Em có cảm nghĩ gì nếu được tham dự Lễ kết nạp Đội?
tả lại quang cảnh lễ kết nạp đội ở cây đa tân trào và cảm súc của em
cảm ơn các bạn trước
Sau bữa cơm chiều vui vẻ và đầm ấm, cả nhà em lên phòng khách uống nước và xem ti vi. Bố hỏi em: “Hôm nay bé Mi đi học, có chuyện gì vui mà thấy nét mặt từ khi đi học về cho đến giờ coi bộ vui vui khác ngày thường. Kể cho cả nhà nghe đi con!”
Em bẽn lẽn ngồi xuống cạnh bố: “Hôm nay con được kết nạp vào Đội. Vinh dự lắm bố ạ! Cho mãi đến bây giờ cái cảm giác ấy vẫn chưa hề lắng xuống ở trong con. Ngày hôm nay, chúng con chỉ học ba tiết theo thời khóa biểu, rồi đi đến phòng họp của Hội đồng giáo viên để dự lễ kết nạp vào Đội. Vẫn là căn phòng như mọi lần chúng con dự bồi dưỡng học sinh giỏi ở đây nhưng hôm nay sao khác hẳn. Ở bức tường mọi khi vẫn treo tấm bảng đen bây giờ là lá cờ Tổ quốc và lá cờ Đội tươi thắm. Cạnh đó là tấm ảnh Bác Hồ. Đôi mắt hiền từ của Bác như đang nhìn đàn cháu thân yêu bằng một tình cảm chan chứa vô bờ. Phía bên trái nổi bật lên dòng chữ: “Lễ kết nạp Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh” viết bằng phấn màu. Lọ hoa rực rỡ với những bông hoa hồng bạch trắng muốt, hồng nhung thăm đỏ… đặt trên chiếc bàn trải vải nỉ xanh.
Mở đầu buổi lễ, chúng con giơ tay trang nghiêm chào lá Quốc kì và lá cờ Đội. Bài quốc ca cất lên trong trẻo oai hùng. Rồi bài Đội ca tươi vui, khỏe khoắn vang lên làm háo hức lòng người. Cô Tổng Phụ trách Đội đứng lên đọc tên những học sinh được kết nạp. Con sung sướng nghe đọc đến tên mình ‘Trần Diễm Mi”. Chúng con lên đứng hàng ngang dưới lá cờ Đội. Sau khi đọc quyết định kết nạp, cô Tổng Phụ trách Đội quàng khăn đỏ cho từng người và gắn huy hiệu Măng non lên ngực chúng con. Cô ân cần dặn dò chúng con hãy học tập và làm theo “Năm điều Bác Hồ dạy” để xứng đáng là cháu ngoan của Bác. Tay con mân mê chiếc khăn quàng đỏ thắm còn thơm mùi vải mới mà lòng xúc động đến nghẹn ngào. Bạn Hồng Hạnh thay mặt chúng con nói lên suy nghĩ và quyết tâm của những người Đội viên mới. Những ánh mắt của người Đội viên cũ, nhìn chúng con như động viên khuyến khích. Chúng con trở về chỗ ngồi trong một tràng pháo tay giòn giã của các bạn. Ngày kết nạp Đội của chúng con là như thế đó”.
Hạnh phúc ấy đi vào trong em, trở thành một kỉ niệm đẹp đẽ trong đời học sinh Tiểu học. Từ nay em sẽ cố gắng làm theo những lời đã hứa dưới cờ, dưới chân dung Bác Hồ, xứng đáng được mang khăn quàng đỏ trên vai để tiếp bước lớp cha anh, xây dựng đât nước.
chúc bạn học tốt
Em đã đc tham gia nhiều lễ hội truyền thống của quê hương . Hãy viết đoạn văn ( từ 5-7 câu ) nêu những suy nghĩ của mình về các lễ hội truyền thống đó .
Gợi ý : Thông tin chung về lễ hội : không gian , thời gian , người tham dự.
- Toàn cảnh lễ hội :
+ Lễ hội bắt đầu khi nào ?
+ Lễ hội diễn ra ra sao ?
+ Lễ hội khép lại ở hoạt động nào ?
+ Toàn bộ không khí lễ hội đem lại cho em cảm nhận gì ?
+ Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội .
Giải giúp mình vx mình đang cần gấp
Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.
Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.
Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.
Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:
Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.
Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.
Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.
Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.
Truyền thống quý báu nhất của quân đội và nhân dân Việt Nam là gì?Cảm nghĩ của em như thế nào khi được vinh dự cầm súng bảo vệ quê hương tổ quốc
TRUYỀN THỐNG ĐOÀN KẾT
RẤT vinh dự và hạnh phúc , tự hÀO
Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau :
a, Ông em bố em và chú em đều là thợ mỏ .
b, Các bạn mới được kết nạp vào Đội đều là con ngoan trò giỏi .
c, Nhiệm vụ của đội viên là thực hiện 5 điều bác hồ dạy tuân theo Điều lệ Đội và giữ gìn danh dự đội .
a, Ông em , bố em và chú em đều là thợ mỏ .
b, Các bạn mới được kết nạp vào Đội đều là con ngoan , trò giỏi .
c, Nhiệm vụ của đội viên là thực hiện 5 điều bác hồ dạy , tuân theo Điều lệ Đội và giữ gìn danh dự đội .
anh chị quản trị jum em vs em cảm ơn ak
Trong một giải bong đá có 12 đội tham dự, thi đấu vòng tròn một lượt ( hai đội bất kì thi đấu với nhau đùng một trận).
a)Chứng minh rằng sau 4 vòng đầu ( mỗi đội thi đấu đúng 4 trận) luôn timg được ba đội bóng đôi một chưa thi đấu với nhau.
b)Khẳng định trên conf đùng không nếu các đội đã thi đấu 5 trận
Số học sinh khối THCS của trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam tham gia thi nghi thức đội trong khoảng từ 800 đến 1000 em, được xếp thành các hàng. Nếu xếp mỗi hàng 20 thì dư 9 em; nếu xếp mỗi hàng 30 thì thiếu 21 em; nếu xếp mỗi hàng 35 thì thiếu 26 em. Hỏi tất cả có bao nhiêu em dự thi nghi thức đội?
Bạn ơi mình lộn
(a-9) chia hết cho 20
(a-9) chia hết cho 30
(a-9) chia hết cho 35
điều kiện là : 791<_a<_891
a-9=840
a-9=840+9
a-9=849
Phần điều kiện có hai chỗ sai bạn sửa nhé
Những phần nào mình không sửa bạn coi phần nào sai rồi sửa ở trên đây
Gọi số học sinh là a
a:20 dư 9 (a-11) chia hết cho 20
a:30 thiếu 21 => (a-11) chia hết cho 30
a:35 thiếu 26 (a-11) chia hết cho 35
=>(a-11) thuộc BC(20,30,35)
789<_(a-11)<_989
20=22.5
30=2.3.5
35=5.7
BCNN(20,30,35)=22.3.5.7=420
(a-11) thuộc BC(20,30,35)=B(420)={0;420;840;1260;...}
Vì 789<_(a-11)<_889 nên (a-11)thuộc BC(20,30,35)={840}
a-11=840
a =840+11
a =851
KL:Có 851 em dự thi nghi thức đội
nhưng vì sao a-9 lại chia hết 20;30;35
Giải bóng đá chào mừng ngày nhà giáo VN 20/11 của trường THCS X có 10 đội tham dự, thi đấu vòng tròn 1 lượt. Sau mỗi trận đấu, đội thắng được 3 điểm, đội thua 0 điểm ; nếu 2 đội hòa nhau thỉ mổi đội được 1 điểm. Kết thúc giải, tổng số điểm của các đội là 126 điểm.Hỏi tổng số trận đấu của toàn giải?Có bao nhiêu trận thắng-thua?
Mỗi đội đấu với 9 đội còn lại, số trận là 9.10/2=45 trận ( do mỗi trận được tính 2 lần).
Gọi số trận thắng thua là x, x≤45, x là số tự nhiên, tổng số điểm thu được là 3x.
Số trận hòa là 45-x, tổng số điểm thu được là 2.(45-x)
Vậy có 3x+2.(45-x)=126 → x=36
hai đội tham gia trồng cây đội 1 có 25 người,đội 2 có 18 người và đội 1 trồng nhiều hơn đội 2 là 56 cây.hỏi nếu mỗi người trồng một số cây như nhau thì mỗi đội trồng được bao nhiêu cây giúp em với,cảm ơn.
Đội 1 hơn đội 2 số người là:
\(25-18=7\)(người)
Mỗi người trồng được số cây là:
\(56\div7=8\)(cây)
Đội 1 trồng được số cây là:
\(8\times25=200\)(cây)
Đội 2 trồng được số cây là:
\(200-56=144\)(cây)
Em hiểu 2 dòng thơ “Màu khăn đỏ dắt em / Bước qua thời thơ dại.” Như thế nào? Chọn ý đúng:
a) Màu đỏ của chiếc khăn quàng sẽ giúp em khôn lớn.
b) Chiếc khăn quàng đỏ sẽ giúp em bước qua thời thơ dại.
c) Lễ kết nạp Đội đánh dấu bước trưởng thành của em