đặt 1 câu trần thuật, trạng ngữ trong khổ 2 bài nói với con
Mọi người giúp mình với ạ :'( .Viết đoạn văn (khoảng 10 - 12 câu) theo mô hình diễn dịch nêu cảm nhận về tâm trạng người tù qua khổ thơ cuối bài "Khi con tu hú". Trong đoạn có sử dụng câu trần thuật
tham khảo
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
Tưởng như sự liên kết giữa hai đoạn thơ này không thật chặt chẽ và tứ thơ không liên tục. Khi hướng ra bên ngoài, nhà thơ tả cảnh nhưng khi hướng vào trong lại tả tâm trạng. Kì thực đây chính là sự liên kết vô cùng khéo léo và tinh tế. Mối dây liên kết ấy chính là tiếng chim tu hú. Tiếng chim gọi bầy tha thiết gợi mở một thế giơi bao la và vô cùng sinh động. Nhưng thế giới đó càng rộng rãi, rực rỡ bao nhiêu thì lại càng khiến cho người tù (đã bị tách biệt khỏi thế giới ấy) cảm thấy ngột ngạt và khao khát bấy nhiêu.Tiếng chim tu hú ở đầu và cuối của bài thơ tuy đều biểu trưng cho tiếng gọi tha thiết của tự do, của cuộc sống ngoài kia đầy quyến rũ đối với người tù nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú lại rất khác nhau, ở câu thơ đầu, tiếng tu hú gợi hình ảnh cuộc sống đầy hương sắc, từ đó gợi ra cái khát khao về cuộc sống tự do. Thế nhưng, đến câu kết, tiếng chim ấy lại khiến cho người tù cố cảm giác bực bội, đau khổ vì chưa thể thoát ra khỏi cảnh tù dầy.
Đặt 1 câu phủ định,1 câu cầu khiến,1 câu trần thuật có nội dung nói về nhân vật hoặc tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 8 tập 2
Tại sao nói điệp ngữ "Chưa ngủ" đặt ở cuối câu thứ 3 và đầu câu thứ 4 như là 1 bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong cùng 1 con người.
Trong bài Cảnh khuya
Điệp ngữ " chưa ngủ " đặt ở cuối câu thứ ba và đầu câu thứ tư là một bản lề mở ra hai phía của tâm trạng trong cùng một con người : niềm say mê cảnh thiên nhiên và nỗi lo việc nước .Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác ,thể hiện sự hòa hợp ,thống nhất giữa nhà thơ và người chiến sĩ trong vị lãnh tụ .Qua bài này tả cảnh trăng rừng lồng vào vòm cây ,hoa lá tạo bức tranh nhiều tầng ,nhiều đường nét ,khác với bài Nguyên tiêu tả cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông nước ,có không gian bát ngát ,tràn đầy sức xuân .Tóm lại - Miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc ,thể hiện tình cảm với thiên nhiên ,tâm hồn nhạy cảm ,lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung ,lạc quan của Bác Hồ ,không những là bài cảnh khuya mà còn cả bài Nguyên tiêu ( Rằm tháng giêng )
Nói điệp ngữ "Chưa ngủ" đặt ở cuối câu thứ ba và đầu câu thứ tư như là một bản lề mở ra hai phía của tâm trọng trong cùng mọt con người vì niềm say mê cảnh thiên nhiên và nỗi lo việc nước được hòa hợp trong con người bác.Qua đây nói lên được tình cảm của bác đối với quê hương đất nước
Chúc bạn học tốt!!!
Cụm từ "chưa ngủ" được nhấn mạnh và nhắc lại 2 lần gắn vỡi nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác
bài 1 : đặt một câu cảm xúc tình cảm của người bố với đứa con
Bài 2 : a ) em háy đặt một câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn
1.Bố là người đưa em đi bệnh viện khám bệnh mỗi khi em ốm
2.Ngoài vườn, trăm hoa đua nhau nở rộ
Câu 1:Đặt một câu có bộ phận trạng ngữ với 1 tính từ có trong bài Chiều ngoại ô
Câu 2 :Em hãy đặt 1 câu cảm để bộc lộ cảm xúc của em trước cảnh vật hay con người mà em gặp
viết đoạn văn tổng phân hợp 10 đến 12 câu trình bày suy nghĩ của em về khổ thơ đầu bài khi con tu hú trong đoạn 1 câu trần thuật 1 câu tình thái từ
Trong tiềm thức của con người Việt Nam, tiếng tu hú là tiếng gọi mùa: 'Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa phượng nở, hoa gạo đỏ đầy ước mơ hi vọng...". Đó là mùa hạ chói chang ánh nắng và đi cùng với đó là những sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Tiếng tu hú thân quen bất chợt vang vọng gợi lên trong tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi đang sục sôi ước mơ, khát vọng nhưng bị mất tự do ấy bao suy tưởng về một mùa hè ngập tràn màu sắc và niềm vui. Mới hồi tưởng thôi đã đủ cồn cào khao khát lao ra trời cao mà nhảy nhót hát ca. Tác giả đã vẽ lên bức tranh mùa hè sông động và tươi tắn bằng những từ ngữ giản dị, nhưng đầy sức gợi hình, gợi cảm. Nếu không có niềm gắn bó tha thiết với cuộc đời, không có niềm khao khát tự do mãnh liệt, không có một tâm hồn tinh tế nhạy cảm và một trí tưởng tượng vô cùng phong phú thì nhà thơ không thế viết được những câu thơ tuyệt vời đến thế... Một tiếng chim thôi cũng gợi trong tâm tưởng nhà thơ cả một trời thương nhớ về những mùa hè nồng nàn của quê hương. Những âm thanh rạo rực và hình ảnh tươi đẹp, tràn đầy sức sống của mùa hè nối nhau hiện lên trong tâm trí của tác giả. Phải yêu thương quê hương đến độ nào tác giả mới có thể đưa ra được những cảm nhận như vậy . Đó chỉ là một chút cảm xúc có trong nhất thời hay là tình cảm đúc kết từ quãng thời gian gắn bó đầy sâu nặng? Đó là cảm xúc đã chín muồi của con người tha thiết yêu cuộc sống, gắn bó máu thịt với quê hương thì mới có nỗi nhức nhối không nguôi đến như thế!
Đặt một câu trần thuật đơn có từ là và xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Cho biết câu ấy thuộc kiểu câu nào trong các kiểu câu trần thuật đơn có từ là?
Trẻ con là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ.
Trẻ con: là chủ ngữ
Nguồn vui duy nhất của tuổi thơ: là vị ngữ
Thuộc kiểu câu đánh giá.
Sách // là nguồn tri thức vô tận.
CN VN
Kiểu câu: Câu miêu tả.
Bài 1: Đặt câu trần thuật đơn có từ là theo yêu cầu sau:
a) Vị ngữ là danh từ ( cụm danh từ )
b) Vị ngữ là động từ ( cumh động từ )
c) Vị ngữ là tính từ (cụm tính từ )
Bài 2: Đặt câu trần thuật đơn không có từ là theo yêu cầu sau:
a) Vị ngữ là động từ ( cụm động từ )
b) Vị ngữ là tính từ ( cụm tính từ )
Đặt 1 câu hỏi theo kiểu câu kể 'Ai thế nào?'nói về bài tạp đọc đi xe ngựa, trong đó có trạng ngữ
“Thỉnh thoảng đến những đoạn đường vắng, anh trao cả dây cương cho tôi
Thỉnh thoảng đến những đoạn đường vắng, anh trao cả dây cương cho tôi
Thỉnh thoảng đến những đoạn đường vắng, anh trao cả dây cương cho tôi
Viết một đoạn văn 10 đến 12 câu có sử dụng câu nghi vấn câu trần thuật nêu cảm nhận về tâm trạng người tù qa khổ thơ cuối khi con tu hú.