Những câu văn nào cho thấy hai bạn rất chăm chú đọc sách?
Cò và Vạc
Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu, bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rúc đầu trong cánh mà ngủ. Cò khuyên bảo em nhiều lần, nhưng Vạc chẳng nghe.
Nhờ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp. Còn Vạc đành chịu dốt. Sợ chúng bạn chê cười, đêm đến Vạc mới dám bay đi kiếm ăn.
Ngày nay, lật cánh Cò lên, vẫn thấy một dúm lông màu vàng nhạt. Người ta bảo đấy là quyển sách của Cò. Cò chăm học nên lúc nào cũng mang sách bên mình. Sau những buổi mò tôm bắt ốc, Cò lại đậu trên bụi tre giở sách ra đọc.
TRUYỆN CỔ VIỆT NAM
Dựa theo nội dung bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây :
Cò là một học sinh như thế nào?
a) Yêu trường, yêu lớp
b) Chăm làm
c) Ngoan ngoãn, chăm chỉ
Em hãy đọc đoạn đầu bài, chú ý chi tiết miêu tả về Cò.
Em hãy viết câu cảm thích hợp vào chỗ trống :
Bà mua cho em một cuốn truyện cổ tích Nàng tiên của nhà văn An-đéc-xen. Thấy em đọc tryện rất chăm chú, bà hỏi :
- Truyện hay không cháu ?
- ......................................
Bà mua cho em một cuốn truyện cổ tích Nàng tiên của nhà văn An-đéc-xen. Thấy em đọc tryện rất chăm chú, bà hỏi :
- Truyện hay không cháu ?
Truyện rất hay ạ!
Những từ ngữ, câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu ?
Em hãy đọc những câu đầu bài và tìm câu văn cho thấy cây đa đã sống rất lâu.
Những từ ngữ, câu văn cho biết cây đa đã sống rất lâu đó là: Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây.
Đọc thầm mẩu chuyện sau :
Cò và Vạc
Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu, bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rúc đầu trong cánh mà ngủ. Cò khuyên bảo em nhiều lần, nhưng Vạc chẳng nghe.
Nhờ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp. Còn Vạc đành chịu dốt. Sợ chúng bạn chê cười, đêm đến Vạc mới dám bay đi kiếm ăn.
Ngày nay, lật cánh Cò lên, vẫn thấy một dúm lông màu vàng nhạt. Người ta bảo đấy là quyển sách của Cò. Cò chăm học nên lúc nào cũng mang sách bên mình. Sau những buổi mò tôm bắt ốc, Cò lại đậu trên bụi tre giở sách ra đọc.
TRUYỆN CỔ VIỆT NAM
Dựa theo nội dung bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây :
Những cặp từ ngữ nào dưới đây là cặp từ ngữ cùng nghĩa ?
a) chăm chỉ - siêng năng
b) chăm chỉ - ngoan ngoãn
c) thầy yêu - bạn mến
Em tìm cặp từ có nghĩa giống nhau.
câu A, là đúng nhất
Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi :
Người học trò của Chu Văn An
Tương truyền rằng khi Chu Văn An dạy học ở Cung Hoàng, hàng ngày có một thanh niên khôi ngô tuấn tú đến nghe giảng kinh sách rất chăm chú. Chàng học hành thông minh, có đạo đức gương mẫu, rất được thầy thương bạn mến. Điều khó hiểu ở chàng là người ta không rõ tông tích quê quán chàng ở đâu. Chu Văn An cho người đi dò la, biết rằng cứ đến đầm Cung Hoàng là chàng biến mất. Nhờ vậy Chu Văn An biết người học trò đó là Thủy thần.
Năm ấy đại hạn, khắp vùng đều khô cạn, cây cối màu mỡ úa vàng, dân tình nhôn nhao đói khổ. Vốn giàu lòng nhân đạo, Chu Văn An ngày đêm lo lắng cho nhân dân. Ông nghĩ đến chàng học sinh khôi ngô ham học của mình, hi vọng chàng có thể cứu vớt được nhân dân.
Chu Văn An gọi người học trò ấy đến và bảo rằng:
– Năm nay trời làm hạn hán, nhân dân khắp vùng khổ cực. Cảnh nghèo đói diễn ra rất thương tâm, ta vẫn băn khoăn tìm phương cứu vớt, nhưng chưa có cách nào. Con có thể cùng thầy bàn mưu cứu trăm họ được không?
Vốn là Thủy thần vì ngưỡng mộ đạo học của Chu Văn An mà hiện thân thành người học trò đến theo học, hàng ngày chàng vẫn được nghe thầy giảng đạo đức nhân nghĩa của thánh hiền; nay chàng lại được chính thầy sai tìm cách cứu vớt muôn dân thì còn nhân nghĩa đạo đức nào bằng. Nhưng, khó nghĩ làm sao! Tuân lệnh thiên đình hay nghe lời dạy của thầy? Chàng xin cho được suy nghĩ. Sau một đêm trằn trọc, sáng hôm sau chàng tìm đến Chu Văn An vái chào và hứa sẽ làm theo lời dạy đúng đắn của thầy, xin vì thầy sẵn sàng chịu đựng mọi hình phạt.
Chàng bèn lấy nước lã mài mực, dùng bút dúng mực vẩy lên trời rồi tung nghiên bút mỗi thứ đi một phía. Lập tức mây đen nổi lên, trời mưa như trút, nước đen màu mực chảy ngập ruộng đồng. Bút của chàng rơi xuống là Tả Thanh Oai, còn nghiên thì rơi xuống cánh đồng làng Quỳnh Đô và biến thành khu đầm nước màu đen nên gọi là đầm Mực.
Thấy trời mưa to, nhân dân khắp nơi đều vui mừng. Chu Văn An vô cùng sung sướng. Nhưng chàng học sinh trẻ tuổi từ ngày đó không thấy có mặt ở trường học nữa. Chu Văn An lo lắng, cho người đi tìm thì thấy một con thuồng luồng chết nổi lên ở giữa đầm Cung Hoàng. Chu Văn An biết đó là hiện thân của anh học trò vô cùng yêu quý của ông đã bị trừng phạt vì chống lại lệnh của thiên đình. Chu Văn An buồn rầu đau xót, tiếc thương người đã bỏ mình vì việc nghĩa. Tình nghĩa thầy trò lại càng làm cho nỗi xót thương ấy tăng lên vô hạn. Chu Văn An sai học trò vớt xác con thuồng luồng đó lên và đem chôn cất tử tế…
Câu 1 : Người học trò đã làm thế nào để giúp dân làng ?
Câu 2 : Vì sao người học trò làm theo lời thầy, dù phải chịu mọi hình phạt của thiên đình ?
Câu 3 : Tìm những miêu tả tâm trạng của thầy Chu Văn An trong câu chuyện khi :
- Trước khi người học trò giúp dân làng :
- Sau khi người học trò giúp dân làng :
- Khi biết người học trò bỏ mình v
ì việc nghĩa :
Đọc thầm mẩu chuyện sau :
Cò và Vạc
Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu, bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rúc đầu trong cánh mà ngủ. Cò khuyên bảo em nhiều lần, nhưng Vạc chẳng nghe.
Nhờ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp. Còn Vạc đành chịu dốt. Sợ chúng bạn chê cười, đêm đến Vạc mới dám bay đi kiếm ăn.
Ngày nay, lật cánh Cò lên, vẫn thấy một dúm lông màu vàng nhạt. Người ta bảo đấy là quyển sách của Cò. Cò chăm học nên lúc nào cũng mang sách bên mình. Sau những buổi mò tôm bắt ốc, Cò lại đậu trên bụi tre giở sách ra đọc.
TRUYỆN CỔ VIỆT NAM
Dựa theo nội dung bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây :
Vạc có điểm gì khác Cò?
a) Học kém nhất lớp
b) Không chịu học hành
c) Hay đi chơi
- Em hãy đọc đoạn đầu bài, chú ý chi tiết miêu tả Vạc.
Đọc thành tiếng đoạn từ "Con đường chầm chậm" đến hết và trả lời câu hỏi: Những hình ảnh nào cho thấy chú ngựa rất lưu luyến với du khách?
Nhìn sâu vào mắt ngựa/.../"Một mai, bạn trở lại không?"
Những câu nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú ?
Những câu thơ sau đây cho thấy Nga rất mong nhớ chú :
Chú Nga đi bộ đội Sao lâu quá là lâu
Nhớ chú, Nga thường nhắc:
Chú bây giờ ở đâu ?
Chú ở đâu, ở đâu ?
Trường Sơn dài dằng dặc
Trường Sơn đảo nổi, chìm
Hay Kon Tum, Đăk Lăk ?
Cho đoạn văn sau:
Cò và Vạc là hai anh em nhưng tính nết rất khác nhau. Cò thì ngoan ngoãn chăm chỉ học tập sách vở sạch sẽ luôn được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng ngày chỉ nằm ngủ.
b. Viết lại câu Ai thế nào ? trong đoạn văn trên.
- Cò thì ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập., sách vở sạch sẽ, luôn được thầy yêu, bạn mến.
- Còn Vạc thì lười biếng, ngày chỉ nằm ngủ.
“Người Nhật có hẳn một nền “văn hoá đọc đứng”, họ thường đọc khi đi tàu, khi chờ xe bus. Mặc nhà chờ đông chật người, mặc nắng chói hoặc tuyết rơi, mặc cho sự rung lắc của con tàu, họ vẫn mải miết đọc. Tớ rất tâm đắc với nhà báo Phạm Công Luận trong một bài viết trên báo Sinh viên khi chú cho rằng: Dân tộc Nhật, văn hoá Nhật và mỗi con người Nhật luôn là một vẻ đẹp bí ẩn. Dáng người Nhật đi qua những con phố luôn toát lên vẻ cô đơn và kín đáo. Người Nhật giữ khoảng cách tuyệt đối với người khác trên tàu điện ngầm chật kín. Cho dù phải đứng chen kín, họ vẫn lặng lẽ đọc sách. Có cuốn sách trên tay với họ là quá đủ. Ở nước Nhật, bất cứ địa điểm công cộng nào cũng có một chiếc tủ nhỏ để đựng sách. Thú thực, tớ thích được đến bệnh viện gần nhà mặc dù mỗi lần đến đó, mẹ méo mặt vì khổ sở và lo lắng. Tớ sẽ được ngồi xuống tấm thảm nhung mịn, sà vào giá sách và chọn bất kì cuốn sách nào mình muốn. Thông thường là sách với những trò chơi mê cung. Nhưng dù có chọn cuốn nào, khi được gọi đến tên vào khám bệnh, dù có đang cuống lên vì sợ hãi, bạn cũng phải đặt cuốn sách mình vừa lấy ra đọc vào đúng vị trí. Chính những điều đó càng khiến tớ hiểu rằng, giữ gìn và trân trọng sách là điều không thể thiếu.”
(Đỗ Nhật Nam, Những con chữ biết hát, NXB Lao Động, 2015, tr.261)
Câu 1. Những thông tin nào chứng tỏ “Người Nhật có hẳn một nền “văn hoá đọc đứng”?
Câu 2. Qua đoạn trích trên, em hiểu thế nào là “văn hoá đọc”?
Câu 3. Bản thân em thích “sà vào giá sách và chọn bất kì cuốn sách nào” hay lên mạng Internet để đọc bất cứ thứ gì mình muốn? Vì sao?
Câu 4. Em có ý tưởng gì để xây dựng “văn hoá đọc” cho bản thân và bạn bè? Trình bày trong 5-7 câu văn.
Giup minh voi minh dang can gap lam :(
1. Những thông tin chứng tỏ người Nhật có cả một nền văn hóa đứng đọc là:
- đọc khi đi tàu, khi chờ xe bus.
- Mặc nhà chờ đông chật người, mặc nắng chói hoặc tuyết rơi, mặc cho sự rung lắc của con tàu, họ vẫn mải miết đọc.
- Cho dù phải đứng chen kín, họ vẫn lặng lẽ đọc sách.
2. Văn hóa đọc là coi chuyện đọc sách trở thành một lẽ hiển nhiên, một chuyện thường nhật.
3. Học sinh tự chọn một trong hai phương án "sà vào giá sách và chọn bất kì cuốn sách nào" hay lên Internet đọc. Giải thích phù hợp.
4.Xây dựng văn hóa đọc:
- Tìm sách phù hợp.
- Tạo thời gian cố định đọc trước.