Dựa vào bảng 10.1, hãy:
a, Vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường), thể hiện tình hình sản xuất lúa ở nước ta giai đoạn 2010 - 2021.
b, Nhận xét và giải thích về sự thay đổi sản lượng lúa ở nước ta trong giai đoạn 2010 - 2021.
Cho bảng số liệu sau: Diện tích và sản lượng lúa ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2010
a) Vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thế hiện diện tích và sản lượng lúa ở nước ta trong giai đoạn 1990 - 2010.
b) Nhận xét và cho biết nguyên nhân dẫn đến những thành tựu trong việc sản xuất lúa ở nước ta trong giai đoạn trên
Gợi ý làm bài
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện diện tích và sản lượng lúa ở nước ta giai đoạn 1990 - 2010
b) Nhận xét và giải thích nguyên nhân
* Nhận xét
- Giai đoạn 1990 - 2010, diện tích và sản lượng lúa ở nươc ta đều tăng.
+ Diện tích lúa tăng 1444,6 nghìn ha (tăng gấp 1,24 lần) nhưng không ổn định. Giai đoạn 1990 - 2000, diện tích lúa tăng; giai đoạn 2000 - 2005 giảm; giai đoạn 2005 - 2010 tăng (dẫn chứng).
+ Sản lượng lúa tăng 20780,5 nghìn tấn (tăng gấp 2,1 lần).
- So với diện lích, sản lượng lúa có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn.
* Nguyên nhân
- Đường lối chính sách phát triển nông nghiệp:
+ Coi lĩnh vực nông nghiệp là mặt trận hàng đầu.
+ Sản xuất lương thực, thực phẩm là một trong ba chương trình trọng điểm của Nhà nước.
+ Chính sách khuyến nông (khoán 10, luật ruộng đất mới,...).
- Đầu tư:
+ Chương trình khai hoang, cải tạo đất, mở rộng diện tích trồng lúa.
+ Cơ sở vật chất - kĩ thuật (thuỷ lợi, cơ giới, phân bón, thuốc trừ sâu,... đặc biệt là việc đưa vào sử dụng các giống mới có năng suất cao, phù hợp với từng vùng sinh thái, nên cơ cấu mùa vụ đã có sự thay đổi, góp phần làm tăng năng suất và sản lượng lúa).
+ Tập trung đầu tư vào 2 vùng trọng điểm lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
- Nhu cầu về lúa gạo ở trong nước (do dân số đông) và xuất khấu lớn.
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng thủy sản nước ta, giai đoạn 1990 – 2010
(Đơn vị: nghìn tấn)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Hà Nội)
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tổng sản lượng thuỷ sản, sản lượng thuỷ sản khai thác và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2010.
b) Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng thuỷ sản, sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2010 (lấy năm 1990 = 100%).
c) Nhận xét và giải thích nguyên nhân của sự phát triển ngành thuỷ sản nước ta trong thời gian qua.
Gợi ý làm bài
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện tổng sản lượng thuỷ sản, sản lượng thuỷ sản khai thác và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2010
b) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Tốc độ tăng trưởng sản lượng thuỷ sản nước ta, giai đoạn 1990 - 2010 (%)
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng thuỷ sán, sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2010
c) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét: Trong giai đoạn 1990 - 2010:
Tổng sản lượng thuỷ sản tăng 4252,1 nghìn lần, tăng gấp 5,8 lần. Trong đó:
- Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng 1685,9 nghìn tấn, tăng gấp 3,3 lần.
- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng 2566,2 nghìn tấn, tăng gấp 16,8 lần.
- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng có tốc độ tăng nhanh hơn so với sản lượng thuỷ sản khai thác.
* Giải thích
Do nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với việc phát triển ngành thuỷ sản.
- Điều kiện tự nhiên:
+ Bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.
+ Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú.
+ Có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm.
+ Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ.
+ Nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thông đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
+ Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.
+ Các dịch vụ thủy sản và chế biến thủy sản được mở rộng.
+ Nhu cầu về các mặt hàng thủy sản ở trong nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây.
+ Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước.
- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác là do nuôi trồng chủ động được về sản lượng và chất lượng sản phẩm để phục vụ thị trường.
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng cà phê nhân và khôi lượng cà phê xuất khẩu ở nước ta,giai đoạn 1990 - 201
(Đơn vị: nghìn tấn)
b) Nhận xét tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê ở nước ta trong giai đoạn trên.
Gợi ý làm bài
b) Nhận xét
Giai đoạn 1990-2010:
- Sản lượng cà phê nhân của nước ta tăng nhanh (gấp 12,0 lần), nhưng không ổn định (dẫn chứng). Nguyên nhân chủ yếu làm tăng sản lượng cà phê là do mở rộng diện tích trồng cà phê, đặc biệt là vùng Tây Nguyên, bên cạnh đó, năng suất cà phê ở nước ta cũng không ngừng được nâng cao.
- Khối lượng cà phê nhân xuất khẩu liên tục tăng, từ 89,6 nghìn tấn (năm 1990) lên 1218,0 nghìn tấn (năm 2010), tăng 1128,4 nghìn tấn (tăng gấp 13,6 lần). Nguyên nhân do sản lượng cà phê trong nước tăng nhanh trong khi nhu cầu cầu của thế giới về mặt hàng này cũng không ngừng tăng.
Nhận xét:
Nhìn chung trong cả giai đoạn năm 1980 – 2005, sản lượng cà phê (nhân) và khối lượng cà phê xuất khẩu nước ta tăng lên rất nhanh và liên tục.
- Sản lượng cà phê (nhân) từ 8,4 nghìn tấn lên tới 752,1 nghìn tấn (tăng gấp gần 90 lần trong 25 năm).
- Khối lượng cà phê xuất khẩu cũng tăng lên nhanh chóng từ 4 nghìn tấn lên 912,7 nghìn tấn (trong 25 năm tăng gấp 228 lần).
Có thể thấy trong thời gian qua ngành sản xuất trồng và chế biến cà phê ở nước ta phát triển mạnh mẽ, nguyên nhân là:
- Nước ta đã phát huy tối đa thế mạnh về địa hình, đất đai khí hậu kết hợp cá điều kiện kinh tế - xã hội đề mở rộng diện tích cây cà phê (hình thành các vùng chuyên canh cà phê ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ) từ đó giúp tăng sản lượng nhanh chóng.
- Song song đó là đẩy mạnh mở rộng các nhà máy sơ chế, chế biến cà phê tại chỗ, góp phần nâng cao chất lượng cà phê, bảo quản được lâu dài... tạo nên mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
- Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu trên thế giới. Hiện nay cà phê Việt Nam đã xuất hiện khắp các châu lục: Bắc Mỹ, Tây Âu, Đông Âu, Úc, Nam Á, Bắc Á…Chất lượng cà phê ở Việt
Cho bảng số liệu sau:
Biến đổi diện tích rừng và độ che phủ rừng ở nước ta, giai đoạn 1943 – 2010
a) Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện sự biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng ở nước ta trong giai đoạn 1943 - 2010.
b) Nhận xét sự thay đổi diện tích rừng và độ che phủ rừng của nước ta trong giai đoạn trên và giải thích nguyên nhân.
Gợi ý làm bài
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng ở nước ta trong giai đoạn 1943 - 2010
b) Nhận xét và giải thích
- Tổng diện tích rừng của nước ta có nhiều biến đổi đo sự biến đổi của diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng.
- Sự biến đổi tổng diện tích rừng làm cho độ che phủ rừng của nước ta cũng có sự biến đổi tương ứng.
- Năm 1943, diện tích rừng nước ta hoàn toàn là rừng tự nhiên, chưa có rừng trồng.
- Từ năm 1943 đến năm 1983, diện tích rừng trồng tăng 0,4 triệu ha, diện tích rừng tự nhiên giảm 7,5 triệu ha nên tổng diện tích có rừng của nước ta trong giai đoạn này giảm 7,1 triệu ha (từ 14,3 triệu ha năm 1943 xuống còn 7,2 triệu ha năm 1983), trung bình mỗi năm mất đi 0,18 triệu ha rừng. Tổng diện tích có rừng giảm làm cho độ che phủ rừng cũng giảm theo và giảm đi 21,8%.
Nguyên nhân: do khai thác quá mức, đốt rừng làm rẫy, chiến tranh, cháy rừng.
- Từ năm 1983 đến năm 2010, diện tích rừng trồng tăng 2,7 triệu ha, diện tích rừng tự nhiên ngày càng được phục hồi, tăng 3,5 triệu ha. Vì vậy, tổng diện tích rừng của nước ta trong giai đoạn này tăng 6,2 triệu ha, khiến cho độ che phủ rừng của nước ta cũng tăng 17,5%.
Nguyên nhân: do chính sách bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng.
- Sự biến động diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng chứng tỏ chất lượng rừng của nước ta giảm.
Cho bảng số liệu sau:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1990 – 2010
(Đơn vị: tỉ đồng)
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2010.
b)Nhận xét và giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó.
Gợi ý làm bài
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1990 – 2010
- Vẽ: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1990-2010
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
- Cơ cấu các khu vực kinh tế có sự chuyển biến rõ rệt.
- Tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm (dẫn chứng). Tỉ trọng công nghiệp - xây dựng tăng (dẫn chứng). Tỉ trọng dịch vụ nhiều biến dộng (dẫn chứng).
* Giải thích
- Theo xu thế chung của thế giới.
- Do công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta đạt nhiều thành tựu.
- Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Cho bảng số liệu sau:
Tình hình sản xuất lúa ở Đồng bằng sông cửu Long, giai đoạn 1985 - 2011
a) Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân đầu người của Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 1985-2011.
b) Nhận xét và giải thích về tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân đầu người của Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn trên.
a) Vẽ biểu đồ
-Xử lí số liệu
Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất, sản lượng và sản lượng lúa bình quân đầu người ở Đồng bằng sông cửu Long, giai đoạn 1985 - 2011. (Đơn vị:%)
- Vẽ
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất, sản lượng và sản lượng lúa hình quân đầu người ở Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 1985 - 2011.
b) Nhận xét và giải thích
-Diện tích lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng do mở rộng diện tích, cải tạo đất, thâm canh, tăng vụ
-Năng suất lúa tăng do áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, sử dụng các giống lúa mới cho năng suất cao, thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lí
-Sản lượng lúa tăng do kết quả của việc mở rộng diện tích, tăng vụ và đặc biệt là tăng năng suất
-Sản lượng lúa bình quân đầu người tăng và cao nhất cả nước do sản lượng tăng nhanh và không bị sức ép dân số.
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích lúa cả năm phân theo mùa vụ ở nước ta năm 1990 và năm 2010
(Đơn vị: nghìn ha)
a) Vẽ biểu đồ thể hiệu cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ ở nước ta năm 1990 và năm 2010.
b) Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ ở nước ta trong giai đoạn 1990 - 2010.
Gợi ý làm bài
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Cơ cấu diện tích lúa cả năm phân theo mùa vụ ở nước ta năm 1990 và năm 2010 (%)
- Tính bán kính đường tròn ( r 1990 , r 2010 )
+ Cho r 1990 = 1 , 0 đvbk
+ r 2010 = 7489 , 4 6042 , 8 = 1 , 11 đvbk
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ ở nước ta năm 1990 và năm 2010
Trong giai đoạn 1990 - 2010, cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ ở nước ta có sự thay đổi khá rõ rệt:
- Tỉ trọng diện tích lúa đông xuân tăng (từ 34,3% năm 1990 lên 41,2% năm 2010, tăng 6,9%) và hiện chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu. Nguyên nhân là do vụ đông xuân tránh được thời kì mưa bão, ít sâu bệnh, ngắn ngày, năng suất khá ổn định, chi phí sản xuất lại thấp.
- Tỉ trọng diện tích lúa mùa từ chỗ chiếm vị trí cao nhất trong cơ cấu năm 1990 (45,6%), đến năm 2010 giảm mạnh và trở thành vụ lúa có tỉ trọng diện tích nhỏ nhất (26,3%). Nguyên nhân do đây là vụ có nhiều bất lợi nhất về thời tiết. Ở miền Bắc và miền Trung thường trùng với mùa mưa bão, còn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long lại chịu ảnh hưởng bởi lũ ở sông Mê Công. Do độ ẩm cao, nên sâu bệnh phát triển mạnh. Do đó, đây là vụ cho năng suất thấp nhất trong ba vụ lúa ở nước ta.
Tỉ trọng diện tích lúa hè thu tăng khá nhanh, từ 20,1% (năm 1990) lên 32,5% (năm 2010), tăng 12,4%. Nguyên nhân là do đây là vụ lúa ngắn ngày, năng suất khá cao và một điều cũng do phần lớn diện tích lúa mùa sớm, năng suất thấp ở Đồng bằng sông Cửu Long được chuyển sang làm vụ hè thu.
Cho biểu đồ sau:
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 - 2010
Nhận xét nào sau đây không đúng với tình hình sản xuất lúa nước ta, giai đoạn 2000 - 2010?
A. Tổng diện tích lúa cả năm tăng liên tục.
B. Năng suất lúa cả năm tăng liên tục.
C. Diện tích lúa hè thu nhìn chung tăng.
D. Diện tích lúa các vụ khác giảm rất nhanh.
Cho bảng số liệu sau:
Dân số và sản lượng lúa của châu Á giai đoạn 1990 - 2010
(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 - 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Tính sản lượng lúa bình quân đầu người của châu Á qua các năm theo bảng số liệu trên (kg/người).
b) Vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện diễn biến dân số và sản lượng lúa của châu Á giai đoạn 1990 - 2010.
c) Từ biểu đồ đã vẽ và kết quả tính toán, hãy rút ra nhận xét cần thiết.
a) Sản lượng lúa bình quân đầu người của châu Á
b) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện dân số và sản lượng lúa của châu Á giai đoạn 1990 - 2010
c) Nhận xét
Giai đoạn 1990 - 2010:
- Dân số và sản lượng lúa của châu Á tăng liên tục và tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).
- Sản lượng lúa bình quân đầu người tăng, nhưng không ổn định (dẫn chứng).
- Sản lượng lúa có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đến là dân số và có tốc độ tăng trưởng chậm nhất là sản lượng lúa bình quân đầu người (dẫn chứng).
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích thu hoạch và sản lượng chè (búp tươi) của nước ta, giai đoạn 1995 – 2010
a) Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện diện tích thu hoạch và sản lượng chè của nước ta trong giai đoạn 1995 - 2010.
b) Nhận xét về diện tích thu họach và sản lượng cây chè của nước ta trong giai đoạn trên.
Gợi ý làm bài
a) Vẽ biếu dồ
Biếu đồ thể hiện diện tích thu họach và sản lượng chè của nước ta, giai đoạn 1995 - 2010
b) Nhận xét
Trong giai đoạn 1995 - 2010. diện tích chè cho thu hoạch và sản lượng chè đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau.
- Diện tích chè cho thu họach tăng 61,1 nghìn ha (tăng gấp 2,2 lần).
- Sản lượng chè tăng 653,7 nghìn tấn (tăng gấp 4,6 lần).
- Sản lượng chè có tốc độ tăng nhanh hơn diện tích chè cho thu họach.