Kể về cậu bé Ê-đi-xơn trong câu chuyện “Ánh sáng của yêu thương” cho người thân nghe.
1. Nghe kể chuyện và ghi lại những sự việc chính.
2. Kể lại câu chuyện.
3. Điều em ấn tượng nhất về nhà phát minh Ê-đi-xơn là gì? Vì sao?
Tham khảo!
- Em nghe cô giáo kể chuyện.
- Ghi lại những sự việc chính: Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ già xảy ra khi ông chế tạo thành công đèn điện. Bà cụ già đã đi bộ gần ba giờ để đến xem phát minh kì diệu ấy, do đó bà đã vô tình được gặp Ê-đi-xơn và trò chuyện với ông.
_____
1. Ê – đi- xơn là một nhà bác học nổi tiếng người Mĩ. Khi ông chế ra đèn điện, người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Có một bà cụ phải đi bộ mười hai cây số. Đến nơi, cụ mỏi quá, ngồi xuống vệ đường bóp chân, đấm lưng thùm thụp.
2. Lúc ấy, Ê-đi-xơn chợt đi qua. Ông dừng lại hỏi chuyện. Bà cụ nói :
- Già đã phải đi bộ gần ba giờ đồng hồ để được nhìn tận mắt cái đèn điện. Giá ông Ê – đi- xơn làm được cái xe chở người già đi nơi này nơi khác có phải may mắn cho già không?
- Thưa cụ, tôi tưởng vẫn có xe ngựa chở khách chứ ?
- Đi xe đấy thì ốm mất. Già chỉ muốn có một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm.
3. Nghe bà cụ nói vậy, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê – đi- xơn. Ông reo lên:
- Cụ ơi ! Tôi là Ê – đi- xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy.
Bà cụ vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác. Lúc chia tay, Ê – đi- xơn bảo:
- Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên.
4. Từ lần gặp bà cụ, Ê – đi- xơn miệt mài với công việc chế tạo xe điện và đã thành công. Hôm chạy thử xe điện, người ta xếp hàng dài để mua vé. Ê-đi-xơn mời bà cụ dạo nọ đi chuyến đầu tiên. Đến ga, ông bảo :
- Tôi giữ đúng lời hứa với cụ rồi nhé !
Bà cụ cười móm mém :
- Cảm ơn ông. Giờ thì già có thể đi chơi cả ngày với chiếc xe này rồi !
____
Em ấn tượng với sự thân thiện, gần gũi và việc giữ lời hứa của Ê-đi-xơn. Mặc dù là nhà bác học nổi tiếng nhưng Ê-đi-xơn vẫn nói chuyện rất thân thiết với bà cụ. Khi xe điện được chạy thử, dù có rất nhiều người xếp hàng để mua vé nhưng Ê-đi-xơn vẫn giữ đúng lời hứa, mời bà cụ dạo nọ đi chuyến đầu tiên.
Kể cho người thân nghe câu chuyện "Cậu bé gặt gió".
Học sinh kể cho bố mẹ, ông bà, anh chị em của mình nghe câu chuyện Cậu bé gặt gió.
Trong đời sống hàng ngày người ta thường nghe những yêu cầu và những câu hỏi như sau:
- Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!
- Cậu kể cho mình nghe Lan là người như thế nào.
- Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?
- Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.
a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muôn biết điều gì và người kể phải làm gì?
b) Trong những trường hợp trên, câu chuyện phải có một ý nghĩa nào đó. Ví dụ, nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, người được hỏi phải kể những việc như thế nào về Lan? Vì sao? Nếu người trả lời kể một câu chuyện về An mà không liên quan đến việc thôi học của An thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa không? Vì sao?
a, Gặp những trường hợp trên người nghe muốn được người kể:
- Kể nội dung truyện cổ tích
- Lý do An thôi học,
- Thông tin về hình dáng, sở thích, thành tích học tập…
- Một câu chuyện hay
b, Nếu muốn cho bạn biết Lan là người bạn tốt, bạn phải kể về Lan:
+ Học tập chăm chỉ, đạt thành tích tốt
+ Thường xuyên giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày
- Vì: những điều này chứng tỏ Lan là người bạn tốt
- Nếu kể câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học thì câu chuyện đó không có ý nghĩa, vì không đáp ứng được mục đích của người hỏi.
Cho tình huống sau:
Một buổi chiều hè, em ra bờ sông câu cá. Tình cờ em gặp một cậu bé ăn xin. Nghe cậu bé kể chuyện về gia đình, em rất xúc động và thương cho hoàn cảnh của cậu bé. Em chẳng có gì cho cậu bé ngoài mấy con cá nhỏ.
-Nếu kể tình huống thành 1 đoạn truyện, em dự kiến sẽ sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm như thế nào?
Đọc bài Bữa tiệc đêm (sgk 26-27 vnen)
1.Ông chủ nhà trong câu chuyện đã cư xử như thế nào với cậu bé con của người làm thuê nghèo khó?
2. Thái độ và việc làm của ông đã tác động như thế nào đến cậu bé nghèo trong câu chuyện? đã ảnh hưởng như thế nào đến những người xung quanh?
3. Qua câu chuyện trên và từng trải nghiệm của bản thân theo em từng yêu thương có ảnh hưởng như thế nào đến
-Người được nhận tình yêu thương?
-Người đã thể hiện tình yêu thương với người khác?
-Những người xung quanh?
1.Ông chủ đối xử rất tốt ko phân biệt giàu hay nghèo
2.Đã làm cho mọi người đều phải cảm động
3.+)Hạnh phú,cảm động
+)Vui vẻ, tươi tắn
+)Đồng cảm cho họ là tốt
TICK vs nha cho có tinh thần nha bạn
Những con sói trong tâm hồn
Một cậu bé đến gặp ông mình để kể cho ông nghe về nỗi bực tức của mình khi bị bạn cùng lớp chơi xấu.
Sau khi nghe xong câu chuyện, người ông liền nói: “Để ông kể cho cháu nghe chuyện này. Đôi lúc, ông cũng cảm thấy rất ghét những người như vậy, nhưng rồi ông không buồn vì những gì họ làm. Bởi vì sự thù hận, bực bội chỉ làm cho cháu mệt mỏi chứ không làm đau kẻ thù của cháu. Điều đó cũng giống hệt như cháu uống thuốc độc nhưng lại đi cầu nguyện cho kẻ thù của mình chết. Ông đã phải đấu tranh với những cảm xúc như thế này nhiều lần rồi.”
Ngừng một lúc, ông lại nói tiếp: “Cũng giống như có hai con sói bên trong ông, một con thì rất hiền và chẳng bao giờ làm hại ai. Nó sống hòa hợp với tất cả mọi thứ xung quanh và nó không bao giờ tấn công ai cả, bởi vì sự tấn công đã không được dự tính sẵn. Nó chỉ đánh nhau khi điều đó là đáng để làm và làm theo một cách rất khôn ngoan, đúng đắn.”
Người ông từ tốn nói tiếp: “Nhưng con sói còn lại thì không như thế, nó lúc nào cũng giận dữ. Một việc nhỏ nhặt cũng có thể khiến nó nổi giận. Nó đánh nhau với tất cả mọi người, mọi vật bất cứ lúc nào, mà không có lí do. Nó không nghĩ rằng đó là do sự tức giận và thù hận của nó quá lớn. Thật khó để cả hai con sói này cùng sống trong ông. Cả hai con đều cùng muốn chiếm lĩnh tâm hồn ông.”
Cậu bé nhìn thật chăm chú vào mắt ông rồi hỏi: “Ông ơi! Vậy con sói nào thắng hả ông?”
Người ông nói một cách nghiêm nghị: “Đó là con sói mà cháu vẫn hằng nuôi dưỡng!”
(Theo Gia đình Online)
1. Cậu bé bực tức vì chuyện gì? (0.5 điểm)
A. Bị bạn cùng lớp chơi xấu
B. Bị bạn khác lớp bắt nạt
C. Bị điểm kém dù mình không làm sai
D. Bị bạn cùng lớp hiểu lầm mà không thể giải thích rõ.
2. Người ông đã làm gì khi đứa cháu kể chuyện bực tức của mình cho ông nghe? (0.5 điểm)
A. Người ông dẫn cháu đi ăn kem, đi chơi để tâm trạng của cháu thoải mái.
B. Người ông hỏi rõ sự việc cháu gặp phải để đưa lời khuyên tốt nhất cho cháu.
C. Người ông đã kể cho cháu nghe về trải nghiệm của chính bản thân mình, ông cũng từng gặp phải chuyện tương tự cháu.
D. Người ông nghiêm khắc phê bình cháu rằng sau này không được chơi với những người bạn xấu như thế.
3. Theo ông, trong tâm hồn chúng ta nuôi dưỡng hai con sói như thế nào? (1 điểm)
4. Theo ông, con sói nào đã chiến thắng ở cuộc chiến trong tâm hồn? (0.5 điểm)
A. Con sói hiền lành
B. Con sói giận dữ
C. Không con nào chiến thắng cả, chúng buộc phải sống hòa hợp với nhau.
D. Là con sói mà chúng ta vẫn luôn nuôi dưỡng trong tâm hồn.
5. Theo em, người ông kể câu chuyện về những con sói trong tâm hồn cho người cháu nhằm mục đích gì? (1 điểm)
6. Em học được bài học gì qua câu chuyện trên? (1 điểm)
7. Đọc câu văn sau và lựa chọn một nhận định đúng? (0.5 điểm)
Nó sống hòa hợp với tất cả mọi thứ xung quanh và nó không bao giờ tấn công ai cả, bởi vì sự tấn công đã không được dự tính sẵn.
A. Đây là câu đơn có nhiều vị ngữ.
B. Đây là câu ghép có 2 vế câu.
C. Đây là câu ghép có 3 vế câu.
D. Đây là câu ghép có 4 vế câu.
8. Xác định tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau? (0.5 điểm)
Người ông nói một cách nghiêm nghị: “Đó là con sói mà cháu vẫn hằng nuôi dưỡng!”
A. Dẫn lời nói trực tiếp của người ông.
B. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.
C. Ngăn cách các thành phần cùng chức vụ trong câu.
D. Đánh dấu nội dung bên trong để người xem chú ý.
9. Gạch dưới từ không cùng nhóm với những từ sau và giải thích vì sao từ đó không cùng nhóm. (0.5 điểm)
nhi đồng, con nít, trẻ con, trẻ ranh, trẻ em, tuổi trẻ, nhóc con
giúp mình, mình cần gấp
chỉ ra và phân tích tác dụng của BPTT trong câu sau:”cây sung sướng vươn mình ra đón ánh sáng chỉ ra và phân tích tác dụng của BPTT trong câu sau:”cây sung sướng vươn mình ra đón ánh sáng mặt trời mỗi buổi sáng và kể cho mọi người nghe câu chuyện về lòng tốt của Gà Mơ” mặt trời mỗi buổi sáng và kể cho mọi người nghe câu chuyện về lòng tốt của Gà Mơ”
Biện pháp tu từ nhân hoá cây "sung sướng" và "kể" cho mọi người nghe về lòng tốt của Gà Mơ.
Tác dụng:
- Giúp câu chuyện trở nên cuốn hút gần gũi với người đọc.
- Tăng tính hình tượng, nhân hoá cây trở thành con người có hành động suy nghĩ và cảm xúc => gây ân tượng mạnh mẽ với người đọc
Trả lời đúng câu hỏi khó của thầy
Một ngày nọ, Tèo đi học về rất sớm. Mẹ cậu thấy lạ liền hỏi:
- Sao hôm nay con về sớm thế?
Tèo trả lời:
- Bởi vì con là người duy nhất trả lời được câu hỏi của thầy.
Mẹ Tèo vui sướng hỏi:
- Ôi con trai mẹ hôm nay thông minh thế? Thầy hỏi gì nào?
Tèo nói:
- Dạ thầy hỏi: “Sáng nay ai đi học trễ và trèo rào vào lớp?”
- !!!
(Sưu tầm)
Hãy kể câu chuyện cho người thân cùng nghe và bình luận về câu chuyện.
Hướng dẫn giải:
- Cậu bé là người duy nhất trả lời được câu hỏi của thầy bởi vì chính cậu là người đã đi học trễ và trèo rào vào lớp.
1, trong đời sống hằng ngày ta thường nghe những yêu cầu :
- bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!
-cậu kể cho mình nghe, lan là người như thế nào.
-bạn an gặp chuyện gì mà phải thôi học nhỉ!
-thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.
a, gặp trường hợp như thế,theo em,người nghe mún biết điều gì và người kể phải làm gì ?
b, trong những trường hợp trên, câu chuyện phải có 1 ý nghĩa nào đó. ví dụ, nếu mún cho bn biết lan là1 người tốt, người dc hỏi phải kể những việc như thế nào về lan ? vì sao ? nếu người trả lời kể 1 câu chuyện về an mà ko liên quan tới việc thôi học của an thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa dc ko ? vì sao
ai trả loi nhanh nhat mk tick cho
Vịt lội qua được mà
Có một người đàn ông đứng bên bờ sông hỏi một cậu bé chăn trâu gần đó:
- Sông này có sâu không cháu?
Cậu bé trả lời:
- Nông lắm bác ạ.
Người đàn ông lội sang sông, mới lội một đoạn đã ngập đầu. Quay lại, ông ta hỏi cậu bé:
- Sao cháu bảo sông này nông lắm?
- Vì cháu thấy con vịt chân ngắn thế mà nó cũng lội sang được.
(Theo Truyện cười trẻ thơ)
Hãy kể câu chuyện trên cho người thân nghe và cùng trao đổi về chi tiết gây cười của câu chuyện.
- Chi tiết gây cười của câu chuyện : Cậu bé thấy con vịt chân ngắn mà vẫn lội sang sông được, trong khi người đàn ông chân dài hơn mà bị ngập đầu. Do cậu bé chưa biết : loài vịt biết bơi nên người nó nổi trên mặt nước.