Những câu hỏi liên quan
Mai Hương Võ
Xem chi tiết
Đỗ Thế Hưng
4 tháng 4 2017 lúc 17:51

Em ấn tượng nhất với nhân vật Bai Bà Trưng

Lý Ý Lan
4 tháng 4 2017 lúc 18:02

Ớ. ái này là diễn đàn Toán học mà bạn. Sao lại có lịch sử lọt vô đây???
 

~Mưa_Rain~
30 tháng 11 2018 lúc 21:01

Hai Bà Trưng; Mèo yêu thích nhân vật lịch sử đó là bởi: Là 2 ng phụ nữ dũng cảm, kiên cường ko chịu khuất phục trước cảnh nhân dân bị giết chết! Hình ảnh 2 Bà cưỡi voi oai hùng bt chừng nào, lm cho những cuộc chiến thắng của những "đội quân tóc dài" sau này. Hình ảnh của 2 bà tượng trưng cho những ng phụ nữ hi sinh bản thân, hi sinh tuổi thanh xuân và hơn hết là hi sinh của tính mạng của mk để bảo vệ đất nước. Ngày nay, vì mèo cũng là con gái nên Mèo cảm thấy mk nên hok hỏi thêm nhiều hơn nữa, để lm sao kiến thiết lại nước nhà, bảo vệ quê hương đất nước là nhiệm vụ của mỗi ng dân như Mèo và m.n!

Nghỉ Hè - Học 24
Xem chi tiết
Trần Việt Linh
3 tháng 10 2016 lúc 6:27

Trong các nhân vật lịch sử đã học ở lớp 7 em ấn tượng vị anh hùng Trần Hưng Đạo nhất vì:

Dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng Đạo, đạo quân nhà Trần vượt qua muôn vàn khó khăn và hiểm nguy, ba lần đánh tan quan nguyên Mông xâm lược, giành chiến thắng lẫy lùng "Tiếng vang đến phương Bắc, kiến chúng thần gọi ông là AN Nam Hưng ĐẠo Vương mà không dám gọi thẳng tên".Công lao to lớn này đã đưa ông lên hàng" thiên tài wuann sự có tầm chiến lược, và là anh hùng bậc nhất của nhà Trần"

 

Lê Quỳnh Trang
25 tháng 12 2016 lúc 16:50

Trần Hưng Đạo là một nhà văn hóa lớn của nước nhà. Cống hiến của ông trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, to lớn và sâu sắc. Chỉ cần một " Hịch tướng sĩ văn" không thôi, tên tuổi của ông cũng đã đủ để bất diệt với lịch sử, huống chi, sự nghiệp của ông nào phải chỉ có bấy nhiêu.
Trần Hưng Đạo là người đã có công khai sinh ra nền khoa học quân sự nước ta. Trước Trần Hưng Đạo, bao thế hệ anh hùng hào kiệt đã chiến đấu và chiến thắng, góp phần đắc lực vào việc làm phong phú kho tàng kinh nghiệm chống xâm lăng. Nhiều bậc anh hùng hào kiệt đã thực sự tiến tới đỉnh cao của nghệ thuật cầm quân, thậm chí là đỉnh cao điêu luyện của loại hình nghệ thuật đặc biệt này. Nhưng, một nền khoa học thực sự với đầy đủ ý nghĩa của từ này, thì phải đợi đến Trần Hưng Đạo mới chính thức được khai sinh. Trước tác có giá trị đánh dấu sự kiện này chính là Binh Thư Yếu lược.
Với việc biên soạn và phổ biến Binh Thư yếu lược, Trần Hưng Đạo đã để lại cho đời sau bài học vô giá về kinh nghiệm chống xâm lăng, rằng, muốn đập tan những đội quân ăn cướp tàn bạo và thiện chiến, thì bên cạnh tinh thần chiến đấu, lí tưởng chiến đấu và trình độ võ nghệ cũng như thiết bị kĩ thuật, tướng sĩ còn phải được trang bị những tri thức về binh pháp. Với việc khai sinh Binh Thư Yếu lược, Trần Hưng Đạo thực sự trở thành nhà lí luận quân sự xuất sắc đầu tiên của nước ta. Tuy nhiên, Trần Hưng Đạo không phải chỉ là nhà lí luận xuất sắc mà còn là nhà chỉ huy thiên tài. Ông là linh hồn của những chiến công chống xâm lăng vang dội ở thế kỉ XIII.
Sinh thời, uy danh lừng lẫy của Trần Hưng Đạo đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, tiếng vang đến cả giặc phương Bắc, khiến chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương chứ không dám gọi tên ...
Hơn bảy thế kỉ qua, tên tuổi và sự nghiệp của Trần Hưng Đạo luôn tỏa sáng trong sử sách, luôn là nguồn cảm hứng vô tận của thơ văn và nhiều loại hình nghệ thuật khác ở nước ta.

ritabit Cover
8 tháng 12 2019 lúc 19:27
https://i.imgur.com/GtdGzAF.jpg
Khách vãng lai đã xóa
~Lovely~
Xem chi tiết
Heo khổng lồ
6 tháng 11 2019 lúc 20:15

- Trong các nhân vật lịch sử, em ấn tượng nhất với Ngô Quyền. Vì:

   + Ông là ng đã sáng lập ra cách cắm cọc ở sông Bạch Đằng

   + Xây dựng đất nước tự chủ.

Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Linh Chi
6 tháng 11 2019 lúc 20:15

em thích ngô quyền...

Thời bấy giờ nhà Đường ở Trung Quốc cai trị nước Việt. Từ giữa thế kỷ IX, nhà Đường phải đối phó với hai biến cố lớn là nông dân khởi nghĩa và phiên trấn cát cứ. Năm 907, nhà Đường mất, Chu Ôn lập nên nhà Hậu Lương, bắt đầu cuộc loạn Ngũ Đại, sử Trung Quốc gọi là Ngũ đại Thập quốc. Ở miền Nam Trung Quốc, Tiết độ sứ Quảng Châu là Lưu Nham đã cát cứ và dựng nước Nam Hán.[5]

Năm 905, nhân việc nhà Đường có loạn, một thổ hào người Việt là Khúc Thừa Dụ nổi lên đánh đuổi người Trung Quốc, chiếm giữ phủ thành, xưng là Tiết độ sứ. Năm 907, Khúc Thừa Dụ chết, con là Khúc Hạo lên thay. Khúc Hạo sai con là Khúc Thừa Mỹ làm Hoan hảo sứ sang dò xét nhà Nam Hán. Năm 917, Khúc Hạo chết, Khúc Thừa Mỹ lên thay, cho người sang nhà Lương lĩnh tiết việt, muốn lợi dụng sự mâu thuẫn giữa nước Lương và Nam Hán để củng cố sự nghiệp tự cường của mình. Vua Nam Hán là Lưu Cung tức giận, xua quân chiếm cứ Giao Chỉ. Năm 930, tướng Nam Hán Lý Khắc Chính đem binh đánh, bắt được Khúc Thừa Mỹ, Lý Khắc Chính lưu lại Giao Chỉ.[6]

Một hào trưởng người Ái Châu (thuộc Thanh Hóa ngày nay) là Dương Đình Nghệ nuôi 3000 con nuôi, mưu đồ khôi phục. Ngô Quyền lớn lên làm nha tướng cho Dương Đình Nghệ, được Dương Đình Nghệ gả con gái cho và giao quyền cai quản Ái châu, đất bản bộ của họ Dương. Năm 931, Dương Đình Nghệ phát binh từ Thanh Hóa ra Bắc đánh đuổi quân Nam Hán, đánh bại Lý Tiến và quân cứu viện do Trần Bảo chỉ huy, chiếm giữ bờ cõi nước Việt, xưng là Tiết độ sứ. Năm 937, hào trưởng đất Phong Châu là Kiều Công Tiễn sát hại Dương Đình Nghệ, trở thành vị Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ cuối cùng trong thời kì Tự chủ. Nhưng Công Tiễn lại không có chỗ dựa chính trị vững chắc, hành động tranh giành quyền lực của ông bị phản đối bởi nhiều thế lực địa phương và thậm chí nội bộ họ Kiều cũng chia rẽ trầm trọng. Bị cô lập, Công Tiễn vội vã cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết Kiều Công Tiễn rồi chuẩn bị quyết chiến với quân Nam Hán. Thắng lợi của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng vào năm 938 đã đặt dấu chấm hết cho mọi âm mưu xâm lược Tĩnh Hải quân của nhà Nam Hán, đồng thời cũng kết thúc thời kì Bắc thuộc của Việt Nam. Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập ra nhà Ngô. Ngô Vương qua đời ở tuổi 47, trị vì được 6 năm. Sau cái chết của ông, nhà Ngô suy yếu nhanh chóng, không khống chế được các thế lực cát cứ địa phương và sụp đổ vào năm 965.

Khách vãng lai đã xóa

VD:Em ấn tượng nhất với Trần Cảnh. Vì ông còn 8 tuổi mà đã được là vua, giải quyết mọi tình hình sụp đổ của nhà Lý

Khách vãng lai đã xóa
Phan Anh Minh
Xem chi tiết
Phan Anh Minh
18 tháng 2 2022 lúc 20:34

helpp :((

Phan Anh Minh
19 tháng 2 2022 lúc 8:19

help

 

Tran Quoc Khanh
Xem chi tiết
Quách Nguyễn Ái Băng
16 tháng 4 2022 lúc 18:01

văn mẫu có

( nếu bài này có trong sách )

nguyen thanh truc dao
16 tháng 4 2022 lúc 19:32

Tự tìm đi

Nguyễn Hồng Anh
2 tháng 5 lúc 18:01

Đọc xong Câu chuyện "Đồng hồ Mặt Trời", em vô cùng yêu thích cậu bé I-sắc Niu-tơn. Trong câu chuyện, I-sắc Niu-tơn là một cậu bé ham học hỏi. Dù còn nhỏ tuổi nhưng Niu-tơn đã có thể tự tay làm ra các món đồ chơi cầu kì. Đặc biệt, Niu-tơn còn có tài quan sát vô cùng tỉ mỉ, cẩn thận. Cậu đã ghi chép lại sự thay đổi về vị trí của chiếc bóng. Từ đó, chế tạo ra đồng hồ mặt trời. Đây là một sáng chế vô cùng hữu ích với bà con trong làng. Nhờ có chiếc đồng hồ mà mọi người có thể nhận biết được thời gian. Qua nhân vật, em học được sự kiên trì, sẵn sàng tích lũy kiến thức mọi lúc, mọi nơi.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 5 2019 lúc 3:53

Truyện được kể theo lời nhân vật Phrang, ngôi thứ nhất

- Các nhân vật khác trong truyện: bác phó rèn Oát-sto, các cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, người dân làng, thầy giáo Ha-men, người em gái thầy giáo, học sinh

- Nhân vật thầy giáo ấn tượng, nổi bật nhất, người đã dạy học suốt bốn mươi năm, người thể hiện tình yêu nước pháp bằng cả tấm lòng.

Trần Quang Hiếu
Xem chi tiết
Phạm Nguyễn Minh Châu
16 tháng 4 2016 lúc 20:24

Đây là bài tả nhân vật Lượm bạn nhé .

Lượm, đó là một cậu bé vô cùng dũng cảm và yêu đời . Cho đến tận lúc hy sinh, cậu cũng vẫn luôn kiêu hãnh, hiên ngang. Lượm cũng là nhân vật chính trong một bài thơ của Tố Hữu mà tôi rất tâm đắc .  

Lượm là một cậu bé giao liên của bộ đội ta. Công việc liên lạc đưa thư là một công việc vô cung nguy hiểm, tiềm tàng rất nhiều mối nguy. Thế mà công việc ấy lại được giao cho một chú bé còn rất nhỏ tuổi như Lượm, cậu như là một cánh chim non bay trong bão tố vậy. Lượm có cái dáng người nhỏ nhắn loắt choắt nhưng tác phong lại rất nhanh nhẹn, tháo vát. Làn da cậu rám nắng và mái tóc cũng dần phai màu râu bắp do phải chạy nhiều ngoài nắng vì tính chất cong việc. Cậu có đôi má đỏ bồ quân thật đáng yêu và cặp mắt to tròn , sáng long lanh như hai ngôi sao, ẩn chứa những ánh nhìn hồn nhiên, thơ ngây của một đứa trẻ. Mỗi khi cười , gương mặt cậu lại bừng sáng và trông thánh thiện như một thiên thần vậy. Lượm mặc một  bộ quần áo đội viên dã sờn cũ màu xanh lá mạ . Trên đầu cậu đội lệch một chiếc mũ ca lô. Cái xắc xinh xắn cậu hay đeo bên mình lúc nào cũng đầy ứ thư từ quan trọng . Lượm lúc nào cũng nhí nhảnh và tràn đầy tự do, trông dễ thương tựa như một chú chim chích nhỏ vậy .

Vào một ngày, tình cờ một người chú  của Lượm từ trên Hà Nội về và hai chú cháu gặp nhau. Vậy là Lượm có dịp được tâm sự với chú về công việc của mình ở đồn Mang Cá, về việc nó tuyệt vời thế nào và vui hơn ở nhà ra sao. Rồi cũng đến lúc phải chia tay. Lượm cười híp mí chào chú và lại lên đường. Nhưng người chú đâu hề biết rằng, đó là lần cuối họ đuợc gặp nhau vì khi đến tháng sáu, người chú bỗng nhận được một tin bất ngờ...

(Viết tới đó thôi nha, mai mình viết tiếp cho, tại vì máy của mình sắp hết pin rồi , với lại mình cũng mỏi tay lắm. Ngày mai mình viết tiếp nhé. Bye!vui)

 

 

 

 

Phạm Nguyễn Minh Châu
17 tháng 4 2016 lúc 8:19

Ơ, vậy là chỉ tả trong văn bản thôi à? Nhưng mình lỡ tả nhân vật trong thơ rồi . Nhưng chắc cũng được đúng ko? Vậy thôi mình viết tiếp nhé !

Đó là một ngày cũng bình thường như bao ngày khác thôi. Lượm nhận được thư và cậu chuẩn bị đi giao, nhưng trong số đó lại có một lá thư đề "Thượng khẩn" nên cậu phải giao rất gấp . Đành rằng bây giờ ngoài đồng đang xảy ra vài cuộc nổ súng nhưng có hề gì chứ, Lượm đặt Tổ quốc lên trên cả tính mạng của mình. Thế là mặc kệ cho thần Chết đang rình rập ở bên ngoài, cậu quyết tâm sẽ hoàn thành nhiệm vụ . Băng qua mặt trận , đạn bay vèo vèo, đây là con đường nhanh nhất để giao các bức thư nên cậu đã chọn nó.Chiếc mùa ca lô của cậu nhấp nhô trên cánh đồng lúa vàng ánh nắng. Bỗng một ánh chớp đỏ loé lên. Ôi không, Lượm ơi. Nhưng cậu đã ngã xuống . Một dòng máu đỏ thẫm loang ra từ ngực cậu, nhuộm thắm cả chiếc áo xanh rồi chảy xuống đất . Tay cậu vẫn còn nắm chặt một bông lúa. Bầu trời hôm nay sao mà xanh, mà trong trẻo đến vậy. Gió mát thổi qua cánh đồng, đưa hương lúa bay xa và khiến nó rì rào như đang hát một bài hát ru đưa Lượm vào giấc ngủ êm đềm. Một giấc ngủ mà cậu sẽ không bao giờ tỉnh lại nữa.

                                        Lượm ơi , còn không?

Câu thơ ấy như là một cái kết buồn bã mang đầy dư âm thật sâu sắc cho người đọc. Còn không hỡi chú bé nhỏ loắt choắt ngày nào? Khuôn mặt của Lượm trông vẫn thanh thản làm sao, 

( chết rồi, chút mình viết tiếp nhé.)

Phạm Nguyễn Minh Châu
17 tháng 4 2016 lúc 10:39

Mình viết tiếp nhé.

Khuôn mặt của Lượm trông vẫn thanh thản làm sao, bình yên làm sao và trông cậu vẫn thánh thiện, trong sáng như một thiên thần. Giữa cả cánh đồng thơm ngát hương sữa, linh hồn cậu cứ như bay lên cao, cao mãi...

Nhưng dù cho Lượm đã hy sinh rồi , dù cho linh hồn của cậu đã mãi rời bỏ trần thế nhưng hình ảnh của cậu vẫn sẽ còn sống mãi với quê hương và đất nước. Còn đối với riêng tôi, Lượm vẫn như vậy, vẫn nhỏ bé loắt choắt nhưng rất dũng cảm, yêu đời và vừa nhảy tung tăng, vừa huýt sáo vang. Tiếng sáo vẫn như còn mãi vang vọng trên con đường Cách Mạng mà cậu đang quả quyết bước tới...

Hết rồi .

Bài này là bài làm của mình đó, ko sao chép đâu.

 

Ngoc
Xem chi tiết
Như ý Trịnh
Xem chi tiết
Quế Tiên
Xem chi tiết
Quế Tiên
7 tháng 5 2021 lúc 20:48

Giúp mình vs ạ 🙏