Những câu hỏi liên quan
hanh tran
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim Ngân
Xem chi tiết
Kim Yến Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Quang
Xem chi tiết
Trần Thị Châu Anh
16 tháng 8 2018 lúc 19:23

em chịu. Bó tay.com@ cmnr:))

Nguyen Thi Huong Lan
16 tháng 8 2018 lúc 19:35

Văn bản này được đăng trên báo yêu trẻ số 116, ra ngày 1 tháng 9 năm 2000 tại TP HCM. 

Đây là một bài bút kí ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm trước ngày chuẩn bị khai giảng của con vào lớp một cùng với vai trò to lớn của nhà trường, nền giáo đục đối với mỗi chúng ta. Không có sự việc, không có cốt truyện theo một chuỗi nhất định nhưng bài văn này đã khá thu hút người đọc bởi mỗi câu văn dạt dào tình cảm với biết bao niềm tâm sự, hồi tưởng kỉ niệm của người mẹ thương yêu con bằng tấm lòng cao cả. Bài văn này đã đưa mỗi chúng ta đến với những rạo rực tinh thần, bâng khuâng khó tả của kí ức tuổi thơ.

Đi sâu vào trong bài ta có thể cảm nhận được từng cảm xúc, câu từ mượt mà với hai luồng tâm trạng trái ngược. Hình ảnh của người con được miêu tả thật ngây thơ, đáng yêu. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo. Mai đã là ngày khai trường, một ngày trọng đại của tuổi thơ cũng như một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời, vẫn tâm trạng như trước một chuyến đi xa, người con chỉ háo hức, lo mỗi việc sáng mai sao dậy cho kịp giờ rồi lại chìm vào trong giấc ngủ dễ dàng như ăn một cái kẹo. Tâm trạng ưu tư đó chính là tâm hồn ngây thơ của người con. Tâm trạng ấy phải chăng một phần cũng do tình thương yêu, sự dạy dỗ, chăm sóc của người mẹ. Trong khi người con đang mơ những giấc mơ đẹp thì người mẹ lại trằn trọc, suy nghĩ. Tâm trạng của mẹ như đang ở ngày đầu tiên khai trường của chính mình. Như ngày thường sau khi con đi ngủ, mẹ dọn dẹp nhà cửa, lượm lặt những đồ chơi mà con bày, dàn trận và làm vài việc riêng của mình. Nhưng hôm nay đã làm xong mọi việc mà mẹ vẫn chưa ngủ. Và thực sự mẹ không lo lắng đến mức không ngủ được

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 2 2019 lúc 2:05

Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất - nhân vật ông Ba kể chuyện, xưng “tôi”. Ngôi kể này có tác dụng tạo ra độ chính xác, tin tưởng cao, khi nhân vật trực tiếp thuật lại câu chuyện bản thân chứng kiến.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
17 tháng 6 2017 lúc 16:27

1. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất - nhân vật ông Ba kể chuyện, xưng “tôi”. Ngôi kể này có tác dụng tạo ra độ chính xác, tin tưởng cao, khi nhân vật trực tiếp thuật lại câu chuyện bản thân chứng kiến.

2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” để chỉ cái chết nhẹ nhàng, thanh thản (0,5 điểm)

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn “Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi”: biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng nhằm giảm bớt sắc thái đau đớn khi diễn tả cái chết của ông Sáu (0,5 điểm)

3. Ý nghĩa hình tượng chiếc lược ngà

- Chiếc lược ngà ở đây được lựa chọn làm tên nhan đề tác phẩm. Câu chuyện cảm động về tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu được trong hoàn cảnh chiến tranh đã làm rõ tư tưởng của tác phẩm (0,5 điểm)

- Nêu tóm tắt lại nội dung câu chuyện, trước khi trở về mặt trận ông Sáu hứa tặng bé Thu chiếc lược ngà (0,25 điểm)

- Chiếc lược ngà là tất cả tình cảm, sự yêu thương và hối hận của ông Sáu dành cho con “Anh cưa từng chiếc răng lược tỉ mỉ thận trọng cố công như người thợ bạc, gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” (0,25 điểm)

- Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh.

- Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh. Chiếc lược ngà trở thành biểu tượng của tình thương con, chăm sóc cho con, nỗi nhớ mong con gái của ông Sáu (0,25 điểm)

- Ông Sáu hi sinh vẫn không kịp trao tận tay con chiếc lược ngà, đây là chi tiết gây xúc động trong lòng người đọc, cũng mang giá trị tố cáo chiến tranh chia cắt tình thân, gây ra nhiều đau đớn. (0,25 điểm)

→ Chiếc lược ngà đạt giá trị sâu sắc về mặt nội dung và hình thức, trở thành biểu tượng đẹp đẽ về tình phụ tử, và để lại ấn tượng sâu đậm cho người đọc. (0,5 điểm)

- Trình bày sáng rõ, bố cục khoa học, không mắc lỗi chính tả (0,5 điểm)

Lê Đức Tâm
Xem chi tiết
Nguyễn Lương Phương Thảo
27 tháng 1 2019 lúc 6:05

Tôi đang đi trên đường hành quân , dừng chân bên 1 xóm nhỏ . Bỗng tiếng gà vang lên làm tôi nhớ về ngày xưa . Khi đó nhà bà tôi có nuôi đàn gà , nào là gà mái vàng , nào là gà mái tơ . Một hôm tôi nhìn gà đẻ bà mắng tôi " Gà đẻ mà mày nhìn sau này lang mặt " lúc đó tôi sợ hãi về lấy gương soi vì lúc đó bệnh lang ( tức lang ben ) ko chữa dc nên tôi rất lo . Những quả trứng hồi đó bà lấy bàn tay gầy guộc soi từng quả trứng , dành từng quả có thể có con cho con gà mái ấp . Mùa đông tới , gió bây giờ rất lạnh , bà sợ đàn gà toi , bà còn mong cho trời đừng có sương muối để cuối năm bán gà dành tiền mua bộ quần áo mới cho tôi . Cái quần chéo go , ống rộng dài quét đất , cái áo cánh trúc bâu , đi ngang nghe sột soạt . Những thứ đó làm tôi ko thể nào quên công ơn của bà . Bây giờ tôi là 1 ng` lính chiến đâú cho tổ quốc , làng xóm , vì bà và vì tiếng gà ngày xưa ..... !!!

Thảo Chi ~
26 tháng 1 2019 lúc 21:16

Buổi trưa hè nắng gắt, cơn gió làm nóng rát làn da sẫm màu chiến trường của tôi. Ngang một con xóm nhỏ, tôi dừng chân giữa cái nắng chói chang của ông mặt trời, chợt nghe tiếng gà gáy, tiếng gà làm xao động buổi trưa nóng nực, làm bàn chân tôi đỡ mỏi. Mọi thứ ùa về với tôi như một cơn bão,những kỷ niệm tuổi thơ. "Cục...cục tác cục...tác" Tiếng gà trưa như một chiếc máy thời gian đưa tôi trở về với ngôi nhà tranh nho nhỏ bên xóm làng thân thương, nơi tôi vẫn hay ngồi xem ổ rơm hồng đầy ắp những trứng. Những con gà mái mơ, khắp mình hoa đốm trắng, còn những con gà mái vàng thì lông cứ óng ánh như màu nắng bấy giờ vậy. Tôi nhớ như in câu nói "Gà đẻ mà mày nhìn,rồi sau này lang mặt" của bà, tôi tức tốc chạy về nhà lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng của một đứa con nít. Tôi nhớ bà, nhớ mỗi khi bà khum khum quả trứng hồng trên tay, soi soi, nhìn nhìn vẻ âu yếm. Bà cũng thế với tôi, nâng tôi như trứng vàng vậy. Bà lo cho đàn gà vào ngày đông giá rét, mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà tôi có áo mới mặc, sao tôi yêu bà quá.

Châu Thị Như Thùy
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Sơn
23 tháng 4 2020 lúc 22:18

* Bài tập 2:

Xác định câu đặc biệt trong câu sau và cho biết câu đó dùng để làm gì ?

a. Ngoài kia là ánh đèn sáng rực cả một con tàu. Một hồi còi.

=> TD:   Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật,hiện tượng
b. Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về.

=>TD:  Gọi đáp

* Bài tập 3:

a. Xác định trạng ngữ và cho biết tác dụng của trạng ngữ đó trong đoạn trích dưới đây.

a. Vào đêm trước ngày khai giảng của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo…Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được.

Ý nghĩa : chỉ thời gian ; nơi chốn

b. Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ của các câu sau:

+ Nhà bên, cây cối trong vườn trĩu quả.

Ý nghĩa : chỉ nơi chốn

+ Con chim bị chết bởi bị nhốt trong lồng.

Ý nghĩa : chỉ nguyên nhân

+ Tôi tiến bộ nhờ sự giúp đỡ của anh

Ý nghĩa : chỉ nguyên nhân

+ Nhưng như một chuyến đi xa, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ.

Ý nghĩa : chỉ nơi chốn

Khách vãng lai đã xóa
Xem chi tiết
ʚLittle Wolfɞ‏
13 tháng 1 2022 lúc 19:28

Tác dụng của điệp ngữ là: lm nổi bật ý, nhấn mạnh ý. Cụ thể là trong đoạn văn trên điệp ngữ cs tác dung:

- nhấn mạnh tình yêu thiên nhiên của tác giả

- nhấn mạnh rõ sự quyến luyến khi phải rời xa Việt Bắc

- làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên tình tứ của Việt Bắc

Hoàng Vũ Tuyết Ngân
Xem chi tiết
nthv_.
14 tháng 9 2021 lúc 22:07

Điệp ngữ: thương em.

Tác dụng: tạo sự da diết như tăng lên gấp bội, nỗi nhớ nhung tác giả đối với nhân vật “em”.