Lập sơ đồ tóm tắt kiến thức đã học về đột biến gene và đột biến nhiễm sắc thể.
Cho sơ đồ mô tả cơ chế của một dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể :
Một học sinh khi quan sát sơ đồ đã đưa ra các kết luận sau:
1. Sơ đồ trên mô tả hiện tượng trao đổi chéo không cân giữa các nhiễm sắc thể trong cặp NST tương đồng.
2. Đột biến này có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.
3. Đột biến này có thể làm thay đổi hình dạng và kích thước NST
4. Đột biến này không làm thay đổi nhóm liên kết gen.
5. Cá thể mang đột biến này thường bị giảm khả năng sinh sản.
Có bao nhiêu kết luận sai về trường hợp đột biến trên
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Đáp án B
Sơ đồ trên mô tả hiện tượng chuyển đoạn không tương hỗ giữa các NST.
→ Đột biến này có thể làm thay đổi hình dạng và kích thước NST.
→ Thay đổi nhóm gen liên kết ( cd và 45 → c5 và 4de)
→ Có thể giảm khả năng sinh sản.
→ Có thể hình thành loài mới.
Các kết luận sai là : 1, 4.
Cho sơ đồ mô tả cơ chế của một dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể :
Một học sinh khi quan sát sơ đồ đã đưa ra các kết luận sau:
1. Sơ đồ trên mô tả hiện tượng trao đổi chéo không cân giữa các nhiễm sắc thể trong cặp NST tương đồng.
2. Đột biến này có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.
3. Đột biến này có thể làm thay đổi hình dạng và kích thước NST
4. Đột biến này làm thay đổi nhóm liên kết gen.
5. Cá thể mang đột biến này thường bị giảm khả năng sinh sản.
Có bao nhiêu kết luận đúng về trường hợp đột biến trên?
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Đáp án A
Sơ đồ trên mô tả hiện tượng chuyển đoạn không tương hỗ giữa các NST.
→ Đột biến này có thể làm thay đổi hình dạng và kích thước NST.
→ Thay đổi nhóm gen liên kết ( cd và 45 → c5 và 4de)
→ Có thể giảm khả năng sinh sản.
→ Có thể hình thành loài mới.
Các kết luận đúng là : 2, 3, 4, 5
phân loại các dạng đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể băng sơ đồ
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể và hàm lượng ADN trong nhân tế bào sinh dưỡng là 4pg. Trong một quần thể của loài này có 4 thể đột biến được kí hiệu là A, B, C và D. Số lượng nhiễm sắc thể và hàm lượng ADN có trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở 4 thể đột biến này là:
Thể đột biến |
A |
B |
C |
D |
Số lượng NST |
24 |
24 |
36 |
24 |
Hàm lượng ADN |
3,8 pg |
4,3 pg |
6pg |
4pg |
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(I). Thể đột biến A là đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
(II). Thể đột biến B là đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
(III). Thể đột biến C là đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến tam bội.
(IV). Thể đột biến D có thể là đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Chọn đáp án B
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và IV.
þ I đúng vì ở thể đột biến A làm giảm hàm lượng ADN nhưng không làm thay đổi số lượng NST Mất đoạn hoặc chuyển đoạn.
ý II sai vì thể đột biến B có thay đổi hàm lượng ADN cho nên không thể là đảo đoạn.
ý III sai vì C là đột biến tam bội chứ không thể là lặp đoạn.
þ IV đúng vì đột biển D không làm thay đổi hàm lượng ADN, không làm thay đổi số lượng NST. Do đó, đây là đảo đoạn hoặc chuyển đoạn trên 1 NST hoặc đột biến gen.
1. . Xét một cơ thể thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n=24. Giả sử trong một tế bào sinh dục sơ khai đực đã xảy ra đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng chuyển đoạn , các nhiễm sắc thể khác không xảy ra đột biến, tế bảo này tiến hàng nguyên phân một lần trước khi bước vào vùng chín. Cơ thể này tiến hành giảm phân sinh giao tử, biết rằng không xảy ra trao đối chéo giữa các crômatit. Xác định số loại giao tử tối đa có thể tạo được ra và tỉ lệ giao tử đột biến.
Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG.HKM đã bị đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự AB.HKM. Dạng đột biến này
A. Thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài
B. Thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng
C. Thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể
D. Thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến
Đáp án D
NST đột biến này bị mất đoạn gen CDEG đây là đột biến mất đoạn. Dạng đột biến này thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến.
Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG.HKM đã bị đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEG.HKM. Dạng đột biến này
A. Thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài
B. Thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng
C. Thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể
D. Thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến
Đáp án B
NST đột biến này bị lặp đoạn gen CD đây là đột biến lặp đoạn. Dạng đột biến này thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG.HKM đã bị đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABDEG.HKM. Dạng đột biến này
A. thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài
B. thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể
C. thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng
D. thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến
Chọn đáp án D
ABCDEG.HKM sau đột biến thành ABDEG.HKM. → Đột biến mất đoạn (Mất đoạn C). Đột biến này làm mất gen của thể đột biến → thường gây chết cho cơ thể mang NST đột biến.
Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
1. Đột biến mất đoạn lớn thường gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với đột biến lặp đoạn.
2. Đột biến đảo đoạn được sử dụng để chuyển gen từ nhiễm sắc thể này sang nhiễm sắc thể khác.
3. Đột biến mất đoạn thường làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
4. Đột biến lặp đoạn có thể làm cho hai alen của một gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể.
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Chọn đáp án C
Có 3 phát biểu đúng là I, III và IV.
- II sai: đột biến đảo đoạn không làm thay đổi nhóm gen liên kết nên không được ứng dụng để chuyển gen. Để chuyển gen từ nhiễm sắc thể này sang nhiễm sắc thể khác là sử dụng đột biến chuyển đoạn.
Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến mất đoạn lớn thường gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với đột biến lặp đoạn.
II. Đột biến đảo đoạn được sử dụng để chuyển gen từ nhiễm sắc thể này sang nhiễm sắc thể khác.
III. Đột biến mất đoạn thường làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
IV. Đột biến lặp đoạn có thể làm cho 2 alen của một gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án B
- I đúng, mất đoạn bao giờ cũng gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với đột biến lặp đoạn.
- II sai vì đột biến đảo đoạn chỉ xảy ra trên cùng một NST.
- III đúng đột biến mất đoạn thường làm giảm số lượng gen trên NST.
- IV đúng
Vậy có 3 phát biểu đúng