Bài thơ nói về ngày hội xuống đồng của những dân tộc nào?
Ngày 02/2/2023 (tức 12 tháng Giêng), trong không khí mừng xuân mới Quý Mão 2023, xã Tả Chải (Bắc Hà, Lào Cai) long trọng tổ chức Lễ hội Lồng Tông (ngày hội xuống đồng). Đây là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày với những hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đặc sắc, thu hút đông đảo bà con nhân dân và khách du lịch.
Lễ hội gồm 2 phần: Phần lễ tương đối đơn giản. Giữa bãi rộng, người ta dựng một cây nêu bằng cây bương to, có gắn một vòng tròn dán giấy đỏ (biểu tượng mặt trời). Dưới chân cây nêu là những mâm lễ của làng và của các gia đình thành kính dâng lên cúng thần, báo cáo thành quả trong một năm lao động sản xuất, cảm ơn thần nông đã phù hộ, mời thần về dự hội với con cháu..., cầu mong cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi...
Mở đầu Lễ hội là phần lễ được bắt đầu từ tục rước đất, rước nước. Đoàn rước bao giờ cũng đi từ rất sớm khi trời còn chưa rõ mặt người. Khi đoàn rước về đến địa điểm làm lễ, thầy cúng ra hiệu cho đội nhạc lễ tấu lên ba hồi kèn trống vang vọng cả núi rừng. Tiếp đó, thầy cúng thực hiện nghi lề cúng, các già làng, trưởng tộc, trưởng họ, những người có uy tín nhất trong cộng đồng người Tày dâng mâm cúng bao gồm các sản vật do chính bàn tay lao động cần cù của đồng bào Tày nơi đây làm ra, bao gồm gà trống tơ luộc nguyên con, con lợn cắp nách luộc nguyên con, ngan hoặc vịt luộc nguyên con, hoa quả (chuối, quýt...), vàng mã, giấy bảng, hương...
Thầy khấn và phun nước làm phép để xua đuổi ma quỷ, xua đuổi điều không may, rồi thầy tung lộc (là các hạt giống) của thần linh cho dân bản... Cuối phần lễ là nghi lễ xuống đồng (cày ruộng) với mong muốn đường cày may mắn đầu năm sẽ mang lại dân khang, vật thịnh, mùa màng bội thu...
Sau lễ cầu khấn, chủ lễ hội gióng lên hồi chiêng bắt đầu phần hội. Trò chơi ném còn thu hút đông đảo mọi người tham gia
Lễ hội còn diễn ra các trò chơi như đu quay, đẩy gậy giữa các đội ở các thôn. Các thôn cử ra các thôn nữ, trai bản trẻ trung, khéo tay, khỏe mạnh tham gia. Trong vòng người đông đúc reo hò, cổ vũ, các chàng trai thi đấu hết mình để đem vinh quang cho thôn, bản và thể hiện mình trước các thôn nữ... Tiếp đó là hội diễn văn nghệ. Các đoàn mang đến lễ hội tiết mục văn nghệ đặc sắc nhất để thi tài.
Các điệu múa Tày, múa xuống đồng, múa địu, múa gieo hạt, múa thu hoạch, múa lên nương... thể hiện những nét uyển chuyển, quyến rũ. Các tiết mục ca hát ca ngợi Ðảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước đổi mới, đặc biệt là hát giao duyên tình yêu lứa đôi, hẹn hò nghe bồi hồi, xao xuyến. Trong Lễ hội, trai gái gặp nhau làm quen, tìm hiểu, thử tài nhau qua các hoạt động văn hóa - văn nghệ, tỏ tình, hẹn hò nhau trong các buổi chợ phiên...
Kết thúc Lễ hội, tất cả mọi người tay nắm chặt tay hòa mình vào điệu xòe Tả Chải được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014.
(Theo Tráng Xuân Cường, Báo Nông nghiệp)
Trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Lễ hội xuống đồng của người Tày diễn ra vào mùa nào trong năm?
A. Mùa xuân | B. Mùa hạ | C. Mùa thu | D. Mùa đông |
Câu 2. Dưới chân cây nêu, những mâm lễ của làng và của các gia đình dâng lên cúng thần để làm gì?
A. Báo cáo thành quả một năm lao động sản xuất, cảm ơn thần nông đã phù hộ, mời thần về dự lễ hội, cầu mong cho mọi người trong gia đình khoẻ mạnh.
B. Báo cáo thành quả một năm lao động sản xuất, cảm ơn thần nông đã phù hộ, mời thần về dự lễ hội, cầu mong cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt.
C. Báo cáo thành quả một năm lao động sản xuất, cảm ơn thần nông đã phù hộ, mời thần về dự lễ hội, xua đuổi tà ma để mọi người làm ăn yên ổn.
D. Báo cáo thành quả một năm lao động sản xuất, cảm ơn thần nông đã phù hộ, mời thần về dự lễ hội, mong đường cày may mắn.
Câu 3. Những ai được dâng mâm cơm cúng trong lễ xuống đồng của người Tày?
A. Các thôn nữ, trai bản trẻ trung, khéo tay khoẻ mạnh và những người có uy tín.
B. Các thầy cúng cùng các thiếu niên nhi đồng.
C. Các già làng, trưởng tộc trưởng họ, những người có uy tín trong cộng đồng
D. Các già làng, trưởng tộc trưởng họ, các thầy cúng.
Câu 4. Trò chơi nào không được kể đến trong lễ xuống đồng của người Tày?
A. Chọi trâu | B. Đu quay | C. Ném còn | D. Đẩy gậy |
Câu 5. Điệu múa nào của người Tày được coi là di sản phi vật thể quốc gia năm 2014?
A. Múa xuống đồng | B. Múa địu | C. Múa gieo hạt | D. Múa xoè |
Câu 6. Dãy từ nào sau đây chứa toàn từ Hán Việt?
A. truyền thống, lẽ phải, xuống đồng | B. truyền thống, đồng bào, văn hoá |
C. truyền thống, uy tín, đường cày | D. nghi lễ, rước đất, rước nước |
Câu 7. Thông tin trong văn bản được tác giả triển khai theo cách nào?
A. Theo quan hệ nhân quả
B. Theo trình tự thời gian diễn ra sự việc
C. Theo thứ tự ưu tiên
D. Theo trình tự không gian
Câu 8. Vì sao kết thúc lễ hội tất cả mọi người tay nắm chặt tay, hoà mình vào điệu múa xoè?
A. Thể hiện tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng, tự hào về thành quả lao động.
B. Thể hiện sự khéo léo trong nghệ thuật múa dân gian của dân tộc mình.
C. Thể hiện không gian đặc trưng của lễ hội, tìm hiểu thử tài nhau.
D. Thể hiện tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng, niềm hân hoan, tự hào về bản sắc văn hoá dân tộc.
Câu 9. Theo em lễ hội xuống đồng có ý nghĩa gì?
Câu 10. Hãy kể tên một số lễ hội ở địa phương em.
Hình tượng Bánh trôi nước trong bài thơ cùng tên của nữ sĩ Hồ Xuân Hương không chỉ miêu tả về một món ăn dân tộc, mà còn ngụ ý nói đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội lúc đó, đồng thời khẳng định vẻ đẹp bên ngoài và phẩm chất bên trong của họ.
Đoạn văn trên muốn nói tới đặc điểm nào của ngôn ngữ nghệ thuật?
A. Tính truyền cảm
B. Tính hình tượng
C. Tính thẩm mĩ
D. Tính đa nghĩa
Từ cảm xúc của tác giả trong bài thơ Ông Đồ kết hợp với những hiểu biết xã hội hãy viết 1 đoạn văn từ 10-->12 câu trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc thời đại ngày nay
Nhận định sau đây nói về nhà thơ nào?
/…./ là nhà thơ của lí tưởng cống sản, của những tình cảm trong quan hệ chính trị với cộng đồng (nội dung trữ tình chính trị). Thơ ông có giọng tâm tình ngọt ngào, phong cách đậm đà màu sắc dân tộc truyền thống
A. Xuân Diệu
B. Chế Lan Viên
C. Tố Hữu
D. Hồ Chí Minh
1.qua bài thơ ông đồ , em hãy viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về việc giữ gìn đặc sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay
2. trong bài thơ ông đồ, tác giả có mặt ở những câu thơ nào ? cảm nhận tâm trạng , nỗi niềm của nhà thơ
Tham khảo:
1.
Theo chiều dài lịch sử, đất nước ta trải qua hơn bốn ngàn năm và kho tàng văn hóa đã được cha ông luôn luôn gìn giữ và truyền lại cho đời sau. Những bản sắc ấy tạo nên sức mạnh dân tộc, gắn kết những người con đất Việt tạo nên bức trường thành đứng vững đến hôm nay.
Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng.
Xin chữ đầu năm để cầu mong may mắn, sức khỏe, phúc lộc hay bình an là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta mỗi khi tết đến xuân về. Cùng với bánh trưng xanh, đôi câu đối trên giấy đỏ thắm được treo trang trọng trong mỗi căn nhà. Hình ảnh ông đồ với bút nghiên và giấy mực, chăm chút và gửi hồn cho từng nét chữ trên phố đông người qua lại như biểu tượng cho một dân tộc hiếu học, đề cao con chữ. Thế nhưng, nét văn hóa ấy dần bị đổi thay theo năm tháng, các thầy đồ ngày cằng vắng bóng trong những ngày tết Nguyên đán. Chúng ta không khỏi ngậm ngùi, xót thương và suy ngẫm cho một phong tục văn hóa ngày một suy tàn. Bởi phong tục ấy gắn với cả một thời kì dài phát triển rực rỡ của nho học dân tộc
Không chỉ phong tục xin chữ ông đồ đầu năm ngày càng phai nhạt, hiện nay nhiều giá trị văn hóa truyền thống cũng đang đứng trước nguy cơ mai một. Có thể kể đến các loại hình sân khấu truyền thống như múa rối nước, cải lương… ngày càng vắng bóng khán giả hay các lễ hội dân gian ngày càng xa lạ với giới trẻ. Đó là những hồi chuông cảnh báo về tình trạng xa rời văn hóa truyền thống trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. Nguyên nhân là bởi sự hấp dẫn của những văn hóa du nhập từ nước ngoài hay những trò chơi điện tử, mạng xã hội. Điều ấy khiến những người trẻ không còn hiểu và tự hào về một thời kì rực rỡ của lịch sử dân tộc, của bao công sức mà thế hệ cha ông đã gìn giữ và lưu truyền Một dân tộc không còn giữ được bản sắc văn hóa sẽ là một dân tộc dần suy tàn.
Trong xu thế hiện đại, hội nhập về văn hóa là điều không tránh khỏi và góp phần làm đa dạng nền văn hóa của đất nước. Nhưng “hòa nhập mà không hòa tan” là điều chúng ta cần hướng đến. Học hỏi để làm đa dạng, giàu có nền văn hóa đất nước là điều cần thiết nhưng bảo tồn và phát huy truyền thống vẫn cần được chú trọng. Đưa các loại hình sân khấu truyền thống vào trường học, giữ gìn và giáo dục con cháu về các phong tục tập quán truyền thống trong mỗi gia đình vào dịp dễ tết… sẽ giúp thế hệ trẻ hiểu và yêu hơn những tinh hoa dân tộc.
Như vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người trẻ chúng ta hiện nay. Việc tiếp thu có chọn lọc văn hóa ngoại quốc là điều rất cần thiết. Kho sử về văn hóa dân tộc được viết tiếp và phát triển đến đâu, chính là nhờ trái tim và khối óc của thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cùng nhau vun đắp.
Tham khảo:
Câu 1:
Trong thời kì hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc của thanh niên, học sinh là một trong những việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Vậy di sản văn học dân tộc là gì và tại sao chúng ta phải bảo vệ nó, coi nó như "của quý". Di sản văn hóa dân tộc chính là những giá trị văn hóa tốt đẹp, là tinh hoa của đất nước được đúc kết qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữa nước. Bảo vệ nó chính là bảo vệ cái cốt lõi, nền tảng của Tổ quốc. Thực tế trong cuộc sống hiện nay cho chúng ta thấy có rất nhiều bạn trẻ đang nỗ lực thực hiện trách nhiệm cao cả này. Các bạn không những gìn giữ nó mà còn tuyên truyền, giới thiệu di sản văn hóa dân tộc cho thế giới. Tuy nhiên, cạnh đó vẫn còn có những kẻ chà đạp lên giá trị của dân tộc. Đây là một hành động đáng bị xã hội lên án. Thật vậy, bảo vệ gìn giữ di sản văn hóa dân tộc là một trong những việc thiết yếu, nếu đánh mất đi nó thì nước ta sẽ không có điểm riêng biệt với nước bạn. Có lẽ vì vậy, hãy chung tay cùng nhau bảo vệ nó, hãy nhớ rằng "ta hòa nhập nhưng không hòa tan".
Câu 2:
Khổ 1,2 nhà thơ với ký ức của mình phác họa lên một ông đồ già viết chữ đẹp, cảnh nhộn nhịp trên đường phố Hà Nội xưa, cảnh đẹp, đường xá rộn ràng vui vẻ, tấp nập.Khổ 3,4 nhà thơ vẽ lại khung cảnh Hà Nội mới, gần tết nhưng không còn tấp nập, đông đúc vây quanh ông đồ nữa, ông đồ chỉ ngồi đấy, nhìn lá rơi, trời mưa bay mà chẳng hề có ai để ýKhổ 5 là hình ảnh thự tại, ông đồ ngày xưa chẳng còn nữa cũng chẳng còn những người xưaTâm tư tác giả thay đổi theo chiều sâu tâm trạng, lúc vui vẻ nhìn đường xá tấp nập, lúc lại buồn nhìn cảnh tiêu điều, nhớ lại người cũ của tác giả. Tác giả thể hiện niềm cảm thương chân thành sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ ( ông đồ) và nỗi nhớ cảnh cũ người xưa của tác giả.
Theo chiều dài lịch sử, đất nước ta trải qua hơn bốn ngàn năm và kho tàng văn hóa đã được cha ông luôn luôn gìn giữ và truyền lại cho đời sau. Những bản sắc ấy tạo nên sức mạnh dân tộc, gắn kết những người con đất Việt tạo nên bức trường thành đứng vững đến hôm nay.Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng.Xin chữ đầu năm để cầu mong may mắn, sức khỏe, phúc lộc hay bình an là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta mỗi khi tết đến xuân về. Cùng với bánh trưng xanh, đôi câu đối trên giấy đỏ thắm được treo trang trọng trong mỗi căn nhà. Hình ảnh ông đồ với bút nghiên và giấy mực, chăm chút và gửi hồn cho từng nét chữ trên phố đông người qua lại như biểu tượng cho một dân tộc hiếu học, đề cao con chữ. Thế nhưng, nét văn hóa ấy dần bị đổi thay theo năm tháng, các thầy đồ ngày cằng vắng bóng trong những ngày tết Nguyên đán. Chúng ta không khỏi ngậm ngùi, xót thương và suy ngẫm cho một phong tục văn hóa ngày một suy tàn. Bởi phong tục ấy gắn với cả một thời kì dài phát triển rực rỡ của nho học dân tộcKhông chỉ phong tục xin chữ ông đồ đầu năm ngày càng phai nhạt, hiện nay nhiều giá trị văn hóa truyền thống cũng đang đứng trước nguy cơ mai một. Có thể kể đến các loại hình sân khấu truyền thống như múa rối nước, cải lương… ngày càng vắng bóng khán giả hay các lễ hội dân gian ngày càng xa lạ với giới trẻ. Đó là những hồi chuông cảnh báo về tình trạng xa rời văn hóa truyền thống trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. Nguyên nhân là bởi sự hấp dẫn của những văn hóa du nhập từ nước ngoài hay những trò chơi điện tử, mạng xã hội. Điều ấy khiến những người trẻ không còn hiểu và tự hào về một thời kì rực rỡ của lịch sử dân tộc, của bao công sức mà thế hệ cha ông đã gìn giữ và lưu truyền Một dân tộc không còn giữ được bản sắc văn hóa sẽ là một dân tộc dần suy tàn.Trong xu thế hiện đại, hội nhập về văn hóa là điều không tránh khỏi và góp phần làm đa dạng nền văn hóa của đất nước. Nhưng “hòa nhập mà không hòa tan” là điều chúng ta cần hướng đến. Học hỏi để làm đa dạng, giàu có nền văn hóa đất nước là điều cần thiết nhưng bảo tồn và phát huy truyền thống vẫn cần được chú trọng. Đưa các loại hình sân khấu truyền thống vào trường học, giữ gìn và giáo dục con cháu về các phong tục tập quán truyền thống trong mỗi gia đình vào dịp dễ tết… sẽ giúp thế hệ trẻ hiểu và yêu hơn những tinh hoa dân tộc.Như vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người trẻ chúng ta hiện nay. Việc tiếp thu có chọn lọc văn hóa ngoại quốc là điều rất cần thiết. Kho sử về văn hóa dân tộc được viết tiếp và phát triển đến đâu, chính là nhờ trái tim và khối óc của thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cùng nhau vun đắp.
Chia sẻ về những cảm xúc khi viết bài thơ"Đồng chí",Chính Hữu nói:
"Bài"Đồng chí"là lời tâm sự viết ra để tặng đồng đội,tặng người bạn nông dân của mình.Bài thơ viết có đối tượng.Tôi hiểu và quý mến người đồng đội của tôi nên tiếng nói thơ ca giản dị và chân thật".
Từ lời chia sẻ của Chính Hữu,kết hợp với những hiểu biết xã hội,em hãy viết một đoạn văn khoảng 1/2 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp
Dòng nào sau đây nêu đúng định nghĩa về ca dao:
A. Là phần lời thơ của dân ca và những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
B. Là những bài hát có nhạc điệu trong những lễ hội giân dan để cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.
C. Là những truyện thơ dân gian kể lại lịch sử nguồn gốc của dân tộc.
D. Là những văn bản cô đúc, ngắn gọc, chỉ gồm một câu về kinh nghiệm ứng xử hoặc kinh nghiệm trong lao động sản xuất.
Nhận xét nào sau đây đúng với bài thơ Phò giá về kinh ? A. Bài thơ nói lên vẻ đẹp của non sông đất nước ta thời kỳ vua Trần trị vì đất nước. B. Bài thơ thể hiện lòng căm thù quân Mông – Nguyên xâm lược đất nước ta. C. Bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng lớn lao của dân tộc ta về một nền hoà bình muôn thuở. D. Bài thơ có giá trị như một bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của dân tộc ta.
A. Bài thơ nói lên vẻ đẹp của non sông đất nước ta thời kỳ vua Trần trị vì đất nước. B. Bài thơ thể hiện lòng căm thù quân Mông – Nguyên xâm lược đất nước ta. C. Bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng lớn lao của dân tộc ta về một nền hoà bình muôn thuở. D. Bài thơ có giá trị như một bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của dân tộc ta.
B. Bài thơ thể hiện lòng căm thù quân Mông – Nguyên xâm lược đất nước ta.
C. Bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng lớn lao của dân tộc ta về một nền hoà bình muôn thuở.
D. Bài thơ có giá trị như một bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của dân tộc ta.
hãy chỉ ra những yếu tố dân tộc hóa của bài thơ "cảnh ngày hè " ? so sánh với thơ Đường
Hãy chỉ ra những yếu tố dân tộc hóa của bài thơ "cảnh ngày hè" ? So sánh với thơ đường