Qua câu hỏi trả lời của ông cụ, em nghĩ gì về tình cảm của ông cụ với con cháu?
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:
Các em nhỏ và cụ già
1. Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít.
2. Bỗng các em dừng lại khi nhìn thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu. - Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? –Một em trai hỏi. Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi : - Chắc là cụ bị ốm ? - Hay là cụ đánh mất cái gì ? - Chúng mình thử hỏi xem đi !
3. Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi : - Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ? Cụ già thở nặng nhọc, nhưng đôi mắt ánh lên những tia ấm áp. Cảm ơn các cháu. Nhưng các cháu không giúp ông được đâu.
4. Cụ ngừng lại, rồi nghẹn ngào nói tiếp : - Ông đang rất buồn. Bà lão nhà ông nằm viện mấy tháng nay rồi. Bà ốm nặng lắm, khó mà qua khỏi. Ông ngồi đây chờ xe buýt để đến bệnh viện. Ông cảm ơn lòng tốt của các cháu. Dẫu các cháu không giúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn. Đám trẻ lặng đi. Các em nhìn cụ già đầy thương cảm. Một lát sau, xe buýt đến. giúp ông cụ lên xe rồi, các em còn đứng nhìn theo xe mãi mới ra về. - Sếu : loài chim lớn, cổ và mỏ dài, chân cao, kêu rất to, sống ở phương bắc, mùa đông thường bay về phương nam tránh rét. - U sầu: buồn bã - Nghẹn ngào: không nói được vì quá xúc động.
Câu chuyện diễn ra vào khoảng thời gian nào ?
A. Vào buổi chiều lúc mặt trời sắp lặn
B. Vào buổi trưa nắng ắm
C. Vào một buổi bình minh
Thời gian là vào buổi chiều lúc mặt trời sắp lặn.
Đáp án A. Vào buổi chiều lúc mặt trời sắp lặn
Câu đầu tiên của đoạn 1
A . Vào buổi chiều lúc mặt trời sắp lặn
Tìm các bộ phận của câu :
– Trả lời câu hỏi : "Ai (cái gì, con gì) ?"
– Trả lời câu hỏi : "Làm gì ?"
a) Đàn sếu đang sải cánh trên cao.
b) Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về.
c) Các em tới chỗ ông cụ lễ phép hỏi.
a) Đàn sếu đang sải cánh trên cao.
→ Đàn sếu trả lời câu hỏi :
Những con gì đang sải cánh trên cao ?
→ đang sải cánh trên cao trả lời cho câu hỏi :
Đàn sếu đang làm gì ?
b) Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về.
→ đám trẻ trả lời câu hỏi :
Sau một cuộc dạo chơi, ai ra về ?
→ ra về trả lời câu hỏi :
Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ làm gì ?
c) Các em tới chỗ ông cụ lễ phép hỏi.
→ Các em trả lời câu hỏi :
Ai tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi ?
tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi trả lời câu hỏi :
Các em làm gì ?
So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau. Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không ? Vì sao ?
Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đưòng. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.
- Chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? - Một em trai hỏi. Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi :
- Chắc là cụ bị ốm ?
- Hay cụ đánh mất cái gì ?
- Chúng mình thử hỏi xem đi !
Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi :
- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?
Câu các bạn hỏi cụ già :
- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?
⇒ Câu hỏi này thế nào?
Những câu hỏi khác:
- Thưa cụ, chuyện gì đã xảy ra với cụ thế ạ ?
- Thưa cụ, chắc là cụ bị ốm ạ ?
- Thưa cụ, có phải cụ đánh mất cái gì không ạ ?
⇒ Ba câu hỏi này thế nào?
Câu các bạn hỏi cụ già :
- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?
⇒ Câu hỏi này là thể hiện thái độ lịch sự, ân cần, thể hiện thiện chí sẵn lòng giúp đỡ.
Những câu hỏi khác:
- Thưa cụ, chuyện gì đã xảy ra với cụ thế ạ ?
- Thưa cụ, chắc là cụ bị ốm ạ ?
- Thưa cụ, có phải cụ đánh mất cái gì không ạ ?
⇒ Một trong ba câu hỏi này không được tế nhị cho lắm vì câu hỏi có phần tò mò vào cuộc sống riêng tư của người khác.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Ông cụ đáp lời chàng tiều phu:
-Ta tưởng chuyện gì lớn, cháu đừng khóc nữa, để ta lặn xuống sông lấy hộ cháu chiếc rìu lên.
Dứt lời, ông cụ lao mình xuống dòng sông đang chảy rất xiết. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm một chiếc rìu bằng bạc sáng loáng và hỏi anh chàng tiều phu nghèo:
– Đây có phải lưỡi rìu mà con đã làm rơi xuống không?
Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng bạc thấy không phải của mình nên anh lắc đầu và bảo ông cụ:
– Không phải lưỡi rìu của cháu cụ ạ, lưỡi rìu của cháu bằng sắt cơ. […]
Thấy đúng là lưỡi rìu của mình rồi, anh chàng tiều phu reo lên sung sướng:
-Vâng cụ, đây đúng là lưỡi rìu của con, con cảm ơn cụ đã tìm hộ con lưỡi rìu để con có cái đốn củi kiếm sống qua ngày.
Ông cụ đưa cho anh chàng tiều phu lưỡi rìu bằng sắt của anh và khen:
-Con quả là người thật thà và trung thực, không hề ham tiền bạc và lợi lộc. Nay ta tặng thêm cho con hai lưỡi rìu bằng vàng và bạc này. Đây là quà ta tặng con, con cứ vui vẻ nhận.
Anh chàng tiều phu vui vẻ đỡ lấy hai lưỡi rìu mà ông cụ tặng và cảm tạ. Ông cụ hóa phép và biến mất. Lúc đó anh chàng tiều phu mới biết rằng mình vừa được bụt giúp đỡ.
1. Xác định ngôi kể trong đoạn trích trên.
2. Câu chuyện trên thuộc thể loại gì? Kể tên 3 truyện cùng thể loại.
3. Tìm 3 từ láy trong đoạn trích.
4. Chỉ ra chi tiết kì ảo trong đoạn trích.
5. Cách ứng xử của anh tiểu phu nghèo trong đoạn trích cho thấy phẩm chất gì của anh?
6. Kết thúc câu chuyện có ý nghĩa gì?
7. Em hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu suy nghĩ về phẩm chất trung thực.
1. Kể theo ngôi thứ 3
2. Thể loại : Truyện cổ tích
- 3 truyện cùng loại : Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần.
3. Từ láy : vui vẻ , sung sướng , thật thà
3. Chi tiết kì ảo :
- "Dứt lời, ông cụ lao mình xuống dòng sông đang chảy rất xiết. "
=> Một ông lão bình thường không thể liều mạng lao xuống dòng sông bị chảy xiết
- " Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm một chiếc rìu bằng bạc sáng loáng"
=> Dưới nước không thể vừa có chiếc rìu bạc, và vừa có chiếc rìu vàng.
- "Ông cụ hóa phép và biến mất. "
=> Người bình thường không thể hóa phép và biến đi trong tức khắc
5. Cách cư xử của anh tiều phu nghèo cho thấy anh là một người trung thực , ngay thẳng , không ham danh lợi , không tham lam , nhận vơ những thứ không thuộc về mình.
6. Ca ngợi sự ngay thẳng, thật thà , không tham lam, đồng thời cũng đưa ra một bài học của nhân dân ta khuyên nhủ mọi người phải sống thật thà, không ham lợi mà đánh mất bản thân.
7. Trung thực là phẩm chất cao quý và cần có trong mỗi chúng ta. Người có tính trung thực không ham thứ của người khác không thuộc về mình và luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải . Trong cuộc sống thực tế, trung thực cũng giống như một trong những chìa khóa dẫn đến sự thành công. Sống trung thực sẽ giúp ta nâng cao phẩm giá, được mọi người tin tưởng, kính trọng. Em mong mọi người sẽ luôn cải thiện tính cách của bản thân, nhất là trung thực. Và em luôn tin tưởng rằng , người trung thực sẽ được đền đáp xứng đáng như " anh tiều phu " trong câu chuyện " Ba lưỡi rìu"
P/s : Thanks cô ạ;-;
1Ngôi kể thứ 3
2Thể loại: Truyện cổ tích. 3 truyện cùng thể loại: Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Sự tích cây vú sữa,...
3 Các từ láy: vui vẻ, sung sướng, thật thà
4 Các chi tiết kì ảo: Dứt lời, ông cụ lao mình xuống dòng sông đang chảy rất xiết. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm một chiếc rìu bằng bạc sáng loáng. Ông cụ hóa phép và biến mất.
5 Cách ứng xử của anh tiểu phu nghèo trong đoạn trích cho ta thấy phẩm chất trung thực thật thà, không ham của ở anh tiểu phu
6 Kết thúc câu chuyện có ý nghĩa giáo dục và căn dặn chúng ta cần phải trung thực
7 Tham khảo:
Trung thực là lối sống thật thà, ngay thẳng; không gian dối, lừa gạt làm hại người khác để mưu lợi cho mình. Người có tính trung thực không nhận những món lợi (vật chất, tinh thần) không phải do mình làm nên. Người trung thực luôn can đảm nhận lỗi hoặc những hạn chế yếu kém của mình; dám phản ánh những vấn nạn của xã hội… Trung thực rõ ràng là đức tính cần thiết và quan trọng nhất đối với mỗi con người. Sống trung thực thì lòng sẽ được thanh thản, lương tâm trong sạch, hưởng được hạnh phúc cuộc sống; được nhiều người tin tưởng, kính trọng. Sống trung thực giúp ta tin yêu con người, làm cho xã hội văn minh tiến bộ. Trung thực là đức tính đáng quý ở con người cần được trân trọng, biểu dương. Để đề cao tính trung thực trong đời sống, chúng ta cần quyết liệt phê phán những ai sống lừa gạt, kiếm tiền bằng cách nói dối lừa đảo. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt, lòng trung thực nhường chỗ để thực hiện một điều cao cả hơn: đó là tình thương yêu. Ví dụ: bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo mà bác sĩ vẫn nói tình hình sức khỏe tiến triển tốt để đem lại sự thanh thản cho bệnh nhân trong những giờ cuối cuộc đời…Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực. Thiếu trung thực, các giá trị đạo đức khác cũng không thể hình thành được ở con người. Bởi vậy, mỗi người cần rèn luyện cho mình đức tính trung thực để có thể thành công và sống một cuộc đời hạnh phúc.
1.Ngôi kể là ngôi thứ 3
2.Câu truyện trên thuộc thể loại truyện cổ tích
- Các câu truyện giống trên là:
- Tấm Cám
- Cây khế
- Cây tre trăm đốt
3.Các từ láy là:
- Vui vẻ
- Thật thà
- Sung sướng
4.Các chi tiết kì ảo là:
- Ông bụt
- Lưỡi rìu,...
5.Cách ứng xử của anh chàng cho ta thấy anh ta rất khiêm tốn và không tham lam.
6. Kết thúc câu chuyện là chúng ta không nên tham lam mà hãy khiên tốn thì sẽ được nhận lại hạnh phúc.
7.(tham khảo)Không có gì đáng quý bằng lòng trung thực. Chính nhờ trung thực, con người mới xây dựng được những mối quan hệ xã hội tốt đẹp và thành công trong cuộc sống. Hiểu đơn giản, trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Người có lòng trung thực luôn sống công bằng, tốt đẹp, không bao giờ giả dối hay thiên vị, không bao giờ vụ lợi cá nhân, hãm hại người khác. Ai cũng cần phải có lòng trung thực bởi chỉ khi biết trung thực, con người mới được tôn trọng, hợp tác hay giúp đỡ từ người khác để thành công. Người không có lòng trung thực sẽ bị khinh bỉ, ghét bỏ, nhất định sẽ thất bại. Trung thực là một năng lực do rèn luyện chứ không tự có. Muốn có lòng trung thực, nhất định phải biết tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải ở đời, sống hòa hợp, thân thiện, không tham lam, vụ lợi, không giả dối, lừa gạt người khác. Cuộc sống có thể sẽ khó khăn hơn khi chúng ta bảo vệ sự thật và lẽ phải nhưng chắc chắn sẽ tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn.
Đọc bài " Tác phẩm của Si-le và tên phát xít " và trả lời câu hỏi:
1: Vì sa tên sĩ quan Đức có thái độ bực dọc với ông cụ người Pháp ?
2: Nhà văn Đức Si-le được ông cụ người Pháp đánh giá thế nào ?
3: Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào ?
4: Lời đáp của ông cụ cuối truyện ngụ ý gì ?
Câu 1 :
Tên sĩ quan Đức bực tức với ông cụ vì hắn nghe tiếng chào lạnh lùng của ông. Khi nhận ra ông cụ rất thành thạo tiếng Đức mà không đáp lại bằng tiếng Đức hắn càng tỏ vẻ bực tức hơn.
Câu 2 :
Ông cụ người Pháp đánh giá nhà văn Đức Si-le là một nhà văn quốc tế. Một nhà văn mà tác phẩm được toàn thế giới yêu thích, tên tuổi được cả nhân loại biết đến và kính trọng.
Câu 3 :
Ông cụ căm ghét bọn phát xít Đức nhưng lại đọc thành thạo truyện của nhà văn Đức.
Câu 4 :
Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý ám chỉ bọn phát xít là bọn xâm lược chuyên cướp bóc.
1. Tên sĩ quan bực tức với ông cụ người Pháp vì cụ đáp lại lời hắn một cách lãnh đạm. Hắn càng bực tức hơn nữa khi nhận ra ông cụ biết tiếng Đức - thành thạo đến mức đọc được truyện của nhà văn Đức nhưng không trả lời hắn bằng tiếng Đức.
2. Nhà văn Đức Si-le được cụ già đánh giá là một nhà văn quốc tế.
3. Theo em, ông cụ thành thạo tiếng Đức, rất ngưỡng mộ nhà vàn Đức Si-le nhưng căm ghét tên xâm lược phát xít Đức. Ông cụ không hề ghét người Đức mà chỉ căm ghét những tên phát xít Đức xâm lược.
4. Lời đáp của ông cụ cuối truyện:
- Có chứ. Si-le đã dành cho các ngài vở “Những tên cướp” ngụ ý: Chỉ các tên phát xít là kẻ cướp, không xứng đáng với Si-le chút nào.
Tên sĩ quan bực tức với ông cụ người Pháp vì cụ đáp lại lời hắn một cách lãnh đạm. Hắn càng bực tức hơn nữa khi nhận ra ông cụ biết tiếng Đức - thành thạo đến mức đọc được truyện của nhà văn Đức nhưng không trả lời hắn bằng tiếng Đức.
2. Nhà văn Đức Si-le được cụ già đánh giá là một nhà văn quốc tế.
3. Theo em, ông cụ thành thạo tiếng Đức, rất ngưỡng mộ nhà vàn Đức Si-le nhưng căm ghét tên xâm lược phát xít Đức. Ông cụ không hề ghét người Đức mà chỉ căm ghét những tên phát xít Đức xâm lược.
4. Lời đáp của ông cụ cuối truyện:
- Có chứ. Si-le đã dành cho các ngài vở “Những tên cướp” ngụ ý: Chỉ các tên phát xít là kẻ cướp, không xứng đáng với Si-le chút nào.
Nội dung: Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh, biết phân biệt người Đức với bọn phát xít Đức cuồng chiến. Đồng thời ca ngợi những người đi theo Đảng chân chính, có tài năng và tình cảm yêu thương nhân loại như nhà văn Si-le.
Gạch 1 gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi "Ai( cái gì), con gì ?" . Gạch 2 gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi "Làm gì ?"
a, Đàn sếu đang sải cách trên cao
b, Sau một cuộc dạo chơi , đám trẻ ra về
c, Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi
a, Đàn sếu đang sải cách trên cao
b, Sau một cuộc dạo chơi , đám trẻ ra về
c, Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi
M.n giúp em với~~~
Câu hỏi: Xác định và chỉ ra hành động nói cụ thể trong các câu văn sau:
a) Có đồng nào, cụ nhặt nhanh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?
b) Cháu van ông, nhà cháu cừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho.
c) Thôi, các em đứng lên đây sắp hàng để vào lớp.
d) Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
a, hành động hỏi
b, hành đồng cầu khiến ( điều khiển )
c, hành động điều khiển
d, hành động bộc lộ cảm xúc
Hãy chia sẻ với bạn một câu chuyện về tình cảm của cháu đối với ông bà mà em biết hoặc em đã trải qua?
Hồi nhỏ, em sống với bà bởi bố mẹ bận đi làm kiếm tiền đóng học, nuôi gia đình. Khi em lên mười tuổi nhà em chuyển lên thành phố sống, em xa bà, em nhớ bà vô cùng. Kể từ ấy em không còn được nghe bà kể những câu chuyện thường ngày, không được bà hướng dẫn cách trồng rau, đan chổi và làm việc nhà nữa. Em thích nhất lúc bà hướng dẫn em nấu cơm, món đầu tiên bà dạy em làm là rán trứng, bà hướng dẫn em đánh trứng bông lên, cuộn trứng lại cho đẹp mắt. Thành quả là món trứng rán của em trông rất đẹp mắt, thơm phức. Em vui lắm, bà cũng cười khen em giỏi.
Câu chuyện của cha con ông Sáu trong truyện gợi cho em cảm nghĩ gì về tình người, nhất là tình cảm gia đình trong hoản cảnh chiến tranh.
Các bạn giúp mình bài này nha
Trả lời các câu hỏi trong bài tập đọc Tác phâm của Si-le và tên phát xít
1. Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp?
2. Nhà văn Đức Si-le được ông cụ người Pháp đánh giá thế nào?
3. Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào?
4. Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì?
1. Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp?
Trả lời:
Tên sĩ quan bực tức với ông cụ người Pháp vì cụ đáp lại lời hắn một cách lãnh đạm. Hắn càng bực tức hơn nữa khi nhận ra ông cụ biết tiếng Đức - thành thạo đến mức đọc được truyện của nhà văn Đức nhưng không trả lời hắn bằng tiếng Đức.
2. Nhà văn Đức Si-le được ông cụ người Pháp đánh giá thế nào?
Trả lời:
Nhà văn Đức Si-le được cụ già đánh giá là một nhà văn quốc tế.
3. Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào?
Trả lời:
Theo em, ông cụ thành thạo tiếng Đức, rất ngưỡng mộ nhà vàn Đức Si-le nhưng căm ghét tên xâm lược phát xít Đức. Ông cụ không hề ghét người Đức mà chỉ căm ghét những tên phát xít Đức xâm lược.
4. Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì?
Trả lời:
Lời đáp của ông cụ cuối truyện:
- Có chứ. Si-le đã dành cho các ngài vở “Những tên cướp” ngụ ý: Chỉ các tên phát xít là kẻ cướp, không xứng đáng với Si-le chút nào.
Hk tốt
ban len mang tim nha
hay vao cau hoi tuong tu
nha
tk nha
thanks