho những đứa trẻ nghèo ven đê không được đến lớp. Ngôi nhà nhỏ của bà vì vậy lúc nào cũng rộn tiếng cười nói trẻ thơ. Em nghe theo lời bà dạy, đã xin những bộ sách cũ của những người bạn học từ thành phố về để chia cho những người bạn nơi làng quê. Các bạn rất quý em và thường rủ em đi chơi quanh làng sau những buổi chiều tan học.
   Và chính từ tấm lòng nhân ái của bà mà ngôi làng như xích lại gần nhau hơn, mọi người chia sẻ cho nhau từ những điều giản dị, đôi khi là củ khoai, củ sắn trồng được hay giúp đỡ nhau mỗi khi gia đình nhà ai có chuyện khó khăn. Mọi người sống với nhau như những người họ hàng thân thiết và em thấy được giá trị của lòng nhân ái qua hành động nhỏ của bà.
   Vào những đêm trăng sáng, bà còn thường kể em nghe những câu chuyện cổ tích, về sự tham lam của người anh trong truyện Cây khế đã phải giá bằng tính mạng của mình, về lão phú ông trong truyện cổ tích Cây tre trăm đốt chỉ biết làm giàu cho mình từ sức lao động của anh Khoai nên cuối cùng mới bị anh Khoai trả đũa. Lòng nhân ái, biết sẻ chia của con người sẽ khiến cuộc sống bớt đi những khổ đau, khiến mọi người gần lại với nhau hơn và chan chứa tình người.
   Bài học từ thuở bé nhưng mãi là hành trang theo em bước vào đời, em luôn ghi nhớ  lời dạy sâu sắc bà dạy để đối xử với mọi người quanh mình, để nhận lại được những nụ cười và hạnh phúc đầy ấm áp. Người với người sống để yêu nhau, bởi “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Bình luận (0)
Toàn Nguyễn
Xem chi tiết
I don
16 tháng 9 2018 lúc 18:38

Chúng ta được sinh ra trong vòng tay yêu thương, che chở của gia đình, được đón nhận những tình cảm chân thành, sâu sắc từ những người thân yêu đó chính là điều hạnh phúc tuyệt vời nhất. Chúng ta được nuôi dưỡng từ chính những tình cảm thương yêu ấy, với tôi gia đình không chỉ là nơi có tình yêu thương ấm áp, chân thành, là nơi cho tôi niềm hạnh phúc to lớn mà đó còn là nơi tôi trở về, nơi an toàn tuyệt đối có thể che chở cho tôi trước những bão táp của cuộc đời. Tôi luôn tự hào về gia đình của mình, nơi đó có bố mẹ, anh chị em và hơn hết là có người bà kính yêu, người luôn quan tâm và dạy cho tôi những bài học sâu sắc và bổ ích.

Nếu hỏi tôi người mà tôi yêu thương nhất thì tôi sẽ trả lời ngay đó chính là những người thân trong gia đình của tôi, còn nói về người tôi biết ơn và kính trọng nhất thì đó chính là bà nội của tôi. Bà là người luôn ở bên chăm sóc cho tôi, cùng với bố mẹ, bà chính là người nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng tôi nên người. Tuổi thơ của tôi là những tiếng hát du ầu ơi của mẹ, là những câu chuyện cổ tích thú vị, hấp dẫn của bà.

Tôi còn nhớ rất rõ, khi còn nhỏ bố mẹ tôi đã có thời gian công tác xa nhà mà không thể chăm sóc cho tôi, đây cũng là điều làm cho bố mẹ tôi áy náy và day dứt nhất. Trong quãng thời gian đó, tôi đã ở cùng bà, bà đã chăm sóc và dạy dỗ cho tôi rất nhiều những bài học quý giá trong cuộc sống. Tôi yêu thương và kính trọng bà bằng tất cả tấm lòng chân thành, thương yêu nhất, bởi với tôi bà không chỉ là người bà mà bà còn là một người bạn thân thiết mà tôi có thể sẻ chia tất cả những buồn vui trong cuộc sống.

Mỗi khi tôi có những chuyện buồn trong cuộc sống, có thể là trong học tập cũng như trong quan hệ với bạn bè thì bà nội luôn là người ở bên lắng nghe mọi tâm sự của tôi, sau đó bà vỗ về động viên tôi bằng những suy nghĩ chân thành của bà, những lời khuyên bổ ích của bà khiến cho tôi trở nên lạc quan, vui tươi và có thêm động lực cho cuộc sống. Không biết từ bao giờ bà nội trở thành người mà tôi tin tưởng, thương yêu nhất, mỗi khi có chuyện buồn thì hình ảnh khuôn mặt phúc hậu của bà lại hiện lên trong đầu của tôi.

Bà nội là người chứng kiến từng bước trưởng thành của tôi, bà cũng là người hiểu rõ hơn ai hết tính cách và con người của tôi. Tôi còn nhớ rất rõ những lời dạy bảo của bà khi tôi còn nhỏ, khi ấy tôi là một đứa bé vô cùng nghịch ngợm, thích trêu đùa và phá phách, mọi người trong xóm đều nói tôi nghịc như quỷ sứ. Có một kỉ niệm mà tôi vẫn còn nhớ mãi đến tận ngày nay.

Đó là lần tôi cùng vài đứa bạn trong xóm cùng nhau đi ăn trộm táo của nhà hang xóm bên cạnh, chúng tôi được xem là bộ ba con nít quỷ của xóm, chúng tôi nghịch ngợm đến mức khi nói về chúng tôi thì mọi người chỉ chẹp miệng lắc đầu. Chúng tôi luôn nghĩ ra đủ trò quậy phá mọi người khiến cho mọi người phiền lòng rất nhiều. Hôm ấy, như thường lệ chúng tôi nghĩ ra trò vui mới, đó là đi ăn trộm táo của nhà ông Hiền bên cạnh. Vì ông Hiền sống có một mình nên chúng tôi càng dễ dàng hành động. Chúng tôi cũng đã tiến hành “đột kích” cây táo nhà ông rất nhiều lần.

Nhưng lần đột kích này có vẻ không mấy thành công vì ngay khi chúng tôi rón rén vào vườn thì ông Hiền bỗng dưng tự nhiên ở đâu đi ra, chúng tôi lúc ấy đã sợ hãi mà chạy đi như đàn ong vỡ tổ. Vì ông Hiền là thương binh bị tật ở chân nên ông không đuổi theo chúng tôi mà chỉ có những tiếng trách móc với theo. Chúng tôi khi chạy được ra khỏi khu vườn thì tỏ ra thích chí lắm, đứa nào đứa ấy nhảy lên vui mừng như vừa làm được một cái gì đó lớn lao lắm.

Chúng tôi vẫn tiếp tục nghịch phá hết buổi chiều ngày hôm ấy, khi trở về nhà thì bà tôi đã gọi tôi ra và nhắc nhở. Thì ra ông Hiền đã sang nhà và phản án với bà tôi về “công trạng” của chúng tôi. Lúc ấy tôi cũng hơi lo lắng vì khuôn mặt của bà tuy vẫn hiền hậu như vậy nhưng đôi mắt của bà lại đong đầy những muộn phiền, tôi chợt sợ hãi không phải vì sợ bà trách móc mà vì tôi đã làm cho bà phải buồn, phải thất vọng.

Bà đã không mắng, cũng không trách phạt tôi mà bà chỉ dịu dàng hỏi tôi những câu hỏi mà đến giờ tôi vẫn còn nhớ mãi. Bà hỏi tôi có thứ gì khiến cho tôi yêu thương và muốn bảo vệ không, tôi trả lời bà là có thì bà lại nói thêm, nếu cháu đã yêu thương thì cháu sẽ muốn bảo vệ nó, không muốn người khác làm tổn hại nó, nếu như có người làm tổn hại đến nó thì cháu sẽ rất buồn. Ông Hiền cũng vậy, ông sống một mình nên chỉ có một thú vui duy nhất là chăm sóc vườn tược.

Tuy những quả táo không đáng gì nhưng đó lại chứa đựng rất nhiều tình cảm của ông Hiền, ông chăm sóc đến ngày nó được thu hoạch, vì vậy mà ông sẽ rất buồn thì nó bị phá hoại. Nói đến đây tôi hiểu những lời bà nói và cảm thấy vô cùng hối hận, lần đầu tiên tôi ý thức được những hành động vô ý của mình. Tôi đã xin lỗi bà và hứa với bà sẽ không để việc này tái diễn và ngày hôm sau tôi đã cùng bạn bè đi xin lỗi ông Hiền.

Ông Hiền đã không hề trách phạt chúng tôi mà tỏ ra rất vui vẻ trước sự chân thành của chúng tôi, ông nói với chúng tôi bất cứ khi nào muốn ăn táo thì chỉ cần sang xin phép thì ông sẽ cho chúng tôi. Tôi thấy ông Hiền là một người rất tốt bụng và càng cảm thấy hối hận hơn vì những hành động nông nổi, bồng bột của chúng tôi trước đó.

Cũng từ đó chúng tôi trở thành bạn với ông Hiền, chúng tôi thường xuyên sang trò chuyện với ông Hiền mỗi khi rảnh rỗi, sự xuất hiện của chúng tôi cũng khiến cho cuộc sống của ông Hiền vơi bớt đi những cô đơn của tuổi già. Trước sự thay đổi của tôi bà nội cũng vui mừng lắm, tôi luôn biết ơn bà vì bà đã luôn nhắc nhở tôi những điều hay lẽ phải, giúp cho tôi trưởng thành hơn trong nhận thức và tình cảm.

Bà nội của tôi hiền hậu như bà tiên bước ra từ những câu chuyện cổ tích, tấm lòng của bà là thứ mà tôi luôn trân trọng, bởi đó đều là những tình yêu vô bờ bến bà dành cho tôi, lời của bà thấm đượm vào trong tâm hồn tôi, tạo ra cho tôi những nhận thức đúng đắn, trưởng thành hơn. Tôi chợt nhớ đến những câu thơ viết về bà như sau:

“Bà là Phật mẫu tâm như
Trong lòng con cháu suy tư tình bà
Yêu bà lắm lắm đó nha
Bà là gốc rễ cây đa cây đề”
Trong tôi, bà nội luôn là biểu tượng của tình thương yêu, của sự quan tâm chăm sóc. Tôi rất yêu thương và kính trọng tất cả những gì bà đã dành cho chúng tôi, đó là những lời dạy hay, những bài học bổ ích sẽ theo tôi đi đến hết cuộc đời này. Tôi tự hứa với mình sẽ học tập và rèn luyện thật tốt, để trở thành đứa cháu ngoan, trở thành niềm tự hào của bà.

#

Bình luận (0)
Trang Nguyen
Xem chi tiết
Kiều Linh
14 tháng 11 2017 lúc 20:01

Trong cuộc đời ai cũng có một - bà ngoại. Tuổi thơ và cuộc sống của mỗi người không giống nhau nên hình ảnh bà ngoại cũng vậy. Nhưng dù ai có ra sao, đối với mình, hình ảnh bà ngoại và cái danh từ bà ngoại là những thứ thiêng liêng nhất mà mình gìn giữ trong suốt cuộc đời mình.
Với mình, người thứ nhất quan trọng trong cuộc đời mình là bà ngoại. Mình tự hào mỗi khi kể với bất cứ ai về ngoại và có lẽ bà cũng là người ảnh hưởng nhiều trong nguyên tắc sống của mình từ nhỏ đến bây giờ .Nói đến bà ngoại, trong mình có cả một ký ức tuổi thơ gắn liền với bà mà đến bây giờ lẫn sau này mình chắc mình sẽ không bao giờ quên được .Từ lúc mình còn nhỏ mình đã ngủ chung với bà ngoại, vì vậy, mình lớn lên từ những lời ru câu hát của mẹ mình thì ít mà của ngoại mình thì nhiều. Bà ngoại mình rất thương mình, khi mình còn nhỏ và cho đến sau này bà chưa đánh mình một roi nào cả khi mình lầm lỗi, những lần như vậy mình được bà dạy cho những đều hay lẽ phải, những cách sống làm người. Mình nhớ nhất bà đã dạy mình làm người phải biết yêu thương, phải biết quan tâm đến người chung quanh mình, khi đến nhà bất cứ ai thân quen đừng ngại giúp đở họ làm bất cứ những đều mình có thể làm, cầm 1 cây chổi quét nhà, lao 1 cái bàn đang dơ, hay chỉ đơn giản là sắp xếp lại một vài cuốn sách đang bề bộn trên bàn. Bà bảo rằng hãy vì mọi người đi, mọi người sẽ không bao giờ quay lưng lại với mình..
Thật sự mình rất nhớ Ngoại nhớ những lúc còn bé dc ở bên Ngoại dc Ngoại dạy những diều hay lẽ phải , ngoại còn rất khéo tay trong việc gia chánh.Mình còn nhớ lúc nhỏ, mỗi tuần vào ngày chủ nhật là cả nhà ít khi ăn cơm vì ngoại làm các loại bánh để ăn và cũng để dạy cho con cháu cách làm: nào là bánh lá mít, lá dứa, bánh ít trần, bánh gói, bánh khọt, bánh xèo.
Mình thích ăn nhất là bánh xèo và bánh canh. Bánh xèo mình thích không phải bánh xèo thường, mình thích ăn bánh xèo mà làm nhưng bằng tép với thịt gà. Thế là mỗi lần mình về mà đòi ăn bánh xèo là ngốn mất của bà ngoại mình hẳn mấy con gà. Còn đối với món bánh canh, mình thích món bánh canh nấu bằng bột gạo, tép bạc .Mình nhớ bà ngoại mình và mình, hai bà cháu đi vô vườn ( quê mình còn gọi là đi rẫy) chặt nhiều lá chuối non, sau đó mình về xay bột gạo giúp bà, sau đó làm cho bột đặc lại rồi dùng là chúôi để cắt bột ra thành những lọn nhỏ làm bánh canh.
Ngoại rất khéo tay, bánh nào cũng ngon, nước cốt dừa ngon lắm… nói ra phát thèm và càng nhớ lại những ngày cuối tuần của thời ấy. Không những thế, ngoại còn biết làm các loại mứt và gói bánh.
Mình vẫn không quên những dịp tết khi mình còn nhỏ. Chuẩn bị tết, ngoại mua trái mãng cầu về làm mứt, chùm ruột, mứt dừa , bánh lỗ tai heo, đậu phộng da cá… các loại bánh mứt dịp tết là chính tay ngoại chuẩn bị. Và tết năm nào nhà mình cũng có nồi bánh tết nấu trước sân nhà vào đêm 30 .Mình rất thích và ngưỡng mộ bà bởi vì trong con mắt của mình bà là một người đa tài, cái gì bà cũng biết, làm ăn cũng giỏi, thương người và hay giúp đở người khác. Mình rất cảm ơn cuộc đời đã cho mình được làm cháu của bà. Mình hạnh phúc có được bà ngoại tài ba và tuyệt vời. Bà chính là người đã dạy mình nên người và có ý chí sống kiên cường kể cả những lúc hoàn cảnh rất khó khăn. Mình rất yêu ngoại của mình.

Bình luận (0)
Đặng Thị Huyền Trang
14 tháng 11 2017 lúc 22:09

Tuổi thơ tôi luôn gắn liền với hình ảnh người bà.

Bà em năm nay đã già, mắt bà đã mờ và đôi chân yếu đi rất nhiều. Với em, bà là người thầy lớn, dạy em những điều hay lẽ phải trong cuộc đời. Mỗi lần trở về quê hương, em hạnh phúc khi nắm bàn tay hao gầy nhưng tràn đầy hơi ấm của bà, lắng nghe những câu chuyện bà kể. Những câu chuyện của bà đều giúp em trưởng thành hơn trong cuộc sống. Bài học khiến em nhớ nhất đó là tấm lòng nhân ái và biết sẻ chia với mọi người mà bà đã dạy.
Từ thuở bé, em thích nhất khi được trở về khu vườn của bà nơi đầy ắp những trái cây ngon nhưng bà chẳng bao giờ bán mà thường để dành khi chín, chia cho những đứa trẻ quanh nhà. Em thắc mắc tại sao bà không bán lấy tiền, bà cười hiền hậu và nói: Những đứa trẻ đó nhà chúng nghèo lắm cháu ạ, nhà nghèo nên chúng chẳng được ăn những trái cây ngon bao giờ. Chia sẻ với người khác là nhân thêm niềm vui cho mình. Trong cuộc sống, ai cũng có những lúc khó khăn, hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Không những vậy, bà còn dạy chữ cho những đứa trẻ nghèo ven đê không được đến lớp. Ngôi nhà nhỏ của bà vì vậy lúc nào cũng rộn tiếng cười nói trẻ thơ. Em nghe theo lời bà dạy, đã xin những bộ sách cũ của những người bạn học từ thành phố về để chia cho những người bạn nơi làng quê. Các bạn rất quý em và thường rủ em đi chơi quanh làng sau những buổi chiều tan học.
Và chính từ tấm lòng nhân ái của bà mà ngôi làng như xích lại gần nhau hơn, mọi người chia sẻ cho nhau từ những điều giản dị, đôi khi là củ khoai, củ sắn trồng được hay giúp đỡ nhau mỗi khi gia đình nhà ai có chuyện khó khăn. Mọi người sống với nhau như những người họ hàng thân thiết và em thấy được giá trị của lòng nhân ái qua hành động nhỏ của bà.
Vào những đêm trăng sáng, bà còn thường kể em nghe những câu chuyện cổ tích, về sự tham lam của người anh trong truyện Cây khế đã phải giá bằng tính mạng của mình, về lão phú ông trong truyện cổ tích Cây tre trăm đốt chỉ biết làm giàu cho mình từ sức lao động của anh Khoai nên cuối cùng mới bị anh Khoai trả đũa. Lòng nhân ái, biết sẻ chia của con người sẽ khiến cuộc sống bớt đi những khổ đau, khiến mọi người gần lại với nhau hơn và chan chứa tình người.
Bài học từ thuở bé nhưng mãi là hành trang theo em bước vào đời, em luôn ghi nhớ lời dạy sâu sắc bà dạy để đối xử với mọi người quanh mình, để nhận lại được những nụ cười và hạnh phúc đầy ấm áp. Người với người sống để yêu nhau, bởi “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Bình luận (0)
Đạt Trần
17 tháng 11 2017 lúc 21:01

"Đời người không thể không vấp ngã,con thất bại lần này nhưng lần sau có thể con sẽ thành công.Sự cách biệt giữa thất bại và thành công chỉ cách nhau bởi một con sông,giữa con sông có bắc một cây cầu,cây cầu đo mang tên là " sự cố gắng ",ai luôn luôn mang cây cầu ấy bên người dù có thất bại thì sau đó họ nhất định sẽ thành công".Những lời dạy bảo này cứ quanh quẩn,khắc sâu vào tâm trí tôi.Hồi tôi còn bé,lúc cái năm tôi học lớp năm,khi cô giáo phát bài kiểm tra môn toán,thật tệ hại ! bài kiểm tra của tôi chỉ đạt điểm 5,tôi buồn lắm và từ ngay giờ phút ấy cho đến hết buổi học tôi như một người mất hồn,cứ thơ thẩn mãi.Về đến nhà,người đầu tiên tôi nhìn thấy là người bà kính yêu của tôi.Tôi đã kể lại cho bà nghe về chuyện bài kiểm tra bị điểm 5,bà thấy tôi buồn rồi bà nhẹ nhàng xoa đầu tôi bảo:"con hãy đứng lên ngay chỗ mà con vấp ngã và hãy vững vàng bước tiếp vì tương lai tươi sáng đang dang tay rộng mở chờ con đấy",và rồi bà nói cái câu mà tôi phải khắc sâu trong lòng ấy.Sau khi nghe bà dịu dàng dạy bảo tôi bắt đầu hoàng hồn trở lại.Và sau ngày hôm ấy tôi lại được học ngay cái câu "Thất bại là mẹ thành công",tôi càng ghi nhớ thêm những lời bà dạy.Những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc ấy tôi chẳng thể nào quên được và đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in trong đầu,mãi mãi không quên!

Bình luận (0)