Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
3 tháng 5 2019 lúc 14:49

1. Tài nguyên rừng

- Suy giảm tài nguyên rừng: Độ che phủ rừng ở nước ta năm 1943 là 43%. Năm 1983, giảm xuống còn 22 %. Đến năm 2006, tăng lên đạt 39%. Mặc dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng không ngừng bị giảm sút.

- Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng:

   + Theo quy hoạch, phải nâng độ che phủ rừng của cả nước lên 45 - 50%, vùng núi dốc phải đạt 70 - 80%.

   + Những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với ba loại rừng:

Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có, gây trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc. Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên về rừng và khu bảo tổn các loài. Đối với rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.

   + Giao quyền sử dụng đất và bảo vộ rừng cho người dân.

   + Nhiệm vụ trước mắt là quy hoạch và thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010, nâng độ che phủ rừng lên 43%.

Sử dụng và bảo vệ đa dạng sinh vật

Suy giảm đa dạng sinh vật

   + Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, đổng thời còn làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.

   + Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguổn hải sản của nuớc ta cũng bị giảm sút rõ rệt.

- Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh vật

   + Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tổn thiên nhiên

   + Ban hành "Sách đỏ Việt Nam".

   + Quy định khai thác về gỗ, động vật và thuỷ sản.

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Linh Diệu
31 tháng 3 2017 lúc 21:10

a) Tài nguyên rừng

- Suy giảm tài nguyên rừng: năm 1943, độ che phủ rừng ở nước ta là 43,09% và giảm xuống còn 22,0% vào năm 1983, sau đó tăng lên 38,09% (năm 2005). Mặc dù tổng diện tích rừng đang lăng dần lên, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi (70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi).

- Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng:

+ Theo quy hoạch, phải nâng độ che phủ rừng của cả nước hiện lại từ gần 40% lên đến 45 - 50%, vùng núi dốc phải đạt độ che phủ khoảng 70 - 80%

+ Thực hiện những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với 3 loại rừng:

Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi trọc.

Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

Đối với rừng sản xuất đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đât rừng.

+ Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.

+ Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, đồng thời làm nghèo tính đa dạng của sinh vật.

+ Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguồn lợi hải sản của nước ta cũng bị giảm sút rõ rệt.

- Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:

+ Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. Đến năm 2007, đã có 30 vườn quốc gia, 65 khu dự trữ thiên nhiên, bảo tồn loài - sinh cảnh, trong đó có 6 khu được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới.

+ Ban hành Sách đỏ Việt Nam (để bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng, đã có 360 loài thực vậl và 350 loài động vật thuộc loại quý hiếm được đưa vào sách đỏ Việt Nam).

+ Quy định trong việc khai thác (như: cấm khai thác gỗ quý, khai thác gỗ trong rừng non; cấm gây cháy rừng:-cấm săn bắt động vật trái phép; cấm dùng chất nổ đánh bắt cá và các dụng cụ đánh bắt cá con, cá bột; cấm gây độc hại cho môi trường nước).

Doraemon
31 tháng 3 2017 lúc 21:10

* Suy giảm đa dạng sinh học
– Giới sinh vật tự nhiên ở nước ta có tính đa dạng cao (thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm) nhưng đang bị suy giảm.
– Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, đồng thời còn làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.
– Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguồn hải sản của nước ta cũng bị giảm sút rõ rệt. Đó là hậu quả sự khai thác tài nguyên quá mức và tình trạng ô nhiễm môi trường nước, nhất là vùng cửa sông, ven biển.
* Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học
– Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Năm 1986 có : 87 khu với 7 vườn quốc gia.
+ Đến năm 2007 có : 30 vườn quốc gia, 65 khu dự trữ thiên nhiên, bảo tồn loài – sinh cảnh, trong đó có 6 khu được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới.
– Ban hành “Sách đỏ Việt Nam”. Để bảo vệ nguồn gen quí hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng, đã có 360 loài thực vật và 350 loài động vật quí hiếm được đưa vào Sách đỏ Việt Nam.
– Quy định việc khai thác :
+ Cấm khai thác gỗ quý, khai thác gỗ trong rừng cấm, rừng non.
+ Cấm gây cháy rừng.
+ Cấm săn bắn động vật trái phép.
+ Cấm dùng chất bổ đánh bắt cá và các dụng cụ đánh bắt cá con, cá bột.
+ Cấm gây độc hại cho môi trường nước.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
13 tháng 5 2019 lúc 14:26

Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng

Phấn đấu nâng độ che phủ rừng lên 45 – 50%, vùng núi dốc phải đạt 70 – 80%.

Thực hiện những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với 3 loại rừng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.

+ Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi trọc.

+ Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Đối với rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.

Triển khai luật bảo vệ và phát triển rừng. Nhà nước đã tiến hành giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.

Đặng Thị Phương Anh
Xem chi tiết
Liên Hồng Phúc
5 tháng 2 2016 lúc 16:23

Tài nguyên rừng:

– Rừng của nước ta đang được phục hồi.

   + Năm 1943: 14,3 triệu ha (70% diện tích là rừng giàu)

   + Năm 1983: diện tích rừng giảm còn 7,2 triệu ha, trung bình mỗi năm giảm 0,18 triệu ha.

   + Năm 2005: 12,7 triệu ha (chiếm 38%)àhiện nay có xu hướng tăng trở lại.

– Tỷ lệ che phủ rừng năm 2005 đạt 40% nhưng vẫn thấp hơn năm 1943 (43%).

– Chất lượng rừng bị giảm sút: năm 1943, 70% diện tích rừng là rừng giàu, đến năm 2005 thì 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.

 Các biện pháp bảo vệ:

  – Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.

  – Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

  – Đối với rừng sản xuất: Phát triển diện tích và chất lượng rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.

  – Nhà nước có chính sách giao đất giao rừng cho người dân và thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010.

Phạm Thị Thúy Giang
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hà
5 tháng 2 2016 lúc 10:38

- Đối với vùng đồi núi :

   + Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác để hạn chế xói mòn trên đất dốc ( làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng)

   + Cải tạo đất hoang , đồi núi trọc bằng các biện pháp nông - lâm kết hợp.

    + Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miền núi.

- Đối với vùng đồng bằng :

   + Cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp

   + Cùng với thâm canh, cần canh tác hợp lí, chống thoái hóa đất ; bón phân cải tạo đất thích hợp.

    + Chống ô nhiễm đất do chất đọc hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại, chất bẩn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh hại cây trồng

Lê Minh Đức
5 tháng 2 2016 lúc 15:26

– Đối với vùng đồi núi:
+ Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác để hạn chế xói mòn trên đất dốc.
+ Sử dụng các biện pháp nông – lâm kết hợp để cải tạo đất hoang, đồi núi trọc.
+ Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miền núi.

 

– Đối với vùng đồng bằng:
+ Cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
+ Cùng với việc thâm canh, cần canh tác hợp lí, chống thoái hóa đất; bón phân cải tạo đất thích hợp.
+ Chống ô nhiễm đất do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu…

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
10 tháng 11 2018 lúc 17:40

Gợi ý làm bài

a) Tính tỉ lệ độ che phủ rừng

Độ che phủ rừng của Việt Nam qua các năm

(Đơn vị: %)

b) Nhận xét

- Từ năm 1943 đến năm 1983, diện tích rừng Việt Nam giảm, từ 14,3 triệu ha xuống còn 7,2 triệu ha, giảm 7,1 triệu ha do chiến tranh tàn phá và do khai thác bừa bãi.

- Từ năm 1983 đến năm 2011, diện tích rừng Việt Nam ngày càng tăng, từ 7,2 triệu ha (năm 1983) lên 13,5 triệu ha (năm 2011), tăng 6,3 triệu ha do đẩy mạnh công tác bảo vệ và trồng mới rừng.

c) Nguyên nhân và hiện pháp

* Nguyên nhân

- Do khai thác rừng quá mức.

- Do phá rừng làm nướng rẫy.

- Do cháy rừng.

- Do chiến tranh.

* Biện pháp

- Trồng rừng.

- Phòng chống cháy rừng, đốt rừng.

- Ngăn chặn phá rừng.

- Tăng cường công tác quản lí, bảo vệ rừng,...

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
10 tháng 11 2017 lúc 11:36

  - Biểu hiện:

      + Ở miên núi: đất bị bạc màu, trơ sỏi đá,... do bị xói mòn, rửa trôi, xâm thực.

      + Ở đồng bằng: đất bị nhiễm mặn, phèn hoá; đất bạc màu; đất bị ô nhiễm.

   - Biện pháp bảo vệ đất ở đồi núi và cải tạo đất đồng bằng.

      + Đối với vùng đồi núi: Để chống xói mòn trên đất dốc phải áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông - lâm (làm ruộng bậc thang, đào hố vảy cá, trồng cây theo băng). Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miển núi.

      + Đối với đồng bằng: Đồng thời với thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác sử dụng đất hợp lí, chống bạc màu, glây, nhiễm mặn, nhiễm phèn. Bón phân cải tạo đất thích hợp.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
15 tháng 5 2019 lúc 12:46

a) Suy thoái tài nguyên đất

- Trong 5,35 triệu ha đất chưa sử dụng thì ở đồng bằng có khoảng 350 nghìn ha, còn lại 5 triệu ha là đất đồi núi bị thoái hóa nặng (năm 2015).

- diện tích đất đai bị thoái hóa vẫn còn rất lớn. hiện có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe dọa thoái hóa (chiến 28% diện tích đất đai).

b) Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất

- Đối với vùng đồi núi:

+ Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác như: làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng.

+ Cải tạo đất hoang, đồi núi trọc bằng các biện pháp nông- lâm kết hợp.

+ Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư.

- Đối với vùng đồng bằng:

+ Cần phải có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp.

+ Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác hợp lí, chống bạc màu, glây, nhiễm mặn, nhiễm phèn.

+ Bón phân cải tạo đất thích hợp; chống ô nhiễm do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại, chất bẩn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh hại cây trồng.

Nguyen An Khanh
Xem chi tiết
laala solami
12 tháng 4 2022 lúc 22:09

tham khảo

– Mục đích của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng ở nước ta: + Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có. + Tạo điền kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản lượng cao  chất lượng tốt nhất. + Tạo hoàn cảnh thuận lợi để những nơi đã mất rừng phục hồi  phát triển thành rừng có sản lượng, chất lượng cao.

Mai Thanh Thái Hưng
12 tháng 4 2022 lúc 22:09

REFER

– Mục đích của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng ở nước ta:

+ Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có.

+ Tạo điền kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản lượng cao và chất lượng tốt nhất.

+ Tạo hoàn cảnh thuận lợi để những nơi đã mất rừng phục hồi và phát triển thành rừng có sản lượng, chất lượng cao.

1- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và mọi người dân đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng; thấy rõ được vai trò đặc biệt quan trọng của rừng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu. Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhất là đối với các địa phương có rừng; tăng cường sự giám sát của người dân, cộng đồng, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

2- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của các ngành, các cấp từ Trung ương tới cơ sở về lâm nghiệp; xây dựng lực lượng kiểm lâm đủ mạnh để thực thi hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, khắc phục sự chồng chéo, bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả, khả thi; thực hiện các chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng. Gắn mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng với hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống, việc làm, an sinh xã hội cho người dân địa phương, đồng bào dân tộc miền núi, biên giới, nhất là cho người dân làm nghề rừng. Đẩy mạnh xã hội hoá, có cơ chế, khuyến khích, tạo thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành Trung ương và địa phương để thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, thiết lập trật tự, kỷ cương trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Chủ động, nâng cao năng lực, xử lý kịp thời, hiệu quả công tác phòng, chống cháy, chữa cháy và sạt lở đất rừng để hạn chế thấp nhất số vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng. Quản lý chặt chẽ tình trạng dân di cư tự do tại cả nơi đi và nơi đến.

3- Khẩn trương rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế, xã hội có tác động tiêu cực đến diện tích, chất lượng rừng, đặc biệt là đối với rừng tự nhiên, rừng phòng hộ; có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, nhất là đối với các dự án phát triển thuỷ điện, khai thác khoáng sản, xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ du lịch... Rà soát, đánh giá lại kết quả thực hiện và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường đối với các dự án cải tạo rừng tự nhiên; dự án chuyển đổi rừng sang trồng cao su, sản xuất nông nghiệp.

Kiên quyết đình chỉ, thu hồi đất đối với dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng có sai phạm, hoặc có nguy cơ gây thiệt hại lớn về rừng, môi trường sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và đời sống người dân vùng dự án; đồng thời xử lý nghiêm minh, công khai, minh bạch các tổ chức, cá nhân vi phạm, thiếu trách nhiệm trong công tác thẩm định, phê duyệt, cấp phép đầu tư.

4- Đẩy nhanh tiến độ điều tra, đo đạc, xây dựng hồ sơ quản lý, phân định, đánh mốc ranh giới các loại rừng trên bản đồ và thực địa đến đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn; ranh giới lâm phận quốc gia và ranh giới quản lý rừng của các chủ rừng. Khắc phục và giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật; hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng vào năm 2018. Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá XI.

5- Xác định rõ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương. Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân cần coi đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được xác định trong các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương phải chịu trách nhiệm chính đối với các vụ phá rừng, cháy rừng, mất rừng thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn mình quản lý, hoặc để cho các tổ chức, cá nhân cấp dưới vi phạm các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, ven sông, rừng đầu nguồn; trồng rừng mới, trồng lại rừng sau khai thác; khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh phục hồi, bổ sung rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng. Bảo vệ và quản lý nghiêm, kết hợp với tăng cường các biện pháp trồng mới, phục hồi, tái sinh rừng tự nhiên; có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ việc chuyển đổi diện tích rừng phòng hộ tại các khu vực ít xung yếu sang rừng sản xuất, tránh để lợi dụng nhằm trục lợi; không chuyển diện tích rừng tự nhiên hiện có sang mục đích sử dụng khác (trừ các dự án phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, hoặc các dự án đặc biệt, cấp thiết do Chính phủ quyết định); dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên trên phạm vi cả nước; nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường đối với rừng sản xuất; ngăn chặn kịp thời, hiệu quả tình trạng suy thoái rừng.

6- Chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện có trách nhiệm các cam kết quốc tế phù hợp với lợi ích quốc gia và thông lệ quốc tế. Đẩy mạnh hợp tác song phương với các nước có chung đường biên giới nhằm tăng cường trao đổi thông tin, bảo đảm công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản hiệu quả, chặt chẽ. Tranh thủ tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tài trợ nước ngoài (vốn ODA, vay ưu đãi và hỗ trợ quốc tế…) cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Kiên thành
Xem chi tiết
Phong Thần
28 tháng 12 2020 lúc 19:14

Rừng nước ta trong thời gian tàn phá nghiêm trọng,diện tích và độ che phủ của rừng giảm nhanh;diện tích đồi trọc, đất hoang ngày càng tăng

Nêu biện pháp bảo vệ rừng- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật. - Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài. - Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn… ...Trồng rừng.
Huy Nguyen
28 tháng 12 2020 lúc 19:15

Rừng của nước ta đang trong thời gian bị tàn phá nghiêm trọng,diện tích và độ che phủ của rừng giảm nhanh.Diện tích đất trống đồi trọc, đất hoang tăng mạnh,động vật quý hiếm đang trong đà bị tuyệt chủng

Biện pháp : tuyên truyền với mọi người về biệt pháp bảo vệ rừng, không chặt phá cây rừng..

Cherry
28 tháng 12 2020 lúc 19:41

Rừng nước ta trong thời gian tàn phá nghiêm trọng,diện tích và độ che phủ của rừng giảm nhanh;diện tích đồi trọc, đất hoang ngày càng tăng

Nêu biện pháp bảo vệ rừng- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật. - Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài. - Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn… ...Trồng rừng.