Hãy nêu và đánh giá những tác động của xu thế toàn cầu hoá đối với thế giới.
Nêu những nét chính về xu thế toàn cầu hoá và tác động của nó ?
* Toàn cầu hóa: là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những tác động ảnh hưởng lẫn nhau của tất cá các khu vực các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Toàn cầu hóa xuất hiện từ những năm 80 của thế kỉ XX.
* Biểu hiện:
+ Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế
+ Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
+ Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn
+ Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
* Tác động :
- Tích cực: Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng, chuyển biến cơ cấu kinh tế.
- Tiêu cực: bất công xã hội, giàu – nghèo, đánh mất bản sắc dân tộc,...
*Thời cơ: Tạo thời cơ thuận lợi cho các nước: nguồn vốn, thị trường mở rộng, tận dụng thành tựu khoa học công nghệ...
*Thách thức: Trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, suy thoái đạo đức, đánh mất bản sắc dân tộc ......
Hãy đánh giá những tác động của khoa học kỹ thuật của thế giới đối với Việt Nam.
Giúp mình với ạ.
Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.
Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay là:
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.
- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
Là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được. Nó có mặt tích cực và mặt tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển.
Xét về bản chất, toàn cầu hóa là:
A. Xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được, làm cho mọi mặt đời sống của con người kém an toàn hơn.
B. Kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
C. Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
D. Sự phát triển nhanh chóng các mối quan hệ thương mại, là sự phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu.
Đáp án C
Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới
Một trong những thách thức đối với Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá là
A. nguồn nhân lực dư thừa.
B. sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới
C. sự khống chế của các nước lớn.
D. vấn đề an ninh quốc gia.
Một trong những thách thức đối với Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá là
A. nguồn nhân lực dư thừa.
B. sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới
C. sự khống chế của các nước lớn.
D. vấn đề an ninh quốc gia.
Đảng ta nhận định như thế nào về tác động của xu hướng toàn cẩu hoá đối với Việt Nam ?
A. Là một cơ hội lớn để Việt Nam vươn lên, hiện đại hoá đất nước.
B. Là một thách thức lớn đổi với các nước kém phát triển trong đó có Việt Nam.
C. Là cơ hội đồng thời là một thách thức lớn đối với sự phát triển của dân tộc.
D. Không có ảnh hưởng gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Đánh giá đc tác động của CM t10 Nga đối với thế giới và Việt Nam
Trình bày xu thế phát triển của thế giới hiện nay. Qua đó hãy nêu rõ thế nào là những thời cơ và những thách thức đối với các dân tộc ?
* Các xu thế phát triển :
- Một là : Sau chiến tranh lạnh, hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. Xây dựng sức mạnh tổng hợp của quốc gia thay thế cho chạy đua vũ trang đã trở thành hình thức chủ yếu trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc. Sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.
- Hai là : sau " Chiến tranh lạnh", quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi giúp họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập một vị trí ưu thế trong trật tự thế giới mới. Mối quan hệ giữa các nước lớn ngày nay mang tính hai mặt nổi bật là : mâu thuẫn và hòa hoãn, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế.
- Ba là : Tuy hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau "chiến tranh lạnh", những ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Nguy cơ này càng trở nên trầm trọng khi ở nhiều nơi lại diễn ra nhữung chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa khủng bố....Những mâu thuận sắc tốc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ thường có những căn nguyên lịch sử nên việc giải quyết không dễ dàng và thường kéo dài.
- Bốn là : Những năm 90 của thế kỹ XX sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã và đang chứng kiến xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
* Thời cơ và thách thức :
- Thời cơ :
+ Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và lấy kinh tế làm trọng điểm, cùng sự tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế.
+ Các quốc gia có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài, nhất là các tiến bộ khoa học - kĩ thuật để đưa đất nước phát triển.
+ Các dân tộc ngày càng có tiếng nói chung, đoàn kết cùng nhau đấu tranh vì một thế giới hòa bình ổn định, hợp tác phát triển vì công bằng hạnh phúc cho mỗi con người, cho mỗi dân tộc trên hành tinh.
- Thách thức :
+ Đối với các nước đang phát triển : Cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế - phát huy thế mạnh; hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro, bất lợi và cả sai lầm; có những bước đi thích hợp, kịp thời. Phần lớn các nước đang phát triển đề từ điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí thấp, nguồn nhân lực đào tạo có chất lượng hạn chế. Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới và các quan hệ kinh tế quốc tế còn nhiều bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại đối với các nước đang phát triển. Vấn đề giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữc truyền thông và hiện đại cần được lưu ý.
+ Đối với các nước phát triển : Cần làm cho các vấn đề xã hội được ổn định, nhất là sự phân hóa giàu nghèo và những mâu thuẫn nội tại của đất nước. Cần điều chỉnh các chính sách đối ngoại cho phù hợp với xu thế hòa bình đang là nhu cầu đặt ra cho nhân loại.
Đánh giá được tác động của cách mạng tháng 10 Nga đối với thế giới và Việt Nam
Trình bày các xu thế phát triển thế giới hiện nay. Qua đó, hãy nêu rõ thế nào là những thời cơ và những thách thức đối với các dân tộc.
Xu thế phát triển của thế giới:
- Hầu như tất cả các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
- Sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp...
- Nhiều khu vực trên thế giới vẫn diễn ra nội chiến và xung đột.
- Xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ.