Những câu hỏi liên quan
Lại Thị Hồng Liên
Xem chi tiết
Lương Ngọc Thuyết
22 tháng 5 2016 lúc 21:42

-Phạm vi: Tả ngạn sông Hồng, gồm vùng núi Đông Bắc và đông bằng BắcBộ.

-Địa hình: hướng vòng cung (4 cánh cung), với hướng nghiêng chung là Tây Bắc-Đông Nam.

+Đồi núi thấp (độ cao trung bình khoảng 600m).

+Nhiều địa hình đá vôi (caxtơ).

+Đồng bằng Bắc Bộ mở rộng. Bờ biển phẳng, nhiều vịnh, đảo, quần đảo.

-Khí hậu: mùa hạ nóng, mưa nhiều, mùa đông lạnh, ít mưa với sự xâm nhập mạnh của gió mùa Đông Bắc. Khí hậu, thời tiết có nhiều biến động. Có bão.

-Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi dày đặc. Hướng Tây Bắc-Đông Nam và hướng vòng cung.

-Thổ nhưỡng, sinh vật: Đai nhiệt đới chân núi hạ thấp. Trong thành phần có thêm các loài cây cận nhiệt (dẻ, re) và động vật Hoa Nam.

-Khoáng sản: giàu k.sản: than, sắt, thiếc, vonfram, vật liệu xây dựng, chì-bạc-kẽm, bể dầu khí s.Hồng…

*Thuận lợi: giàu tài nguyên khoáng sản, khí hậu có mùa đông lạnh có thể trồng rau quả cận nhiệt, ôn đói, nhiều cảnh quan đẹp phát triển du lịch…

*Khó khăn: sự bất thường của thời tiết, nhất là vào mùa đông lạnh.

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Hằng
Xem chi tiết
Đặng Thị Phương Anh
5 tháng 2 2016 lúc 10:15

- Ranh giới phía tây - tây nam của miền dọc theo tả ngạn sông Hồng, gồm vùng núi Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.

- Địa hình : 

  + Đồi núi thấp chiếm ưu thế ; hướng vòng cung của các dãy núi ( Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều)

  + Nhiều núi đá vôi 

  + Các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng

  + Địa hình bờ biển đa dạng : nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo.

- Khí hậu : Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên mùa đông lạnh

- Khoáng sản : giàu than, đã vôi, thiếc,chì, kẽm...; thềm lục địa có bể dầu khí sông Hồng.

- Sông ngòi : Mạng lưới sông ngòi dày đặc (hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình)

- Sinh vật : đai cận nhiệt đới hạ thấp, xuất hiện nhiều loài cây thực vật phương Bắc; cảnh quan thiên nhiên thay đổi theo mùa.

- Những trở ngại lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên :

   + Sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi.

   + Tính không ổn định của thời tiết

Bình luận (0)
Nguyễn Đức Đạt
Xem chi tiết
Lương Ngọc Thuyết
22 tháng 5 2016 lúc 21:41

-Phạm vi: hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

-Địa hình: địa hình núi trung bình và cao chiếm ưu thế, độ dốc cao.

+ Hướng Tây Bắc-Đông Nam.

+Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển.

+Nhiều cồn cát, bãi biển, đầm phá.

-Khí hậu: gió mùa Đông Bắc suy yếu và biến tính. Số tháng lạnh dưới 2 tháng (ở vùng thấp). Bắc Trung Bộ có gió phơn Tây Nam, bão mạnh, mùa mưa lùi vào tháng VIII, XII, I. Lũ tiểu mãn tháng VI.

-Sông ngòi: sông ngòi hướng Tây Bắc-Đông Nam; ở Bắc Trung Bộ hướng tây – đông. Sông có độ dốc lớn, nhiều tiềm năng thuỷ điện

-Thổ nhưỡng, sinh vật: có đủ hệ thống đai cao: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đất mùn khô, đai ôn đới trên 2600m. Rừng còn nhiều ở Nghệ An, Hà Tĩnh.

-Khoáng sản: có thiếc, sắt, apatit, crôm, titan, vật liệu xây dựng….

*Thuận lợi: chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, phát triển nông-lâm kết hợp trên các cao nguyên, nhiều đầm phá thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản, sông ngòi có giá trị thuỷ điện.

*Khó khăn: nhiều thiên tai như: bão, lũ, lở đất, hạn hán…

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
6 tháng 1 2019 lúc 10:33

Bao gồm đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.

Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước.

+ Mùa đông lạnh giá, mưa phùn, gió bấc, lượng mưa nhỏ là nét nổi bật của thiên nhiên ở đây. Mỗi năm có trên 20 đợt gió mùa cực đới tràn về. Mùa đông đến sớm và kết thức muộn. Nhiệt độ thấp nhất có thể xuống sưới 0C ở miền núi và dưới 5C ở đồng bằng.

+ Mùa hạ nóng ẩm và mưa nhiều. Đặc biệt tiết mưa ngâu và giữa hạ (tháng 8) mang lại lượng mưa lớn cho khu vực đồng bằng sông Hồng.

Địa hình phần lớn là đồi núi thấp với nhiều cánh cung núi mở rộng về phía bắc và quy tụ ở Tam Đảo.

+ Địa hình rất đa dạng, đặc biệt địa hình cacxtơ đá vôi có ở nhiều nơi.

+ Miền núi có các đồng nhỏ (Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang,…_

+ Cao nhất miền là khu vực nên cổ thượng nguồn sông Chảy với nhiều ngọn núi cao trên 2000m (Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti) và tạo thành những sơn nguyên hiểm trở như Đồng Văn, Hà Giang.

+ Địa hình đồi núi thấp và đồng bằng mở rộng, tạo điều kiện cho hệ thống sông ngòi phát triển và tỏa rộng khắp miền. Sông ngòi có hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.

+ Các sông thường có thung lũng rộng, độ dốc nhỏ, hàm lượng phù sa tương đối lớn, hai mùa luc và cạn rất rõ rệt.

Tài nguyên phong phú, đa dạng, nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng và đang được khai thác mạnh mẽ.

+ Là miền giàu khoáng sản nhất so với cả nước, nổi bật là than đó, apatit, quặng sắt, quặng thiết và vonfram, thủy ngân; đá vôi, đất sét,…có ở nhiều nơi.

+ Các nguồn năng lượng như: thủy điện, khí đốt và than bùn đã và đang được khai thác.

+ Miền Bắc và Đông Bắc Biij nổi tiếng với nhiều cảnh quan đẹp như: Vịnh Hạ Long, bãi biển Trà Cổ, núi Mẫn Sơn, hồ Ba Bể, các Vườn quốc gia Cúc Phương, Tam Đảo, Bà Vì,…

Khó khăn, trở ngại: bão lụt, hạn hán, giá rét,…

Bình luận (0)
ngầu căng đét
Xem chi tiết
bounty_hunter
1 tháng 1 lúc 23:49

Thuận lời
 

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm chung là chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình.

 

* Địa hình: có sự phân hóa rõ rệt.

- Núi cao, cắt xẻ mạnh, hiểm trở ở phía Bắc, địa hình núi trung bình ở phía Đông Bắc.

- Địa hình đồi bát úp xen cánh đồng thung lũng bằng phẳng ở vùng Trung du Bắc Bộ.

=> Địa hình thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

* Khí hậu:

- Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh-> cơ cấu cây trồng đa dạng gồm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

* Khoáng sản: đa dạng, giàu có nhất cả nước, nhiều loại trữ lượng lớn-> phát triển công nghiệp khai khoáng.

* Sông ngòi: nhiều sông lớn, trữ lượng thủy điện dồi dào=> thuận lợi để phát triển thủy điện.

* Đất đai: đa dạng, gồm đất feralit và đất phù sa=> thuận lợi để phát triển cây công nghiệp, cây lương thực, cây ăn quả.

* Vùng biển: vùng biển Quảng Ninh thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển (du lịch, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, vận tải biển,...)

Giữa Đông Bắc và Tây Bắc có những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế.

 

-Khó khăn:

Về mặt tự nhiên, Trung du và miền núi Bắc Bộ cũng gặp không ít khó khăn:

+ Địa hình bị chia cắt mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, gây trở ngại cho hoạt động giao thông vận tải cũng như tổ chức sản xuất và đời sống, nhất là ở vùng cao và biên giới.

+ Khoáng sản tuy nhiều chủng loại, phân bô khá tập trung, song trữ lượng nhỏ, điều kiện khai thác phức tạp.

+ Việc chặt phá rừng bừa bãi đã dẫn tới xói mòn, sạt lở đất, lũ quét, làm cho chất lượng môi trường bị giảm sút nghiêm trọng.

Bình luận (0)
Quỳnh Phương Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Phú
Xem chi tiết
Hữu Đức
Xem chi tiết
Lê Minh Hiếu
23 tháng 12 2020 lúc 11:23

1.Thuận lợi:

- Nhiều khoáng sản, các mỏ than, apatit, đồng, sắt....

- Các tài nguyên xây dựng như cát, đá vôi

- Vị trí ngã ba chiền lược, giáp Lào và Trung Quốc, là cửa khẩu quan trọng cho ngoại thương và giao lưu văn hoá.

- Có vùng biển đẹp, thuận lợi phát triển du lịch như Quảng Ninh, có vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên

- Tài nguyên rừng phong phú

- Biển giàu bãi tôm cá 

- Thời tiết lạnh, thích hợp trồng rau ôn đới nhưng khó trồng cây ăn quả nhiệt đới.

- Các sông dốc, chảy xiết thích hợp thủy điện

2.Khó khăn:

- Thiên tai bão, lụt, sương giá, sương muối

- Đất bạc màu, khó khăn trong trồng cây lương thực

 

Bình luận (0)
Bùi Hoa
Xem chi tiết