Những câu hỏi liên quan
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
26 tháng 9 2023 lúc 8:54

THỜI GIAN QUÝ BÁU LẮM

Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ là 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người vẫn chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.Cũng về giờ giấc, trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí sĩ quan cấp tướng đến làm việc với Bác chậm 15 phút, tất nhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được.  

Bác bảo: 

- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan không chuẩn bị đủ phương án, nên chú không giành được chủ động”.

Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. 

Bác hỏi: 

- Chú đến muộn mấy phút?

- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!

- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.

Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Sắp đến giờ lên đường bỗng trời đổ mưa xối xả. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị cho hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí còn đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác… Nhưng bác không đồng ý: 

- Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì đến bao giờ? Thà chỉ mình bác và vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cả lớp phải chờ uổng công!.

Thế là Bác lên đường đến thăm lớp chỉnh huấn đúng lịch trình trong tiếng reo hò sung sướng của các học viên…Bác Hồ của chúng ta quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Chính vì vậy, trong suốt cuộc đời Bác không để bất cứ ai đợi mình. Sự quý trọng thời gian của Bác thực sự là tấm gương sáng để chúng ta học tập.

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
26 tháng 11 2023 lúc 13:42

1.

- Câu chuyện kể về anh Kim Đồng.

- Mở đầu: Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. 

- Diễn biến: 

+ Kim Đồng liền rủ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết.

+ Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người. 

+ Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. 

+ Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ. 

+ Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”. Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo. 

- Kết thúc: Anh Kim Đồng đã anh dũng hi sinh. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943.

- Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.

- Em rất ngưỡng mộ anh Kim Đồng. Anh đã nêu lên một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
2.

- Mở bài: Để có một đất nước không có chiến tranh, bộ đội và các chiến sĩ, các vị anh hùng của dân tộc đã phải đổ máu để dành lại tự do. Trong những người chiến sĩ dũng cảm đó, có trẻ nhỏ, có thiếu niên, có người trưởng thành. Và một trong những người anh hùng nhỏ tuổi mà em rất ngưỡng mộ, đó là anh Kim Đồng.

- Thân bài: 

+ Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. Kim Đồng liền rủ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết. Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người. Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ. Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”.

Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo. 

+ Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943.

+ Em rất ngưỡng mộ anh Kim Đồng. Anh đã nêu lên một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

- Kết bài: Anh Kim Đồng xứng đáng là một người anh hùng. Một người chết cho đân tộc, đã dâng cả đời mình để cứu lấy sự hoà bình, ấm no. Anh sẽ luôn sống mãi trong tâm trí của mỗi người theo năm tháng không bao giờ phai.
3. Em tiến hành góp ý cho dàn ý của bạn và chỉnh sửa dàn ý nếu có.

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
26 tháng 9 2023 lúc 8:56

Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên là cán bộ văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng: Khi làm việc ở văn phòng Bác, thi thoảng bà còn đảm nhận việc khâu vá quần áo, chăn, màn... cho Bác. Công việc này đã giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập rất nhiều điều.

Áo của Bác rách, có khi vá đi vá lại vài lần Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.

Những năm tháng giúp việc ở văn phòng Bác, bà đã có những kỷ niệm không bao giờ quên.

Bà còn kể rằng:

Ở Việt Bắc, có một lần Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:

- Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.

Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền bảo bà:

- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.

=> Suy nghĩ của em: Từ mẩu chuyện về Bác Hồ này, em rút ra được bài học vô cùng ý nghĩa về đức tính giản dị và tiết kiệm của Bác. Mặc dù Bác là người có địa vị cao, là vị lãnh tụ thiên tài của cả dân tộc nhưng Bác luôn giữ cho mình sự giản dị và tiết kiệm.

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
29 tháng 9 2023 lúc 12:12

1. Bài tham khảo: 

Để có một đất nước không có chiến tranh, bộ đội và các chiến sĩ, các vị anh hùng của dân tộc đã phải đổ máu để dành lại tự do. Trong những người chiến sĩ dũng cảm đó, có trẻ nhỏ, có thiếu niên, có người trưởng thành.... Và một trong những người anh hùng nhỏ tuổi mà em rất ngưỡng mộ, đó là anh Kim Đồng.

Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. Kim Đồng liền rủ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết. Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người. Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ. Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”.

Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943. Em rất ngưỡng mộ anh Kim Đồng. Anh đã nêu lên một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Anh Kim Đồng xứng đáng là một người anh hùng. Một người chết cho đân tộc, đã dâng cả đời mình để cứu lấy sự hoà bình, ấm no. Anh sẽ luôn sống mãi trong tâm trí của mỗi người theo năm tháng không bao giờ phai.
2. Em tiến hành đọc soát bài văn. 
3. Em tiến hành sửa lỗi trong bài văn nếu có. 

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
26 tháng 11 2023 lúc 10:47

Tham khảo

Albert Einstein (1879 - 1955) là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của nhân loại, người khai sinh ra “Thuyết tương đối”. Ông cùng với Newton chính là 2 tri thức lỗi lạc quyết định đến sự phát triển của lý thuyết vật lý hiện đại.

Thế nhưng khi còn nhỏ, Einstein không hề có biểu hiện gì nổi trội, thậm chí là phát triển trí tuệ rất chậm. Năm 4 tuổi, ông vẫn chưa biết nói, cha của Einstein đã tìm mọi cách để giúp con mình phát triển như những đứa trẻ khác.

Trong thời gian đi học, sức học của Einstein rất kém, đuối hơn nhiều so với các bạn bè khác. Thầy Hiệu trưởng trường Einstein theo học cũng quả quyết với cha cậu rằng “thằng bé này mai sau lớn lên sẽ chẳng làm được gì đâu”.

Những lời giễu cợt và sự trêu đùa ác ý của mọi người xung quanh khiến cho cậu bé Einstein rất buồn tủi. Cậu trở nên sợ phải đến trường, sợ phải đối mặt với các thầy cô và bạn bè. Cậu cũng cho rằng mình đúng là đứa trẻ ngốc nghếch thật sự.

Thế nhưng nhờ sự động viên rất lớn của mẹ - một người phụ nữ thông minh, xinh đẹp và có học vấn cao, trí tuệ Einstein phát triển nhanh chóng, cậu bé còn dần khắc phục được tính tự ti và trở nên lạc quan, vui vẻ.

Einstein rất hay nêu ra những câu hỏi lạ lùng, thậm chí có phần quái dị, chẳng hạn như: Tại sao kim nam châm lại chỉ về hướng Nam? Thời gian là gì? Không gian là gì?... Mọi người đều cho rằng cậu bé này là người đầu óc có vấn đề.

Nhưng họ không ngờ rằng, chính những câu hỏi có vấn đề ấy của cậu bé đã giúp Einstein có được thành công sau này.

Bình luận (0)
Chung Đặng
Xem chi tiết
Chung Đặng
14 tháng 4 2022 lúc 21:09

Giúp mik với nhé 

Bình luận (0)
Thám tử Trung học Kudo S...
14 tháng 4 2022 lúc 21:09

TK:

Ngày 1 – 9 – 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Do Đà Nẵng giáp với Phú Xuân, nên sự kiện đó đã đe doạ đến kinh đô và uy hiếp đến sự tồn vong của vương triều Nguyễn.
Trước tình hình đó, nhà Nguyễn đã cử nhiều danh tướng vào Đà Nẵng để chống Pháp. Và bước đầu đã giành được thắng lợi khi mà đã ngăn chặn được bước tiến của quân thù.
Tuy nhiên, trong lúc nhân dân đang đấu tranh chống giặc ngoại xâm, thì triều đình Huế đã liên tục ký các hiệp ước đầu hàng Pháp, từ năm 1860 – 1862, các tỉnh Gia Định, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Long rơi vào tay giặc.

Bình luận (0)
Vũ Hải Lâm
22 tháng 4 lúc 20:11

. viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu kể về 1nhaan vật lịch sử em đã học trong chương trình lớp 5 olm

Bình luận (0)
choibigameming
Xem chi tiết
Điêu Quang Trường
14 tháng 9 2021 lúc 20:09

thánh gióng rất rất đẹp trai

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thành Long
6 tháng 10 2023 lúc 21:18

ủa :))) j vậy

Bình luận (0)
Trương Văn Trường
6 tháng 10 2023 lúc 21:25

Lúc đó em chưa sinh ra nên không cảm thấy gì

Bình luận (0)
Đặng Thị Bích Phượng
Xem chi tiết
Người Già
18 tháng 1 lúc 22:32

Câu 1: Tự nhận thức bản thân là gì? Vì sao phải tự nhận thức đúng đắn bản thân mình?

- Tự nhận thức bản thân là khả năng hiểu rõ về bản thân mình, bao gồm tính cách, cảm xúc, điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, giá trị, mục tiêu,... Người có khả năng tự nhận thức tốt có thể đánh giá bản thân một cách khách quan, biết được mình cần gì, muốn gì, hiểu được những tác động của bản thân đến người khác.

- Tự nhận thức đúng đắn bản thân là rất quan trọng vì nó giúp chúng ta:

+  Nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.
+ Hiểu được những mong muốn, nhu cầu của bản thân để đưa ra những quyết định đúng đắn trong cuộc sống.
+ Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người khác.
+ Tự tin và thành công trong cuộc sống.

Câu 2: Một câu chuyện về sự tự nhận thức bản thân

                                           Bài làm
Em từng đọc một câu chuyện về một chàng trai có tên là Nam. Nam là một học sinh giỏi, luôn được bạn bè và thầy cô yêu quý. Tuy nhiên, Nam lại có một nhược điểm là rất tự cao, luôn cho rằng mình giỏi nhất. Một ngày nọ, Nam tham gia một cuộc thi học sinh giỏi quốc gia. Nam rất tự tin vào khả năng của mình và nghĩ chắc chắn sẽ giành giải cao. Tuy nhiên, kết quả lại không như mong đợi. Nam chỉ đạt giải khuyến khích. Lần đầu tiên trong đời Nam phải đối mặt với thất bại, Nam cảm thấy rất thất vọng và xấu hổ. Nam bắt đầu suy nghĩ lại về bản thân và nhận ra rằng mình đã quá tự cao, không chịu lắng nghe ý kiến của người khác. Sau đó, Nam đã thay đổi bản thân. Nam trở nên khiêm tốn hơn, luôn lắng nghe ý kiến của người khác và cố gắng học hỏi thêm. Kết quả là trong những năm học tiếp theo, Nam đã đạt được nhiều thành tích cao hơn và trở thành một người thành công trong cuộc sống. Câu chuyện của Nam là một minh chứng cho tầm quan trọng của sự tự nhận thức bản thân. Khi chúng ta biết nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, chúng ta sẽ có thể thay đổi và phát triển bản thân theo hướng tích cực.

Bình luận (0)
nguyễn thị hồng minh
Xem chi tiết
Bảo Chu Văn An
23 tháng 1 2022 lúc 20:47

Tham khảo:
Võ Nguyên giáp là nhà chỉ huy quân sự tài ba, nhà hoạt động chính trị lồi lạc bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt cuộc chiến trong thời kì từ năm 1945 đến năm 1954 và lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn cho đến khi kết thúc chiến tranh. Ông là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Các chiến dịch mà ông đã từng tham gia với tư cách Tư lệnh chiến dịch trong giai đoạn 1945 - 1954: chiến dịch Việt Bắc (1947), chiến dịch Biên giới (1950), chiến dịch Trung Du (12/1950), chiến dịch Đông Bắc (1951), chiến dịch Đồng Bằng (5/1951), chiến dịch Tây Bắc (1952), chiến dịch Thượng Lào (1953), chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Như các danh tướng trong lịch sử Việt Nam, Võ Nguyên Giáp chú trọng chiến thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh, lây thô sơ thắng hiện đại. Tư tưởng quân sự nổi tiếng của ông là chiến tranh Nhân dân được kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa đánh giặc của Tổ tiên và tri thức quân sự thế giới, tất cả những điểm ấy luôn được cập nhật qua mỗi cuộc chiến.
 

Bình luận (4)
Li An Li An ruler of hel...
23 tháng 1 2022 lúc 20:49

Tham khảo

Võ Nguyên giáp là nhà chỉ huy quân sự tài ba, nhà hoạt động chính trị lồi lạc bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt cuộc chiến trong thời kì từ năm 1945 đến năm 1954 và lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn cho đến khi kết thúc chiến tranh. Ông là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Các chiến dịch mà ông đã từng tham gia với tư cách Tư lệnh chiến dịch trong giai đoạn 1945 - 1954: chiến dịch Việt Bắc (1947), chiến dịch Biên giới (1950), chiến dịch Trung Du (12/1950), chiến dịch Đông Bắc (1951), chiến dịch Đồng Bằng (5/1951), chiến dịch Tây Bắc (1952), chiến dịch Thượng Lào (1953), chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Như các danh tướng trong lịch sử Việt Nam, Võ Nguyên Giáp chú trọng chiến thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh, lây thô sơ thắng hiện đại. Tư tưởng quân sự nổi tiếng của ông là chiến tranh Nhân dân được kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa đánh giặc của Tổ tiên và tri thức quân sự thế giới, tất cả những điểm ấy luôn được cập nhật qua mỗi cuộc chiến.

 
Bình luận (0)
Bùi Hoàng Bách
1 tháng 3 lúc 19:06

Trong lịch sử nước ta có rất nhiều anh hùng với tuổi đời còn rất nhỏ, họ là những người thiếu niên với tấm lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc và đã giác ngộ Cách mạng từ rất sớm. Họ đã dạy chúng ta về lòng dũng cảm, lòng yêu nước sâu nặng, tinh thần quả cảm và tinh thần học hỏi không ngừng. Đối với tôi, những người thiếu niên đó đã giúp tôi có thêm những niềm cảm hứng tốt đẹp trong từng suy nghĩ, từng hành động và ước mơ của mình. Và có lẽ, người anh hùng thiếu niên Kim Đồng là người mà tôi yêu kính,khâm phục và là nguồn cảm hứng lớn nhất trong tôi.

Kim Đồng, anh tên thật là Nông Văn Dền, sinh năm 1928, là một người dân tộc Nùng tại tỉnh Cao Bằng. Tuy là người dân tộc thiểu số, nhưng được sinh ra trong cái nôi Cách mạng nên anh sớm đã giác ngộ lý tưởng Cách mạng và trở thành đội trưởng đội Nhi đồng cứu quốc. Tuy còn nhỏ nhưng Kim Đồng đã nhận thức rõ được nhiệm vụ của Cách mạng và khuyến khích, vận động các bạn khác đi theo hoạt động và làm liên lạc cho Việt Minh.

Năm 1943, khi đó, Kim Đồng mới mười lăm tuổi, trong một lần làm nhiệm vụ canh gác, anh đã anh dũng hi sinh khi bảo vệ các đồng chí lãnh đạo rút lui về chiến khu an toàn. Anh hi sinh khi tuổi đời còn rất nhỏ, và sự hi sinh của anh đã trở thành tấm gương sáng chói để lớp thiếu niên thế hệ sau noi theo.

Ở Kim Đồng, chúng ta học được sự thông minh, nhanh nhẹn, lòng dũng cảm và lòng yêu nước sâu sắc. Vâng lời Bác Hồ đã dặn, thiếu niên chúng ta phải luôn biết "yêu Tổ quốc, yêu đồng bào". Từ tấm gương anh hùng Kim Đồng, chúng ta được truyền thêm nguồn cảm hứng để thực hiện được điều đó. Mỗi người thiếu niên chúng ta cần phải rèn luyện đạo đức, tác phong của mình, học tập thật chăm chỉ, tham gia các lớp ngoại khóa về chủ quyền dân tộc cũng như tuyên truyền để bảo vệ đất nước của mình. Kim Đồng cũng đã truyền cho tôi động lực và ước mơ được trở thành một người lính cầm súng bảo vệ quê hương mình. Chính anh là người đã khơi lên tình yêu nước trong tôi và lòng quyết tâm thực hiện ước mơ của mình để góp phần giữ gìn Tổ quốc như anh đã từng làm.

Chắc hẳn, không chỉ tôi mà toàn bộ người dân Việt Nam đều khâm phục lòng yêu nước vô cùng của Kim Đồng. Anh sẽ mãi mãi là tượng đài bất hủ của thiếu niên chúng ta về lòng yêu nước và sự can đảm, lòng dũng cảm của mình.

Bình luận (0)