Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
27 tháng 1 2018 lúc 18:17

Gợi ý làm bài

a) Tính tỉ trọng

Tỉ trọng sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng của nước ta, giai đoạn 1990- 2010 (%)

b) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng thuỷ sản của nước ta, giai đoạn 1990 – 2010

c) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Từ năm 1990 đến năm 2005, tỉ trọng sản lượng thuỷ sản khai thác cao hơn tỉ trọng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng; từ năm 2007 đến năm 2010, tỉ trọng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng cao hơn tỉ trọng sản lượng thuỷ sản khai thác.

- Từ năm 1990 đến năm 2010:

+ Tỉ trọng sản lượng thuỷ sản khai thác liên tục giảm, từ 81,8% (năm 1990) xuống còn 46,9% (năm 2010), giảm 34,9%. Trong đó, giảm nhanh nhất là giai đoạn 2000 - 2007 (giảm 24,4%).

+ Tỉ trọng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng tương ứng (34,9% ).

* Giải thích

- Do sản lượng thuỷ sản nuôi trồng có tốc độ tăng nhanh hơn so với sản lượng thuỷ sản khai thác.

- Do tác động của các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội.

xuất và đời sống.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
12 tháng 7 2018 lúc 10:14

Đáp án C

Sản lượng thủy sản nuôi trồng có tỉ trọng ngày càng tăng, năm 2016 chiếm 53,0%.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
16 tháng 3 2017 lúc 16:28

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu sản lượng thịt các loại ở nước ta, năm 1996 và năm 2005

(Đơn vị: %)

- Tính bán kính đường tròn   ( r 1996 ,   r 2005 ) :

+  r 1996 = 1 , 0 đvbk

+  r 2005 = 2812 , 2 1412 , 3 = 1 , 4 đvbk

Biểu đồ cơ cấu sản lượng thịt các loại ở nước ta,năm 1996 và năm 2005

* Về quy mô

Trong giai đoạn 1996 - 2005:

- Tổng sản lượng thịt và sản lượng thịt các loại đều tăng:

+ Tổng sản lượng thịt tăng 1399,9 nghìn tấn, tăng gấp 2,0 lần.

+ Sản lượng thịt trâu tăng 10,5 nghìn tấn, tăng gấp 1,2 lần.

+ Sản lượng thịt bò tăng 72,1 nghìn tấn, tăng gấp 2,02 lần.

+ Sản lượng thịt lợn tăng 1208,3 nghìn tấn, tăng gấp 2,1 lần.

+ Sản lượng thịt gia cầm tăng 109 nghìn tấn, tăng gấp 1,5 lần.

- Sản lượng thịt lợn có tốc độ tăng cao nhất, tiếp đến là thịt bò và cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng thịt các loại.

- Sản lượng thịt gia cầm có tốc độ tăng đứng thứ ba trong các loại thịt và thấp nhất là thịt trâu. Cả hai loại thịt này đều có tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng tổng sản lượng thịt các loại.

* Về cơ cấu

Trong cơ cấu sản lượng thịt các loại ở nước ta, thịt lợn chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là thịt gia cầm, sau đó là thịt bò và thịt trâu (dẫn chứng).

- Từ năm 1996 đến năm 2005, cơ cấu sản lượng thịt các loại ở nước ta có sự thay đối khá rõ rệt:

+ Tỉ trọng sản lượng thịt trâu giảm 1,4%.

+ Tỉ trọng sản lượng thịt bò tăng 0,1%.

+ Tỉ trọng sản lượng thịt lợn tăng 4,9%.

+ Tỉ trọng sản lượng thịt gia cầm giảm 3,6%.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
12 tháng 1 2019 lúc 14:28

a) Vẽ biu đồ

Biu đồ thể hiện sản lượng thuỷ sản của Đồng bằng sông cửu Long và cả nước, giai đoạn 1995 - 2010

b) Nhận xét

-Từ năm 1995 đến năm 2010, sản lượng thuỷ sn của Đồng bằng sông Cửu Long liên tục tăng, từ 819,2 nghìn tn (năm 1995) lên 2999,1 nghìn tấn (năm 2010), tăng gấp gần 3,7 lần

-Đồng bằng sông cửu Long luôn chiếm t trọng cao trong sản xuất thuỷ sản của cả nước (51,7% năm 1995, 58,3% năm 2010). Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất thuỷ sản quan trọng của cả nước.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
3 tháng 5 2017 lúc 3:06

Dựa vào bảng số liệu đã cho và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện

sự thay đổi cơ cấu nhiều năm (>3 năm) là biểu đồ miền

=>Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng lương thực có hạt phân theo vùng của nước ta giai đoạn 2010 - 2015 là biểu đồ miền

=> Chọn đáp án B

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
10 tháng 4 2017 lúc 10:10

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện tổng sản lượng thuỷ sản, sản lượng thuỷ sản khai thác và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2010

b) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Tốc độ tăng trưởng sản lượng thuỷ sản nước ta, giai đoạn 1990 - 2010 (%)

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng thuỷ sán, sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2010

c) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét: Trong giai đoạn 1990 - 2010:

Tổng sản lượng thuỷ sản tăng 4252,1 nghìn lần, tăng gấp 5,8 lần. Trong đó:

- Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng 1685,9 nghìn tấn, tăng gấp 3,3 lần.

- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng 2566,2 nghìn tấn, tăng gấp 16,8 lần.

- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng có tốc độ tăng nhanh hơn so với sản lượng thuỷ sản khai thác.

* Giải thích

Do nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với việc phát triển ngành thuỷ sản.

- Điều kiện tự nhiên:

+ Bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.

+ Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú.

+ Có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm.

+ Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ.

+ Nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thông đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

+ Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.

+ Các dịch vụ thủy sản và chế biến thủy sản được mở rộng.

+ Nhu cầu về các mặt hàng thủy sản ở trong nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây.

+ Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước.

- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác là do nuôi trồng chủ động được về sản lượng và chất lượng sản phẩm để phục vụ thị trường.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
24 tháng 6 2017 lúc 2:55

Dựa vào bảng số liệu đã cho, nhận xét thấy giai đoạn 1992-2015, Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng, tăng 6,9%; tỉ trọng hàng Nông-lâm-thủy sản giảm nhanh, giảm 12,5%

=> tỉ trọng hàng Nông-lâm-thủy sản giảm nhiều hơn số tăng của Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản

=> nhận xét Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng nhanh hơn số giảm của hàng nông-lâm-thủy sản là không đúng => Chọn đáp án A

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 4 2018 lúc 8:32

Chọn C

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
14 tháng 11 2019 lúc 11:19

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1990 – 2010

- Vẽ: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1990-2010

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Cơ cấu các khu vực kinh tế có sự chuyển biến rõ rệt.

- Tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm (dẫn chứng). Tỉ trọng công nghiệp - xây dựng tăng (dẫn chứng). Tỉ trọng dịch vụ nhiều biến dộng (dẫn chứng).

* Giải thích

- Theo xu thế chung của thế giới.

- Do công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta đạt nhiều thành tựu.

- Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 4 2018 lúc 9:17

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá thực tế) phân theo ngành của nước ta năm 2000 và năm 2010

          (Đơn vị: %)

- Tính bán kính đường tròn r 2000 , r 2010 :

+ Cho r 2000 = 1 , 0  đvbk

+ r 2010 = 2963499 , 7 336100 , 3 = 2 , 97  đvbk

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta năm 2000 và năm 2010

b) Nhận xét và giải thích

Từ năm 2000 đến năm 2010, cơ cu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta có sự thay đổi theo hướng:

- Tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm, từ 15,8% (năm 2000) xuống còn 8,5% (năm 2010), giảm 7,3%, do chính sách của Nhà nước giảm khai thác tài nguyên, đưa các thành phẩm khai thác vào sản xuất để có sản phẩm tinh.

- Tỉ trọng công nghiệp chế biến tăng, từ 78,7% (năm 2000) lên 86,5% (năm 2010), tăng 7,8%, vì có nhiều ngành, lại có nhiều sản phẩm tinh nên có hiệu quả kinh tế cao hơn, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Tỉ trọng công nghiệp sn xuất và phân phối điện, khí đốt, nước giảm, từ 5,5% (năm 2000) xuống còn 5,0% (năm 2010), giảm 0,5%, vì có ít ngành và chưa khai thác hết những thế mạnh vốn có