Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 9 câu) thuật lại một hoạt động ở trường mà em thích dựa vào gợi ý:
II. Tập làm văn :
- Viết một đoạn văn ngắn (Từ 5 đến 7 câu) kể về một ngày hội mà em biết, dựa theo gợi ý dưới đây :
a. Đó là hội gì ?
b. Hội đó được tổ chức khi nào ? ở đâu ?
c. Mọi người đi xem hội như thế nào ?
d. Hội được bắt đầu bằng hoạt động gì ?
e. Hội có những trò vui gì (ném còn, kéo co, ca hát, nhảy múa...)?
g. Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào ?
- HS viết được đoạn văn từ 5 đến 7 câu theo gợi ý ở đề bài. Câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp , chữ viết rõ ràng, sạch sẽ: 5 điểm
- (Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 4.5, 4, 3.5, 3, 2.5, 2, 1.5, 1, 0.5 )
Viết đoạn văn 5-7 câu kể về một ngày đi học ở trường của em.
Gợi ý:
- Em đi học vào thời điểm nào trong ngày?
- Ở trường em được học những môn nào?
- Em được tham gia các hoạt động gì ngoài giờ học?
- Cảm nghĩ của em sau buổi học ở trường?
Ai viết được mình cho 1like nha
hôm nay là thứ Sáu, ngày cuối cùng đi học trong tuần. Hôm nay em được học môn Toán,Tiếng Việt,Tiếng Anh.Tiết đầu là môn Toán,em đươc học về 'mi-li -mét'.Tiết thứ hai là môn Tiếng việt,em được cô day viết văn về ước mơ tương lai của em.Còn tiết cuối là môn Tiếng Anh, em được học Unit 4,nói về cách hỏi tuổi của nhau.Ra chơi,em đánh cầu lông với bạn.Kết thúc buổi học em lại thấy vui lắm, vì em được tiếp thu những kiến thức mới.
Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần trước, viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại một trận thi đấu thể thao mà em có dịp xem.
Gợi ý:
Học sinh hãy tóm tắt lại những điều em đã kể trong bài tập làm văn miệng tuần trước trong khoảng 5-7 câu, kể về một trận thi đấu thể thao mà em đã xem. Chú ý rèn luyện chữ viết, chính tả và câu văn.
Mẫu:
Trận đấu bóng giữa đội 3A1 và đội 3A2 diễn ra thật sôi nổi.
(1) Những cú chạm bóng, rê bóng, dắt bóng cũng ngoạn mục và lất léo như bất cứ một trận thi đấu chuyên nghiệp nào. (2) Các cáu thủ mặt đỏ ửng (3). Tóc dính bết mồ hôi và quần áo đầy cát trông bẩn làm sao .(4) Tiếng cổ vũ reo hò, tiếng những chai nước đập vào nhau của những người phấn khích, tiếng hét chỉ dạo của các “huấn luyện viên" làm trận đấu tưng bừng khí thế. (5) Kết thúc, tỉ số 1 – 0 làm ai cũng hỉ hả. (6) Đội 3A1 chiến thắng. (7) Các cầu thủ ra sân, bắt tay “đối thủ” của mình và í ới gọi nhau vào một quán nước mía gần đó.
Dựa vào dàn ý đã lập ở bài 13, hãy viết đoạn văn về tính tình, hoạt động của con vật mà em yêu thích.
Một lần tình cờ, em chứng kiến cảnh Mi Mi bắt chuột thật là ngoạn mục. Cô nàng nép mình sau lu gạo kiên trì rình rập. Dường như đến cả hơi thơ cô nàng cũng cố giữ cho thật khẽ. Thấy im ắng quá, một thằng chuột nhắt từ trong hốc bếp chui ra, ngó ngang ngó dọc ra chiều cảnh giác. Thằng chuột có vẻ yên tâm từ từ tiến về phía lu gạo, Mi Mi vẫn bất động. Thằng chuột và lu gạo mỗi lúc một gần, Mi Mi khẽ thu mình lại. Thằng chuột đã đến gần lu gạo và chắc mẩm sẽ được một bữa no nê. Tựa như chiếc lò xo bị nén chỉ chờ bật ra, Mi Mi phốc tới như một mũi tên. Thằng chuột nhắt đáng ghét đã nằm gọn dưới mười chiếc vuốt nhọn hoắt, Mi Mi của em bắt chuột thật là tài.
Đọc trích đoạn viết về chim bồ câu (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 165). Dựa vào những chi tiết mà tác giả cung cấp và dựa vào quan sát riêng của mình, em hãy viết một đoạn văn miêu tả hoạt động của chim bồ câu.
(Gợi ý : Cần chú ý miêu tả những đặc điểm nổi bật của chim bồ câu, đưa thêm ý nghĩ, cảm xúc của mình vào đoạn tả).
Sáng sớm, bầu trời trong xanh và hiền hòa, đôi bồ câu tung cánh bay lượn. Lúc thì mải miết bay vút từng không, lúc thì xòe cánh như một chiếc tàu lượn. Chúng chao qua cây trước sân rồi nhẹ nhàng đáp xuống mái nhà. Đôi uyên ương chúc đầu vào nhau, cặp cánh khép lại, cái đuôi xòe ra, khẽ cất tiếng gù êm ái. Một lúc sau, chúng lại cùng nhau đáp xuống sân nhà, thơ thẩn đi đi lại lại. Đôi chân ngắn, lũn chũn dưới một thân hình tròn, mập trông chúng dễ thương và đáng yêu vô cùng.
Đọc trích đoạn viết vè chim bố câu ( Tiếng Việt 4, tập hai, trang 165 ). Dựa vào nhưng chi tiết mà tác giả cung cấp và dựa vào quan sát riêng của mình, em hay viết một đoạn văn miêu tả hoạt động của chim bồ câu.
( Gợi ý : Cần chú ý miêu tả nhưng đặc điểm nổi bật của chim bồ câu, đưa thêm ý nghi của mình vào đoạn tả ).
Sáng sớm, bầu trời trong xanh và hiền hòa, đôi bồ câu tung cánh bay lượn. Lúc thì mải miết bay vút từng không, lúc thì xòe cánh như một chiếc tàu lượn. Chúng chao qua cây trước sân rồi nhẹ nhàng đáp xuống mái nhà. Đôi uyên ương chúc đầu vào nhau, cặp cánh khép lại, cái đuôi xòe ra, khẽ cất tiếng gù êm ái. Một lúc sau, chúng lại cùng nhau đáp xuống sân nhà, thơ thẩn đi đi lại lại. Đôi chân ngắn, lũn chũn dưới một thân hình tròn, mập trông chúng dễ thương và đáng yêu vô cùng.
Đề bài: Viết bài văn thuật lại một việc tốt mà em hoặc bạn bè, người thân đã làm.
1. Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 52, 53 (Tiếng Việt 4, tập một), viết một đoạn văn ở phần thân bài.
Gợi ý:
– Em nên bắt đầu đoạn văn của mình bằng một từ ngữ chỉ thời gian, địa điểm hoặc tình huống.
– Thuật lại diễn biến của sự việc gắn với từng khoảng thời gian, địa điểm hoặc tình huống đã chọn.
– Chú ý thuật lại hành động, lời nói,... của nhân vật khi làm việc tốt.
– Có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em.
2. Đọc đoạn văn của các bạn cùng nhóm và chia sẻ:
a. Bạn kể lại việc tốt theo trình tự nào?
b. Em học được điều gì ở đoạn văn của bạn?
c. Em muốn chỉnh sửa điều gì ở đoạn văn của mình?
1.
Chiều hôm ấy như mọi ngày em đi bộ từ trường về nhà. Trên đường đi em bỗng thấy một chiếc ví màu đen rơi dưới gốc cây. Tò mò em tiến lại nhặt lên xem thì thấy trong đó có khá nhiều tiền. Chắc chủ nhân của nó đã vô tình đánh rơi trong lúc đứng cạnh gốc cây này. Chẳng biết người đó có hay rằng mình bị mất nhiều tiền như vậy? Nếu phát hiện ra thì biết đằng nào mà tìm cơ chứ? Em đảo mắt nhìn xung quanh xem liệu có ai có thể là chủ nhân của chiếc ví? Nhưng em chỉ thấy những bóng người vội vã hối hả trong giờ tan tầm, chẳng ai có vẻ gì là người mất đồ cả.
Trong thoáng em nghĩ hay là mang ví về nhà? Nếu thế thì người ta cũng biết đâu mà tìm? Số tiền này có thể mua được truyện tranh và đồ chơi mà em muốn. Nhưng em vội nhớ tới những điều thầy cô dặn mà gạt bỏ ngay ý nghĩ xấu xa đó đi. Số tiền trong ví đối với người mất có lẽ rất lớn. Hơn nữa nếu tìm lại được chắc người đó mừng lắm. Mà mình lại làm được một điều tốt. bố mẹ cũng dặn rằng đừng bao giờ tham lam những thứ không thuộc về mình.
Nhưng biết tìm ai mà trả đây? Bỗng chốc trong đầu em hiện ra hình ảnh chú trực ban ở công an phường mà em thường lễ phép chào mỗi lần đi học về. Nghĩ bụng em chạy ngay đến đó nhờ chú giúp đỡ. Đến nơi thấy chú chuẩn bị tan làm, may thay mà vẫn kịp
Thấy em hớt hải chạy đến, chú hỏi:
– Cô bé có chuyện gì mà hối hả thế? Muộn rồi sao chưa về nhà?
– Chú ơi cháu vừa nhặt được cái ví này của ai đánh rơi mà không biết tìm ai trả
Chú mỉm cười khen em thực thà và mở ví ra kiểm tra. Trong đó có một số giấy tờ khá quan trọng như bằng lái xe, thẻ ngân hàng,.. cùng tiền mặt.
– Cháu đúng là cô bé ngoan, không tham lam xấu bụng. Cháu ghi tên và trường lớp vào biên bản nhé
Sau đó em chào chú và đi về nhà, lòng tràn ngập niềm vui. Em hồ hởi khoe bố mẹ về việc mình vừa làm và cũng được lời khen ngợi của bố mẹ. mấy hôm sau, cô giáo biết được việc ấy nên đã tuyên dương em trước lớp. Cô dặn các bạn lấy em làm gương về con ngoan trò giỏi- cháu ngoan Bác Hồ
2.
Học sinh tự thảo luận với các bạn trong nhóm và chỉnh sửa bài viết của mình.
Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em đã đọc, đã nghe.
1. Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 9, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài.
2. Đọc soát bài văn.
- Bài văn có kể đúng trình tự những sự việc trong câu chuyện không?
- Nội dung bài có đủ các chi tiết tiêu biểu của câu chuyện làm nổi bật đặc điểm của nhân vật lịch sử (ví dụ: chi tiết về ngoại hình, hành động, lời nói,... của nhân vật) hay không?
- Bài văn có thể hiện được tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện hoặc đổi với nhân vật lịch sử được nói đến trong câu chuyện hay không?
3. Sửa lỗi trong bài văn (nếu có).
1. Bài tham khảo:
Để có một đất nước không có chiến tranh, bộ đội và các chiến sĩ, các vị anh hùng của dân tộc đã phải đổ máu để dành lại tự do. Trong những người chiến sĩ dũng cảm đó, có trẻ nhỏ, có thiếu niên, có người trưởng thành.... Và một trong những người anh hùng nhỏ tuổi mà em rất ngưỡng mộ, đó là anh Kim Đồng.
Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. Kim Đồng liền rủ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết. Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người. Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ. Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”.
Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943. Em rất ngưỡng mộ anh Kim Đồng. Anh đã nêu lên một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Anh Kim Đồng xứng đáng là một người anh hùng. Một người chết cho đân tộc, đã dâng cả đời mình để cứu lấy sự hoà bình, ấm no. Anh sẽ luôn sống mãi trong tâm trí của mỗi người theo năm tháng không bao giờ phai.
2. Em tiến hành đọc soát bài văn.
3. Em tiến hành sửa lỗi trong bài văn nếu có.
Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể về một bộ phim hoạt hình mà em được xem trên ti vi.
Gợi ý : Bộ phim đó tên là gì? Đó là phim hoạt hình, phim tài liệu hay phim truyện ? Đó là phim Việt Nam hay phim nước ngoài? Phim có những nhân vật nào (người, con vật, cây cối hay đồ vật)? Em thích nhân vật nào? Hãy kể một hành động của nhân vật ấy.
Tối hôm trước, cả nhà em cùng nhau đi nghe chương trình ca nhạc từ thiện mang tên Nhịp cầu tri ân. Buổi biểu diễn được tổ chức tại nhà hát Hòa Bình. Nhà hát đông nghịt người. Ai cũng yên lặng, chăm chú lắng nghe giọng hát của các ca sĩ. Giọng ai cũng biểu cảm, ngọt ngào. Em thích nhất tiết mục biểu diễn của ca sĩ Cẩm Ly. Cô ấy thật đẹp với mái tóc dài mượt mà, bên chiếc áo dài thướt tha. Giọng cô ca lúc trầm, lúc bổng, lúc thì buồn lúc thì du dương như tiếng đàn, lúc lại dịu dàng như một lời ru. Cô vừa hát xong, cả nhà hát như lặng đi rồi ai nấy vỗ tay rào rào tán thưởng.
Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện cổ tích hoặc sự tích đã đọc, đã nghe.
1. Viết đoạn văn dựa vào gợi ý:
– Câu đầu tiên: Giới thiệu câu chuyện.
– Các câu tiếp theo: Những lí do khiến em yêu thích câu chuyện. • Lời kể sinh động
• Nội dung câu chuyện hấp dẫn
• Tính cách của nhân vật thể hiện qua hành động, lời nói
• ?
• Ý nghĩa của câu chuyện
– Câu cuối: Suy nghĩ, cảm xúc khi đọc câu chuyện.
2. Đọc lại, rà soát và chữa các lỗi trong đoạn văn đã viết.
3. Chia sẻ trong nhóm, nghe bạn nhận xét để hoàn chỉnh đoạn văn.
1.Tấm Cám là một truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Ở đoạn đầu truyện, các tác giả dân gian giúp người đọc hiểu hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm, nên phải ở cùng dì ghẻ. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Lời giới thiệu không chỉ gọn, rõ mà còn khiến người đọc đồng cảm với số phận đắng cay của nhân vật Tấm. Câu chuyện tiếp tục được gợi mở với nhiều tình huống xảy ra. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, dì ghẻ trộn lẫn thóc với gạo, bắt Tấm ở nhà nhặt xong mới được đi. Bụt hiện lên nhờ đàn chim nhặt thóc, giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về cúng giỗ thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Thật tức giận biết bao trước sự độc ác của mẹ con Cám! Sau đó, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Một hôm, có bà hàng nước đi qua thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà để bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem thì phát hiện ra nàng Tấm xinh đẹp từ quả thị bước ra. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Kết thúc của chuyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân về sự công bằng. “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” là bài học thấm thía mà truyện cổ tích Tấm Cám muốn nhắn nhủ người nghe, người đọc.
2.
Em chủ động hoàn thành bài tập.
3.
Học sinh tự đọc lại, rà soát và chia sẻ trong nhóm để nghe lời nhận xét